Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí và hồ sơ xin cấp phép môi trường

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí và hồ sơ xin cấp phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí

Ngày đăng: 20-06-2023

1,028 lượt xem

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí và hồ sơ xin cấp phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 6

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 6

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 6

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 6

I.4. Sản phẩm của dự án 7

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 8

I.6. Các tiêu chuẩn Việt Nam 9

I.7. Các tiêu chuẩn Việt Nam 10

I.8. Cam kết của nhà đầu tư 11

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 12

II.1. Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam 2022 12

II.1.1. Tổng quan thị trường ngành sản xuất dụng cụ cơ khí Việt Nam năm 202214

II.1.2. Doanh nghiệp sản xuất linh kiện ngành cơ khí tận dụng thời cơ, tăng thị phần nội địa 19

II.1.3. Phân tích nhận định thị trường sản xuất dụng cụ cơ khí hiện nay – cơ hội cho doanh nghiệp Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo 21

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN 33

III.1. Mục tiêu đầu tư 33

III.2. Sự cần thiết phải đầu tư nâng công suất nhà máy 33

III.3. Đánh giá chung về điều kiện xây dựng-những lợi thế và hạn chế: 33

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY 35

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng 35

IV.2. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí 35

IV.2.1. Vị trí địa lý và thuận lợi 35

IV.2.2. Địa hình 37

IV.2.3. Khí hậu 38

IV.2.4. Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hồ Chí Minh 42

IV.2.5. Định hướng phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 42

CHƯƠNG V: QUY  MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN 45

V.1. Hạng mục công trình của dự án 45

V.2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu sử dụng đất 46

V.3. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất 46

V.4. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng 46

V.5. Thiết kế cấp thoát nước 47

V.5.1. Hạng mục thoát nước sinh hoạt và nước thải sản xuất 47

V.6. Thiết kế điện chiếu sáng, chống sét 54

V.7. Thiết kế phòng cháy chống cháy (các quy định trong mục này là yêu cầu bắt buộc) 55

V.7.1.  Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt công nhân sản xuất và cứu hỏa 56

V.7.2. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải 56

V.7.3. Xây dựng hệ thống chiếu sáng đường giao thông nội bộ 57

V.7.4. Nguồn điện và hệ thống phân phối 57

V.7.5. Giải pháp kết cấu 59

CHƯƠNG VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM 62

VI.1. Quy trình sản xuất 62

VI.1.1. Quy trình Công nghệ sản xuất chi tiết máy 62

VI.1.2. Quy trình Sản Xuất Sản Phẩm cơ khí 67

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 73

VII.1. Phương án Vận hành nhà máy 73

VII.2. Phương án sử dụng lao động và chi phí tiền lương 73

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY 74

VIII.1. Sơ đồ tổ chức công ty – Mô hình tổ chức 74

VIII.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 75

VIII.3. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 76

CHƯƠNG IX: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 77

IX.1. Giải pháp thi công xây dựng 77

IX.1.1. Phương án thi công 77

IX.1.2. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án 77

IX.2. Dự kiến kế hoạch đấu thầu của dự án 77

IX.2.1. Dự kiến kế hoạch đấu thầu 78

IX.2.2. Phần công việc không đấu thầu 78

IX.2.3. Phần công việc chỉ định thầu 78

IX.2.4. Phần công việc cho chào hàng cạnh tranh 78

IX.2.5. Phần đấu thầu 79

IX.3. Sơ đồ tổ chức thi công 79

IX.3.1. Hạ tầng kỹ thuật 79

IX.4. Hình thức quản lý dự án 80

CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 81

X.1. Đánh giá tác động môi trường 81

X.1.1. Giới thiệu chung 81

X.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 81

X.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 84

X.1.4. Tác động của dự án tới môi trường 84

X.1.5. Kết luận 102

X.2. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy 102

CHƯƠNG XI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 105

XI.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 105

XI.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 105

XI.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 105

XI.2.2. Chi phí thiết bị 105

XI.2.3. Chi phí quản lý dự án: 106

XI.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 106

XI.2.5. Chi phí khác 107

XI.2.6. Dự phòng phí: 107

XI.2.7. Bảng tính khái toán tổng mức đầu tư xây dựng công trình: 107

XI.2.8. Lãi vay trong thời gian xây dựng: 110

CHƯƠNG XII:  VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 111

XII.1. Nguồn vốn 111

XII.2. Phương án hoàn trả vốn vay 112

CHƯƠNG XIII:  HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 114

XIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 114

XIII.1.1. Cơ sở tính toán 114

XIII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 122

XIII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 122

CHƯƠNG XIV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123

XIV.1. Kết luận 123

XIV.2. Kiến nghị 123

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí và hồ sơ xin cấp phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí

 

 GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty  :  Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo.

- Địa chỉ         :  Cao ốc Đại Thanh Bình, Số 911-917 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, thành phố HCM.

- Giấy ĐKKD số  0317278050 do Sở KHĐT thành phố HCM cấp ngày 05/05/2022 thay đổi lần 1 ngày 31/05/2022.

- Điện thoại    : 0583239140                               

- Đại diện       :  Ông Trần Minh Tâm  -   Chức vụ: Giám Đốc

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ         : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại    : (028) 35146426;                        Fax: (08) 39118579

- Đại diện   : Ông Nguyễn Văn Thanh     -       Chức vụ : Giám đốc

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí

- Địa điểm: tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

- Quỹ đất của dự án 10,456m2.

- Mục tiêu đầu tư: Nhà máy sản xuất dụng cư cơ khí được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Công ty dự kiến đầu tư xây dựng dự án với quy mô xây dựng bao gồm: nhà xưởng cơ khí, xưởng khuôn ép nhựa, nhà kho + văn phòng, công trình công cộng theo yêu cầu, các công trình hạ tầng và cảnh quan được bố trí hài hoà tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngành sản xuất dụng cụ cơ khí và phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 8/10/2018 của HĐND TP nhằm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố từ năm 2019 đến năm 2025 đã đặt ra. Mục tiêu thị trường mà công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo hướng đến đó chính là cung ứng ra sản phẩm dụng cụ cơ khí đạt chất lượng theo dự báo đến năm 2030 tổng nhu cầu về thiết bị, máy móc cơ khí phục vụ cho sản xuất, xây lắp tại Việt Nam đạt khoảng 350 tỷ USD đây là một con số cho thấy tiềm năng rõ rệt của ngành sản xuất dụng cụ cơ khí hiện nay trên thị trường đầu ra trong nước và quốc tế. Vì vậy, đây là thời điểm đang rất thuận lợi đối với nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo.  

- Tiến độ thực hiện dự án:

     + Hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án: Quý III/2023 đến Quý IV/2023

     + Thời gian xây dựng: Quý I/2024 đến Quý IV/2024

     + Thời gian vận hành kinh doanh: Quý I/2025

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý:

+ Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về sản xuất và cung ứng thiết bị cho quá trình sản xuất cơ khí.

Nguồn vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư: 112,000,000,000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười hai tỷ đồng), tương đương 4,709,840 USD (Bằng chữ: Bốn triệu, bảy trăm linh chín nghìn, tám trăm bốn mươi đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 23,780 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 14/06/2023, trong đó:

- Vốn góp của nhà đầu tư (60%):  67,200,000,000 đồng

- Vốn huy động (40%): 44,800,000,000 đồng

+ Vốn huy động từ cổ đông, thành viên, từ các chủ thể khác:

+ Vốn huy động từ các nguồn khác (ghi rõ nguồn):

Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án: 50 năm và có khả năng xin gia hạn thâm khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

I.4. Sản phẩm của dự án

Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí có 5 loại sản phẩm chính như sau:

1. Chế tạo khuôn ép nhựa

2. Gia công kết cấu thép, đường ống thép, ống áp lực

3. Chế tạo thiết bị cơ khí

4. Chế tạo lõi Mô tơ điện,...

5. Gia công sản xuất cốt máy, các loại chi tiết máy,….

STT

Hạng mục

Số lượng sản phẩm quy đổi

1

Chế tạo đường ống áp lực cao, bồn áp lực

66,000

2

Chế tạo kết cấu thép

135,000

3

Chế tạo chi tiết máy

165,000

4

Doanh thu từ khuôn ép nhựa

225,000

5

Chế tạo lõi mô tơ

75,000

 

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí và hồ sơ xin cấp phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật doanh nghiệp số 59/2020 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 8/10/2018 của HĐND TP nhằm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố từ năm 2019 đến năm 2025;

- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

- Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây Dựng về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016;

- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;

- Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2020 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2019;

- Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 05/2/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành danh mục “Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025”

- Quyết định số 5792/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/03/2018 của TTg Chính phủ quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình.

I.6. Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án ‘Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 8/10/2018 của HĐND TP nhằm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố từ năm 2019 đến năm 2025;

- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

- Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây Dựng về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016;

- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;

- Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2020 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2019;

- Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 05/2/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành danh mục “Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025”

- Quyết định số 5792/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/03/2018 của TTg Chính phủ quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình.

I.7. Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án ‘Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;

TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;

TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

TCVN  4513-1998 : Cấp nước trong nhà;

TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;

TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;

EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

I.8. Cam kết của nhà đầu tư 

Nhà đầu tư thực hiện dự án với những cam kết sau:

- Nguồn vốn đầu tư 20% do nhà đầu tư tự thu xếp. Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 1% - 3% theo điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

- Nhà đầu tư đảm bảo thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí phù hợp theo quy mô, diện tích khu vực mời gọi đầu tư và phù hợp với chức năng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh theo quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan, tuân thủ các chỉ tiêu chính về quy hoạch xây dựng của thành phố Hồ Chí Minh.

- Dự án đề xuất thực hiện tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Việt Nam.

- Nhà đầu tư cam kết quản lý chất lượng và thực hiện bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng theo quy định.

- Nhà đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng theo đúng quy định pháp luật có liên quan và các quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo đúng tiến độ đã cam kết.

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN 

I.1.  Mục tiêu đầu tư 

Dự án “Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư nhằm phát triển trong lĩnh vực sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí và đường ống áp lực, các loại chi tiết máy để trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị cơ khí hàng đầu của Việt Nam với các tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc duy trì phát triển thị trường trong nước, doanh nghiệp còn mở rộng thị phần xuất khẩu sang các nước khác nhằm quảng bá và nâng cao vị thế thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

I.2.  Sự cần thiết phải đầu tư nâng công suất nhà máy

Hiện nay, nhu cầu của ngành cơ khí về chế tạo đường ống áp lực cao và thiết bị cơ khí, chi tiết máy trong nước và trên thế giới tăng đáng kể. Trước tình hình đó, Công ty Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo đã chủ động năm bắt thị trường từ các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công xây dựng dầu khí, các nhà máy chế biến sản phẩm cơ khí để tìm hiểu thị phần và quyết định đầu tư máy móc hợp lý phụ vụ cho thị trường .

Hiện nay, ngành sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, việc mở rộng đâu tư vào lĩnh vực dầu khí của nhà nước và kêu gọi đầu tư từ nước ngoài đã mở ra cho ngành chế tạo thiết bị cơ khí một cơ hội lớn. Vì vậy, dự án đầu tư “ Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” là rất khả thi, đây là lĩnh vực rất nhiều tiềm năng và lợi thế của chủ đầu tư.

Tận dụng lợi thế về nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí, nay chúng tôi tiến hành đầu tư triển khai dự án Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là một hướng đầu tư có chiều sâu với địa điểm thực hiện dự án tại thành phố Hồ Chí Minh nơi hội tụ nhiều yếu tố để phát triển một ngành công nghiệp cơ khí mạnh, khu trung tâm trọng điểm của cả nước.

Việc triển khai thành công dự án không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty từ việc thu lợi nhuận từ bán sản phẩm cơ khí, mà còn là đầu ra theo chuỗi cho các hoạt động từ sản xuất, thu mua phát triển công nghiệp cơ khí theo hướng tuần hoàn bền vững của cùng hệ thống, tạo việc làm cho rất nhiều người dân. Vì vậy có thể khẳng định việc thực hiện dự án không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn luôn hướng tới những mục tiêu có ý nghĩa xã hội thiết thực. Khai thác dự án một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho công ty mà còn góp phần nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế.

I.3.   Đánh giá chung về điều kiện xây dựng-những lợi thế và hạn chế:

Những mặt thuận lợi - khó khăn: Dự án có các điều kiện thuận lợi và một số khó khăn cơ bản để xây dựng như sau:

v  Thuận lợi: Phát triển khu vực phù hợp với Quy hoạch chung. Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi để hình thành nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí, gần các trục đường giao thông huyết mạch từ phía huyện Bình Chánh đi ra, phục vụ tốt cho quá trình thực hiện dự án. Nhu cầu về sản phẩm cơ khí hiện nay rất lớn, nên thị trường đầu ra không phải là nỗi băn khoăn lớn nhất. Khuyến khích khai thác quỹ đất kém hiệu quả.

v  Khó khăn: Vốn đầu tư xây dựng công trình là rất lớn => Nhà đầu tư phải có một tiềm lực tài chính vững mạnh, tính toán các mức chi phí hợp lý, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực về tài chính đã cân đối.

Kết luận:

Tuy việc đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng việc đầu tư xây dựng là hết sức khả quan do nó phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương Đảng, góp phần hình thành một nhà máy sản xuất sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cho thị trường công nghiệp cơ khí trong nước và xuất khẩu. Dự án không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ đầu tư mà còn là tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách của địa phương, đóng góp của doanh nghiệp cũng là một phần để chung tay giải quyết vấn đề an sinh và kinh tế trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh nơi được mệnh danh là cửa ngõ thị trường tiêu thụ phát triển sầm uất nhất trong khu vực.

 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY

II.1. Mô tả địa điểm xây dựng

Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí  thuộc Công ty TNHH Đầu tư HCM Tâm Gia Bảo  dự kiến xây dựng trên khu đất 10.456 m2 tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Đông giáp đường trải đá;

+ Phía Bắc giáp đường Trần Đại Nghĩa;

+ Phía Nam giáp đất ruộng;

+ Phía Tây giáp nhà của dân.

Thành phố Hồ Chí Minh hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giải trí và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2 (809 dặm vuông Anh). Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước):90. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 ngàn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VND/tháng, cao thứ hai cả nước sau Bình Dương. Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2019, thành phố đón khoảng 8,6 triệu khách du lịch quốc tế. Các lĩnh vực giáo dụctruyền thôngthể thaogiải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế hàng đầu.

Tuy nhiên, khoảng một thập kỷ gần đây, dưới nhiều tác động và áp lực khác nhau, các chỉ số trên của thành phố có sự giảm sút. Thành phố cần được tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

II.2.  Điều kiện tự nhiên khu vực dự án nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí 

II.2.1. Vị trí địa lý và thuận lợi 

Lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10°22’33"- 11°22’17" vĩ độ bắc và 106°01’25" - 107°01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây - đông là 75 km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59 km đường chim bay. Thành phố có 12 km bờ biển, cách thủ đô Hà Nội 1.730 km (đường bộ) về phía Nam.

Diện tích toàn Thành phố là 2.056,5 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1.916,2km2. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5 m, ngoại thành là 16 m.

Với vị trí địa lý thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh– nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm.

Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học.

Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước.

Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.

Vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi bởi các lí do: Phía Bắc giáp Tây Nguyên (có nguồn nông sản nhiệt đới phong phú), phía Đông Bắc giáp Nam Trung Bộ (nơi có nguồn tài nguyên biển giàu mạnh), phía Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa lớn nhất cả nước), Phía Đông Nam giáp biển thuận lợi cho giao thương buôn bán với các nước khác trong khu vực và trên Thế Giới.

-  Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm.

- Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao.

- Vốn đầu tư nước ngoài vào đây rất nhiều.

- Lịch sử phát triển có từ lâu đời (do được Pháp khai phá và phát triển)

- Tài nguyên giàu có, nhất là dầu mỏ và khí đốt: Mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông,....

- Tài nguyên đất: Đất phù sa cổ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm: Cao su.

- Vì đây là nơi tập chung đông dân cư => nhu cầu tăng cao về mọi mặt

- Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập chung vốn đầu tư trong và ngoài nước

- Ở đây có nhiều trường đại học lớn,các viện nghiên cứu,các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.

-  Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.

-  Lao động dồi dào

-  Giao thông thuận lợi, có nhiều đường (bộ, không, thủy) => dễ vận chuyển hàng hóa. Là đầu mối giao thông vận tải,viễn thông lớn nhất cả nước

-  Máy móc hiện đại => dễ xây các công trình ứng dụng công nghệ hiện đại như nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí.

II.2.2. Địa hình 

Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một phần dạng đất gò ở phía Bắc và phía Đông Bắc với độ cao giảm dần theo hứng Đông Nam. Địa hình thành phố có thể chia thành bốn dạng chính:

- Dạng đất gò cao;

- Dạng đất bằng thấp;

- Dạng trũng thấp, lầy ở phía Tây Nam;

- Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển.

Quận Tân Bình có vị trí địa lý khá quan trọng, thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh:

Phía Đông giáp quận Phú Nhuận và Quận 3

Phía Tây giáp quận Tân Phú với ranh giới là các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ

Phía Nam giáp Quận 10 (với ranh giới là đường Bắc Hải) và Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ)

Phía Bắc giáp Quận 12 (với ranh giới là kênh Tham Lương) và quận Gò Vấp.

Huyện Bình Chánh

Bình Chánh là một huyện ngoại thành ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử,...Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019).

 QUY  MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN

I.1.  Hạng mục công trình của dự án 

Dự án “Nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí” được xây dựng trên khu đất khoảng 10,456 m2 thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh . 

Nhà máy được thiết kế với nhà thép tiền chế, tường kiên cố có cấu trúc và được phân bổ như sau:

· Các hạng mục công trình:

STT

Tên hạng mục

Diện tích (m2)

I.Các hạng mục phục vụ sản xuất

1

Văn phòng làm việc (2 tầng)

350

2

Xưởng sản xuất cơ khí

3146

3

Xưởng khuôn ép nhựa

2186

II.Các hạng mục phụ trợ

1

Trạm biến áp + P.AT

32

2

Khu xử lý nước thải

48

3

Nhà xe

548

4

Nhà bảo vệ

9

5

Kho chứa rác thải

48

6

Kho chứa rác thải nguy hại

48

III. Các hạng mục công trình khác

1

Hàng rào, cổng

850

2

Đường giao thông

1916.8

3

Đài nước 20m3

33

4

Khu vực trồng cây xanh

2091.2

Tổng cộng

10456

 

 

- Đường giao thông nội bộ : Đường giao thông bao quanh công trình rộng tối thiểu 6m

- Khu vực trồng cây xanh: 2,091.2 m²

- Các khối công trình chính :

- Xưởng cơ khí 3,146 m²

- Xưởng khuôn ép nhựa 2,186 m²

- Nhà văn phòng 2 tầng 350 m²

- Công trình phụ trợ:

ü Nhà xe nhân viên văn phòng

ü Nhà bảo vệ

ü Trạm xử lý nước thải

ü Kho chứa rác thải

ü Kho chứa rác thải nguy hại

- Các hạng mục công trình khác

I.2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu sử dụng đất:

Quy mô diện tích dự án: 10,456m²

Các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng:

Mật độ xây dựng công trình có mái che: 54,3 %

Mật độ cây xanh : 20,0% chiếm diện tích 2091.2 m²

Tầng cao trung bình: 1 tầng ( nhà văn phòng là 2 tầng)

Khoảng lùi quy định tối thiểu: 6m

I.3. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất

1. Quy hoạch các hạng mục công trình kỹ thuật:

2. 

STT

LOẠI ĐẤT

ĐVT

 DIỆN TÍCH (m2)

 TỶ LỆ (%)

1

Khu văn phòng, nhà nghỉ công nhân, xưởng cơ khí,…

m2

 5,682

54.3%

2

Khu công trình phụ trợ

m2

 766

7.3%

3

Cây xanh cảnh quan

m2

 2,091

20.0%

4

Sân bãi, đường giao thông, đường nội bộ

m2

 1,917

18.3%

 

 Tổng cộng

 

 10,456

100%

 

3. Hệ thống giao thông:

Bao gồm đường giao thông nội bộ, đường chữa cháy và sân bãi. Toàn bộ là kết cấu bê tông, chiều rộng đường 8m, 10m tối thiểu là 4m.

4. Cao độ xây dựng

       Đã quy về cao độ chuẩn quốc gia: cao độ tầng trệt của công trình hoàn thiện:+3.25m.

I.4. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng

 - Bố cục công trình phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh, đồng thời phù hợp những yêu cầu dưới đây:

a) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại và dự kiến phát triển tương lai, giữa công trình xây dựng kiên cố với công trình xây dựng tạm thời;

b) Tận dụng thông gió tự nhiên mát về mùa nắng, hạn chế mưa tạt về mùa mưa, tránh tạo thành vùng áp lực gió;

c) Thuận tiện cho việc thiết kế đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cung cấp điện, nước, thoát nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc, giao thông, sân vườn, cổng và tường rào.

- Hệ thống thoát nước khu văn phòng – khu sản xuất, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải phải được thiết kế tách riêng.  Nếu hệ thống thoát nước không đấu nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực thì nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra khu vực thoát nước của khu vực.

- Để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy trong khuôn viên dự án, đường dành cho xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn 3,5m và chiều cao thông thuỷ không nhỏ hơn 4,25m. Cuối đường cụt phải có khoảng trống để quay xe. Kích thước chỗ quay xe không nhỏ hơn 15m x 15m.

I.5. Thiết kế cấp thoát nước 

I.5.1. Hạng mục thoát nước sinh hoạt và nước thải sản xuất

Giải pháp thiết kế:

Dự án không phát sinh nước thải sản xuất, chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt từ 80 lao động của nhà máy.

Nhu cầu sử dụng và xả nước thải nước như sau:

TT

Mục đích sử dụng

Định mức nước sử dụng

Đối tượng sử dụng

Nhu cầu nước (m3/ngày)

I

Lượng nước cấp

 

 

1.1

Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân

45 lít/người.ca

180 người

8,1

1.2

Nước cấp cho nhà ăn

25 lít/bữa ăn/người

180 người

4,5

1.3

Nước tưới cây

4 lít/m2

2.100 m2

8,4

Tổng lượng nước cấp

21

II

Lượng nước thải

 

 

2.1

Nước thải sinh hoạt

45 lít/người.ca

180 người

8,1

2.2

Nước thải từ nhà ăn

25 lít/bữa ăn/người

180 người

4,5

Tổng lượng nước thải

 

12,6

Hệ thống xử lý nước thải

 

15

 

Nhu cầu sử dụng nước được tính toán dựa trên các cơ sở sau:

 Nước dùng cho sinh hoạt và nhà ăn

− Tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân viên nhà máy: 45 lít/người.ca (TCXDVN 33:2006/BXD). Thời gian làm việc tại công ty 1 ca/ngày.

− Công ty có tổ chức nấu ăn phục vụ cho công nhân viên. Với định mức 25 lít/người (TCXDVN 33:2006/BXD). Mỗi ngày công nhân ăn 1 lần vào buổi trưa.

− Số lượng công nhân làm việc tại nhà may của Công ty TNHH Đình Nam Pleiku là 80 người.

 Nước tưới cây:

Nước tưới cây duy trì ở mức 14 m3/ngày, được tính toán dựa trên các cơ sở sau:

− Định mức nước tưới cây là 4 Lít/m2 (TCXDVN 33:2006).

− Diện tích cây xanh là 2.100 m2.

 Nước PCCC: Căn cứ vào QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia và an toàn cháy cho nhà và công trình.

Lưu lượng nước chữa cháy, được tính cho 1 đám cháy trong 3 giờ liên tục với lưu lượng 50 lít/giây/đám cháy.

Wcc = 50 lít/giây/đám cháy x 3 giờ x 1 đám cháy x 3.600 giây/1.000 = 540m3.

Vậy Lượng nước dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy của công ty khoảng 540 m3.

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí và hồ sơ xin cấp phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha