CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ

Công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí thông qua các sự kiện và tư liệu đã liệt kê ở trên chúng ta có thẻ ghép, chấp nối lại để hình dung ra bức tranh về lịch sử hình thành và phát triển

Ngày đăng: 01-08-2016

2,250 lượt xem

CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ

Nội dung công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí:
- Các sự cố và tai nạn lớn của ngành dầu khí.
  - Các sự kiện chính liên quan tới sự hình thành và phát triển công tác an toàn và môi trường của ngành dầu khí.
  - Dự án" Trợ giúp phát triển hệ thống quản lý an toàn,môi trường lao động và bảo vệ môi trường trong công nghiệp dầu khí"
  - Những nét chính của lịch sử hình thành và phát triển công tác an toàn và bảo vệ môi trường của ngành dầu khí

Mở đầu.
  Để có được tấn dầu qui đổi thứ 1000 triệu vào ngày mồng 2/9 năm 2012 vừa qua, ngành dầu khí Việt nam đã trãi qua một chặng đường dài đầy chông gai và thách thức trong đó bao gồm cả sự hình thành và phát triển của công tác an toàn và bảo vệ môi trường.
Do đặc thù riêng của mình,ngành dầu khí Việt nam đã sớm tiếp thu và phát triển công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong tất cả các khâu hoạt động của mình từ các hoạt động tìm kiếm,thăm dò và khai thác,vận chuyển,tàng trữ,chế biến dầu khí,kinh doanh các sản phẩm dầu khí,sản xuất điện, sản xuất ethanol và các sản phẩm hóa dầu khác...Có thể khẳng định PVN hiện nay đang có một hệ thống quản lý an toàn và kiểm soát môi trường hoàn chỉnh nhất trong các ngành kinh tế ở Việt nam và không quá chênh lệt so với các quốc gia trong khu vực.
Để có thể thống kê và ghi nhận quá trình hình thành, phát triến của công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí ,nhóm tác giả của phần viết này cố gắng tập trung sưu tập và thống kê các sự kiện chính liên quan tới sự hình thành và phát triển của công tác an toàn và bảo vệ môi trường. Các sự kiện chính được thống kê dưới đây bao gồm các sự kiện liên quan tới pháp lý (luật,nghị định,quyết định, thông tư,qui chế, hướng dẫn đến các sổ tay chỉ dẫn...). Các sự kiện khác là những sự kiện liên quan tới tổ chức, các đề tài nghiên cứu, các chương trình hợp tác quốc tế...có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển công tác an toàn và bảo vệ môi trường của ngành dầu khí. Ngoài ra ở phần viết này nhóm tác giả cũng cố gắng thống kê các sự cố và tai nạn lớn về an toàn và môi trường đã xẫy ra trong lịch sử xây dựng và phát triển ngành dầu khí Việt nam. Với các sự kiện  được thu thập và thống kê dưới đây chúng tôi hy vọng sẽ hình thành bức tranh lịch sử tổng quát về sự hình thành và phát triển công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong lịch sử phát triển chung ngành dầu khí Việt nam.

 

CÁC SỰ CỐ VÀ TAI NẠN LỚN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ

Việc tim kiếm,thăm dò và khai thác,vận chuyển, tàng trữ,chế biến và phân phối các sản phẩm dầu khí ở Việt nam có một số đặc điểm riêng cần quan tâm khi viết về lịch sử hình thành,phát triển công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí:
- Hoạt động dầu khí ở Việt nam trãi rộng trên khắp lảnh thổ Việt nam, trên đất liền ở ngoài biển khơi xa và ngày nay còn vươn ra ngoài lãnh thổ Việt nam.
- Điều kiện thiên nhiên,thời tiết khá khắc nghiệt, thường xẩy ra bảo tố, điều kiện biển khá phức tạp đặc biệt là dòng chảy, sóng lừng...
- Con người làm dầu khí tuy một bộ phận được đào tạo chính qui nhưng nhìn chung vẫn chưa có được tác phong công nghiệp mà ngành kinh tế quan trọng này đòi hỏi.
- Công nghệ, trang thiết bị hóa phẩm...gần như được ngoại nhập hoàn toàn nhất là trong giai ban đầu của nghành cho đến năm 1990.
- Đặt biệt là sự có mặt và tham gia của các chuyên gia và công nhân lành nghề nước ngoài ngay từ những ngày đầu tiên và trong suốt quá  trình phát triến của ngành là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công nghệ và trình độ chuyên môn của các hoạt động  của ngành, điều này sẽ được đề cập sâu hơn ở phần sau.
Do rất hạn chế về nguồn tư liệu nên việc thống kê các sự cố và tai nạn lớn của ngành dầu khí dưới dây được bắt đầu bằng việc thống kê các sự cố và tai nạn từ hoạt đông dầu khí của Liên đoàn địa chất 36 trực thuộc Tổng cục địa chất Việt nam. Các sự cố hoặc tai nạn được thống kê dưới đây là những sự cố và tai nạn lớn gây tổn thất về người hay thiết bị hoặc là cả hai.
• Tai nạn gây chết người ở giếng khoan thông số1(GK 100) ở làng Khuổc, xã Phù Châu, huyện Đông Hưng-Thái Binh. Giếng khoan được khởi công ngày 23/9/1970 và đã đạt đến chiều sâu 3303m/3200m theo thiết kế.Đã xẩy ra tai nạn làm chết chuyên gia đốc công khoan L.M Cerdukov. Đây là tai nạn gây chết người đầu tiên được ghi trong lịch sử phát triển triển ngành dầu khí Việt nam.
• Sự cố gây phun khí ở giếng khoan thông số tìm kiếm 102 (từ 28/12 /1974 - 27/5/1977) ở độ sâu 3966m. Khí phun kéo dài, tỷ trọng dung dịch đã nâng lên 1,67g/cm3 nhưng vẫn không khống chế được dòng khí.,đã dừng khoan. Để giải quyết sự cố khí phun và vận chuyển kịp thời bột barít để làm nặng dung dịch cùng với hàng trăm tấn đất sét tươi khai thác từ đáy hồ Đống đa,Hà nội. Các xe cứu hỏa của các tỉnh Hà Nam Ninh,Thái bình...đều được huy động tới khoan trường để trực chiến ngày đêm. Sau hơn một tháng dòng khí mới được dập tắc.
• Sự cố chìm giàn khoan ở giếng khoan 77 tại Tiền hải,Thái bình xẩy ra ngày 19/8/1980. Giếng khoan được thiết kế để khoan đến chiều sâu 3200 m và được thực hiện bằng thiết bị khoan F 200-2DH của Rumania, khi khoan đến chiều sâu 500-550m gặp phải tầng khí nông, khí bị phun trào tự do mà không được khống chế dẫn tới sự cố làm chim  gần như toàn bộ thiết bị khoan. Rất may sự cố không gây thiệt hại về người.
• Các sự cố liên quan tới hoạt động khoan của Shell Vietnam (?).
• Sư. cố phun trào khí của giếng khoan của ONGC ở Lan Tây-Lan Đỏ 1992 (?)
• Sự cố của British Gas (rớt cần cẩu làm vỡ khoan chứa dầu của tàu dịch vụ làm hơn 80 tấn dầu diezen tràn ra biển)(?)
• Sự cố vỡ đường ống condensat của PV Gas (?).
• Sự cố phao neo tàu chúa xuất dầu BA Vì của VSP tại mỏ Bạch Hổ ngày 3/2/2000. Do ảnh hưởng của thời tiết xấu( gió chướng),tai móc xích neo trên phao neo tàu đã bị gãy làm phao neo bị lệch nghiêng và tàu phải ngừng làm việc để xử lý sự cố, phải đến ngày 17/4/2000 mới khức phục xong sự cố.
• Sự cố khí phun tại giếng khoan Trà xanh tây-2X, lô B & 48/49 ngày 28/8/2000: Unocal Vietnam trong quá trình khoan thăm dò đá gặp vỉa khí nông phun tự do mà không thể khống chế được phải di chuyển khẩn cấp dàn khoan và người ra khỏi vị trí khoan và hủy giếng khoan. Cho tới ngày 2/9/2000 mới khắc phục xong sự cố.
• Sự cố cháy nổ kho trên boong mũi tàu chứa dầu Ba vì của VSP ngày 8/5/2001:Do phát tia lửa trong khi ngắt điện trạm điều khiển thủy lực của cần cẩu tại khu vực tích tụ khí hydrocacbon đã làm nổ và cháy khu vực boong mũi tàu, sự cố đã làm chết một thợ chống ăn mòn và phải mất khá nhiều thời gian mới khắc phục xong sự cố này.
• Sự cố chìm tàu: Ngày 12/5/2005,tàu dịch vụ Minosa của PTSC bị tàu chở dầu Trinity của Singapore đâm chìm tại khu vực gần mỏ Đại Hùng. Không có thiệt hại về người .
• Sự cố tàu Seabulk Rooster va vào giàn RBDP-B của Petronas Carigali ngày 31/1/2006 tại mỏ Ruby (?).
• Sự cố bục đường ống dẫn dầu: Ngày 24/4/2006 đường ống dẫn dầu nối từ giàn P3 và P4 mỏ Bạch hổ của VSP đã bị bục do cáp neo tàu của tàu rải ống Côn Sơn của VSP làm khoảng hơn 50 tấn dầu thô tràn ra biển.
• Sự cố đứt đường ống mềm từ tàu Ba Vì sang tàu chở dầu tại mỏ Bạch Hổ-VSP ngày 29/12/2006 làm hơn 18 tấn dầu thô tràn ra biển.
• Sự cố trong giai đọan vận hành thử của nhà máy lọc dầu Dung Quất 2009:
• Sự cố Plug Van ở phân xưởng RFCC(unit 15) xẩy ra vào ngày 14/8/2009 đã dẫn tới sự rò rỉ chất xúc tác xuất hiện tại Plug Van của tháp tái sinh tầng thứ nhất D 1501.Nhà thầu TPC đã dùng giải pháp bịt các lổ thủng bằng tấm thép không rỉ nhưng rò rỉ chất xúc tác vẫn không dừng vì vậy đến ngày 16/8/2009 phải dừng vận hành toàn bộ nhà máy vì lý do an toàn.Sau gần một tháng rưởi tiến hành sữa chữa,Plug Van cũ đã được sửa chữa dùng lại tạm thời vào ngày 1/10/2009.Từ ngày 25/12/2009 - 15/1/2010 toàn nhà máy phải tạm dừng hoạt động để nhà thầu TPC thay thế Plug Van mới.
Nguyên nhân của sự cố này theo các chuyên gia có hai lý do:
- Xúc tác rơi xuống Plug Van và bị kẹt trong đáy Plug Van khi máy nén cung cấp khí (Main Airr Blower) dừng hoạt động vì lý do kỷ thuật nên không tạo được áp suất dẫn đến việc xúc tác xâm nhập vào bên trong Plug Van sau đó gây nên hiện tượng mài mòn Van.
- Hiện tượng mài mòn xẩy ra khi bộ phận làm kín (stem tube) và vỏ van (guide tube) bị mài mòn bên trong do hiện tượng chuyển động rối của xúc tác.
Không có thiệt hại về người, tuy nhiên thiệt hại về của là rất lớn nhưng chưa có thống kê cụ thể vì sự cố này xẩy ra khi nhà máy đang trong giai đoạn chạy thử và vẫn chưa bàn giao từ Technip cho PetroVietnam.
• Ngoài các sự cố và tai nạn lớn thống kê ở trên thì từ năm 2001-2009 toàn ngành dầu khí đã xẩy ra một số vụ tai nạn khác cướp đi 17 sinh mạng trong đó năm 2001 có số người chết nhiều nhất(4 người) và năm 2004 được ghi nhận là năm không có người chết vì tai nạn.
Qua thống kê "Các sự cố và tai nạn lớn của nghành dầu khí" ta có thể có mấy nhận xét sau:
- Có thể thấy rỏ các sự cố và tai nạn lớn xẩy ra không nhiều so với qui mô và mức độ hoạt động và phát triển của ngành dầu khí Việt nam.
- Đại đa số "các sự cố và tai nạn lớn" xẩy ra trong ngành dầu khí đều nằm ở các hoạt động ở khâu đầu (upsteam) của ngành vì các hoạt động của khâu sau (downstream) chỉ thực sự mới phát triển năm bảy năm gần đây.
- Chưa xẩy ra bất kỳ sự cố hay tai nạn nghiêm trọng nào  gây tổn thất về người trong lịch sử phát triển của ngành dầu khí Việt nam. Thật vậy khi sưu tầm tư liệu để viết về lịch sử hình thành và phát triển công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí,tác giả chưa thu thập được vụ tai nạn nào của ngành mà có tới 2 người chết còn 3 người chết trở lên trong một vụ tai nạn thì chắc là chưa bao giờ xẩy ra, đây cũng là điều chúng ta đáng tự hào.
Điều cuối cùng trong phần biên soạn này chúng tôi muốn bày tỏ rằng trong lịch sử hình thành và phát triển ngành dầu khí Việt nam không thể không liệt kê các sự kiện liên quan tới sự hoạt đông của ngành xăng dầu quân đội nhân dân Việt nam; Đặc biệt là sự kiện xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển xăng dầu từ Quảng ninh nối liền Hà nội,Lạng sơn và các tỉnh phía bắc  cũng như hệ thống đường ống vận chuyển xăng dầu Đông và Tây Trường Sơn gặp nhau ở Binh Phước-miền Đông Nam bộ.Để xây dựng, vận hành,bảo vệ hệ thống đường ống dài hơn 5.000km này, một lực lượng hơn 20.000 cán bộ chiến sĩ đã tham gia. Đã có nhiều ngàn cán bộ chiến sĩ hy sinh hay chịu thương tật suốt đời, một phần do bom đạn của kẻ thù phần khác do bệnh tật hay tai nạn nghề nghiệp. Rất tiếc cho đến nay những số liệu liên quan tới các hoạt động liên quan tới “sự kiện kỳ tích này” vẫn chưa được thu thập để đưa vào bài viết này. Đây là điều day dứt cho người biên soạn này.

XEM TIN TIẾP THEO

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha