Các sự kiện khác liên quan tới công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt nam.
Ngày đăng: 01-08-2016
2,245 lượt xem
Các sự kiện khác liên quan tới công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí
Mặc dù có rất nhiều việc phải làm của một đất nước vừa trãi qua nhiều cuộc chiến tranh nhưng những người người lãnh đạo cửa đất nước Việt nam nói chung và các thế hệ lãnh đạo khác nhau của ngành dầu khí nói riêng đã sớm nhận thức tầm quan trọng của công tác an toàn và môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt nam. Cùng với sự sưu tập và thống kê các sự kiện pháp lý ở phần trên thì việc sưu tập và thống kê tiếp theo các sự kiện khác mà đa phần liên quan tới tổ chức, công tác nghiên cứu khoa học, sự hợp tác quốc tế...liên quan mảng an toàn và bảo vệ môi trường của ngành dầu khí Việt nam sẽ góp phần hoàn thiện bức tranh lịch sử về sự hình thành và phá triển công tác an toàn và môi trường dầu khí.
• Có thể việc tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học mã số:22.01.06.01 (1981-1982)"Tổng quan kinh nghiệm thế giới về chống nhiểm bẩn biển do dầu thô gây ra" do Nguyễn đức Huỳnh và Đỗ quang Toàn ở Viện dầu khí đồng chủ biên là sự kiện khoa học thể hiện nhận thức về bảo vệ môi trường của ngành dầu khí Việt nam đã được hình thành khá sớm. Thật vậy, đây là đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước 22.01-(1981-1985) " Đặt cơ sở khoa học cho phương hướng công tác tìm kiếm và đánh giá tài nguyên dầu khí trên lãnh thổ Việt nam".Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên của ngành dầu khí liên quan tới công tác an toàn và bảo vệ môi trường. Điều đặt biệt là đề tài nghiên cứu khoa học này được thực hiện trong bối cảnh Việt nam chưa bắt đầu khai thác dầu khí.
Từ đó đến nay,ngành dầu khí Việt nam thông qua các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị sản xuất của mình mà đơn vị chủ lực là Trung tâm nghiên cứu phát triển an toàn và môi trường dầu khí đã tiến hành thực hiện hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học khác thuộc lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường (phu lục 1). Các đề tài nghiên cứu này chẳng những góp phần giải quyết những vấn đề mà thực tiễn sản xuất yêu cầu mà còn giúp cho lãnh đạo ngành dầu khí Việt nam định hướng cho việc xây dựng và phát triển công tác an toàn và bảo vệ môi trường của ngành đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp dầu khí trong những năm qua.
• Năm 1984(?) phòng hóa lý-Viện dầu khi được thành lập và được Tổng cục dầu khí lúc bấy giờ giao nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực môi trường dầu khí như một trong những chức năng hoạt động chuyên môn của phòng này.Đây có thể xem như một dấu mốc xác nhận công tác nghiên cứu khoa học môi trường của ngành dầu khí đã chính thức được hình thành. Năm 1988(?) phòng hóa lý được chuyển thành phòng môi trường và đây là tổ chức tiền thân của Trung tâm nghiên cứu phát triển an toàn và môi trường dầu khí sau này.
• Năm 1984 Viện dầu khí cũng chính thức tiếp nhận chuyển giao phần mềm"Mô hình trôi dạt dầu trên biển đông"của Nauy từ Ủy ban điều phối các chương trình địa chất ngoài khơi và đới duyên hải khu vực Đông và Đông Nam Á(CCOP).
• Cũng vào năm 1984 nhóm "Môi trường" được hình thành trong vụ kỷ thuật của Tổng cục dầu khí do anh Nguyễn trọng Hạnh -Vụ phó vụ kỷ thuật lúc bấy giờ trực tiếp phụ trách. Nhóm "Môi trường" đã làm tham mưu cho cho tổng cục dầu khí Việt nam các vấn đề liên quan đến công tác quản lý môi trường cho các hoạt động dầu khí ở Việt nam lúc bấy giờ.
• Năm 1987 Vietsovpetro(VSP) đã thành lập " Đội ứng cứu và xử lý dầu tràn "với những trang thiết bị ứng cứu và thu gom dầu tràn vào loại hiện đại nhất lúc bây giờ.
• Năm 1988 VSP có hai sự kiện liên quan tới công tác an toàn và bảo vệ môi trường của xí nghiệp:
- Thành lập trung tâm an toàn và môi trường (bao gồm cả "Đội ứng cứu và xử lý dầu tràn")
- Ban hành "Qui chế bảo vệ môi trường trong khoan và khai thác dầu khí của VSP".
Các sự kiện này của VSP liên quan tới công tác an toàn và bảo vệ môi trường diễn ra chỉ một và hai năm sau khi VSP chính thức khai thác tấn dầu đầu tiên (1986) và vào thời điểm Việt nam chưa có luật bảo vệ môi trường còn các qui định luật pháp khác liên quan tới quản lý an toàn và môi trường còn rất lỏng lẻo.
• Năm 1990 Tổng cục dầu khí cử hai cán bộ kỷ thuật là kỷ sư Nguyễn thị phương Hải (Vụ kỷ thuật) và kỷ sư Nguyễn đức Huỳnh (Viện dầu khí) tham gia khóa đào tạo 4 tháng về"Quản lý và đánh giá tác động môi trường cho các dự án" tại Trung tâm quản lý môi trường của trường Đại học tổng hợp Aberdeen,Scotland-Vương quốc Anh. Đây có thể xem là những người đầu tiên của Petrovietnam được đào tạo về môi trường một cách bài bản.
• Năm 1992 Phòng Môi trường-Viện dầu khí thực hiện báo cáo:" Đánh giá tác động môi trường cho đề án khảo sát địa chấn 2D của Shell Việt nam ở lô...(?) ở vùng biển Nam Việt nam". Tiếp theo năm 1993 cũng nhóm tác giả này đã thực hiện báo cáo "Đánh giá tác động môi trường cho giếng khoan thăm dò 103TH-1 trên thềm lục địa Việt nam"(?).
Đây là những báo cáo "Đánh giá tác động môi trường" đầu tiên của ngành dầu khí Việt nam và cũng có thể là những báo cáo "Đánh giá tác động môi trường" sớm nhất của nước ta lúc bấy giờ. Các báo cáo này được thực hiện với sự tự giác của các nhà thầu và không phải thông qua các thủ tục phê duyệt bất kỳ nào vì luật pháp Việt nam lúc bấy giờ chưa qui định phải thực hiện báo cáo "Đánh giá tác động môi trường" trước khi bắt đầu triển khai các dự án như sau này. Sự việc này đánh dấu quyết tâm hòa nhập với thế giới cũng như sự cố gắng vươn lên phía trước trong công tác bảo vệ môi trường của ngành dầu khí lúc bấy giờ.
• Năm 1993 chứng kiến sự ra đời của "Trung tâm nghiên cứu phát triển an toàn và môi trường dầu khí" do Tiến sĩ Nguyễn đức Huỳnh làm giám đốc. Trung tâm là đơn vị trực thuộc PetroVietnam với các chức năng ban đầu như sau:
................................................................................................................(?)
Đây là sự kiện quan trọng của công tác an toàn và bảo vệ môi trường của ngành dầu khí Việt nam. Nó dánh dấu công tác an toàn và bảo vệ môi trường từ thời điểm này có chổ đứng xứng đáng và được phát triển có hệ thống , bài bản và khoa học.
• . Năm 1993(?) cũng là năm ra đời" phòng khoa học công nghệ và môi trường" thuộc tổng công ty dầu khí do Kỹ sư Nguyễn đăng Liệu làm trưởng phòng nay là ban "An toàn,sức khỏe, môi trường" thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam ngày nay.
• Chức năng chính của Ban là quản lý công tác an toàn ,sức khỏe và bảo vệ môi trường.Xây dựng hệ thống quản lý an tqàn,sức khỏe,môi trường, hoàn thiện các hướng dẫn về công tác an toàn,sức khỏe và bảo vệ môi trường cho tất cả các đơn vị thành viên của tập đoàn và cho các nhà thầu dầu khí đang hoạt động tại Việt nam.
• Năm 1994 Trung tâm nghiên cứu phát triển an toàn môi trường dầu khí đã thực hiện "Quan trắc phông môi trường cho chiến dịch khoan thăm dò của công ty BHP ở mỏ Đại Hùng ,ngoài khơi Nam Việt nam" ,đây la báo cáo "quan trắc môi trường" đầu tiên ở Việt nam đáp ứng các chuẩn mực của thế giới(World Bank Requirement) về phương pháp luận, thiết bị lấy mẫu, chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích. Sự kiện này đã mở ra cho trung tâm nghiên cứu phát triển an toàn môi trường dầu khí phát triển một loại hình dịch vụ mới về môi trường đem về một nguồn doanh thu đáng kể về sau này. Đặc biệt Bộ khoa học,công nghệ và môi trường lúc bấy giờ đã tham khảo nội dung "Quan trắc môi trường" của ngành dầu khi làm cơ sở xây dựng các hướng dẫn về "Quan trắc môi trường" cho các ngành kinh tế khác.
• Năm 1994 thành lập "xí nghiệp ứng cứu sự cố tràn dầu"- Đây là liên doanh giữa PTSC với Brigg Marine. Sau đó đến năm 1997 tách ra hoạt động độc lập như một đội ứng phó sự cố tràn dầu (Oil spill responder team) trực thuộc PTSC Offshore, đến năm 2002 trở thành "Xi nghiệp ứng cứu tràn dầu trực thuộc PVD, và đây là đơn vị tiền thân để ra đời "Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực phía Nam" vào năm 2006.
• Đây là đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu duy nhất của Việt nam cho đến thời điểm này vừa có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,giàu kinh nghiệm thực tiễn lại vừa có trang thiết bị đồng bộ và hiện đại.
• Năm 2002(?) Trung tâm nghiên cứu phát triển an toàn và môi trường dầu khí thực hiện độc lập:"Báo cáo đánh giá rủi ro cho...?" Đây là báo cáo "Đánh giá rủi ro"đầu tiên trên cơ sở sử dụng phần mềm"?" được chuyển giao từ dự án hợp tác với Nauy. Báo cáo do các kỷ sư phòng an toàn của trung tâm an toàn môi trường dầu khí thực hiện độc lâp và nhờ DNV ở Malaysia phê duyệt về phần nội dung và chất lượng của báo cáo. Việc thực hiện thành công báo cáo "Đánh giá rủi ro" đánh dấu bước phát triển vượt bật về trình độ và năng lực của Petrovietnam trong quản lý an toàn và là ghi nhận sự hòa nhập của ngành dầu khí với những công nghệ và kỷ thuật tiên tiến của thế giới.
• Một sự kiện khác liên quan tới công tác bảo vệ môi trường của ngành dầu khí là đề án "Thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) theo nghị định thư Kyoto đối với khí đồng hành của mỏ Rạng Đông".
PetroVietnam đã cùng với các công ty JVPC,Conoco Philip là đơn vị đầu tiên của Việt nam đăng ký thành công dự án giảm phát khí thải tại mỏ Rạng Đông theo cơ chế phát triển sạch(CDM) theo nghị định thư Kyoto, với tổng lượng giảm phát thải của toàn bộ dự án trên 6,7 triệu tấn CO2 qui đổi trong đó giai đoạn 2001-2005 là 4,5 triệu tấn đã được Liên hợp quốc cấp chứng chỉ (CERs). Cũng cần nói thêm rằng đây là dự án CDM đầu tiên trên thế giới được Liên hợp quốc cấp chứng chỉ đối với loại hình giảm phát thải khí từ khí đồng hành.
Các sự kiện khác liên quan tới công tác an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí xem thêm tin tức an toàn dầu khí
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn