Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Ngày đăng: 14-07-2022

3,673 lượt xem

Kế hoạch ứng phó sự cố xăng dầu cửa hàng xăng dầu

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

1.2. Yêu cầu

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

2.1.  Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý của cơ sở

2.1.1.1. Vị trí địa lý của cơ sở

2.1.1.2.  Điều kiện địa hình

2.1.1.3. Mối tương quan của cơ sở với các đối tượng xung quanh

2.1.1.4. Về khoảng cách an toàn trong phạm vi cửa hàng và các đối tượng xung quanh

2.1.1.5. Khoảng cách giữa các hạng mục công trình xây dựng bên trong cửa hàng xăng dầu

2.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn

2.1.2.1. Điều kiện khí tượng

2.1.2.2. Điều kiện về thủy văn/hải văn

2.2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở

2.2.1. Thông tin chung về chủ cơ sở

2.2.2. Thông tin về hoạt động của cơ sở

2.2.3. Loại hình hoạt động của cơ sở

2.2.4.Quy mô công suất tại cơ sở

2.2.4.1. Quy mô các hạng mục tại Cơ sở

2.2.4.2. Công suất hoạt động của dự án

2.2.5. Công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động tại Cơ sở

2.2.6. Công nghệ sản xuất, vận hành

2.2.6.1. Hệ thống công nghệ

2.2.6.2. Quy trình vận hành

2.3. Lực lượng và phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở

2.3.1. Nhân lực ứng phó sự cố tại cơ sở

2.3.1.1. Nguồn lực tại cơ sở

2.3.1.2. Lực lượng phương tiện tham gia hỗ trợ ứng cứu

2.4. Dự kiến các khu vực có nguy cơ cao gây ra sự cố tràn dầu

2.4.1. Các khu vực có khả năng xảy ra sự cố

2.4.1.1. Khu vực bể ngầm chứa xăng

2.4.1.2. Khu vực bể nổi chứa dầu Do ( có 2 khu vực bể nổi chứa dầu)

2.4.1.3. Khu vực cột bơm

2.4.1.4. Hệ thống đường ống công nghệ

2.4.1.5. Khu vực xe xitec nhập hàng vào bể chứa ngầm

2.5. Sự ảnh hưởng của sự cố tràn xăng dầu

2.5.1. Ảnh hưởng của sự cố tràn xăng, dầu tới môi trường

2.5.2 Ảnh hưởng của sự cố tràn vào tới sức khỏe con người

2.5.3. Nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới môi trường

2.5.4. Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực

2.5.5. Ảnh hưởng đến các đối tượng nhạy cảm

2.6. Kết luận

III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

3.1. Tư tưởng chỉ đạo

3.1.1. Chủ động phòng ngừa

3.1.2. Ứng phó kịp thời

3.1.3. Hiệu quả

3.2. Nguyên tắc ứng phó

3.3. Biện pháp ứng phó

3.3.1. Thông báo, báo động

3.3.2. Tổ chức ngăn chặn

3.3.3.Tổ chức khắc phục hậu quả

3.3.3.1. Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố

4.Biện pháp làm sạch các trang thiết bị bám dính xăng dầu có thể tái sử dụng

3.3.2.2. Tổ chức quan trắc đánh giá môi trường sau sự cố

3.3.3.3. Chi phí chi trả cho hoạt động ứng cứu sự cố và bồi thường cho các đối tượng chịu tác động của sự cố

3.3. Tổ chức sử dụng lực lượng

3.3.1. Lực lượng thông báo, báo động

3.3.2. Nguồn lực lượng tại chỗ

3.3.3. Nguồn lực tăng cường

3.3.4. Lực lượng khắc phục hậu quả

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

4.1. Sự cố tràn dầu xảy ra do tai nạn tại cửa hàng xăng dầu

4.2. Khu vực cột bơm

4.3. Đường ống công nghệ từ bể đến cột bơm

4.4. Khu vực bể chứa xăng dầu

4.5. Sự cố cháy nổ gây ra tràn dầu

V. NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC QUYỀN

5.1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở

5.1.1. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở- Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu

5.1.2. Cấp ứng phó trực tiếp

5.1.2.1. Chỉ huy hiện trường – Đội trưởng đội ứng phó sự cố

5.1.2.2. Lực lượng ứng phó tại chỗ

5.2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát

5.3. Lực lượng tuần tra canh gác , bảo vệ

5.4. Các ban ngành của cơ sở

5.5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban ngành của địa phương

5.6.1. Công tác đào tạo

5.6.2. Diễn tập

5.7. Triển khai thực hiện và cập nhật kế hoạch

VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

6.1. Đảm bảo thông tin liên lạc

6.2. Đảm bảo trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

6.3. Đảm bảo vật chất cho các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả

6.4. Tổ chức y tế, cấp cứu người bị nạn

VI. TỔ CHỨC CHỈ HUY

VII. CAM KẾT

HÌNH ẢNH MINH HỌA

Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

SCTD:

Sự cố tràn dầu

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

ƯPSCTD

Ứng phó sự  cố tràn dầu

4

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

5

BCHQS

Ban chỉ huy quân sự

6

BCHPCTT-TKCN

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

7

STNMT

Sở Tài nguyên và Môi trưởng

8

UBND

Ủy ban nhân dân

9

BCHQS

Bộ chỉ huy quân sự

10

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

11

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

12

PCCC&CNCH

Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

13

BCH ƯPSCTD

Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu

Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Vị trí hoạt động của cơ sở trên bản đồ định vị Google Maps

Hình 2: Khoảng cách của cơ sở đối với các đối tượng xung quanh

Hình 3: Hướng sóng mùa khô hướng sóng mùa mưa

Hình 4: Khu vực 2 bồn bể chứa dầu

Hình 5: Khu vực 3 bồn bể chứa dầu

Hình 6: Khu vực nhập xăng dầu

Hình 7: Mái che khu vực cột bơm xăng dầu

Hình 8: Hệ thống mương công nghệ

Hình 9: Sàn nền bê tông Trạm xăng

Hình 10: Sơ đồ công nghệ vận hành tại cửa hàng

Hình 11: Quy trình nhập và bán lẻ xăng dầu

Hình 12: Quy trình xuất bán nhiên liệu cho các phương tiện giao thông

Hình 13: Vị trí bố trí PCCC ứng phó tại Trạm xăng

Hình 14: Một số thiết bị phụ trợ công tác phòng cháy chữa cháy

Hình 15: Sơ đồ quy trình thông báo, báo động

Hình 16: Quy trình chung triển khai ƯPSCTD

Hình 17: Sơ đồ quy trình ứng phó sự cố cấp cơ sở

Hình 18: Bao đựng chất thải nguy hại

Hình 19: Quy trình phân loại và xử lý chất thải, dầu thu hồi

Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng hệ tọa độ điểm góc vị trí hoạt động của cơ sở

Bảng 2. Khoảng cách an toàn đến các công trình công cộng

Bảng 3: Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng

Bảng 4: Thống kê nhiệt độ trung bình qua các năm

Bảng 5: Thống kê độ ẩm trung bình qua các năm

Bảng 6: Thống kê lượng mưa qua các năm – khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bảng 7: Thống kê số giờ nắng qua các năm – khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bảng 8: Tổng khối lượng xuất nhập hàng qua các năm

Bảng 9: Các loại mặt hàng và tính chất hóa lý của hàng hóa

Bảng 10: Các công trình chính tại cơ sở

Bảng 11: Quy mô công suất hoạt động tại thời điểm đánh giá

Bảng 12: Thông số kĩ thuật của một số hạng mục công trình tại cơ sở

Bảng 13: Các phương tiện thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu tại cơ sở

Bảng 14: Danh mục thiết bị phòng cháy, chữa cháy hỗ trợ

Bảng 15: Trang thiết bị ứng phó sự cố dự kiến mua sắm

Bảng 16: Bảng tổng hợp các nguyên nhân xảy ra sự cố

Bảng 17: Kế hoạch kiểm tra, giám sát phòng ngừa sự cố tràn dầu

Bảng 18: Danh sách thành viên đội ứng cứu sự cố của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo

Bảng 19: Các đơn vị chức năng tham gia hỗ trợ ứng cứu

Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

 

LỜI NÓI ĐẦU

Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo (gọi tắt là cơ sở) trực thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu hoạt động tại 01 Nguyễn Huệ, khu phố 6, huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã đáp ứng được nhu cầu về nhiên liệu của người tiêu dùng trong khu vực, phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân trên địa bàn. Sự tồn tại và phát triển của cơ sở đã tạo được công việc làm và thu nhập cho người lao động trong đó đa số là lao động tại địa bàn, tạo nguồn thu cho Ngân sách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Do trong hoạt động kinh doanh xăng dầu nên rất nhạy cảm đối với sự cố môi trường, nhất là ô nhiễm do dầu tràn. Vì vậy việc đảm bảo an toàn môi trường là điều quan trọng, do đó cần thiết phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa và khắc phục khi xảy ra sự cố tràn dầu.

Căn cứ vào Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động Ứng phó sự cố tràn dầu và Thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30/06/2020 của Bộ Công thương về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo thuộc đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Do đó Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu đã xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo là cơ sở thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra và việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Kế hoạch được soạn thảo, xây dựng dựa trên tình hình hiện thực, khả năng các tình huống giả định bám sát với thực tế có thể xảy ra. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và đề ra phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với sự cố tràn dầu và giảm thiểu tối đa tác hại ô nhiễm môi trường. Đồng thời Kế hoạch cũng xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của các Bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu và xử lý các tình huống. Quy định của các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, các thức xử lý tình huống …) khi sự cố tràn dầu xảy ra.

Căn cứ vào tình hình hoạt động, khối lượng nhiên liệu lưu chứa tại cơ sở; đối chiếu theo Điều 7 tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng chính phủ cho thấy hoạt động của cơ sở thuộc đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu gửi cơ quan Thường trực ƯPSCTD của tỉnh BR-VT ( Bộ chỉ huy quân sự tỉnh BR-VT) xem xét, thẩm định và trình UBND tỉnh BR-VT phê duyệt.

Nội dung và các bước thực hiện được tuân thủ theo đề cương hướng dẫn quy định tại phụ lục II của Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

 Cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

-  Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 hiệu lực thi hành 01/01/2022.

-  Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

-  Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH13 ngày 29/06/2001.

-  Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

-  Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015.

-  Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.

-  Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch Quốc gia ƯPSCTD.

-  Thông tư 15/2020/TT-BCT ngày 30/06/2020 của Bộ Công thương về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế Cửa hàng xăng dầu.

-  Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại.

-  Căn cứ Công văn số 158/UB ngày 09/04/2021 của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.

-  Căn cứ Công văn số 3543/UBND-VP ngày 07/04/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.

-  Văn bản số 8524/HD-UBND tỉnh ngày 16/07/2021 của UBND tỉnh BRVT thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ƯPSCTD.

-  Văn bản số 6144/UBND-VP ngày 17/06/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17/01/2020.

 Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của cơ sở

-  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3502251651 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh BRVT cấp thay đổi lần thứ 1 ngày 18/04/2014. Đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 17/05/2022

-  Giấy thông báo chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 228/TB-UBND do UBND Huyện Côn Đảo cấp ngày 21/11/2014.

-  Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán kẻ xăng dầu số 62/GCNĐĐK-SCT.

-  Quyết định về việc cho thuê cây xăng BCH quân sự Huyện số 720/QĐ-CHT ngày 29/07/2014.

-  Quyết định thành lập Ban chỉ huy và Đội ƯPSCTD.

-  Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC.

-  Cam kết tài chính 

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo tại 01 Nguyễn Huệ, khu phố 6, huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là cung cấp cho các nhân viên và lãnh đạo Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ sự cố tràn dầu đến môi trường tiếp nhận. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại về con người, môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do tác động của sự cố tràn dầu gây ra.

Mục đích chính của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là giúp bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng. Thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ sự cố tràn dầu có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu.

Xây dựng các tình huống sự cố dựa trên tình hình hoạt động của cơ sở.

Kế hoạch này xây dựng cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu, nhận sự chủ chốt và nhân sự thi công tại hiện trường, đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu, các lực lượng bên ngoài, các cơ quan chức năng tại địa phương để hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu.

Phạm vi của Kế hoạch này là toàn bộ các sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong phạm vi khu vực Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo tại địa chỉ số 1 Nguyễn Huệ, khu phố 6, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Mục tiêu cụ thể:

- Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

- Xác định, đánh giá các nguồn tiềm ẩn sự cố tràn dầu cũng như quy trình, cơ cấu tổ chức ứng phó của cơ sở.

- Đánh giá và hoàn thiện về năng lực trong hoạt động ứng phó sự cố, chỉ đạo/chỉ huy ứng phó và huy động nguồn lực của các cơ sở cũng như cơ quan quản lý;

- Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời và có hiệu quả của BCH ƯPSCTD của cơ sở đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về môi trường và kinh tế đến mức tối thiểu.

- Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Đảm bảo công tác hướng dẫn đào tạo, tập huấn diễn tập cho lực lượng ứng phó của cơ sở, sẵn sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

 1.2. Yêu cầu Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

a. Về nội dung chính của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Nội dung của báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu, quy định chung tại phụ lục II của đề cương bố cục, nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở tại Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ƯPSCTD.

Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng nguồn lực ứng phó tràn dầu của cơ sở.

- Nhận diện được các đối tượng, khu vực có khả năng cao gây ra sự cố tràn dầu.

- Nhận diện được tổ chức, lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.

- Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra tại cơ sở và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.

- Phân công hợp lý nhiệm vụ cho các thành viên, phòng ban liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

- Thành lập và tổ chức hoạt động cho BCH ƯPSCTD của cơ sở .

- Đảm bảo các công tác về thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó, công tác hậu cần, y tế,… cho các lực lượng tham gia ứng phó.

b. Về phạm vi áp dụng của kế hoạch

Phạm vi về không gian bao gồm:

- Khu vực nhập nhiên liệu (xăng, dầu …) từ xe bồn chuyên dụng.

- Tuyến ống ngầm dẫn nhiên liệu từ khu vực chứa đến khu vực bơm xăng để bán cho khách hàng.

- Khu vực bồn chứa ngầm.

- Khu vực trạm bơm điện tử.

Phạm vi về thời gian áp dụng: Ngay sau khi kế hoạch được cơ quan có chức năng phê duyệt.

Phạm vi về mức độ ứng cứu:

Nội dung quy trình thông báo và quy trình ứng cứu sự cố thuộc phạm vi mức độ cơ sở tức sự cố xảy ra thuộc cấp cơ sở (dưới 20 tấn dầu tràn).

Đối tượng áp dụng:

- Chủ cơ sở: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu

- Áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên của Cơ sở

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

2.1.  Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý của cơ sở 

2.1.1.1. Vị trí địa lý của cơ sở

Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo  trực thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu được xây dựng tại số 01 đường Nguyễn Huệ, khu phố 6, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng diện tích mặt bằng của cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo là 1.254 m2 , khu đất xây dựng dự án nằm trong khuôn viên Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo. Với vị trí giáp giới như sau:

ü Phía Đông Nam giáp Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo.

ü Phía Tây Nam giáp Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo.

ü Phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Huệ.

ü Phía Đông Bắc giáp trại giam Phú Hải.

Khu vực lập hồ sơ được giới hạn bởi các điểm góc có vị trí, tọa độ sau:

Bảng 1: Bảng hệ tọa độ điểm góc vị trí hoạt động của cơ sở

Điểm góc

Tọa độ

Khu vực Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo S=1.254m2

1

8.684570

106.609052

2

8.684674

106.609345

3

8.684468

106.609442

4

8.684354

106.609158

Vị trí xây dựng của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo nằm hoàn toàn trên đất liền, địa hình bằng phẳng xung quanh tiếp giáp với đất của ban chỉ huy quân sự huyện đội, các cơ sở kinh doanh và điểm công trình công cộng đáng chú ý như: Cầu tàu lịch sử 914, Dinh Chúa đảo, Trại Phú Sơn, Trại Phú Hải, Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa trang Hàng Dương,…

(1) Hiện trạng của Khu dự án

Hiện trạng dân cư

- Hiện trạng khu vực là nhà tạm mà Ban chỉ huy quân sự huyện Côn Đảo cho các hộ dân thuê mặt bằng để kinh doanh buôn bán.

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng

- Cấp nước: Trong khu vực quy hoạch đã có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh.

- Thoát nước mưa: Đã có hệ thống thoát nước dọc trục đường Nguyễn Huệ.

- Cấp điện: Trong khu vực quy hoạch đã có hệ thống cấp điện hoàn chỉnh.

- Ưu điểm: Khu đất ở vị trí trung tâm thị trấn Côn Đảo, trên trục đường Nguyễn Huệ nên rất thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng trong việc giao dịch mua bán xuất nhập xăng dầu.

(2) Nguồn tiếp nhận chất thải

 Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn, đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực.

So với các nguồn nước thải, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là nước sạch. Tuy nhiên khi chảy tràn qua các khu vực hoạt động của dự án, nước mưa sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, nhất là các đợt mưa đầu mùa, gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt. Vì vậy, chúng tôi sẽ thu gom nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa riêng qua hố ga, lắng lọc sau đó chảy vào hệ thống thoát nước của thị trấn Côn Đảo.

Chất thải rắn: Chất thải rắn trong khu vực dự án chủ yếu là rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp. Lượng rác thải này sẽ được thu gom theo đúng quy định, Ban quản lý công trình công cộng huyện thu gom rác hàng ngày của thị trấn Côn Đảo, tình trạng môi trường trong khu vực dự án sẽ đảm bảo tốt.

2.1.1.3. Mối tương quan của cơ sở với các đối tượng xung quanh

(1) Đặc điểm giao thông tại khu vực cơ sở

- Hệ thống giao thông đối ngoại

- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo nằm trên trục đường Nguyễn Huệ, là trục đường trung tâm Côn Sơn, thuận lợi về giao thông và vận chuyển xuất nhập xăng dầu. Về hạ tầng giao thông tuyến đường này đã hoàn thiện nên rất thuận tiện cho các phương tiện giao thông ra vào trong quá trình xuất nhập nhiên liệu và các phương tiện ra vào hỗ trợ ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

- Hệ thống giao thông nội bộ

Toàn bộ hệ thống đường nội bộ trong khuôn viên hoạt động tại cơ sở đã được bê tông hóa. Phần mặt tiền của cơ sở rộng rãi, thông thoáng nên rất thuận tiện và phù hợp với loại hình kinh doanh mua bán xăng dầu.

(2) Các đối tượng ưu tiên cần được bảo vệ

Theo khảo sát thực tế Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo nằm hoàn toàn trên đất liền xung quanh cơ sở chủ yếu là đất trống do đó đối tượng chịu ảnh hưởng khi xảy ra sự cố chủ yếu là nằm trong phạm vi cơ sở.

2.1.1.4. Về khoảng cách an toàn trong phạm vi cửa hàng và các đối tượng xung quanh

Căn cứ theo QCVN01:2020/BCT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế CHXD ban hành kèm theo thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 03/06/2020 của Bộ Công thương về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về yêu cầu thiết kế CHXD thì Cơ sở hoạt động với tổng dung tích là 300 m3 sức chứa thực tế là 288 m3 do đó thuộc loại hình cửa hàng xăng dầu cấp 1, như vậy khoảng cách an toàn từ khu vực bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng được cập nhật và đánh giá như sau:

Bảng 2. Khoảng cách an toàn đến các công trình công cộng

Đối tượng

Khoảng cách thực tế (m)

Khoảng cách theo quy định (m)

1. Nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa điện:

Trong phạm vi 100m chưa có loại hình này hoạt động

-

18

2. Nơi tập trung đông người

 

 

- Nghĩa trang Hàng Dương

1100

50

- Trường THCS Lê Hồng Phong

565

- Ủy ban nhân dân huyện

346

- Chợ Côn Đảo

172

3. Công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng

15

5-14


Hình 2: Khoảng cách của cơ sở đối với các đối tượng xung quanh

Qua bảng cập nhật trên cho thấy khoảng cách an toàn từ khu vực bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng nằm trong phạm vi cho phép theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật thiết kế CHXD do đó hoạt động của cơ sở không gây tác động lớn đến các đối tượng xung quanh.

2.1.1.5. Khoảng cách giữa các hạng mục công trình xây dựng bên trong cửa hàng xăng dầu 

Căn cứ vào hiện trạng công trình xây dựng thực tế tại Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo khoảng cách của các hạng mục công trình nằm trong cửa hàng được khảo sát đo đạc như sau:

Bảng 3: Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng

Hạng mục

Bể chứa đặt ngầm

Cột bơm

Gian bán hàng

 

Thực tế

Quy dịnh

Thực tế

Quy định

Thực tế

Quy định

1.Bể chứa đặt ngầm

0,5

0,5

Không quy định

11

2

2.Họng nhập kín

Không quy định

Không quy định

11,5

3

3.Cột bơm

Không quy định

Không quy định

Không quy định

4.Các hạng mục khác có thể phát sinh tia lửa (Không có)

-

2

-

2

-

2

 

Qua bảng trên cho thấy khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng đều đạt tiêu chuẩn theo quy đinh tại Điều 6, QCVN01:2020/BCT ban hành kèm theo thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30/06/2020 của Bộ Công thương.

Bảng tổng hợp các nguyên nhân xảy ra sự cố

Hoạt động

Mô tả hoạt động

Khu vực/Vị trí

Nguy cơ tràn xăng dầu

Thống kê các sự cố

Đánh giá rủi ro

I

Nguyên nhân và khu vực xảy ra sự cố trong hoạt động kinh doanh của cơ sở

1. Nhập xăng dầu

Xăng, dầu được nhập từ xe xitec chuyên dụng vào các bể chứa tại cửa hàng thông qua hệ thống ống xả chuyên dụng bằng phương pháp nhập kín.

Khu vực bể chứa dầu

Mức tràn dầu nhỏ khoảng vài chục lít xăng dầu.

Do đường ống dẫn dầu lắp đặt không đúng kỹ thuật.

Trường hợp này ít xảy ra. Không gây tác động đến môi trường do toàn bộ cửa hàng đã được bê tông hóa, mặt khác trong qua trình nhập hàng cửa hàng sẽ bố trí các thùng hứng đựng tại các điểm nối phòng trường hợp gặp sự cố xăng dầu sẽ được chứa vào đây.

 

 

Khoảng vài lít xăng dầu chảy tràn ra môi trường bên ngoài.

Do lượng nhiên liệu nhập quá sức chứa của bồn bể khiến nhiên liệu chảy tràn ra ngoài tại miền họng nhập.

Trường hợp này rất hiếm gặp. Tuy nhiên nếu xảy ra thì lượng xăng dầu tràn sẽ nằm trong hố chứa  họng nhập bằng bê tông cốt thép.

 

 

 

Lượng dầu tràn ra ngoài có thể là toàn bộ lượng dầu có trong xe xitec

Do trong quá trình tiến hành nhập hàng vào bể chứa xăng dầu xảy ra cháy nổ xe xitec gây chảy tràn ra ngoài môi trường.

Trường hợp này rất hiếm gặp. Tuy nhiên nếu xảy ra thì sẽ gây tác động lớn đến tài sản và con người.

Hoạt động

Mô tả hoạt động

Khu vực/Vị trí

Nguy cơ tràn xăng dầu

Thống kê các sự cố

Đánh giá rủi ro

2. Lưu chứa dầu

Xăng, dầu được lưu chứa trong bể chứa ngầm

Khu vực bể chứa

Mức tràn xăng dầu có thể từ vài m3 cho đến trường hợp cao nhất là toàn bộ xăng, dầu bị tràn ra ngoài. Và trường hợp thiên tai xảy ra sẽ gây tràn hoàn toàn lượng dầu có trong kho chứa.

Sự cố bể chứa hỏng, rò rỉ, bị nứt, bị ăn mòn hóa học gây lủng, nứt, do thiên tai (động đất, lũ lụt…).

Trường hợp này rất khó xảy ra do tuổi đời trung bình của bồn chứa xăng dầu khoảng 25-30 năm và được chôn ngầm trong hào bê tông cốt thép, hàng ngày cửa hàng tiến hành đo mực chất lỏng 2 lần/ngày và định kỳ 1 năm bồn bề được kiểm định chất lượng 1 lần do đó khi có sự cố xảy ra dễ dáng phát hiện.

Hoạt động

Mô tả hoạt động

Khu vực/Vị trí

Nguy cơ tràn xăng dầu

Thống kê các sự cố

Đánh giá rủi ro

3. Nơi xuất bán xăng dầu

Quá trình xuất bán xăng, dầu sẽ được bơm hút từ bể chứa bằng các cột bơm điện tử thông qua hệ thống đường ống công nghệ bằng thép chuyên dụng, khép kín

Khu bán hàng, cột bơm dầu: mặt bằng của cửa hàng

Mức tràn dầu nhỏ vài trăm lít xăng dầu dầu chảy tràn trên bề mặt khu vực bán hàng

-Do dầu bị rò rỉ từ hệ thống block bơm, bầu lường;

-Do đường ống kết nối bị nứt, vỡ, bị biến dạng, bị ăn mòn, sức bền của vật liệu chế tạo đường ống giảm dần theo thời gian, dây bơm đứt, nứt, gãy, cò bơm bị hỏng.

-Do ống dẫn nổi trên bề mặt bê tông nên bị các phương tiện lưu thông chèn ép gây nứt, vỡ đường ống;

-Do nhân viên bán hàng thực hiện không đúng quy trình bán hàng.

Trường hợp xăng dầu tràn tại khu vực xuất bán thì thường xuyên xảy ra tuy nhiên mức độ rất nhỏ không đáng kể. Mức ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi cửa hàng.

4.Hoạt động vệ sinh

Quá trình xúc rửa vệ sinh bồn chứa có thể gây rơi vãi, đường ống hút hỗn hợp nước và dầu trong quá trình súc rửa có thể gặp sự cố rò rỉ, nứt vỡ hoặc lực hút quá mạnh có thể gây đứt dây dẫn.

Khu vực bồn chứa ngầm

Mức tràn dầu nhỏ thường là nước thải chứa xăng dầu ra môi trường bên ngoài

-Do đội ngũ thực hiện nhiệm vụ súc rửa bồn chứa không tuân thủ các quy tắc , quy trình vệ sinh

-Hút chưa hết lượng xăng dầu còn sót trong bồn chứa trước khi vệ sinh.

-Đường dây hút xăng dầu bị rò rỉ

Trường hợp tràn dầu tại tình huống này rất ít khi xảy ra.

Khi có kế hoạch vệ sinh súc rửa bồn bể Công ty sẽ liên hê với đơn vị có chức năng, nghiệp vụ để thực hiện công tác này.

II.

Nguyên nhân và khu vực xảy ra sự cố do các yếu tố tác động từ bên ngoài

1.Sự cố do hiện tượng thời tiết bất thường

Dầu tràn do ảnh hưởng của thiên tai như bão, động đất,…Mưa giông kéo dài trong nhiều giờ

Khu bán hàng, khu vực bồn chứa ngầm; mặt bằng của cửa hàng

Mức tràn dầu rất nhỏ không đáng kể

Chủ yếu do mưa lớn kéo dài rửa trôi bề mặt khu vực có xăng dầu bị rơi vãi

Trường hợp tràn dầu tại tình huống này rất ít khi xảy ra do BR-VT nằm trong vùng khí hậu ôn hòa ít có hiện tượng thiên tai bất thường. Mặt khác khu vực bán hàng được thiết kế có mái che, khu bồn chứa có nắp đậy chắc chắn.

2.Sự cố do tai nạn giao thông đâm va vào khu vực trụ bơm điện tử

Sự cố từ các phương tiện giao thông do mất tay lái đâm va vào khu vực trụ bơm điện tử của cửa hàng khiến trụ bơm bị hút đổ xăng dầu đổ tràn ra mặt sàn khu vực bán hàng

Khu vực trụ bơm điện tử

Mức tràn dầu khoảng vài trăm lít xăng dầu dầu chảy tràn ra môi trường bên ngoài

Sự cố đâm va, húc đổ trụ bơm điện tử khiến dầu tràn ra ngoài

Trường hợp này rất ít xảy ra.Mức ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi cửa hàng.

 

       2.5. Sự ảnh hưởng của sự cố tràn xăng dầu

Khi xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ không gây cháy nổ thì mức độ ảnh hưởng đến các người dân xung quanh khu vực rất ít, chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động mua bán của cửa hàng xăng dầu.

Tuy nhiên khi sự cố tràn dầu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt là con người và có khả năng gây ra cháy nổ dẫn đến các thiệt hại về kinh tế và có khả năng gây thương vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

2.5.1. Ảnh hưởng của sự cố tràn xăng, dầu tới môi trường

- Đối với môi trường đất:  Khi xăng, dầu tràn, rò rỉ ra ngoài môi trường sẽ bay hơi một phần trên bề mặt đất, nhưng phần còn lại vẫn có thể duy trì sau một vài ngày và nếu khối lượng lớn có thể thấm vào trong đất, không thể phân hủy có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm dưới đất . Sự tích động của những chất ô nhiễm dầu trong đất chủ yếu là kìm hãm quá trình vận chuyển, bay hơi và phân hủy sinh học các chất trong đất dầu là chất khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật trong đất. Tuy nhiên, đất lại là môi trường không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại các chất mình tích lũy lâu dài trong đất cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi trường đất ở những khu vực đất bị ô nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở và mao quản của đất làm tắc các đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của đất trong khu vực ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp . Vì nguyên nhân này mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển do dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất bị ô nhiễm.

       - Đối với môi trường nước: Khi sự cố tràn dầu xảy ra càng lâu, xăng dầu tràn sẽ len lỏi qua các khe hở trong đất thấm xuống mạch nước ngầm và gây ô nhiễm môi trường nước ngầm tự nhiên.

      - Đối với môi trường không khí: Quá trình dầu tràn ra môi trường gây nên sự giải phóng của các dung môi hữu cơ bay hơi có trong thành phần của xăng dầu, các chất hữu cơ hòa lẫn vào không khí trong thời gian ngắn tập trung thành khối gây ô nhiễm không khí khu vực

      Tuy nhiên,  toàn bộ hệ thống cửa hàng đã được bê tông hóa đồng thời với sự cố ở mức nhỏ thì các thành viên của đội ứng phó sự cố tràn dầu sẽ nhanh chóng xử lý sự cố không để ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.

2.5.2 Ảnh hưởng của sự cố tràn vào tới sức khỏe con người

        Khi sự cố xảy ra,  xăng dầu có thể theo hệ thống thoát nước thoát ra môi trường ngấm đất vào nước ngầm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người ảnh hưởng lâu dài khó đánh giá hết được. Ô nhiễm môi trường đất , nước và khí làm nhiễm độc các loại thực vật, động vật và cũng là nguồn thức ăn cho con người , gây nên một số bệnh như ung thư, viêm da, các bệnh về hô hấp, đau đầu , nôn ói,… cho người và động vật làm cạn kiệt nguồn nước sạch hủy diệt hệ sinh thái tổn thất về kinh tế và sức khỏe con người mà nghiêm trọng hơn nó còn gây những ảnh hưởng dai dẳng về sau.

2.5.3. Nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới môi trường

        Xăng, dầu là hợp chất lỏng dễ bay hơi khuếch tán trong không khí ở một tỷ trọng nhất định tạo ra một hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ. Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 5,5 lần nên bay là là trên mặt đất, hơi săn tích tụ lại và tạo với không khí thành hỗn hợp nổ (lượng hơi có trong không khí từ 0,7 đến 0,8% khi gặp tia lửa sẽ nổ). Hậu quả của cháy nổ xăng dầu là rất lớn gây thiệt hại về kinh tế con người và tài sản cho công ty gây ô nhiễm các thành phẩm môi trường.

Tuy nhiên toàn bộ các hạng mục công trình của cơ sở được xây dựng theo đúng quy chuẩn thiết kế của cửa hàng xăng dầu, mặt khác định kỳ hàng năm các trang thiết bị đều được công ty kiểm tra kiểm định định kỳ từ các đơn vị có chức  năng do đó khả năng xảy ra sự cố là rất thấp.

2.5.4. Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực

       Vị trí hoạt động của cơ sở nằm trên tuyến đường Nguyễn Huệ, kết cấu hạ tầng của tuyến đường bằng phẳng đã được hoàn thiện thuận tiện cho giao thông trong khu vực. Mật độ giao thông tại khu vực này tương đối cao vừa trong giờ cao điểm. Trong trường hợp cơ sở xảy ra sự cố ở mức độ lớn cần huy động nguồn lực và trang thiết bị từ các đơn vị trong huyện tới hỗ trợ ứng cứu sẽ có khả năng gây ách tắc giao thông tại vị trí khu vực cơ sở. Tuy nhiên hoạt động này chỉ diễn ra tức thời và cơ sở sẽ sắp xếp bố trí điều hướng để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông và hoạt động đi lại của cư dân.

2.5.5. Ảnh hưởng đến các đối tượng nhạy cảm

        Theo khảo sát xung quanh vị trí hoạt động của cơ sở chủ yếu là đất trống do đó khi có sự cố xảy ra đối tượng chịu ảnh hưởng chủ yếu nằm trong phạm vi của cửa hàng.

        Tuy nhiên Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu và đã được các ban ngành thẩm định. Các phương tiện thiết bị tại cửa hàng định kỳ được kiểm tra kiểm định do đó mức độ ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố là rất thấp nên các đối tượng bị tác động nêu trên là không lớn.

2.6. Kết luận

Qua phân tích tổng hợp về tình hình hoạt động của cơ sở, nguồn nhân lực, trang thiết bị ứng cứu và quy trình quản lý, kiểm soát tại cơ sở chúng tôi nhận thấy Cơ sở có đủ khả năng ứng cứu sự cố ở mức cấp cơ sở tức sực cố tràn dầu dưới 20 tấn.

Trong trường hợp sự cố xảy ra ở mức độ lớn hơn vượt quá khả năng ứng cứu của Cơ sở, lãnh đạo Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hoàng Hiếu sẽ liên hệ đến BCH Quân sự tỉnh BR-VT để nhận chỉ đạo trực tiếp ứng cứu sự cố theo quy định tại Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu. Đối với sự cố ở cấp Quốc gia (trên 500 tấn dầu tràn) chúng tôi không nghiên cứu do tổng dung tích lớn nhất tại cửa hàng là 276 tấn.

xem Kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu

 

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha