Mẫu hồ sơ báo cáo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bến cảng nội địa

Mẫu hồ sơ báo cáo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bến cảng nội địa

Ngày đăng: 15-06-2022

2,392 lượt xem

 Mẫu hồ sơ báo cáo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu - Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầu

MỤC LỤC

&

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

2. Yêu cầu

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn khu vực dự án

1.2.1. Đặc điểm khí tượng

1.2.2. Đặc điểm về thủy văn/hải văn

1.3. Các kiểu đường bờ tại khu vực nguồn nước mặt tiếp nhận

2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở

2.1. Thông tin công ty

2.2. Tính chất hoạt động của cơ sở

2.3. Quy mô các hạng mục của cơ sở

3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở

3.1. Nguồn lực trang thiết bị

3.2. Nguồn nhân lực

3.2.1. Nguồn nhân lực tham gia ứng phó

3.3. Nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài

3.4.  Nguồn lực hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước

3.5. Khả năng ứng phó

4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao

III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

1. Tư tưởng chỉ đạo

2. Nguyên tắc ứng phó

3. Biện pháp ứng phó

3.3 Thông báo, báo động

3.3.1. Quy trình thông báo, báo động chung

3.3.2. Quy trình thông báo, báo động nội bộ

3.3.3. Quy trình thông báo ra bên ngoài

3.4. Tổ chức ngăn chặn

3.4.1. Nguyên tắc

3.4.2. Hoạt động triển khai ứng phó

3.4.3 Thông tin liên lạc khi có sự cố

3.4.4. Kết thúc quá trình ứng phó

4. Tổ chức sử dụng lực lượng

4.1. Lực lượng thông báo, báo động

4.2. Lực lượng tại chỗ

4.3. Lực lượng tăng cường

4.3.1.Ứng phó sự cố cấp I

4.3.2 Ứng phó sự cố cấp II và cấp III

4.4 Lực lượng khắc phục hậu quả

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở

2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát

3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ

4. Các ban ngành của công ty

5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương

6. Công tác đào tạo, diễn tập

6.1.Kế hoạch, chương trình đào tạo

6.2.Diễn tập

7. Cập nhật kế hoạch, triển khai kế hoạch ứng phó SCTD và báo cáo

VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Đảm bảo thông tin liên lạc

2. Đảm bảo phương tiện, trang thiết bị, vật tư và nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu

3. Đảm bảo vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả

4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn

VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

1.Cơ cấu tổ chức và phối hợp

1.1. Lực lượng chỉ đạo ứng phó

1.1.1.Trưởng ban chỉ đạo thường trực –

1.1.2. Phó ban chỉ đạo thường trực –

1.2.Lực lượng triển khai ứng phó tại hiện trường

1.2.1.Chỉ huy hiện trường – Phụ tá Giám đốc

1.2.2.Chỉ huy phó hiện trường – Đội trưởng ứng phó HVS

1.2.3.Ủy viên –

1.2.4.Ủy viên hậu cần –

1.3.Công tác hậu cần

1.4. Cơ sở để kết thúc các hoạt động ứng phó

1.5. Báo cáo về sự cố tràn dầu

1.6.Công tác bồi thường thiệt hại

Mẫu hồ sơ báo cáo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bến cảng nội địa: Các đối tượng cần phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là : Các cơ sở kinh doanh xăng dầu, cửa hàng xăng dầu, các bến cảng neo đậu tàu thuyền, các cơ sở dự án dầu khí ngoài khơi, trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu, các tàu chở dầu có dung tích từ 150 tấn trở lên, các loại tàu khác có tổng dung tích từ 400 tấn trở lên và các tàu chở dầu Việt Nam có tổng dung tích từ 150 tấn đăng ký trở lên tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu vưới tàu trên biển Việt Nam.

Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Kế hoạch mô tả các hoạt động của cơ sở, dự án, Đánh giá khả năng rủi ro có thể gây ra sự cố tràn dầu. Đánh giá các vị trí khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu như xảy ra sự cố tràn dầu, Danh sách các nguồn lực sẽ tham gia vào ứng phó sự cố và các trang thiết bị tương ứng được sử dụng. Nêu lên các cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân. Thực hiện quy trình triển khai kiểm soát và đưa vào kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Kế hoạch trang bị đào tạo huấn luyện để chuẩn bị diễn tập và cập nhật kế hoạch thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu.

CHƯƠNG 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh - Mẫu hồ sơ báo cáo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bến cảng nội địa

Quy định này quy định tạm thời về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cảng, cơ sở, dự án (sau đây gọi tắt là cơ sở) có hoạt động về kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên đất liền và trên sông, rạch; cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dầu và các sản phẩm của dầu bao gồm:

a) Dầu thô là dầu từ các mỏ khai thác chưa qua chế biến;

b) Dầu thành phẩm là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu máy bay, dầu Diesel (DO), dầu mazút (FO), và các loại dầu bôi trơn bảo quản, dầu thủy lực;

c) Các loại khác là dầu thải, nước thải lẫn dầu từ hoạt động súc rửa, sửa chữa tàu của tàu biển, tàu sông, các phương tiện chứa dầu;

2. Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.

3. Ứng phó sự cố tràn dầu là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường.

4. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.

5. Cơ sở là các tổ chức, cá nhân có hoạt động về khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.

6. Chủ cơ sở là người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm toàn bộ về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở.

7. Dự án là dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.

8. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.

Điều 4. Phân loại mức độ sự cố tràn dầu

1. Sự cố tràn dầu được phân theo số lượng dầu tràn ở 3 mức từ nhỏ, trung bình đến lớn. Cụ thể:

a) Sự cố tràn dầu nhỏ (mức nhỏ) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn dưới 20 tấn;

b) Sự cố tràn dầu trung bình (mức trung bình) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn từ 20 tấn đến 500 tấn;

c) Sự cố tràn dầu lớn (mức lớn) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn lớn hơn 500 tấn.

2. Việc phân loại mức độ sự cố tràn dầu để xây dựng kế hoạch ứng phó và xác định mức độ đầu tư trang thiết bị, nguồn lực để chuẩn bị sẵn sàng, ứng phó kịp thời đối với các cấp độ ứng phó khác nhau.

CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh - Mẫu hồ sơ báo cáo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bến cảng nội địa

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở có hoạt động về khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên đất liền và trên sông, rạch trên địa bàn tỉnh (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này).

2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (gọi tắt là cơ quan thẩm định).

Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền trên địa bàn huyện.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn huyện, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (gọi tắt là cơ quan thẩm định).

CHƯƠNG 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Điều 7. Hồ sơ thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu - Mẫu hồ sơ báo cáo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bến cảng nội địa

1. Thành phần hồ sơ:

a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 1 Quy định này (Bản chính).

b) Bảy (07) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ cơ sở phải cung cấp thêm số lượng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2 và 3 Quy định này (Bản chính).

c) Một (01) Quyết định phê duyệt/Giấy xác nhận kèm theo bản báo cáo đánh giá tác động môi trường/đề án bảo vệ môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường (Bản sao).

d) Giấy tờ có liên quan về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (Bản sao).

 2. Chủ cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 6 Quy định này lập và gửi Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện với thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 8. Thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Việc thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên.

Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên.

2. Thời gian và trình tự thẩm định:

a) Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận và kiểm tra thành phần của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì hướng dẫn Chủ cơ sở bổ sung theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần thì chuyển cho cơ quan thẩm định.

b) Cơ quan thẩm định tiến hành rà soát tính hợp lệ của hồ sơ. Trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định tham mưu Lãnh đạo Sở hoặc Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện ra thông báo để Chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Thời gian Chủ cơ sở bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

c) Thời gian thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

d) Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động khảo sát thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại cơ sở và khu vực kế cận; tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu;

e) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho Chủ cơ sở. Kết quả thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở được trả trực tiếp tại cơ quan thẩm định hoặc qua đường bưu điện.

3. Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định, Chủ cơ sở có trách nhiệm:

a) Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo ý kiến góp ý của hội đồng thẩm định;

b) Lập lại Kế hoạch và nộp lại trong trường hợp hội đồng thẩm định không thông qua; trình tự thẩm định được thực hiện như đối với trường hợp nộp hồ sơ lần đầu.

Điều 9. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu - Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầu

1. Thành phần hồ sơ:

a) Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu hướng dẫn tại phụ lục 4 Quy định này kèm theo giải trình các nội dung đã điều chỉnh, bổ sung theo ý kiến góp ý của hội đồng thẩm định.

b) Năm (05) bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được đóng gáy cứng, đóng dấu giáp lai.

c) Một (01) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu của Kế hoạch.

2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu do chủ cơ sở gửi đến:

a) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình và trình UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 Quy định này;

b) Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản nêu rõ lý do trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch.

 

CHƯƠNG 4: HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Điều 10. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) được thành lập cho từng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Quy định này.

2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan thẩm định về kết quả thẩm định.

3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với chủ cơ sở.

4. Các hoạt động của hội đồng thẩm định thực hiện thông qua cơ quan thẩm định.

Điều 11. Điều kiện, tiêu chí đối với các chức danh của hội đồng thẩm định

1. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hội đồng phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn có liên quan hoặc phải là lãnh đạo của cơ quan thẩm định.

2. Ủy viên phản biện phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

3. Ủy viên thư ký phải là công chức của cơ quan thẩm định.

4. Ủy viên hội đồng phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên hội đồng

1. Xem xét Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và các hồ sơ, tài liệu liên quan do cơ quan thẩm định cung cấp.

2. Tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định, các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các hoạt động điều tra, khảo sát được tổ chức trong quá trình thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo sự bố trí của cơ quan thẩm định.

3. Viết bản nhận xét về Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại phụ lục 6 Quy định này; trình bày bản nhận xét tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định.

4. Viết phiếu thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại phụ lục 7 Quy định này.

5. Viết nhận xét về Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được chủ cơ sở chỉnh sửa, bổ sung sau phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thẩm định.

6. Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

7. Chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.

8. Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của hội đồng thẩm định.

Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng

Chủ tịch hội đồng có trách nhiệm của Ủy viên hội đồng quy định tại Điều 11 Quy định này và còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1.  Điều hành các cuộc họp của hội đồng thẩm định;

2. Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của hội đồng thẩm định;

3. Ký biên bản cuộc họp và chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên thư ký

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng quy định tại Điều 11 Quy định này, Ủy viên thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Cung cấp mẫu bản nhận xét và mẫu phiếu thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các thành viên hội đồng thẩm định.

2. Báo cáo Chủ tịch hội đồng về những tồn tại chính của hồ sơ trên cơ sở tự nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định.

3. Thông tin cho hội đồng thẩm định ý kiến nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định không tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định (nếu có).

4. Ghi và ký biên bản các cuộc họp của hội đồng thẩm định; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực nội dung biên bản các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định

1. Ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định theo thẩm quyền.

2. Liên hệ, đề nghị chủ cơ sở cung cấp bổ sung các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi đến các thành viên hội đồng thẩm định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập hội đồng thẩm định.

3. Tổ chức các cuộc họp của hội đồng thẩm định và các hoạt động quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quy định này.

4. Thông báo kết quả thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định cuối cùng của hội đồng thẩm định. Nội dung thông báo phải chỉ rõ một (01) trong các tình trạng sau đây về kết quả thẩm định: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua.

5. Tổ chức rà soát nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sau khi được chủ cơ sở chỉnh sửa, bổ sung; gửi văn bản đề nghị một số thành viên hội đồng thẩm định tiếp tục cho ý kiến nhận xét về Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trong trường hợp cần thiết.

6. Dự thảo quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 16. Chế độ tài chính

1. Chi phí cho việc lập, thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu bố trí từ nguồn vốn của chủ cơ sở.

2. Mức chi cho hội đồng thẩm định: thực hiện theo quy định tại mục 6 Điều 5 của Quy định một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh.

CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của cảng, cơ sở, dự án - Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầu

1. Lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi đưa cơ sở đi vào hoạt động.

2. Các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 4 và Khoản 1 Điều 5 của Quy định này đã hoạt động trước thời điểm Quy định này có hiệu lực; trong thời hạn tối đa một (01) năm, kể từ ngày Quy định này có hiệu lực phải lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

3. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở đã được phê duyệt phải được cập nhật, sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi về tăng quy mô, phạm vi, lĩnh vực hoạt động đối với hoạt động kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu làm tăng mức độ rủi ro gây ra tràn dầu ở mức độ lớn hơn gửi cơ quan thẩm định, phê duyệt để theo dõi, quản lý.

4. Triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.

5. Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường.

6. Có phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cảng, cơ sở theo quy định; tiến hành ký kết thoả thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống xảy ra.7. Bố trí kinh phí cho việc lập, thẩm định và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, cảng, dự án trên địa bàn theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 6.

2. Chỉ đạo và báo cáo kịp thời ứng phó sự cố tràn dầu khi xảy ra trên địa bàn quản lý; chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra tại địa phương bồi thường thiệt hại.

3. Chỉ đạo việc tập huấn, huấn luyện về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu tại địa phương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó tại địa phương.

Điều 19. Chế độ báo cáo

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy định này của địa phương theo mẫu phụ lục 9 gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh theo mẫu phụ lục 10 gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, trước ngày 28 tháng 02 của năm tiếp theo.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cửa hàng xăng dầu

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha