Mẫu kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các cây xăng trên địa bàn tỉnh

Mẫu kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các cây xăng trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu trên đất liền và trên biển

Ngày đăng: 15-06-2022

2,614 lượt xem

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA

   CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU CÔN ĐẢO VÀ CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU THÁI BÌNH

ĐỊA ĐIỂM: HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

KÍNH GỬI: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH HOÀNG HIẾU

Mẫu kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các cây xăng trên địa bàn tỉnh

Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương xin trình bày kế hoạch lập báo cáo kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo tại Số 1 Nguyễn Huệ huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng khối lượng dự trữ 280m3 và Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thái Bình tại đường 30/4 khu dân cư số 10 huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng khối lượng dự trữ 420m3. Kế hoạch cụ thể như sau:

TT

Nội dung

Trách nhiệm

 Tổng số ngày

Ghi chú

1

Khảo sát, thu thập dữ liệu về các công trình được xây dựng tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu, tình hình hoạt động, tổng khối lượng xuất nhập hàng qua các năm, lực lượng phương tiện tham gia ứng phó hiện có của cơ sở, pháp lý… để lập báo cáo

Tư vấn & Chủ đầu tư

2

Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

Cung cấp sổ đất hoặc giấy tờ có liên quan; Bản vẽ sơ đồ PCCC khu vực cây xăng..

Tư vấn xuống Dự án khảo sát và Tổng hợp thông tin hoàn thiện báo cáo.

Đo vẽ mặt bằng hiện trạng cây xăng

2

Viết, xây dựng nội dung báo cáo

Tư vấn

10

 

3

Chủ đầu tư dự án đọc/ kiểm tra lại nội dung báo cáo

Chủ đầu tư dự án

2

Tư vấn gửi file mềm nội dung báo cáo cho Chủ đầu tư kiểm tra trước khi phát hành

4

Chỉnh sửa báo cáo theo yêu cầu của chủ đầu tư dự án và trình ký hồ sơ

Tư vấn & Chủ đầu tư dự án

6

Tư vấn bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của Chủ đầu tư, xuất bản trình ký và gửi bưu điện hồ sơ cho chủ đầu tư nộp hồ sơ.

5

Nộp hồ sơ lên cơ quan cấp phép

Tư vấn

6

Cơ quan cấp phép thành lập Đoàn kiểm tra thực tế và thẩm định

Cơ quan cấp phép

15

Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Đoàn kiểm tra thực tế xuống dự án và thẩm định.

8

Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo

Cơ quan cấp phép

10

Sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên Sở, ban ngành chuyên viên thụ lý tổng hợp các ý kiến và phát hành văn bản tổng hợp yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.

9

Chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp phép

Tư vấn & Chủ đầu tư dự án

5

Chủ đầu tư cung cấp bổ sung thông tin, pháp lý theo yêu cầu cho đơn vị tư vấn tiến hành chỉnh sửa, bổ sung nộp hoàn thiện

10

Chủ đầu tư dự án Đọc và Ký báo cáo sau khi bổ sung để nộp lại

Chủ đầu tư dự án

3

Tư vấn gửi file mềm cho Chủ đầu tư kiểm tra, sau đó xuất bản trình ký và nộp hoàn thiện chờ ra Quyết định phê duyệt

11

Cấp Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cơ quan cấp phép

10

Trình lãnh đạo ký đối với dự án cấp Tỉnh khoảng 20 ngày theo Điều 8 Quyết định Số 12/2021/QĐ-TTg quyết định ban hành quy chế hoạt động kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

 

Mẫu kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các cây xăng trên địa bàn tỉnh

MẪU CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Ban hành kèm theo Quy định tạm thời về lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh 

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

1. Mục đích của Kế hoạch: Trình bày tóm tắt mục đích xây dựng Kế hoạch

2. Phạm vi của Kế hoạch: Nêu rõ phạm vi của Kế hoạch (trên đất liền, trên sông,….)

3. Cơ sở pháp lý: Liệt kê đầy đủ cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ xây dựng Kế hoạch.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên cơ sở: Nêu đầy đủ, chính xác tên cơ sở.

1.2. Tên chủ cơ sở: Nêu đầy đủ, chính xác tên chủ cơ sở, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ cơ sở; họ tên và chức danh của người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở.

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở:

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của cơ sở trong mối tương quan với:

- Các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông, ao, hồ và các nguồn nước khác;...);

- Các đối tượng kinh tế - xã hội (khu dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các công trình văn hóa, tôn giáo; các di tích lịch sử;...);

- Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án có khả năng bị tác động bởi cơ sở.

1.4. Thông tin về các hoạt động có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu: liệt kê các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu (tên, vị trí, quy mô, đặc điểm và tính chất hoá lý các loại dầu hiện có, quy trình công nghệ hoạt động, …).

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất: Đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình có thể bị tác động khi xảy ra sự cố tràn dầu.

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng: Nêu rõ các yếu tố khí hậu, khí tượng đặc trưng với chuỗi số liệu đủ dài, phù hợp với địa điểm cơ sở để làm cơ sở đầu vào tính toán, dự báo các tác động khi xảy ra sự cố tràn dầu như nhiệt độ, hướng và vận tốc gió, lượng mưa, v.v... đặc biệt, chú ý làm rõ các hiện tượng bất thường.

2.1.3. Điều kiện thủy văn: Mô tả đặc trưng thủy văn với chuỗi số liệu đủ dài, phù hợp với địa điểm cơ sở để làm cơ sở tính toán, dự báo các tác động đến môi trường khi xảy ra sự cố tràn dầu như mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, v.v..

2.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1. Đặc điểm điều kiện kinh tế: Nêu rõ các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác), nghề nghiệp, thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố.

2.2.2. Đặc điểm điều kiện xã hội: Nêu rõ đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trìnhvăn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động nếu xảy ra sự cố.

2.3 Đặc điểm môi trường sinh thái: Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học trên cạn, dưới nước có thể bị tác động nếu xảy ra sự cố.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU CỦA CƠ SỞ

3.1. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra của cơ sở (nếu có).

3.2. Các nguồn nguy cơ tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu

Căn cứ vào thông tin về các hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu (tại mục 1.4) để phân tích nguyên nhân, tính toán lượng dầu tràn đối với từng nguy cơ gây sự cố tràn dầu; đánh giá khả năng tác động và phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian và thời gian trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu.

CHƯƠNG 4. NGUỒN LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

4.1. Nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở

4.1.1. Công trình và trang thiết bị ứng phó hiện có của cơ sở

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô và vị trí của các công trình hiện có phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy hiện có;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo hiện có.

4.1.2. Nhân lực tham gia ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở

- Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu: danh sách thành viên (họ và tên, chức danh trong cơ sở, chức danh trong ban chỉ huy, số điện thoại, chức năng và nhiệm vụ của ban chỉ huy…);

- Đội ứng phó sự cố tràn dầu: danh sách thành viên (họ và tên, chức danh trong cơ sở, chức danh trong độ ứng phó sự cố tràn dầu, số điện thoại, chức năng và nhiệm vụ của Đội ứng phó sự cố tràn dầu…).

4.1.3. Các biện pháp về quản lý (nội quy, quy trình, cảnh báo, giám sát; kế hoạch kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ trong hoạt động lưu giữ, vận chuyển, chuyển tải,…dầu và các sản phẩm dầu).

4.2. Kế hoạch đầu tư trang thiết bị và công trình ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở

- Cơ sở căn cứ vào vị trí có nguy cơ tràn dầu và lượng dầu tính toán, các công trình, trang thiết bị và nguồn nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu hiện có để lên kế hoạch đầu tư các công trình và trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu;

- Cơ sở cần nêu rõ thời gian hoàn thành việc đầu tư các công trình và trang thiết bị ứng phó (cơ sở phải đầu tư hoặc hợp đồng với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu);

4.3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố tràn dầu

4.4. Cam kết đảm bảo tài chính

Chủ cơ sở phải xác định các nguồn tài chính đảm bảo chi trả các thiệt hại bởi sự cố tràn dầu do cơ sở gây ra:

- Chi phí cho các bên liên quan tham gia hỗ trợ ứng cứu sự cố tràn dầu;

- Chi phí cho công tác khảo sát, thu thập dữ liệu, chứng cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường;

- Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp do sự cố xảy ra;

- Bồi thường cho việc khắc phục môi trường bị suy thoái hoặc bị hủy hoại do ô nhiễm;

- Bồi thường tổn thất gây ra thương tích hoặc tử vong do sự cố tràn dầu;

- Các chi phí khác có liên quan

(Nội dung cam kết tài chính phải được chủ cở sở thể hiện bằng văn bản kèm theo Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu)

4.5. Nguồn lực bên ngoài

Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu vượt khả năng ứng phó của cơ sở thì phải được sự hỗ trợ ứng phó từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài như hợp đồng với các đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp, nguồn lực phối hợp hiệp đồng giữa các cơ sở, nguồn lực hỗ trợ từ các cơ quan quản lý (lập biểu gồm các thông tin: tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ, số điện thoại, fax).

Mẫu kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các cây xăng trên địa bàn tỉnh

CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

5.1. Xử lý thông tin, báo cáo và thông báo về sự cố tràn dầu

5.1.1. Xử lý thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu

Khi nhận được thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu của cơ sở, Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện xử lý thông tin, báo cáo gồm các nội dung sau:

- Đánh giá tính xác thực của thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu;

- Sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố tràn dầu;

- Chỉ đạo đội ứng phó triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp theo phương châm 04 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện và thiết bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

5.1.2. Thông báo về sự cố tràn dầu

- Thông báo nội bộ: cập nhật số điện thoại liên hệ.

- Báo cáo, thông báo đến các cơ quan quản lý có liên quan (theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu) về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai, phối hợp ứng phó cụ thể và đề xuất kiến nghị:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: cập nhật địa chỉ và số điện thoại tiếp nhận khẩn;

+ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh: cập nhật địa chỉ và số điện thoại tiếp nhận khẩn;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố: cập nhật địa chỉ và số điện thoại tiếp nhận khẩn;

+ Các cơ quan liên quan khác; cập nhật địa chỉ và số điện thoại tiếp nhận;

- Thông báo với cơ quan, đơn vị đã ký kết hợp đồng hỗ trợ ứng phó trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có): cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ;

- Thông báo cho đơn vị có khả năng hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu (đối với sự cố vượt khả năng tự ứng phó của cơ sở): cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ;

- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục: cập nhật địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

5.2. Tổ chức triển khai các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

5.2.1. Đối với sự cố tràn dầu ở quy mô cơ sở: mô tả cụ thể các hoạt động triển khai ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường và nêu rõ trách nhiệm từng thành viên tham gia ứng phó sự cố tràn dầu.

5.2.2. Đối với sự cố tràn dầu vượt khả năng tự ứng cứu của cơ sở: mô tả các biện pháp chủ động ứng phó tại chỗ, phương án phối hợp triển khai ứng phó và nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường.

5.3. Báo cáo quá trình ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu

5.3.1. Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu: cơ sở thực hiện báo cáo về quá trình ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh. Báo cáo sự cố tràn dầu phải được duy trì liên tục từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, bao gồm các báo cáo sau:

- Báo cáo ban đầu sự cố tràn dầu: thực hiện khi phát hiện về sự cố tràn dầu;

- Các báo cáo sự cố tràn dầu tiếp theo: thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu;

- Báo cáo kết thúc sự cố tràn dầu: thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó;

- Báo cáo tổng hợp sự cố tràn dầu: thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó phó sự cố tràn dầu từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

5.3.2. Nội dung báo cáo: gồm các thông tin sau:

- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố;

- Vị trí sự cố, tọa độ (nếu có);

- Loại dầu (dầu thô, dầu thành phẩm…);

- Ước tính khối lượng và tốc độ dầu tràn;

- Điều kiện thời tiết (sóng, gió, dòng chảy, …);

- Các thông tin liên quan khác;

- Các hoạt động đã và dự kiến triển khai;

- Các yêu cầu, đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố tràn dầu;

5.4. Kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

- Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố, xử lý chất thải thu gom sau sự cố, làm sạch vệ sinh môi trường;

- Tổ chức quan trắc môi trường sau sự cố;

- Công tác tài chính thanh toán cho những bên liên quan tham gia hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu và bồi thường thiệt hại (nếu có).

5.5. Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu

Bước 1. Người phát hiện sự cố tràn dầu thông báo Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu;

Bước 2. Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu xử lý thông tin, báo cáo và thông báo về sự cố tràn dầu;

Bước 3. Tổ chức triển khai các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo quá trình xử lý sự cố tràn dầu;

Bước 4. Thu dọn hiện trường sau khi xử lý sự cố tràn dầu và báo cáo kết thúc sự cố tràn dầu;

Bước 5. Đánh giá thiệt hại sau sự cố, tính toán chi phí xử lý; thực hiện công tác đền bù (nếu có); xử lý vi phạm và tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng;

Bước 6. Báo cáo tổng hợp sự cố tràn dầu.

CHƯƠNG 6: TẬP HUẤN, DIỄN TẬP, CẬP NHẬT VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

6.1. Tập huấn

6.1.1. Kế hoạch về chương trình tập huấn hàng năm: dự kiến kế hoạch tổ chức tập huấn (thời gian, địa điểm, nội dung, …) hoặc cử thành viên tham gia ứng phó tràn dầu của cơ sở đi tập huấn để năng cao kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu.

6.1.2. Danh sách các cán bộ, nhân viên sẽ được cử đi tập huấn.

6.1.3. Những đơn vị, cơ quan tổ chức liên kết tập huấn.

6.2. Diễn tập

6.2.1. Kịch bản diễn tập: xây dựng các tình huống diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu điển hình, tình huống tràn dầu lớn nhất và tình huống có khả năng gây tác động lớn nhất đối với từng đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu (từ khi phát hiện sự cố đến khi kết thúc sự cố, thu dọn hiện trường).

6.3.1. Tổ chức, triển khai và thời gian diễn tập định kỳ: dự kiến kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu (thời gian, địa điểm, nội dung, …).

6.3. Cập nhật và thực hiện kế hoạch

Triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được cơ quan chức năng phê duyệt trong phạm vi hoạt động của mình. Hàng năm, cập nhật các nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý và phối hợp khi cần thiết.

kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các cây xăng trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu trên đất liền và trên biển

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Kết luận.

- Kiến nghị.

PHỤ LỤC

1. Hồ sơ pháp lý liên quan đến cơ sở;

2. Hồ sơ kỹ thuật liên quan đến cơ sở: sơ đồ mặt bằng, sơ đồ công nghệ, quy trình vận hành, thiết kế kỹ thuật có liên quan…

3. Quyết định thành lập Ban chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở (nếu có);

4. Cam kết đảm bảo tài chính.

Mẫu kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các cây xăng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu trên đất liền và ứng phó sự cố tràn dầu trên biển

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha