Những Doanh nghiệp cần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hình thức lập báo cáo kết quả chất lượng hiện trạng môi trường của dự án, nhà máy đang hoạt động sản xuất lên cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa điểm xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh...

Ngày đăng: 11-08-2016

2,248 lượt xem

Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hình thức lập báo cáo kết quả chất lượng hiện trạng môi trường của dự án, nhà máy đang hoạt động sản xuất  lên cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa điểm xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh. (Cơ quan tiếp nhận báo cáo giám sát môi trường: Phòng TNMT quận huyện, Sở TNMT và cơ quan thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường.).  Báo cáo GSMT Là một sản phẩm chắc hẳn không thể thiếu trong bộ hồ sơ bảo vệ môi trường của Doanh nghiệp, đặc biệt đối với Cơ quan chức năng thì báo cáo giám sát môi trường là công cụ quan trọng để quản lý môi trường tốt hơn. Chúng ta có thể xem báo cáo giám sát môi trường định kỳ như là một người bạn thân thiết đối với Doanh nghiệp vì trong báo cáo giám sát môi trường luôn đưa ra biện pháp giúp ngăn ngừa, giảm thiếu tác nhân gây ô nhiễm môi trường để trình lên Cơ quan chức năng.
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một hình thức kiểm tra đo đạc, báo cáo kết quả để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các Cơ sở sản xuất kinh doanh và báo cáo về các cơ quan có thẩm quyền (Cụ thể là các Phòng Tài nguyên và Môi trường, các chi cục Bảo vệ môi trường), với mục tiêu là đánh giá lại toàn bộ hiện trạng môi trường của các cơ sở trong thời gian qua, thêm vào đó là cộng tác để thực hiện việc bảo vệ môi trường của cơ sở.
- Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ chính là đưa ra báo cáo kết quả kiểm tra của quá trình giám sát môi trường.
Căn cứ để thực hiện việc Giám sát môi trường định kỳ:
Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác báo cáo GSMT định kỳ
– Công văn số 3105/TNMT-QLMT về hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ.
– Luật bảo vệ môi trường 2014.
– Căn cứ vào Luật Bảo Vệ Môi Trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ hợp thứ 7 ngày 23/06/2014.
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
– Thông tư 26/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án BVMT chi tiết; lập và đăng ký đề án BVMT đơn giản.
– Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Và một số văn bản pháp luật liên quan khác ứng với từng dự án. Ngoài ra, chúng tôi còn tư xin giấy phép về môi trường và các dịch vụ tư vấn môi trường như báo cáo giám sát môi trường, đề án bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nội dung “Chương trình quản lý và giám sát môi trường” của Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc “Bản kế hoạch bảo vệ môi trường” hoặc “Đề án bảo vệ môi trường” hoặc “Bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường”, để xác định vị trí, số mẫu cần đo đạc giám sát.
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ giúp cho công ty nắm được tình hình tác động môi trường xung quanh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó đưa ra phương án xử lý môi trường thích hợp.
- Điều đầu tiên của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là để theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đến chất lượng môi trường. Định kỳ đo đạc, lấy các mẫu phân tích các thông số liên quan đến các tác động tiêu cực của môi trường xung quanh Cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất).
- Đối tượng phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2014). Bao gồm các Cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), các Bệnh viện, Phòng khám, Trường học, các Nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư cao tầng, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị, các nhà máy sản xuất cơ khí, hóa chất...
Quy trình thực hiện lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về hoạt động của Cơ sở, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế - xã hội liên quan đến Dự án. Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn, nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cơ sở. Thực hiện việc lấy mẫu các chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại các ống khói, hoặc khí thải tại nguồn nếu doanh nghiệp có sử dụng máy phát điện, các mẫu đất, mẫu nước ngầm sau đó đánh giá tác động môi trường. Đây là bước lâu nhất của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.  Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng , nước thải, phương án thu gom và xử lý các chất thải rắn. Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý, giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở quận, huyện).


Quy trình Lập báo cáo GSMT
Công ty tư vấn môi trường tiếp nhận yêu cầu , thu thập thông tìn tài liệu của dự án; Chuẩn bị và tiến hành đo đạc, lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm; Chờ kết quả phân tích và ghi  nhận vào báo cáo; Hoàn thành báo cáo giám sát môi trường định kỳ; Gửi báo cáo đã hoàn thành cho chủ đầu tư xem và ký; Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền, gửi cho chủ đầu tư. Bàn giao cho khách hàng. Tổng thời gian thực hiện báo cáo giám sát môi trường là 15 ngày, không tính thời gian khách hàng cung cấp tài liệu, đọc và ký báo cáo.
Hồ sơ lập báo cáo GSMT định kỳ:
- Hiện trạng hoạt động của công ty cần lập báo cáo; Tính chất và quy mô của công ty cần lập báo cáo; Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất của công ty cần lập báo cáo;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đã có của công ty hoặc báo cáo giám sát môi trường kỳ trước đó. Các văn bản liên quan ( hợp đồng chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại mới nhất, hóa đơn điện, nước của tháng gần nhất..)

XEM TIN TIẾP THEO VỀ BCGSMT

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha