Ô nhiễm không khí và môi trường nước

Ở Việt Nam, hệ thống quan trắc môi trường không khí cực kỳ ít ỏi. Tuy vậy, với những số liệu ít ỏi có được, bức tranh ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng không sáng sủa

Ngày đăng: 29-08-2016

2,278 lượt xem


Ở Việt Nam, hệ thống quan trắc môi trường không khí cực kỳ ít ỏi. Tuy vậy, với những số liệu ít ỏi có được, bức tranh ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng không sáng sủa. Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia về môi trường không khí (phát hành năm 2014, mỗi báo cáo có giá trị trong 5 năm-PV) thì không khí ở các đô thị lớn có dấu hiệu ô nhiễm bụi, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn PM2,5 và ô nhiễm ozon tăng mạnh. Mới đây, công bố từ các chuyên gia Chính phủ Đức qua khảo sát tình trạng ô nhiễm môi trường tại TPHCM cho thấy, bụi mịn PM2,5 tăng cao, nhiều hơn gấp 23 lần so với các thành phố tại Đức.

Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Hà Nội, TPHCM cũng như nhiều thành phố ở châu Á ngày càng bị ô nhiễm không khí. Đáng báo động nhất là ô nhiễm bụi và ozon. Điều này thể hiện qua số ngày chất lượng không khí ở mức kém, xấu với nồng độ bụi vượt quy chuẩn cho phép ngày càng tăng lên. “Việc này chúng tôi cũng đã báo động nhiều lần, đã đưa vào Báo cáo môi trường quốc gia cũng như báo cáo lên Chính phủ, Quốc hội”, ông Tùng nói. Ông Tùng cho biết, có bốn nguyên nhân chính gây ô nhiễm bụi là sự gia tăng các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, đốt rơm rạ và hoạt động của các nhà máy nhiệt điện. Dù các nhà máy này cách xa Hà Nội song bụi mịn PM2,5 có khả năng phát tán rất xa. Trong 4 nguyên nhân này thì giao thông đang là thủ phạm chính. Thêm nữa các tòa nhà, công trường xây dựng mọc ngay trung tâm thành phố càng làm cho không khí ô nhiễm hơn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trình Chính phủ dự thảo Kế hoạch Hành động Quốc gia Kiểm soát ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, kế hoạch này có thực hiện được hay không dựa vào sự quyết tâm của nhiều bộ, ngành, địa phương liên quan.
Chất xử lý ô nhiễm không khí và môi trường nước chịu thuế GTGT 10% Các mặt hàng "chế phẩm sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải nhập khẩu" thuộc nhóm 3808 không phải là thuốc phòng trừ sâu bệnh, nên thuộc đổi tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 10% theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật thuế GTGT.


Bộ Tài chính cho biết, các mặt hàng hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản" hay “chất xử lý ao hồ” NK không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%.

Phân tích cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, theo Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các mặt hàng "hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản" hay “chất xử lý ao hồ” NK không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày, Thông tư số 131/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính, thuế suất thuế GTGT 5% quy định cho nhóm 3808 "Thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi cây trồng". Bên cạnh đó, Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngay 26/6/2014 của Bộ Tài chính, thuế suất thuế GTGT 5% quy định cho nhóm 3808 "thuốc côn trùng, thuốc diệt loài gặm nhấm, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hòa sinh trưởng, thuốc khử trùng và các loại tương tự" trên cơ sở Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác. Đồng thời, tham khảo ý kiến của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tại công văn số 1362/TCTS-NTTS ngày 23-6-2016, thì: "Các sản phẩm: ZEOLITE, MINERAL SEA, SAPONIN, TOXIN - CLEAR, MKC là các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành và Công ty TNHH Việt Thắng Lợi được phép nhập khẩu, kinh doanh theo quy định. Theo công dụng đã cấp cho các sản phẩm trên khi lưu hành, các sản phẩm này chỉ được phép nhập khẩu và sử dụng để xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản". Do đó, các mặt hàng ZEOLITE, MINERAL SEA, SAPONIN, TOXIN - CLEAR, MKC NK thuộc nhóm 3808 nhưng không thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và không phải các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác thì không được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%. Bộ Tai chính cho biết thêm, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: "Trường hợp hàng hóa được quy định cụ thể thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; hoặc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% hoặc 10% theo quy định của Lụật thuế GTGT và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó; trừ hàng hóa là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản; thiết bị, dụng cụ y tế thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư này". Như vậy, chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng "hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản" hay "chất xử lý ao hồ" là thống nhất từ trước đến nay. Vì vậy, các mặt hàng "chế phẩm sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải nhập khẩu" thuộc nhóm 3808 không phải là thuốc phòng trừ sâu bệnh, nên thuộc đổi tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật thuế GTGT.

Hiện nay ô nhiễm không khí và môi trường nước đang ở mức báo động ngày càng cao nếu không có ngay những chế tài kiên quyết.

Xem thêm tin môi trường ở đây

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha