PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP
Ngày đăng: 02-08-2016
3,629 lượt xem
XÁC ĐỊNH SƠ BỘ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC
HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP
I. Xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư
1.1. Nguồn vốn đầu tư cho dự án dự kiến: khoảng 97 tỷ đồng, được huy động từ các nguồn chủ yếu sau:
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp dang hoạt động trong cụm: 2 tỷ đồng
- Vốn ngân sách huyện 10 tỷ đồng
- Vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác trung và dài hạn..... tỷ đồng
- Vốn huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh...... tỷ đồng
2.1. Dự toán các khoản chi phí đầu tư hạ tầng CCN
Trong đó:
- Chi phí xây lắp bao gồm các chi phí xây dựng khu điều hành, khu dịch vụ, san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước bẩn, hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh.
- Chi phí thiết bị tính đến chân công trình.
- Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: bao gồm chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, chi phí hỗ trợ phá dỡ, di chuyển và ổn định đời sống, chi phí tái định cư, chi phí của Ban đền bù giải phóng mặt bằng…
- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác, bao gồm:
+ Chi phí chuẩn bị đầu tư: đo đạc địa hình, quy hoạch chi tiết khu vực lập dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án.
+ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Chi phí cho việc khởi công xây dựng, khánh thành, hoàn tất các thủ tục đầu tư, bảo vệ an toàn và môi trường trong thời gian thi công.
+ Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.
+ Chi phí Quản lý chung của dự án.
+ Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán của công trình.
+ Lập hồ sơ mời dự thầu, mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn; nhà thầu thi công xây dựng; lựa chọn tổng thầu trong xây dựng.
+ Giám sát thi công xây dựng; giám sát lắp đặt thiết bị của công trình; giám sát khảo sát xây dựng.
+ Kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.
+ Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
+ Quyết toán và quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình.
+ Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư
+ Thực hiện một số công việc khác.
- Chi phí dự phòng: là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh, các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án.
II. Phương thức quẢn lý đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng cụm công nghiệp
1. Nguyên tắc quản lý đối với CCN
Về tổ chức quản lý nhà nước đối với các Cụm Công nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ Về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp; Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương về quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý Cụm Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ – TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 19/5/2010 của UBND tỉnh về Ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. UBND huyện Vĩnh Cửu là chủ đầu tư dự án Cụm Công nghiệp Thạnh Phú-Thiện Tân và có chức năng và quyền hạn sau:
- Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển cụm công nghiệp bao gồm: Qui hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, qui hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài cụm công nghiệp và khu dân cư phục vụ cho nhân dân lao động tại cụm công nghiệp.
- Đôn đốc, kiểm tra xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài Cụm Công nghiệp liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng qui hoạch và tiến độ được duyệt.
- Hỗ trợ vận động đầu tư vào Cụm Công nghiệp, xây dựng cơ chế chính sách quản lý, cũng như xây dựng những ưu đãi đầu tư.
- Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án trong và ngoài nước theo ủy quyền.
- Quản lý hoạt động dịch vụ trong Cụm Công nghiệp.
2. Quản lý kinh doanh hạ tầng cụm.
Sau khi dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Thạnh Phú-Thiện Tân được phê duyệt, Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh tại Cụm công nghiệp này bằng cách cho thuê lại đất thương phẩm và thu các phí dịch vụ khác. Cụ thể như sau:
- Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo đúng quy hoạch thiết kế và tiến độ.
- Duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng trong suốt thời gian hoạt động của Cụm Công nghiệp
- Bảo đảm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh, môi trường.
- Vận động thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Cụm Công nghiệp trên cơ sở qui hoạch phát triển chi tiết đã được duyệt.
- Cho các doanh nghiệp Cụm Công nghiệp thuê đất và thu phí sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp trên cơ sở hợp đồng theo quy định của tỉnh và của Nhà nước, thực hiện việc thu nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Kinh doanh các dịch vụ trong Cụm Công nghiệp phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty.
- Thu phí sử dụng hạ tầng đối với các đơn vị thuê lại đất trong Cụm Công nghiệp
- Hợp đồng thu tiền điện, nước, xử lý chất thải, nước thải và các dịch vụ khác đối với các đơn vị thuê lại đất trong Cụm Công nghiệp.
- Trực tiếp quản lý điều hành và phối hợp điều hành với các cơ quan chức năng quản lý Cụm Công nghiệp như : Hải quan, thuế vụ, công an, PCCC, quản lý lao động…
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn