CÁC SỰ KIỆN PHÁP LÝ CHÍNH LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DẦU KHÍ

CÁC SỰ KIỆN PHÁP LÝ CHÍNH LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DẦU KHÍ

Ngày đăng: 01-08-2016

2,117 lượt xem

CÁC SỰ KIỆN PHÁP LÝ CHÍNH LIÊN QUAN TỚI CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DẦU KHÍ

Công tác an toàn môi trường Ở góc độ pháp lý liên quan tới sự hình thành và phát triển công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí thì những điều khoản trong văn bản các hợp đồng dầu khí của chế độ ngụy quyền Nam Việt nam có thể xem như là những văn bản pháp luật sớm nhất liên quan tới công tác an toàn và môi trường dầu khí, cụ thể:
• Đạo luật dầu mỏ số 011/70 qui định:...(?)
• Hoặc trong điều 42 "Navigation and Pollution" của" Hợp đồng chuyển nhượng năm 1974" (Concession Agreement 1974) qui định:
42.1: Các chủ mỏ (nhà thầu dầu khí) không được thực hiện bất kỳ các hoạt động nào theo hợp đồng chuyển nhượng ở trong hoặc vùng phụ cận của khu vực được chuyển nhượng khi các hoạt động này sẽ làm ảnh hưởng hoặc đe dọa đối với:
- Hoạt động hàng hải ở trong và vùng phụ cận khu vực chuyển nhượng.
- Vùng bảo tồn động vật sống và các nguồn lợi khác ở biển và trên đất liền.
42.2: Các chủ mỏ (nhà thầu dầu khí) cần phải thực hiện trong khả năng có thể nhằm phòng ngừa ô nhiễm theo các điều khoản của hợp đồng chuyển nhượng, ngoài ra phải thực hiện đầy đủ các biện pháp để hạn chế và khắc phục các sự cố gây ô nhiễm.
Trong bối cảnh của năm 1974 khi ý thức "bảo vệ môi trường" còn là "hàng xa xỉ" của cả thế giới, Việt nam đang có chiến tranh thì những điều khoản liên quan tới bảo vệ môi trường trong các hợp đồng dầu khí của chính quyền Sài gòn là điều đáng để chúng ta trân trọng và suy nghĩ.
• Vào những năm 80 của thế kỷ trước, các công ty dầu khí nước ngoài ( như Deminex, Bow Valley, Agip, ONGC, Shell và một số công ty khác...) bắt đầu triển khai thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt nam, khi đó PetroVietnam đã soạn thảo và trình Bộ công nghiệp nặng ban hành "Qui chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí biển" vào năm 1990(?) trước khi Nhà nước ban hành "luật dầu khí"năm 1993 và "luật bảo vệ môi trường" vào năm 1993.Đây có thể được xem như là cơ sở pháp lý đầu tiên liên quan tới công tác quản lý và bảo vệ môi trường của ngành dầu khí Việt nam.


• "Luật dầu khí -1993" quy định công tác huấn luyện an toàn trong môi trường dầu khí
Các vấn đề liên quan tới an toàn và bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí đã được thể hiện ở điều 13, mục11 điều 15, mục 5 và mục 8 điều 30. Ở  điều 30 của bộ luật này qui định:"Tổ chức,cá nhân khai thác dầu khí phải nộp thuế tài nguyên(đối với dầu thô qui định từ 6% đến 25%;Trường hợp đặc biệt có thể cao hơn.Thuế xuất tài nguyên đối với với khí thiên nhiên được qui định từ 0% đến 10%). Đặc biệt điều 13- Luật sửa đổi bổ xung một số điều của "Luật dầu khí" số 10/2008 của Quốc hội khóa 12 kỳ họp thứ 3 ngày 3-06-2008 qui định:"Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí,tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định,thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi trường theo qui định của pháp luật"
Có thể nói đây là văn bản pháp luật cao nhất có nhiều điều qui định chi tiết và cụ thể cho công tác an toàn và bảo vệ môi trường cho các hoạt động dầu khí và là bước đột phá cho ngành dầu khí trong lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường.
• "Luật bảo vệ môi trường 1993"(LB và "Luật bảo vệ môi trường 2005"
Đây là cơ sở pháp lý cao nhất ở Việt nam về bảo vệ và quản lý môi trường.Là cơ sở pháp lý chính để ngành dầu khí vận dụng trong việc quản lý và bảo vệ môi trường cho các hoạt động của ngành từ trước tới nay và cho mai sau. Sau khi luật BVMT được ban hành, nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành luật BVMT,trong đó có hai văn bản sau đây có nhiều ảnh hưởng tới công tác bảo vệ môi trường của ngành dầu khí,đó là:
- Thông tư số715 ngày 3/4/1995 của bộ KHCN-MT về"Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dụ án dầu tư trực tiếp nước ngoài" và
- Thông tư 490/1998/TT-Bộ KHCNMT ngày 29/41998 của Bộ KHCN-MT ngày 29/4/1998: "Hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư"
• Thông tư số 2262 ngày 26/12/1995-Bộ KHCN-MT:"Hướng dẫn khắc phục và xử lý sự cố tràn dầu liên quan tới các hoạt động tìm kiếm,thăm dò,khai thác,vận chuyển,chế biến,phân phối tàng trữ dầu khí và các sản phẩm dầu khí "
Thông tư này nhằm đáp ứng yêu cầu khắc phục các sự cố tràn dầu từ khâu đầu đến khâu cuối của Petrovienam và là bước chuẩn bị cần thiết cho "kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp quốc gia" sau này.
• "Qui chế khai thác tài nguyên dầu khí" do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 7/9/1998.
Đây là văn bản pháp qui có nhiều chương,nhiều điều qui định chặt chẽ liên quan tới công tác an toàn và môi trường trong khai thác dầu khí,một trong các hoạt động chính của công nghiệp dầu khí. Cụ thể ở điều 9 của qui chế này qui định:"Tổng công ty dầu khí Việt nam (PVN ngày nay) đồng thời phê duyệt các điều kiện có liên quan tới kế hoạch an toàn,kế hoạch bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên dầu khí. Ngoài ra ở các chương IX-"các vấn đề môi trường", chương X-"các hoạt động sản xuất khác",chương XI-"an toàn và đào tạo người làm việc" của qui chế này đã có hàng chục điều khoản qui định cụ thể liên quan tởi công tác an toàn và bảo vệ môi trường  trong khai thác dầu khí.
• "Qui chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm,thăm dò,phát triển mỏ,khai thác tàng trữ,vận chuyển,chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan" Được Bộ KHCN-MT ban hành ngày 10/04/1998.
Đây là văn bản hướng dẫn chi tiết và cụ thể nhằm thống nhất các hành động liên quan tới công tác quản lý và bảo vệ môi trường cho tất cả các hoạt động dầu khí vào thời điểm bấy giờ.Việc ban hành qui chế này còn ngằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường do các hoạt động dầu khí gây ra.Đây là văn bản pháp qui cấp nghành về quản lý và bảo vệ môi trường được đánh giá là chuẩn nhất Việt nam lúc bấy giờ.
• "Qui chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí" do Thủ tướng chính phủ ban hành năm vào ngày 3/3/1999. Qui chế này gồm 8 chương 56 điều, đây là qui chế an toàn được cập nhật,đầy đủ và đạt trình độ của các quốc gia phát triển lúc bấy giờ. Qui chế này đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn rất nghiêm khắc của các công ty dầu khí nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam. Là cơ sở pháp lý chi tiết và cụ thể nhất đối với công tác quản lý an toàn cho các hoạt động dầu khí ở Việt nam. Việc ra đời "Qui chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí" đánh dấu sự trưởng thành nhanh chóng và sự hòa nhập đầy đủ của công tác quản lý an toàn của ngành dầu khi Việt nam.
• "Hướng dẫn quan trắc (monitoring) môi trường xung quanh các công trình dầu khí biển"  do Tổng công ty dầu khí Việt nam ban hành ngày15/11/2000.
Hướng dẫn này dựa trên cơ sở các hướng dẫn tương tự ở biển Bắc và ở vịnh Mêxico,có vài thay đổi cho phù hợp với Việt nam nên bảo đảm được tính khoa học và tính khả thi.Sự ra đời của hướng dẫn này cũng nhằm bảo đảm tính nhất quán cho công tác quan trắc môi trường biển tại các khu vực có các hoạt động dầu khí.
• Quyết định 129/2001/QDD-TTg Phê duyệt "Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu" và Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng chính phủ "Ban hành qui chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu"
Đây là những cơ sở pháp lý cao nhất và quan trọng nhất liên quan tới công tác ứng phó sự cố tràn dầu ở Việt nam. Đặc biệt ở quyết định này đã khẳng định công tác ứng phó dầu tràn ở Việt nam được thực hiện ở ba cấp:cấp cơ sở,cấp vùng và cấp quốc gia và đưa ra phạm vi, trách nhiệm của mổi cấp.Đây là hai quyết định quan trọng liên quan tới ngành dầu khí Việt nam vì sự cố tràn dầu luôn là một trong những rủi ro cao nhất có thể gây tổn thất về môi trường rất lớn mà các hoạt động dầu khí luôn phải đối mặt.
• "Kế họach ứng phó sự cố tràn dầu của PetroVietnam" Do tổng công ty dầu khí Việt nam ban hành ngày 5/3/2001.
Đây là kế hoạch được xây dựng với sự trợ giúp của các chuyên gia của các tổ chức môi trường của Nauy trong khuôn khổ dự án" Trợ giúp phát triển hệ thống quản lý an toàn,môi trường lao động và bảo vệ môi trường trong công nghiệp dầu khí".Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của PetroVietnam là nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao của đất nước và còn nhằm thống nhất và kế hoạch hóa công tác ứng phó dầu tràn trong toàn ngành nhằm đạt mục tiêu ứng phó nhanh,hiệu qủa các sự cố tràn dầu trong các hoạt động dầu khí của PetroVietnam.
• Nghi định chính phủ số 03/2002.NĐCP ngày 7/01/2002 về "Bảo đảm an ninh,an toàn dầu khí". Nghị định gồm 6 chương 32 điều.
Đây là văn bản cấp chính phủ qui định chi tiết công tác an ninh, an toàn dầu khí. Trong đó ở chương 3 "Bảo vệ an toàn dầu khí" nhấn mạnh:"Tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí ở Việt nam có nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho các hoạt động dầu khí,các công trình, phương tiện, thiết bị dầu khí theo qui định của nghị định này, tuân thủ "Qui chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí" và các qui định có liên quan của pháp luật Việt nam để đảm bảo an toàn tính mạng,sức khỏe con người, bảo vệ tài sản và môi trường."(điều 13)
• "Qui chế bảo quản và hủy giếng khoan" Được ban hành theo quyết định số 37/2005 do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ký.Qui chế này có 5 chương 32 điều.
Đây là qui chế qui định khá cụ thể quá trình bảo quản và hủy các giếng khoan làm sao đạt mục đích tối ưu nhất về tài nguyên nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị và bảo vệ môi trường cho các hoạt động khoan và khai thác.
• Quyết đinh số.....(?) của Bộ trưởng Bộ công nghiệp thành lập:"Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực phía Nam".
• "Hướng dẫn quan trắc(monitoring) môi trường  xung quanh các công trình dầu khí trên đất liền" do tổng công ty dầu khí Việt nam ban hành tháng 7/2006.Cùng với" hướng dẫn quan trắc môi trường xung quanh các công trình dầu khí biển" đã được ban hành năm 2000, thì hướng dẫn này đã khép kín công tác quan trắc môi trường của các hoạt động dầu khí từ trên đất liền tới biển khơi xa.


• Công văn số 69/CVUB ngày 23/12/2008 của ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn:"Qui định về việc lập và cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các tỉnh và cơ sở trực thuộc tỉnh". Kèm theo công văn này là hai phụ lục:
  - "Nội dung chi tiết cúa kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu".
  - "Nội dung chi tiết xây dựng bản đồ nhạy cảm đường bờ"
Tuy về nội dung của 2 phụ lục kèm theo của văn bản này có những điều cần thảo luận ,nhưng công văn này có ý nghĩa là đã giúp cho các cơ sở lấp đi các khoảng trống về pháp lý trong lĩnh vực này như:Ai ,cấp nào là người chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu hay nội dung chính của một kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu...Với ngành dầu khí văn bản này đã hổ trợ cho việc hoàn thiện và thống nhất về nội dung và rút ngắn khâu thủ tục cho việc hoàn thành bản "Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu" mà hầu hết các dự án của ngành dầu khí phải bắt buộc thực hiện.
• Ngoài những thống kê các văn bản pháp luật ở trên, trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới công tác an toàn và môi trường dầu khí  PetroVietnam cũng đã ban hành hàng loạt các hướng dẫn và sổ tay kỷ thuật liên quan như:
• Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án dầu khí.(?)
• Hướng dẫn lập báo cáo công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí.(?)
• Hướng dẫn về sử dụng và thải hóa chất.(?)
• Hướng dẫn về kiểm toán môi trường trong các hoạt động dầu khí.(?)
• Sổ tay làm sạch bờ biển.(?)
• Sổ tay hệ thống quản lý an toàn- sức khỏe và môi trường.(?)
. Ngoài ra để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển hệ thống an toàn và bảo vệ môi trường của mình, ngành dầu khí cũng đã tiếp cận,tham khảo và vận dụng một số điều khoản trong các bộ luật sau:
• Bộ luật hàng hải 2005.
• Bộ luật thủy sản 2003.
•  Bộ luật hình sự 1999 như "Tội gây ô nhiễm không khí (điều 182),"Tội gây ô nhiễm nguồn nước (điều 183)","Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (điều188)".

LIÊN HỆ TƯ VẤN CÔNG TÁC AN TOÀN MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha