Báo cáo thuyết minh đầu tư thành lập cụm công nghiệp tại Tây Ninh

Báo cáo thuyết minh đầu tư thành lập cụm công nghiệp tại Tây Ninh nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành công nghiệp

Ngày đăng: 03-12-2024

36 lượt xem

Mẫu số 2.3

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 0708/BC-TLA

Tây Ninh, ngày …. tháng ... năm 2024

BÁO CÁO

Đầu tư thành lập cụm công nghiệp

1. Căn cứ pháp lý, sự cần thiết đầu tư, thành lập cụm công nghiệp.

1.1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

Căn cứ Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 về việc ban hành QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

Căn cứ Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1863/QĐ-UBND ngày 08/09/2023 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành về Đề án phát triển cụm công nghiệp giai đoạn 2023-2030.

1.2. Sự cần thiết đầu tư, thành lập cụm công nghiệp

Thực hiện chủ trương khuyến khích đầu tư mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Đảng và nhà nước nói chung, cũng như hoạt động đầu tư mở rộng xây dựng Cụm công nghiệp, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng. Trong đó việc xây dựng mới, mở rộng các Cụm công nghiệp, Khu công nghiệp cũng được quan tâm trú trọng nhằm hoàn thiện phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên toàn tỉnh, thúc đẩy thương mại phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng cường khả năng hội nhập kinh tế và từng bước phát triển kinh tế đất nước.

Những năm gần đây lượng khách hàng và các nhà đầu tư đến với Tây Ninh ngày càng tăng cao với xu hướng chất lượng cao và nhu cầu sử dụng đa dạng các cụm công nghiệp, tỉnh có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư. Do vậy các khu/cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tỏ ra không phù hợp trong thời kỳ mới, do cơ sở hạ tầng xuống cấp, chưa đa dạng và phong phú, chất lượng các dịch vụ chưa cao.

Xuất phát từ nhu cầu đó, việc xây dựng Cụm công nghiệp đáp ứng những nhu cầu và mong đợi của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, khai thác tiềm năng vốn có, tạo ra các cảnh quan mới góp phần xây dựng, bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên về quĩ đất là rất cần thiết. Chính vì những yếu tố trên, Chủ đầu tư đề xuất việc xây dựng Cụm công nghiệp với qui mô đầu tư đạt tiêu chuẩn. Chúng tôi tin rằng dự án ra đời sẽ mang lại những thành quả về mặt kinh tế xã hội, phù hợp với qui hoạch và định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai của tỉnh Tây Ninh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: “Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2025: công nghiệp - xây dựng 51 - 52%; dịch vụ 32 - 33%; nông - lâm - thủy sản 14 - 15%. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn từ 36% trở lên so với GRDP; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,5% trở lên...”.

Tỉnh Tây Ninh hiện có 07 cụm công nghiệp (gọi tắt là CCN) với tổng diện tích là 365,78 ha (05 CCN đang hoạt động và 02 CCN chưa hoạt động). Trong đó, 05 CCN đang hoạt động với tổng diện tích 216 ha.

Thời gian qua, tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng Tây Ninh vẫn là tỉnh phát triển kinh tế có phần chậm hơn so với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để phát triển kinh tế bền vững, đưa tỉnh nhà hội nhập với kinh tế Vùng và cả nước thì việc phát triển công nghiệp là xu thế tất yếu.

Nâng cao hiệu quả khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển các CCN, đảm bảo sự phát triển cân đối theo không gian lãnh thổ, giữa nông thôn và thành thị, phát triển công nghiệp bền vững.

Thực tế, thời gian qua việc phát triển các CCN của tỉnh đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giúp hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo Quy hoạch và tình trạng ô nhiễm môi trường; giải quyết được mặt bằng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư vào CCN, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ thực tế yêu cầu, nguyện vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tây Ninh, việc đầu tư dự án Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp  tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Châu Thành trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân huyện với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư.

 Thực hiện chiến lược phát triển Cụm công nghiệp, Chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện Châu Thành và tỉnh Tây Ninh.

 Dự án nhằm thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến với Tây Ninh thông qua các chương trình kêu gọi đầu tư từ Chủ dự án đến Cụm công nghiệp để khám phá một cụm công nghiệp mới với nhiều ưu đãi. Xây dựng Cụm công nghiệp hiện đại đạt tiêu chuẩn dành cho nhà đầu tư trong và ngoài nước là giải pháp tốt nhất với mong muốn đáp ứng nhu cầu của họ, góp phần thực hiện chính sách và mục tiêu phát triển của nước ta. Bên cạnh đó, dự án này cũng góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động dư thừa trên địa bàn.

Thực hiện chiến lược phát triển Cụm công nghiệp nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển của tỉnh Tây Ninh đưa ra. Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với Chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của Chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh cụm công nghiệp, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển vừa đem lại lợi nhuận cho Chủ đầu tư.

Quy hoạch tổng thể một cụm công nghiệp hiện đại, đồng bộ về giao thông, hạ tầng kỹ thuật, gần gũi và thân thiện với môi trường, không làm phá vỡ quy hoạch ảnh hưởng lớn tới cảnh quan thiên nhiên, lập quy hoạch đảm bảo các chức năng sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển và Quy hoạch chung của tỉnh Tây Ninh.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ” tại xã , huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành công nghiệp của tỉnh Tây Ninh.

2. Đánh giá sự phù hợp, đáp ứng các điều kiện thành lập cụm công nghiệp; tình hình đầu tư hạ tầng kỹ thuật, khả năng cho thuê của các khu công nghiệp trên địa bàn ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp.

2.1. Đánh giá sự phù hợp, đáp ứng các điều kiện thành lập cụm công nghiệp

Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, có 03 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam), 03 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân), 02 cửa khẩu phụ có đủ lực lượng chuyên ngành quản lý cửa khẩu và 08 cửa khẩu phụ chỉ có lực lượng Biên phòng quản lý. Tỉnh có 02 trục lộ giao thông quan trọng là đường Xuyên Á (quốc lộ 22) và quốc lộ 22B, là cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng sang Campuchia và các nước ASEAN. Với vị trí địa lý hiện có, Tây Ninh không chỉ là một đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông MêKông mà còn là một vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh.

Tây Ninh có 06 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố thuộc tỉnh, tổng diện tích tự nhiên 404.164,8 ha, dân số 1.178.329 người.

+ Thực hiện được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 tăng tỷ trọng phát triển Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ của huyện (giảm nông nghiệp) để tăng giá trị thu nhập. Việc mở rộng CCN Hòa Hội (45ha) và mở rộng CNN Ninh Điền (25ha) nằm trong đất rừng sản xuất nên không khả thi. Do vậy cần có CCN khác để bù đắp chỉ tiêu này.

+ Hiện nay, huyện đã quy hoạch 06 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích trên 2.584 ha, nên đề xuất quy hoạch 01 CCN với diện tích 75ha/276ha giá trị hiệu quả sử dụng đất sẽ cao hơn so với quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Vị trí đề xuất cách cửa khẩu chính Phước Tân khoảng 2,5 km đường bộ thuận lợi trong xuất nhập hàng hóa, tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư; cùng với cửa khẩu chính Phước Tân khi hình thành các CCN mới sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy triển kinh tế địa phương.

+ Hạ tầng giao thông đường bộ tiếp giáp đường tuần tra biên giới đi cửa khẩu chính Phước Tân, tiếp giáp đường huyện 7 đi cửa khẩu Vàm Trảng Trâu, kết nối đường tỉnh lộ 781 đi cửa khẩu chính Phước Tân, QL 22B đi TP.HCM, gần CCN Hòa Hội thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông hàng hóa.

+ Dự báo sẽ thu hút tạo việc làm và thu nhập ổn định cho rất nhiều lao động tại địa phương (~ 5.100 lao động).

+ Đối chiếu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Châu Thành đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 3736/QĐ-UBND ngày 30/12/2021: đất CCN là 265.58 ha (hiện tại đang hình thành 145.58ha) trong đó quy hoạch đất CCN là 120ha (gồm: mở rộng CCN Ninh Điền-25ha, mở rộng CCN Hòa Hội-45ha, CCN -50ha).

+ Tác động giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp là làm giảm diện tích đất phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (giảm 25 ha trong 06 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có tổng diện tích trên 2.584 ha, lý do đã được quy hoạch theo Quyết định 3736/QĐ-UBND là 50ha). Đồng thời, khi thực hiện quy hoạch phát triển CCN sẽ phát triển kinh tế cho địa phương và khu vực: tạo việc làm cho người dân, phát triển cơ sở hạ tầng kéo theo các ngành nghề thương mại dịch vụ cũng phát triển...giúp đời sống của người dân ngày càng có mức sống cao hơn, góp phần tăng ngân sách địa phương.

2.2. Tình hình phát triển cụm công nghiệp của tỉnh Tây Ninh.

a. Hiện trạng phát triển cụm công nghiệp của tỉnh Tây Ninh

Tính đến nay, tỉnh Tây Ninh hiện đang có 7 cụm công nghiệp đã được quy hoạch đang hoạt động trên địa bàn.

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tây Ninh, tỉnh phấn đấu đến năm 2030, cơ bản hoàn thành mục tiêu CNH – HĐH, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại. Qua đó, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Danh sách các Cụm công nghiệp đang hoạt động tại Tây Ninh:

b. Định hướng phát triển cụm công nghiệp tỉnh Tây NInh

Phát triển các cụm công nghiệp theo hướng tổng hợp đa ngành. Đến năm 2030, tỉnh có 10 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 583ha.

3. Hiện trạng sử dụng đất, định hướng bố trí các ngành, nghề có tính liên kết, hỗ trợ trong sản xuất; cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp; đánh giá khả năng đấu nối hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài cụm công nghiệp.

3.1. Hiện trạng sử dụng đất

- Nguồn gốc đất: Nằm trong tổng diện tích 276 ha trước đây UBND tỉnh cho Cty TNHH MTV Hải Vi thuê thực hiện dự án trồng mía. Hiện UBND tỉnh đã thu hồi đất và giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất theo Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh.

3.2. Định hướng bố trí các ngành, nghề có tính liên kết, hỗ trợ trong sản xuất

+ Các nhóm ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm; công nghiệp nuôi trồng:

- Chăn nuôi công nghiệp gia cầm gia súc

- Ươm giống cây trồng, trồng lan xuất khẩu.

+ Các nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp sản xuất:

- Sản xuất điện tái tạo phục vụ cụm công nghiệp

- Sản xuất vật tư nông nghiệp từ cao su,  plastic

- Sản xuất phân bón hữu cơ

- Sản xuất chế phẩm sinh học cho trồng trọt và chăn nuôi

- Sản xuất thuốc thú y, thuốc thủy sản.

+ Các ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng; dược liệu, nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản. Chế biến phế phẩm nông nghiệp

+ Ngành cơ khí nhỏ công nghiệp chế tạo, dịch vụ cơ khí sửa chữa; Phục vụ việc di dời các cơ sở công nghiệp và các dịch vụ khác:

- Chế tạo máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp.

- Chế tạo máy bay nông nghiệp

- Chợ đấu giá vật nuôi

- Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông nghiệp

- Cho thuê thiết bị phục vụ nông nghiệp

3.3. Cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

TT

Nội dung

Diện tích (m2)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

A

Đất khu công nghiệp

700.000,0

70,00

93,33%

1

Đất nhà máy, kho xưởng

450.000,0

45,00

60,00%

2

Đất khu hành chính, dịch vụ

40.000,0

4,00

5,33%

3

Đất cây xanh

85.000,0

8,50

11,33%

4

Đất giao thông, bãi đỗ xe

80.000,0

8,00

10,67%

5

Đất hạ tầng kỹ thuật

45.000,0

4,50

6,00%

B

Đất khu nhà ở công nhân

50.000,0

5,00

6,67%

1

Đất nhà ở chuyên gia (dạng biệt lập)

20.000,0

2,00

2,67%

2

Đất nhà ở công nhân (chung cư thấp tầng)

10.000,0

1,00

1,33%

3

Đất sân vườn

20.000,0

2,00

2,67%

Tổng cộng

750.000,0

75,00

100,00%

3.4. Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

a) Điều kiện tự nhiên

Xã  nằm về phía tây của huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Tây Ninh 12 km, có vị trí địa lý:

+ Phía bắc giáp xã Hòa Hội

+ Phía tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới là 12 km

+ Phía đông giáp sông Vàm Cỏ Đông và xã Trí Bình.

+ Phía nam giáp xã Ninh Điền.

Xã  có diện tích 68,07 km², dân số năm 2019 là 12.196 người, mật độ dân số đạt 181 người/km².

Hành chính: Xã  được chia thành 8 ấp: Nam Bến Sỏi, Bắc Bến Sỏi, Thành Tây, Thành Đông, Thành Trung, Thành Bắc, Thành Nam, Thành Tân.

Địa hình: Địa hình cân bằng không cao không thấp, có thể nói đây là nơi tốt để phục vụ ngành trồng trọt.

Khí hậu:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam Bộ khác xã  không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Trong năm xã có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình, xã có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, xã có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của xã đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở xã có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian xã lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Các ấp nội thành và các ấp phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.

+ Xã  chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Đông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói xã thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.

Sông ngòi: Trong khu vực xã có một con sông chính là sông Vàm Cỏ Đông và hai con rạch trải dài qua xã là rạch Ông Có và rạch Tra Pang Cư.

b) Giao thông

+ Đường bộ: Những năm gần đây hạ tầng đường bộ của thành phố đã có nhiều đổi thay ngoạn mục. Hiện nay, xã đã tăng số lượng, và xây dựng nâng cấp đường nhằm phục vụ người dân với tuyến: ĐT 781, ĐT 796,... và xã đang nâng cấp tuyến đường và nghĩa trang và liên thông với các xã khác. Trong đó, thuận lợi nhất là tuyến tỉnh lộ 781 nằm chạy dài từ Cầu Bến Sỏi đến cửa Khẩu Phước Tân 12km, đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh, dịch vụ, nhất là trao đổi hàng hóa với nước bạn Campuchia.

+ Đường thủy: Do có tuyến sông Vàm Cỏ Đông và hai con rạch nên đường thủy của xã khá phát triển. Nhờ các có sông Vàm Cỏ Đông, điều kiện thuận lợi nên xã trở thành đầu mối quan trọng giữa huyện và Campuchia.

c) Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

- Hạ tầng giao thông đường bộ tiếp giáp đường tuần tra biên giới đi cửa khẩu chính Phước Tân, tiếp giáp đường huyện 7 đi cửa khẩu Vàm Trảng Trâu, kết nối đường tỉnh lộ 781 đi cửa khẩu chính Phước Tân, QL 22B đi TP.HCM, gần CCN Hòa Hội thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông hàng hóa.

3.5. Đánh giá điều kiện đất xây dựng

Khu đất thực hiện dự án nằm trong tổng diện tích 276 ha trước đây UBND tỉnh cho Cty TNHH MTV Hải Vi thuê thực hiện dự án trồng mía. Hiện UBND tỉnh đã thu hồi đất và giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất theo Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh.

4. Xác định mục tiêu, diện tích, địa điểm, phạm vi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; phân tích, lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có); tiến độ thực hiện dự án phù hợp với thực tế và khả năng huy động các nguồn lực; kế hoạch, tiến độ thu hút đầu tư, di dời và tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp.

4.1. Mục tiêu, diện tích, địa điểm, phạm vi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

a. Mục tiêu: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, góp phần hình thành trung tâm công nghiệp mới của tỉnh Tây Ninh. Là điểm sáng hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp trên khu đất khoảng 75 Ha. Áp dụng giải pháp xây dựng công trình kiến trúc thân thiện môi trường.

+ Quy hoạch xây dựng một Cụm công nghiệp mang tính đặc trưng riêng biệt, tận hưởng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh…, sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, xác định Cụm công nghiệp nằm trong tổng thể các Cụm công nghiệp tỉnh Tây Ninh, sự kết hợp hài hòa giữa các khu vực, không gian liên hoàn, độc đáo, gắn liền với thiên nhiên, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Các hình khối kiến trúc được thiết kế hết sức độc đáo và ấn tượng mang phong cách dân tộc truyền thống để tạo các điểm nhấn cho toàn Cụm công nghiệp.

+ Cụ thể hóa quy hoạch chung của tỉnh Tây Ninh, đồng thời là căn cứ pháp lý trong việc quản lý quy hoạch, phát triển công nghiệp.

+ Dự án được quy hoạch, thiết kế hiện đại, kiến trúc cảnh quan đẹp, thân thiện với môi trường, cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư.

+ Tạo được mối liên hệ và phát triển về kinh tế - công nghiệp giữa các huyện của tỉnh Tây Ninh, góp phần dịch chuyển công nghiệp của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều ở các huyện. Tạo chuyển dịch lao động trong khu vực. Chuyển đổi ngành nghề theo hướng tích cực để mang lại cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho nhân dân. Giải quyết việc làm cho lao động của địa phương trong suốt quá trình đầu tư xây dựng cũng như kinh doanh khai thác sau này. Gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và tạo nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước.

+ Việc tiếp nhận các dự án có trình độ, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ kỹ năng quản lý cho người lao động địa phương.

+ Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Tây Ninh.

+ Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

b. Diện tích: 75 ha.

c. Địa điểm: Xã , huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

d. Phạm vi, ranh giới:

Vị trí thực hiện dự án trên google map

Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ quy hoạch

+ Phía Đông tiếp giáp đất do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý (tại khu đất thu hồi từ công ty Hải Vi).

+ Phía Tây tiếp giáp đường tuần tra biên giới.

+ Phía Nam tiếp giáp đất dân.

+ Phía Bắc tiếp giáp đường  7

4.2. Phân tích, lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật

a. Tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch

Quy hoạch Cụm công nghiệp có một số ý tưởng tổ chức không gian kiến trúc, cụ thể như sau:

- Công trình Nhà xưởng: Hình thức đơn giản, phong cách hiện đại, đảm bảo dây chuyền công nghệ của nhà máy, bộ mặt kiến trúc chính quay ra đường trong khu Công nghiệp để tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan toàn khu.

- Công trình Nhà làm việc, Nhà quản lý, Tường rào cổng ngõ và các công trình phụ trợ: Hình thức kiến trúc đẹp, hiện đại, hợp khối các công trình, kết hợp với cây xanh để tạo mỹ quan cho Cụm công nghiệp.

- Cây xanh: Tạo được cảnh quan cho Cụm Công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cải tạo vi khí hậu và cách ly ô nhiễm, khói, bụi, tiếng ồn cho toàn khu vực.

b) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp

Hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bao gồm hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và hạ tầng viễn thông và hệ thống giao thông nội bộ.

1. Hệ thống cấp điện

Hệ thống cung cấp điện đảm bảo cung cấp nguồn điện liên tục, ổn định, ưu tiên cho cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Hệ thống điện trung thế được kéo đến tận ranh khu đất, đáp ứng cho việc xây dựng nhà xưởng và cấp hạ thế cho công trình.

Hệ thống chiếu sáng cho các công trình giao thông nội bộ của nhà xưởng. Nhờ có hệ thống chiếu sáng mà mọi hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa trở nên thuận tiện hơn. Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa. Đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu thụ

2. Hệ thống cấp nước và thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước là hệ thống cung cấp nước với chất lượng và khối lượng đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của cụm công nghiệp. Đồng thời hệ thống này còn có nhiệm vụ thu gom nguồn nước thải (sau xử lý) của nhà xưởng sinh ra trong quá trình vận hành, sản xuất, chế tạo sản phẩm.

Hệ thống cấp thoát nước được phân chia thành hai hạng mục chính:

  • Hệ thống cấp nước: cung cấp nguồn nước sạch phục vụ toàn bộ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất,…. Hệ thống cung cấp nước được đầu tư mạng lưới đến từng khu đất, sẵn sàng phục vụ tất cả các nhà máy. Chất lượng nước: theo tiêu chuẩn Việt Nam theo Bộ Y Tế (QCVN 01:2009/BYT)
  • Hệ thống thoát nước: thu gom nguồn nước ô nhiễm, xử lý và thải ra ngoài môi trường. Nhưng vẫn đảm bảo các quy định về an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường được quy định bởi nhà nước.

Nếu hệ thống cung cấp nguồn nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Do vậy hệ thống cấp  thoát nước là cấp thiết và cần được trang bị đầy đủ, đạt chuẩn.

3. Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải có nhiệm vụ thu gom và xử lý nguồn nước thải của nhà xưởng sinh ra trong quá trình vận hành, sản xuất, chế tạo sản phẩm. Quá trình thu gom và xử lý rác thải giúp nhà xưởng loại bỏ được các chất độc hại trong nước gây ô nhiễm môi trường. Góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Đặc biệt là công nhân viên, dân cư sinh sống, làm việc gần nhà xưởng.

Hệ thống dễ dàng bảo hành, bảo trì, nâng cấp nếu nhà nước có những quy định mới về chất lượng nguồn nước thải sau xử lý.

Hệ thống Xử lý nước thải tập trung có tiếp nhận và xử lý nước thải đầu ra của tất cả các nhà máy từ các cơ sở sản xuất hoạt động trong cụm công nghiệp đạt chuẩn theo quy định.

Chất lượng nước thải đã được làm sạch sơ bộ theo chuẩn đầu vào QCVN 40:2011 - cột B và đảm bảo xử lý nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn Cột A theo QCVN 40:2011.

4. Hạ tầng viễn thông

Các nhà máy trong cụm công nghiệp này sẽ được cung cấp những dịch vụ về công nghệ viễn thông hiện đại nhất như: Lisealine, ADSL, cáp quang,... với hai giải pháp truyền cho cáp hữu tuyến đồng và cáp quang, đảm bảo cho thông tin liên lạc của các khách hàng luôn được thông suốt. Đảm bảo cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của các nhà máy trong cụm công nghiệp.

5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Cụm công nghiệp được lắp đặt hệ thống cảnh báo, phòng chống và chữa cháy tuân thủ chặt che các quy định quốc gia.

Trụ cấp nước chữa cháy

Các họng cấp nước chữa cháy được lắp đặt ở các đầu mối giao thông nội khu, và tại mọi nhà máy nhằm đảm bảo tác dụng bảo vệ hiệu quả toàn khu khỏi các sự cố cháy nổ

6. Hệ thống giao thông nội bộ

Công trình giao thông đường nội bộ là công trình đường đi nằm trong khu vực phạm vi của cụm công nghiệp, nhà máy, giữa các phân xưởng. Bao gồm nhiều hạng mục như: hệ thống đường đi, hệ thống biển báo, hệ thống vỉa hè…

Các công trình giao thông nội bộ giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ kho/nơi tập kết đến nơi sản xuất. Vận chuyển hàng hóa đến khu vực giao nhận. Vận chuyển rác đến kho chứa và nhiều chức năng khác.

Một công trình đảm bảo chất lượng sẽ giúp quá trình vận chuyển nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời giúp công nhân đến đúng khu vực làm việc của họ.

Toàn bộ các đường nội bộ đều được thiết kế và thi công tuân thủ chặt chẽ các quy định của quốc gia gia, và được hoàn thiệt bằng bê tông nhựa Asphalt. Các đường nội bộ cũng được trang bị hệ thống chiếu sáng cao áp hoàn chỉnh, thẩm mỹ

Đường nội bộ cụm khu công nghiệp

7. Cây xanh, cảnh quan

Hơn 11% tổng diện tích toàn cụm công nghiệp được trồng cây xanh dọc các tuyến đường và các khu vực khác. Các thảm cỏ và các khu vực cây xanh công cộng được trồng để cải thiện môi trường cụm công nghiệp

c) Quy trình xử lý nước thải Cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp là nơi tập trung của nhiều các nhà máy sản xuất, ngành nghề, dịch vụ công nghiệp, là nơi tập trung của một lượng rất lớn nhân công, nhân viên, công nhân làm việc tại các nhà máy công nghiệp, do vậy lượng nước thải sản sinh ra từ cụm công nghiệp có số lượng và thành phần rất phức tạp với số lượng lớn nên ảnh hưởng của lượng nước thải này đối với môi trường xung quanh và sức khỏe con người là cực kỳ nghiêm trọng. Để xử lý lượng nước thải này trước khi xả ra môi trường bên ngoài thì cụm công nghiệp bắt buộc phải đầu tư các hệ thống xử lý nước thải cụm công nghiệp đạt tiêu chuẩn nước thải ở đầu ra.

1. Nước thải cụm công nghiệp có nguồn gốc từ đâu

Nước thải cụm công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình hoạt động máy móc và những hoạt động phục vụ sản xuất trong cụm công nghiệp. Nước thải cụm công nghiệp rất đa dạng, nó sẽ phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, sản phẩm sản xuất trong cụm công nghiệp đó,…

2. Phân loại nguồn nước thải cụm công nghiệp

Nước thải sinh hoạt: của cán bộ công nhân viên trong các khu vực vệ sinh, nhà bếp, khu văn phòng,…Nguồn nước thải sinh hoạt này thường chứa một số các chất như: hóa chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, BOD5, COD,…Đây là các chất vô cùng độc hại gây ra một số bệnh: giun sán, virus, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.

Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp: tùy thuộc vào từng ngành sản xuất thì thành phần nước thải này sẽ có đặc trưng riêng:

Công nghiệp thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu độc hại, hormone tăng trưởng, màu vật chất, axit hoặc kiềm,…

Nhà máy điện: các chất rắn lơ lửng: thủy ngân, chì, Crom, selen, asen, cadimi, hoặc lưu huỳnh dạng khí, trơ đáy và tro bay,…

Sắt và công nghiệp thép: các sản phẩm khí hóa: naphthalene, benzen, xyanua, amoniac, phenol, cresol, anthracene,…các chất ô nhiễm: dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sunfuric, axit hydrochloric,…đây đều là các chất phát sinh trong quá trình nung, sản xuất, tẩy rửa và xử lý bề mặt.

Công nghiệp giấy và bột giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol, COD và các chất rắn lơ lửng.

Dầu công nghiệp: Bao gồm các lĩnh vực như rửa xe, nhà kho chứa nhiên liệu, nhà xưởng, trung tâm giao thông vận tải, nhà máy phát điện,…Nước thải từ các khu vực này thường chứa: các dung môi, dầu nhờn, sạn, chất tẩy rửa và hydrocacbon.

3. Quy trình xử lý nước thải cụm công nghiệp

Thuyết minh sơ đồ xử lý nước thải cụm công nghiệp

Nước thải từ cụm công nghiệp gây tác hại rất nghiêm trọng đến môi trường xung quanh cũng như đến sức khỏe của con người, do vậy cụm công nghiệp bắt buộc phải chấp nhận đầu tư một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề này. Quy trình xử lý bao gồm các bước như sau:

Song chắn rác: quy trình xử lý nước thải cụm công nghiệp bắt đầu từ song chắn rác. Nguồn nước thải công nghiệp sẽ được thu về bể thu gom. Đi qua thiết bị cào tự động có tác dụng giữ lại phần rác thô vào thùng chứa trong bể thu gom. Tại đây, cũng được gắn các thiết bị đo nồng độ pH, SS của nước thải công nghiệp đầu vào.  Đây chính là khâu xử lý quan trọng nhất quyết định đến 99% hiệu quả của hệ thống xử lý.

Bể thu gom: Tại đây được gắn các máy bơm và đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào. Bể được xây dựng theo mô hình âm bên dưới, vừa có tác dụng thu gom lượng nước thải từ nhà máy vừa có tác dụng bơm nước thải tại đây qua hệ thống gồm 3 bơm chìm luân phiên hoạt động trong 30p lên hệ thống xử lý nước thải KCN. Đồng thời tại đây cũng diễn ra quá trình lắng để lọc đi chất cặn có trong nước thải.

Lọc rác tinh: Trước khi đi lên hệ thống xử lý nước thải chính thì nước thải từ bể thu gom sẽ đi qua lọc rác tinh. Tại đây được bố trí 2 máy bơm với nhiệm vụ giữ lại các phần tử rác có kích thước từ 0.75mm trở lên, sau đó nước thải mới đi đến bể tách dầu mỡ.

Bể tách dầu mỡ: đúng như tên gọi, bể tách dầu mỡ có nhiệm vụ chính là tách các phân tử dầu lẫn trong nước thải qua hệ thống máng gạt ở trên bề mặt nước thải (khối lượng riêng của dầu mỡ nhẹ hơn nước nên chúng sẽ nổi lên trên). Các váng dầu mỡ được thu gom lại và đưa về bể chứa dầu và được đưa đến các công ty xử lý và khử những thành phần độc hại. Sau đó lượng nước thải này sẽ được đưa qua bể điều hòa.

Bể điều hòa: bể điều hòa được xây dựng và bố trí âm bên dưới cạnh bể tách dầu. Với hệ thống 2 máy khuấy trộn chìm liên tục hoạt động để điều hòa chất lượng nước thải, lưu lượng nguồn nước; 2 bơm chìm sau đó sẽ có nhiệm vụ đưa nước thải đến các bể SBR.

Ưu điểm của bể điều hòa:

Tăng cường hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, giảm thiểu khả năng giảm tốc cho bể SBR do tải trọng tăng đột ngột,giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác hại của các chất gây ức chế cho quá trình xử lý sinh học.

Giảm một phần BOD.

Ổn định pH của nước thải mà không cần tiêu tốn nhiều hóa chất.

Giúp cung cấp nước thải vào bể SBR được liên tục theo từng mẻ khi các phân xưởng sản xuất trong cụm công nghiệp không xả nước thải.

Bể SBR: đây là một công nghệ xử lý nước thải cụm công nghiệp gồm 5 giai đoạn: cấp nước – cấp nước – sục khí – sục khí và lắng chắt nước trong. Đây là một quy trình hoạt động liên tục trong từng bể. Nhìn chung quá trình này sẽ mất khoảng 6h để xử lý trong bể hiếu khí SBR.

Ưu điểm

Quá trình xử lý đơn giản, hiệu quả xử lý cao.

Không cần bể lắng 1, 2, không cần tuần hoàn bùn, giảm được diện tích xây dựng và chi phí đầu tư.

Vận hành tự động, lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng.

Quá trình xử lý ổn định: quá trình xử lý ít bị ảnh hưởng bởi tải trọng BOD đầu vào, có khả năng xử lý đạt tiêu chuẩn các hợp chất chứa nitơ và phốtpho.

Nhược điểm

Công nghệ xử lý sinh học đòi hỏi sự ổn định tính chất nước thải trước xử lý. Nếu có bất kỳ sự thay đổi đột ngột của tính chất nước thải đầu vào ( hàm lượng kim loại nặng cao, pH quá cao hoặc quá thấp,..) thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xử lý, có thể gây ức chế hệ vi sinh trong bể và rất khó khăn để khắc phục sự cố trong các bể vi sinh.

Để bể hoạt động có hiệu quả cần có người vận hành phải thường xuyên theo dõi các bước xử lý nước thải.

Bể khử trùng: tại đây nước thải sẽ được khử trùng bằng cách trộn đều với clorua vôi (CaOCl2) trước khi được xả thải ra môi trường.

Bể chứa bùn: bùn từ từng bể SBR được bơm hút qua bể chứa bùn. Bể có đặc điểm là: dạng phễu, có chứa thiết bị thu gom bùn ở bên dưới. Và qua máy ép bùn bằng bơm bùn dưới dạng nén trục vít, cùng với hàm lượng polymer được cung cấp thêm sẽ được chuyển sang dạng bánh bùn.

d) Quản lý kinh doanh khai thác hạ tầng cụm công nghiệp.

Sau khi dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Quảng Chu 1 được phê duyệt, Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh tại Cụm công nghiệp này bằng cách cho thuê lại đất thương phẩm và thu các phí dịch vụ khác. Cụ thể như sau:

- Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo đúng quy hoạch thiết kế và tiến độ.

- Duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng trong suốt thời gian hoạt động của Cụm Công nghiệp

- Bảo đảm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh, môi trường.

- Vận động thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Cụm Công nghiệp trên cơ sở qui hoạch phát triển chi tiết đã được duyệt

- Cho các doanh nghiệp Cụm Công nghiệp thuê đất và thu phí sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp trên cơ sở hợp đồng theo quy định của tỉnh và của Nhà nước, thực hiện việc thu nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.

- Kinh doanh các dịch vụ trong Cụm Công nghiệp phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty.

- Thu phí sử dụng hạ tầng đối với các đơn vị thuê lại đất trong Cụm Công nghiệp

- Hợp đồng thu tiền điện, nước, xử lý chất thải, nước thải và các dịch vụ khác đối với các đơn vị thuê lại đất trong Cụm Công nghiệp.

- Trực tiếp quản lý điều hành và phối hợp điều hành với các cơ quan chức năng quản lý Cụm Công nghiệp như : Hải quan, thuế vụ, công an, PCCC, quản lý lao động…

e. Các phương án kiến trúc xây dựng

Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như:

  1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
  2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
  3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.

Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:

  • San nền

Cao độ san nền trung bình (+ 2.0 m đến 2,2m) được căn cứ theo bản vẽ Quy hoạch san nền và thoát nước mưa.

Khu đất san nền có diện tích khoảng 75 ha. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Tây Nam về Đông Bắc. Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.

Trước khi san nền cần bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 30cm trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc hữu cơ này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan trong phạm vi Dự án trong thời gian sau này.

- Khối lượng đào nền sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9.

  • Hệ thống giao thông

Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.

  • Hệ thống cấp nước

Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.

  • Hệ thống thoát nước

Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.

Sử dụng hệ thống thoát ống HDPE hoặc ống Bê tông cốt thép cho phù hợp địa hình và điều kiện vật liệu địa phương.

  • Hệ thống xử lý nước thải

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ xử lý hiện đại, tiết kiệm diện tích, đạt chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống tiếp nhận.

  • Hệ thống xử lý chất thải rắn

Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung.

  • Hệ thống cấp điện

Hệ thống cấp điện trong khu vực tuân theo quy hoạch hệ thống cấp điện của tỉnh Tây Ninh và khớp nối với các dự án có liên quan.

Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.

  • Hệ thống điện chiếu sáng

Đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng đối với đường trong khu dự án. Hiệu quả kinh tế cao, mức tiêu thụ điện năng thấp, tiết kiệm điện năng.

Nguồn sáng có hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ của thiết bị và toàn hệ thống cao, giảm chi phí cho vận hành và bảo dưỡng.

Đảm bảo các yêu cầu về an toàn vận hành và thi công.

  • Hệ thống nối đất và chống sét

Hệ thống nối đất công trình là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng. Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D50.

Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

4.3. Phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có)

Dự án thực hiện GPMB, tái định cư theo quy định hiện hành

4.4. Tiến độ thực hiện dự án phù hợp với thực tế và khả năng huy động các nguồn lực

Tiến độ đầu tư: 36 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư như sau:

+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 12 tháng

+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 24 tháng.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư Khu nhà ở biệt thự

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha