Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và trình tự thực hiện dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản theo công nghệ châu âu và nhật bản

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu

  • Mã SP:GP MN SX TS
  • Giá gốc:165,000,000 vnđ
  • Giá bán:160,000,000 vnđ Đặt mua

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và trình tự thực hiện dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản theo công nghệ châu âu

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH 6

CHƯƠNG I 7

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 7

1.1. Tên chủ cơ sở 7

1.2. Tên cơ sở 7

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 8

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở: 8

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở 8

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở 9

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 10

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 11

1.5.1. Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở 11

1.5.2. Hiện trạng các hạng mục công trình tại cơ sở 12

CHƯƠNG II 17

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 17

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 17

2.1.1. Sự phù hợp về quy hoạch môi trường: 17

2.1.2. Phân vùng môi trường 17

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 18

2.2.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận 18

2.2.2. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước 18

2.2.3. Tác động đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh 19

2.2.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác 20

2.2.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 20

CHƯƠNG III 32

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP 32

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 32

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 32

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa 32

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 33

3.1.3. Xử lý nước thải 34

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 39

3.2.1. Khống chế ô nhiễm do máy phát điện dự phòng 39

3.2.2. Biện pháp khống chế mùi dung môi tại khâu in 39

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 40

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 41

3.5. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 42

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 42

3.6.1. Hệ thống xử lý nước thải: 43

3.6.2. Chất thải nguy hại 43

3.6.3. Phương án phòng cháy, chữa cháy 43

3.6.4. Sự cố tai nạn lao động 44

3.6.5. Sự cố tai nạn giao thông 45

3.6.6. Phương án an toàn khi lưu trữ hóa chất 45

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 45

3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết 45

CHƯƠNG IV 46

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 46

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 46

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 47

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đôi với tiếng ồn, độ rung. 47

CHƯƠNG V. 48

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 48

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 48

CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 50

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 50

6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 51

6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 51

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 53

CHƯƠNG VIII. 54

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 54

PHỤ LỤC BÁO CÁO 55


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

BVMT

Bảo vệ môi trường

CP

Chính phủ

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

HTXL

Hệ thống xử lý

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TP

Thành phố

TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Uỷ ban Nhân dân

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

XLNT

Xử lý nước thải

BTCT

Bê tông cốt thép

BTLT

Bê tông ly tâm

CTNH

Chất thải nguy hại

 

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Bảng sản phẩm và công suất cho năm sản xuất ổn định 9

Bảng 1.2: Bảng khối lượng nguyên liệu 10

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp nhu cầu nhiên liệu tại nhà máy 10

Bảng 1.4: Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở 11

Bảng 2.1: Tổng hợp các đợt thu mẫu thực hiện đánh giá sức chịu tải của nguồn tiếp nhận 22

Bảng 2.2: Giá trị trung bình kết quả phân tích các thông số ô nhiễm có trong nước thải 26

Bảng 2.3: Giá trị trung bình kết quả chất lượng nước tại rạch Cà Lang 27

Bảng 2.4: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt 28

Bảng 2.5: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước 29

Bảng 2.6: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong  nguồn nước thải 30

Bảng 2.7: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của rạch Cà Lang 30

Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước mưa 32

Bảng 3.2: Công trình thu gom nước thải sinh hoạt và nhà ăn 33

Bảng 3.3: Công trình bể tự hoại 35

Bảng 3.4: Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải tập trung 38

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp thiết bị lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải 38

Bảng 3.6: Chất thải rắn phát sinh tại nhà máy 40

Bảng 3.7: Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn hoạt động 41

Bảng 3.8: Bảng thống kê thiết bị bảo hộ lao động 44

Bảng 4.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT 46

Bảng 5.1: Tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải định kỳ năm 2020 và năm 2021 48

Bảng 6.1: Chương trình quan trắc chất thải 51

Bảng 6.2: Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng năm 51

 

DANH MỤC HÌNH

rang

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 8

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì 9

Hình 1.3: Khu vực đặt máy phát điện của nhà máy 350kVA 12

Hình 1.4: Khu vực trạm biến thế 750kVA gần cổng ra vào của nhà máy 12

Hình 1.5: Khu vực in ấn bao bì với hệ thống quạt hút và làm thoáng không khí 13

Hình 1.6: Khu vực kho lạnh của nhà máy 13

Hình 1.7: Khu vực bể xử lý nước muối phục vụ cho quá trình sản xuất 13

Hình 1.8: Khu vực phòng máy tại cơ sở 14

Hình 1.9: Khu vực chứa vật liệu đầu vào gồm bao bì, thùng xốp 14

Hình 1.10: Khu vực xưởng cơ khí 14

Hình 1.11: Khu vực chứa bình gas ngay khu vực bếp 15

Hình 1.12: Khu vực nhà điều hành, trạm xử lý nước thải và kho chứa CTNH 15

Hình 1.13: Các thiết bị chứa CTNH trong kho 15

Hình 1.14: Kho chứa phế liệu của nhà máy 16

Hình 1.15: Nước thải sinh hoạt được thu gom bằng nhà vệ sinh cùng nước thải sản xuất được dẫn về bể thu gom trước khi vào hệ thống XLNT 16

Hình 1.16: Hệ thống thu gom nước mưa đã được xây dựng hoàn chỉnh, riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải 16

Hình 1.17: Mô hình xử lý của bể tự hoại 35

Hình 1.18: Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn 42

Hình 2.1: Đoạn rạch Cà Lang chảy qua khu vực dự án có nhiều lục bình và nước có màu vàng nhạt 31

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa 32

Hình 3.2: Sơ đồ thu gom nước thải của cơ sở 34

Hình 3.3: Quy trình xử lý nước thải tập trung, công suất Q = 200 m3/ngày 37

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên chủ cơ sở

 

- Địa chỉ văn phòng:  xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang;

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:

Ông Nguyễn Hoàng Long;        Chức danh: Giám đốc.

- Điện thoại: 02973. 6161210;  Fax: 02973. 61020;

- Email: infot; Website: www.hm.net

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp: 17004156; đăng ký lần đầu ngày 05/00; đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 11 tháng 08 năm 2021; nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang.

1.2. Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh.

- Địa điểm cơ sở: Khu Cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Vị trí địa lý của khu vực tiếp giáp với các khu vực sau:

+ Phía Bắc giáp Công ty TNHH Việt Phương (nay là Công ty TNHH Cà Mau);

+ Phía Nam giáp đất ban quản lý Cảng cá (nay là Công ty CP Thủy Sản Nha Trang);

+ Phía Đông giáp với hàng rào Khu công nghiệp;

+ Phía Tây giáp đường nội bộ Khu công nghiệp.

- Các giấy phép môi trường của cơ sở:

+ Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh” khu Cảng cá Tắc Cậu ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

+ Sổ Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số Quản lý chất thải nguy hại: 91.000009.T ngày 10 tháng 11 năm 2009.

+ Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 1614/GP-UBND ngày 01 tháng 08 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp. Tuy nhiên giấy phép đã hết hạn ngày 01 tháng 08 năm 2020.

+ Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận về việc điều chỉnh, thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh”.

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 1318/GP-UBND ngày 13 tháng 06 năm 2019 do UBND tỉnh Kiên giang cấp nhưng đến nay đã quá hạn. Tuy nhiên đã có biên bản số:06/BBTĐ-TNN&KS ngày 01 tháng 04 năm 2022 về việc khảo sát thực tế việc xin gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng nước  dưới đất của Công ty TNHH Huy Nam, tại Cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành.

+ Giấy xác nhận số 01/GXN-STNMT ngày 06 tháng 01 năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàn thành các công trình  của Dự án “Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh”.

- Quy mô của cơ sở: Tổng vốn đầu tư cơ sở là 7.246.300.000 VNĐ (bảy tỷ hai trăm bốn mươi sáu triệu ba trăm nghìn đồng) thuộc Nhóm C (loại hình nhà máy chế biến thủy sản có vốn đầu tư < 60 tỷ đồng) được quy định tại Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công.

- Loại hình của cơ sở:

+ Cơ sở thuộc loại hình dự án chế biến thủy, hải sản quy định tại mục số 16, phụ lục II (Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Cơ sở thuộc mục số 1, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ sở “Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh” thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:

Nhà máy hoạt động với tổng công suất 1.500 tấn/năm bao gồm các loại hình sản phẩm là mực, cá, tôm đông lạnh.

Thời gian hoạt động mỗi ngày là 8 tiếng, chủ nhật nhà máy không sản xuất. Công suất sản phẩm có thể thay đổi tùy theo nguồn nguyên liệu cung cấp đầu vào và mức tiêu thụ của thị trường.

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

*Thuyết minh quy trình : Dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh

Nguyên liệu được lựa chọn trên thị trường và đưa về kho chứa và bảo quản. Trước tiên nguyên liệu được đưa qua công đoạn rửa, phân loại theo cỡ và chủng loại. Sau đó đưa qua bộ phận sơ chế  để loại bỏ các phần không thích hợp và tạo nên bán thành phẩm theo từng loại sản phẩm, sau đó đưa vào bảo quản trong kho lạnh.

Nguyên liệu sau khi sơ chế sẽ đưa qua công đoạn chế biến, tùy theo từng loại sản phẩm mà có quy trình chế biến khác nhau. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm.

Sau khi chế biến, bán thành phẩm sẽ được phân loại và xếp hộp. Sau đó đưa vào tủ cấp đông đạt nhiệt độ thích hợp và được đưa qua công đoạn đóng gói trước khi vào kho lạnh để bảo quản chờ ngày xuất xưởng.

Trong quy trình chế biến thủy sản đông lạnh nêu trên, các khâu quan trọng mang tính chất quyết định chất lượng sản phẩm là lựa chọn nguyên liệu, chế biến cấp đông và bảo quản kho lạnh.

Quy trình in ấn bao bì : Dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh

Trong quá trình sản xuất, cần thiết phải tạo thương hiệu cho công ty cho nên vấn đề mẫu mã, nhãn bao bì cũng được chú trọng, chính vì vậy mà công ty đã đầu thêm dây chuyền in bao bì. Quy trình in ấn bao bì như sau:

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của Nhà máy là các loại mực, cá, tôm đông lạnh. Nhà máy đã đi vào hoạt động từ đầu nằm 2004 và công suất sản phẩm cho ở bảng sau:

Bảng 1.1: Bảng sản phẩm và công suất cho năm sản xuất ổn định

Loại sản phẩm

Khối lượng

(theo ĐTM)

Khối lượng tính đến quý III/2022

Mực đông lạnh các loại

900

620

Cá đông lạnh các loại

525

390

Tôm đông lạnh các loại

75

53

Tổng (tấn)

1.500

1.063

 

Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu, phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ và gần đây thị trường được mở rộng sang các nước trong khu vực: Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

* Nhu cầu nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu: Nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nguồn nguyên liệu cá, mực, tôm tươi và có chất lượng tốt, tạo điều kiện cung ứng thuận tiện, giá cả thích hợp.

Bảng 1.2: Bảng khối lượng nguyên liệu

Loại sản phẩm

Khối lượng

(theo ĐTM)

Khối lượng tính đến quý III/2022

Mực đông lạnh các loại

945

650

Cá đông lạnh các loại

552

410

Tôm đông lạnh các loại

78

56

Tổng (tấn)

1.575

1.116

 

* Nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động của nhà máy

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp nhu cầu nhiên liệu tại nhà máy

STT

Tên nguyên liệu

Thành phần

Đơn vị

Số lượng

1

Muối

NaCl

Kg/năm

478.340

2

Chlorine

Hợp chất chứa Clo

Kg/năm

560

3

Dầu DO

Thành phần dầu khoáng

Lít/năm

1.000

*  Nhu cầu sử dụng nước:

Các hoạt động sản xuất của nhà máy từ giếng khoan tại Nhà máy và một phần nước cho quá trình phòng cháy chữa cháy. Mỗi ngày thời gian làm việc 2 ca, nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sản xuất như sau:

Nguồn nước từ giếng khoan: Nhu cầu sử dụng tối đa là 180 m3/ngày:

- Nước sinh hoạt: 80l/người.ngày x 400 người = 32m³/ngày

- Nước cấp cho sản xuất, tưới cây và mục đích khác: 168m³/ngày

 Theo giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 1318/GP-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Kiên Giang cấp.

Tổng số giếng khai thác: 01 (một) giếng.

Tổng lượng nước khai thác: 180m³/ngày.đêm.

* Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu điện phục vụ cho năm sản xuất ổn định khoảng 1.616.232 KWh, nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia.

* Ngoài ra còn có nhu cầu sử dụng nhiên liệu khác như:

- Dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng. Nhu cầu sử dụng: 600 lít/tháng.

- Nhu cầu về hóa chất phục vụ cho HTXL nước thải (NaOCl) khoảng 30kg/tháng.

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

1.5.1. Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở

Bảng 1.4: Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở

TT

Danh mục máy móc thiết bị

Số lượng

Xuất xứ

Công suất

(đơn vị/ cái)

1

Hệ thống ĐHKK

02 HT

China

120 HP

2

Hệ thống đá vảy

02 HT

Việt Nam

20 tấn/ ngày

3

Hệ thống đông IQF

01 HT

Việt Nam

500 kg/h

4

Hệ thống đông tiếp xúc

02 HT

Việt Nam

1000kg/mẻ:3h

5

Hệ thống đông gió

01 HT

Việt Nam

800kg/mẻ:1h

6

Hệ thống nước lạnh

01 HT

Đức

10m3/h

7

Hệ thống kho lạnh

02 HT

Việt Nam

200 tấn

8

Cụm máy nén Bitzer ACP-8571N-2C

01 Cụm

Đức

213.4 kW lạnh

9

Cụm máy nén Bitzer ACP-8591K-3C

01 Cụm

Đức

1416.5 kW lạnh

10

Cụm máy nén Bitzer ACP-95103B-3V

01 Cụm

Đức

590.8 kW lạnh

11

Máy nén Mycom 42B

01 Cụm

Nhật

-

12

Máy nén  Mycom 62B

01 Cụm

Nhật

-

13

Máy nén  Mycom 1610

01 Cụm

Nhật

90 kW lạnh

14

Máy nén  Mycom 2016

01 Cụm

Nhật

180 kW lạnh

15

Máy nén  Mycom 1612

01 Cụm

Nhật

110 kW lạnh

16

Giàn ngưng tụ hệ thống lạnh

02 HT

Việt Nam

1585 kW lạnh

17

Máy phát điện

01 cái

Mitsubishi Nhật

350 KVA

18

Máy niềng thùng

04 cái

Taiwan

120 thùng/h

19

Máy ép nylon đạp chân

03 cái

Việt Nam

2000 bọc/h

20

Máy ép mí PE liên tục

03 cái

Taiwan

-

21

Máy dò kim loại

06 cái

Nhật; Hàn Quốc

-

22

Máy quay mực

02 cái

Việt Nam

-

23

Tủ sấy cân

01 cái

Việt Nam

-

24

Máy hút chân không

4 cái

Taiwan

-

25

Máy rửa nguyên liệu

2 cái

Việt Nam

-

26

Máy in phun bao bì

2 cái

Mỹ

-

27

Bàn inox

50 cái

Việt Nam

3 m²/cái

28

Thùng cách nhiệt

50 cái

Việt Nam

800 lít

29

Xe đẩy tay

10 xe

Việt Nam

0,5 m³

30

Xe nâng tay

4 xe

Việt Nam

1 tấn

31

Máy xay đá

01 máy

Nhật Bản

3 Hp

32

Nồi trụng

01 cái

Việt Nam

45 kW

33

Hệ thống xử lý nước cấp

01 HP

Việt Nam

10 m³/giờ

34

Hệ thống xử lý nước thải

01 HP

Việt Nam

200 m³/ngày

35

Trạm biến thế 1000kVA và 1250kVA

02 trạm

Việt Nam

2250 KVA

36

Máy rửa nguyên liệu

01 cái

Việt Nam

500kg/h

 

1.5.2. Hiện trạng các hạng mục công trình tại cơ sở

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và trình tự thực hiện dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản theo công nghệ châu âu

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

2.1.1. Sự phù hợp về quy hoạch môi trường:

- Dự án phù hợp với Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với các nội dung quy định điều tra, giám sát,  quản lý các nguồn thải ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải.

- Dự án phù hợp với Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xét đến năm 2030;

- Dự án phù hợp với Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 26/1/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án “Xã hội hóa về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 trong đó ưu tiên phát triển các dự án xử lý chất   thải như rác thải, nước thải trên địa bàn tỉnh;

- Dự án phù hợp với Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Châu Thành năm 2022;

- Dự án phù hợp với Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 08/4/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý, xử lý rác thải, nước thải ở các đô thị, khu dân cư giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”.

2.1.2. Phân vùng môi trường

Cơ sở hoạt động hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc điều chỉnh, bổ sung Dự án “Xây dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận và phân vùng khí thải tại một số điểm nóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được phê duyệt tại Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 02/11/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đối với rạch Cà Lang, việc phân vùng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường như sau: Các nguồn thải xả nước trực tiếp vào rạch Cà Lang thì áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT, cột B -  Q3M2 (Q3 – lưu lượng dòng chảy < 50m3/s và M2 nguồn nước chưa dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt). Đối với nước thải chế biến thủy sản thì áp dụng QCVN 11-MT:2015 cột B – Q3M2 (Q3 – lưu lượng dòng chảy < 50m3/s và M2 - nguồn nước chưa dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).

Theo Quy định về xả thải vào các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thì nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy, thuộc hệ thống kênh có nguồn nước chưa dùng cho mục đích sinh hoạt. Qua kết quả phân tích Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm, trong nước thải chế biến thủy sản khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:

Cmax = C x Kq x Kf

 

Trong đó:

- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);

- C: giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm;

- Kq: hệ số lưu lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải; với lưu lượng nguồn tiếp nhận Q2 ≤  50 m3/s thì Kq = 0,9;

- Kf: hệ số lưu lượng nguồn thải; với lưu lượng nguồn thải 50<F≤500m3/ngày.đêm thì Kf = 1,1.

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

2.2.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận

Nước thải của cơ sở sau khi qua hệ thống xử lý nước thải sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận là rạch Cà Lang. Vị trí nhà máy nằm trong khu cảng cá Tắc Cậu, cách điểm thoát nước của cống chung ra rạch Cà Lang khoảng 450m, cùng hệ thống với sông Cái Lớn, rạch Cà Lang, rạch Sóc Tràm và chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây có biên độ dao động từ 0,8 - 1,2m nhưng càng sâu vào trong lòng đất liền biên độ triều giảm dần. Với hệ thống sông rạch như vậy là một trong những yếu tố thuận lợi cho công việc kinh doanh của nhà máy mà chủ yếu là vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Lưu lượng dòng chảy của rạch Cà Lang là  0,42m3/s (vào thời điểm đo đạt).

Tuy nhiên với vị trí xả thải và lưu lượng nước thải đã qua xử lý lớn nhất của nhà máy là 40m3/ngày đêm tương đương 0,00046 m3/s, lưu lượng này là rất nhỏ so với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận vào mùa khô là 3 m3/s. Do đó, mức độ ảnh hưởng của việc xả thải của cơ sở đến chế độ thủy văn và dòng chảy tại khu vực tiếp nhận nước thải là không đáng kể.

2.2.2. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước

Lưu lượng nước thải đã qua xử lý lớn nhất của nhà máy khi đi vào hoạt động là 180m3/ngày. Các thông số ô nhiễm đặc trưng đối với nước thải của Nhà máy là: pH, BOD5, COD, TSS, Amoni, Tổng Nitơ, Dầu mỡ động thực vật, Tổng Coliforms. Do đó, khi xả thải vào nguồn nước có thể gây một số tác động như sau:

- Tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) trong nước.

- Tăng độ đục của dòng nước trên rạch do tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng, giảm hiệu suất quang hợp và giảm độ oxy hòa tan trong nước.

- Tăng tải lượng ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD) thải vào nguồn nước, tăng quá trình oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ, giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước.

- Tăng tải lượng các chất dinh dưỡng trong nước (đặc trưng bởi các chỉ tiêu Nitơ tổng, Phospho tổng) dẫn đến có thể tăng trưởng thực vật quá mức (gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa).

- Giảm khả năng chịu tải hay khả năng tự làm sạch của dòng rạch.

- Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong khu vực.

Công ty cam kết chất lượng nước thải của Nhà máy sau khi qua hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt yêu cầu của QCVN 11-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải chế biến thủy sản (cột B).

2.2.3. Tác động đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh

Hệ sinh thái thủy sinh tại khu vực nguồn tiếp nhận và khu vực hạ lưu nguồn tiếp nhận có thể chịu những tác động như sau:

- Tăng độ đục, giảm lượng oxy hòa tan trong nước dẫn đến làm giảm hiệu suất quang hợp nên một số loài thủy sinh sống trong khu vực sẽ bị suy giảm, tác động đến nguồn cung cấp thức ăn cho hệ sinh thái thủy sinh.

- Khi dòng rạch không có khả năng tự làm sạch thì khả năng ô nhiễm nước do chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng... có thể xảy ra và sẽ tác động lớn đến đời sống sinh vật dưới nước, làm giảm sự đa dạng sinh học (giảm thành phần loài) và mật độ loài, làm bùng nổ mật độ sinh khối sinh vật nổi, sinh vật đáy,...

- Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng: nếu hàm lượng các chất dinh dưỡng vừa phải sẽ tạo điều kiện cho rong tảo, thủy sinh phát triển trong chu trình thức ăn. Tuy nhiên, nếu nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của rong tảo, gây hiện tượng phú dưỡng hóa. Sau thời kỳ nở rộ thực vật nổi, một lượng lớn tảo bị chết hàng loạt gây mùi khó chịu. Tảo chết chìm xuống đáy rạch với một khối lượng lớn sẽ tạo thành lượng chất dinh dưỡng tích lũy dưới đáy. Một số chất dinh dưỡng vô cơ dễ phân hủy được khoáng hóa trong chu trình trao đổi vật chất sẽ làm suy giảm lượng oxy tầng đáy, từ đó gây ra điều kiện yếm khí tầng đáy và phát sinh những sản phẩm độc hại như khí H2S, khí CH4... làm chết cá và một số loài thủy sinh vật khác.

- Ô nhiễm do chất hữu cơ: sự có mặt hàm lượng cao các chất hữu cơ dẫn đến suy giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước do vi sinh sử dụng lượng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ, tranh giành oxy và đe dọa sự sống của cá và các loại thủy sinh bậc cao khác.

- Ô nhiễm các chất lơ lửng: nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi các chất rắn lơ lửng sẽ làm tăng độ đục của nguồn nước, gây bồi lắng dòng rạch và cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh (làm giảm lượng động vật thủy sinh). Mặt khác, tăng độ đục còn làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất quang hợp. Nên một số loài thủy sinh sống trong khu vực sẽ bị suy giảm, tác động đến nguồn cung cấp thức ăn cho hệ sinh thái thủy sinh.

Tóm lại, khi kênh không còn khả năng tự làm sạch hoặc không còn khả năng chịu tải do: tăng nồng độ các chất ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống các loài động vật dưới nước như: tôm, cá,... giảm nguồn thức ăn cho cá và các sinh vật dưới nước.

Tuy nhiên, Công ty cam kết chất lượng nước thải của nhà máy sau khi qua hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt yêu cầu của QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột B). 

Do đó nước thải của nhà máy sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước rạch Cà Lang. Với chất lượng nước thải được xử lý như nêu trên, tác động tiêu cực của nước thải đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh là không đáng kể.

2.2.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác

Đối với các hoạt động kinh tế, xã hội của khu vực thì việc xả thải vào nguồn nước rạch Cà Lang cũng gây ra những tác động đáng kể như sau:

- Xả chất thải xuống làm ô nhiễm dòng kênh, giảm lượng oxy hoà tan trong nước nên làm cá và các sinh vật thuỷ sinh khác bị chết dẫn đến làm giảm thu nhập của ngư dân trong vùng.

- Hoạt động xả nước thải chưa qua xử lý sẽ làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm như: chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng tăng độ đục, phú dưỡng hóa gây mất mỹ quan dòng rạch, tạo mùi khó chịu ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh trong khu vực dẫn đến tác động đến các hoạt động sản xuất của người dân xung quanh và vùng lân cận, điển hình như: ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng ven rạch, nguồn nước ô nhiễm còn ảnh hưởng đến các hoạt động canh tác, tưới tiêu trong khu vực.

Ngoài ra, hoạt động xả thải không đúng quy định sẽ làm thay đổi cấu trúc quần xã thủy sinh vật, đồng thời làm cho môi trường suy thoái, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu nước sạch, bùng nổ dịch bệnh và gây thiệt hại về kinh tế.

Đối với nguồn xả thải của Nhà máy có lưu lượng xả thải khoảng 180 m3/ngày, lưu lượng này so với lưu lượng nước tại Rạch Cà Lang là không đáng kể. Thêm vào đó, chất lượng nguồn nước xả thải luôn được nhà máy đảm bảo đủ điều kiện để xả ra môi trường nên các tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội trong khu vực là không đáng kể. Ngoài ra, còn có nguồn thải từ dân cư sống dọc theo rạch Cà Lang.

2.2.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Theo Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang Về việc điều chỉnh, bổ sung Dự án “Xây dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận và phân vùng khí thải tại một số điểm nóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được phê duyệt tại Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 02/11/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thì nguồn nước mặt của rạch Cà Lang không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Với lưu lượng của rạch Cà Lang mùa kiệt là 0,42m3/s thì lưu lượng xả thải của Nhà máy rất nhỏ, khoảng 0,002m3/s.

Việc đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải được thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

Để đánh giá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận Cở sở đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành thu mẫu và phân tích các thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải và các thông số chất lượng nước nguồn tiếp nhận nước thải tại rạch Cà Lang. Kết quả phân tích được xác định trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích 10 mẫu nước thải và 10 mẫu nước mặt (kết quả phân tích từng mẫu nước thải đính kèm phụ lục), cụ thể như

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và trình tự thực hiện dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản theo công nghệ châu âu

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

 Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động trong nhà máy, rác nhà ăn của cán bộ công nhân viên có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và các loại bao bì (giấy, chất dẻo, thủy tinh). Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thực tế của nhà máy là 17.700 kg/năm.

Để đảm bảo vệ sinh chủ cơ sở đã đặt 4 thùng chứa rác có nắp đậy tại văn phòng, 2 thùng chứa rác tại nhà vệ sinh và 3 thùng chứa dọc lối đi. Hằng ngày, lượng rác thải sinh hoạt được nhân viên vệ sinh thu gom ra điểm tập kết trên đường chính Khu Cảng cá và được giao cho đơn vị thu gom, xử lý rác thải của Khu Cảng cá Tắc Cậu thu gom và xử lý 01 lần mỗi ngày từ 18 – 21h bằng xe chuyên dụng (Hợp đồng thu gom được đính kèm tại Phụ lục).

 Thu gom và xử lý chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn đặc thù của ngành chế biến thủy sản là phần dư thừa phát sinh từ công đoạn sơ chế và chế biến nguyên liệu. Đối với loại hình chế biến thủy sản thì rác thải sản xuất chủ yếu là phụ phẩm như: đầu, bụng, đuôi, kỳ, vây, vỏ, nội tạng…Tuy nhiên đây là nguồn thải có tiềm năng tận dụng cao để dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Thực tế, quá trình sản xuất lượng phụ phẩm này (đầu, xương, da, nội tạng) khoảng 800 – 1.000 kg/ngày.đêm. Chủ cơ sở đã ký hợp đồng với đơn vị có nhu cầu thu gom chất thải này (Hợp đồng thu gom được đính kèm tại Phụ lục).

Ngoài ra, các chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất có thể kể đến như: Bao bì tạm PE, PA; carton,…Thống kê số lượng rác thải phát sinh trong sản xuất như sau: 

Bảng 3.6: Chất thải rắn phát sinh tại nhà máy

STT

Tên Chất Thải

Số lượng (kg/năm)

1

Dây đai

255

2

Giấy các loại

14.772

3

Túi PE

5.592

4

Lafon

0

5

Nhựa bể

1.160

6

Ủng hư

60

7

Kim loại

1.618

 

Bên cạnh đó, chất thải rắn sản xuất còn có lượng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung khoảng 4.000 kg/năm.

Biện pháp quản lý và xử lý

Đối với các loại rác thải như: dây đai, túi PE, nhựa bể, giấy, lafon, kim loại, ủng hư,… cơ sở ký hợp đồng mua bán phế liệu với các đơn vị có nhu cầu (hợp đồng mua bán đính kèm theo phụ lục).

Nhà máy ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý bùn thải tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy (hợp đồng đính kèm phụ lục).

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Trong quá trình hoạt động Nhà máy đã được cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 91.000009.T ngày 10 tháng 11 năm 2019 do Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang cấp.

Các loại chất thải rắn độc hại phát sinh như: Bóng đèn hư hỏng, giẻ lau dính dầu nhớt, hộp mực in,…công ty đã thu gom, phân loại và lưu trữ tại kho chứa CTNH và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý (Hợp đồng đính kèm phụ lục) theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 về việc quản lý chất thải nguy hại về quản lý chất thải nguy hại.

Trong thời gian chờ đơn vị có chức năng đem đi xử lý, cơ sở thực hiện việc thu gom, quản lý chất thải đúng quy định, cụ thể như sau:

 + Kê khai chất thải nguy hại theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam

 + Các loại chất thải phát sinh bóng đèn huỳnh quang thải, chất thải có chứa dầu (giẻ lau), pin, ắc quy thải,…chứa vào thùng chứa riêng biệt có nắp đậy.

 + Chất thải nguy hại được tập kết vào lưu trữ tại nhà kho trong các thùng rác có nắp đậy, dán biển báo nguy hiểm, tách biệt với khu sản xuất, văn phòng làm việc, khu vực tập kết chất thải thông thường. Kho chứa được xây dựng với diện tích 4,3m² (DxRxH = 2,4m x 1,8m x 2,0m) phía trên bể bùn của hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn hoạt động được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7: Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn hoạt động

STT

Tên CTNH

Mã CTNH

Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (kg/tháng)

Báo cáo quản lý CTNH (kg/năm)

1

Chất thải có chứa dầu (thùng đựng, giẻ lau)

180201

5

30

2

Pin, ắc quy thải

160112

2

11

3

Các loại dầu thải khác

 

30

95

4

Bóng đèn huỳnh quang thải và các chất thải khác có chứa thủy ngân

170204

3

6

5

Vật liệu cách nhiệt, chống cháy thải có chứa amiang

150210

5

15

6

Hợp mực in thải có chứa thành phần nguy hại

080204

1

9

7

Các linh kiện thiết bị, điện tử (có chứa tụ điện, công tắc thủy ngân, thủy tinh từ ống phóng catot)

160113

2

11

Tổng cộng

48

170

3.5. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính của Nhà máy, phát sinh chủ yếu do hoạt động của các loại máy móc thiết bị, động cơ như máy nén khí, quạt gió, máy xay đá, máy phát điện...Ngoài ra tiếng ồn còn do hoạt động của phương tiện vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu cũng như hoạt động của con người.

Biện pháp quản lý và xử lý

Chống ồn bằng các phương pháp sau đây:

 + Cách ly các nguồn phát sinh tiếng ồn: khu vực máy khí nén, máy phát điện...

 + Lắp đệm chống ồn, rung cho các động cơ công suất lớn.

 + Kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng các máy móc thiết bị.

 + Trang bị nút tai chống ồn cho công nhân làm việc trong khu vực có mức ồn cao.

 + Lắp đệm cao su và lò so chống rung cho thiết bị công suất lớn.

 + Đối với máy phát điện, công ty sẽ xây dựng tường bao quanh để cách âm và đặt ở cuối hướng gió.

Hình 1.18: Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 

Để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra, Công ty TNHH Huy Nam đã thực hiện các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau:

3.6.1. Hệ thống xử lý nước thải:

- Xây dựng và áp dụng quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.

- Phân công nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải kiểm tra, giám sát thường xuyên các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải.

- Để giảm thiểu tối đa, tránh sự cố xảy ra với hệ thống xử lý nước thải, máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước thải. Công ty bố trí trực 24/24h nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra.

3.6.2. Chất thải nguy hại

- Chất thải nguy hại có thể phát tán ra môi trường do đỗ vỡ, cháy nổ, rò rỉ thiết bị chứa chất thải nguy hại dạng lỏng, sự cố cháy nổ kho chứa chất thải nguy hại,...

- Kho chứa chất thải nguy hại được bố trí xa khu vực có các thiết bị dễ gây cháy nổ. Phân công nhân viên thường xuyên kiểm tra kho chứa chất thải nguy hại tránh tình hình rò rỉ, ngã đổ các thùng chứa.

- Khi sự cố rò rỉ chất thải (chủ yếu là dầu nhớt thải) ra khỏi thiết bị lưu chứa thì tiến hành thu gom và thay thế thiết bị lưu chứa mới.

3.6.3. Phương án phòng cháy, chữa cháy

- Sự cố cháy nổ là vấn đề được cơ sở đặc biệt quan tâm. Cơ sở là nơi tập trung nhiều công nhân và nhân viên đặc biệt là khu vực chứa các vật liệu dễ cháy. Khi cháy nổ xảy ra sẽ gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người rất lớn. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ như sau:

- Lưu trữ các loại nguyên, nhiên liệu không đúng quy định, bất cẩn chứa chung các loại nguyên liệu dễ cháy nổ.

- Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực lưu chất thải nguy hại, khu lưu trữ nhiên liệu.

- Tồn trữ các loại bao, bì, giấy, nilong trong khu vực nhiệt độ cao có khả năng cháy nổ.

- Sự cố về các thiết bị như chập điện.

- Sự cố sét đánh cũng có thể dẫn đến cháy nổ.

 Biện pháp giảm thiểu:

- Tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy;

- Phổ biến nội quy an toàn sử dụng điện và có chế độ kiểm tra định kỳ;

- Trang bị các phương tiện chữa cháy: bình chữa cháy, bể nước dự trữ,...;

- Thường xuyên kiểm tra đường dây điện trong khu vực chứa nguyên liệu, khu vực kho sản xuất, các mối đấu nối vào các mạch nhánh, tụ điện,...

- Cơ sở gửi hồ sơ đến Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Kiên Giang đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC cho các công trình, hạng mục của cơ sở. Kết quả kiểm tra cho thấy, cơ sở đã lắp đặt xong hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chống sét.

 - Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC như: hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy như hộp họng chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại tất cả các cửa nhà kho, đảm bảo tất cả công nhân đều nắm được. Khi có sự cố cháy xảy ra, công nhân nắm vững 4 nguyên tắc;

       + Khi có dấu hiệu cháy cần thông báo khẩn cấp cho công nhân xung quanh;

       + Mang găng tay bảo vệ và ngắt tất cả nguồn điện;

       + Dùng bình chữa cháy, cát, nước chữa cháy tại chổ;

       + Điện thoại số 114 nhờ sự trợ giúp của đội chữa cháy chuyên nghiệp.

3.6.4. Sự cố tai nạn lao động

- Tai nạn lao động xảy ra chủ yếu trong khu vực kho chứa, đối tượng là công nhân bốc xếp, vận chuyển. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn có thể nêu ra như sau:

- Do tính bất cẩn và không tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động như không đeo găng tay, không mặc trang phục bảo hộ lao động...

- Công nhân không tuân thủ đúng quy trình vận hành dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị và thiết bị dùng điện.

- Như vậy, tai nạn lao động xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tính mạng cũng như tổn thất lớn về tinh thần cho các gia đình có nạn nhân bị tai nạn. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ khó xảy ra nếu công nhân lao động tự giác tuân thủ trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng hộ mà chủ cở cở đã cung cấp. Các trang thiết bị bảo hộ lao động chủ cơ sở trang bị mỗi năm như sau:

Bảng 3.8: Bảng thống kê thiết bị bảo hộ lao động

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1

Đồng phục bảo hộ lao động

Bộ/năm

2.000

2

Găng, yếm

Bộ/năm

10.000

3

Giầy ống

Bộ/năm

2.000

Ngoài ra, để trang bị kiến thức an toàn lao động cho tất cả công nhân, chủ cơ sở quy định nội quy an toàn lao động, các biển cảnh báo cạnh thiết bị điện và các phương án sơ cứu tai nạn lao động tại cửa ra vào nhà kho, khu vực sản xuất. Các quy định quan trọng như sau:

Yêu cầu công nhân vận hành, trực máy cách bộ phận điều khiển tối thiểu là 0,5 m

Công nhân phải tự giác mặc bảo hộ lao động khi làm việc. Kiên quyết chế tài việc công nhân không mặc bảo hộ lao động; bảo hộ lao động phải được sử dụng đúng mục đích tránh hư hỏng.

Về bộ phận cơ khí:

+ Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có đặt biển báo mới được sửa chữa.

+ Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy tính không và không có người đứng trong vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành.

+ Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn nhà xưởng, nơi làm việc.

Về sử dụng điện

+ Không được cắt điện ở cầu dao tổng, bố trí điện nếu chưa được sự cho phép.

+ Không được dùng các vật liệu có tham số kỹ thuật khác thiết kế để thay thế khi sửa chữa.

Về vệ sinh lao động

 Công nhân viên phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc mọi người phải giữ sạch sẽ nơi làm việc, ăn uống và nơi vệ sinh công cộng.

 Công nhân viên phải tham gia chương trình chống dịch bệnh và khám sức khỏe định kỳ hàng năm do Công ty tổ chức

 Công ty chỉ cho phép công nhân viên vào Công ty làm việc với trạng thái cơ thể tâm lý bình thường. Tổ trưởng có thể buộc công nhân viên ngừng việc khi phát hiện công nhân viên có sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu...

3.6.5. Sự cố tai nạn giao thông 

Hoạt động của Nhà máy sẽ làm gia tăng mật độ giao thông do các phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất, phương tiện đi lại của công nhân. Vì vậy là nơi tập trung nhiều cơ sở chế biến thủy hải sản đông lạnh và các ngành sản xuất khác. Việc tập trung các phương tiện giao thông tại khu vực bến bãi cơ sở cũng làm tăng tần suất tai nạn giao thông, làm tăng nguy cơ gây mất trật tự và dễ làm phát sinh mâu thuẫn với các Nhà máy tại khu Cảng cá. Ngoài ra, chủ cơ sở cũng quy định tốc độ di chuyển của xe gắn máy và xe tải trong khuôn viên cơ sở <10 km/h. Song song đó, thường xuyên vệ sinh các cống rãnh vào mùa mưa để tránh trơn trượt gây ra các sự cố đáng tiếc.

3.6.6. Phương án an toàn khi lưu trữ hóa chất

Do nhà máy có sử dụng một lượng hóa chất dễ bay hơi, dễ cháy nổ do đó công ty đã xây dựng kho chứa hóa chất để lưu trữ.

Nền và tường của kho chứa không thấm nước đặt ở nơi cao ráo và có mái che đề phòng ngập nước. Tính chịu lửa của kết cấu cao.

Kho chứa rộng rãi thoáng mát, bố trí các thiết bị báo cháy và chữa cháy đúng quy định của cơ quan quản lý PCCC

Các hóa chất được chứa trong các phùng phuy, thùng kín không để rò rỉ ra ngoài. Các thùng phuy có dán nhãn và được đặt trên các pallet gỗ, bố trí hợp lý về khoảng cách giữa các hàng để đảm bảo an toàn và hạn chế gây cháy nổ.

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Ngoài các công trình bảo vệ môi trường nêu trên, Nhà máy không có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nào khác.

3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Hiện tại công ty không có nội dung nào thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.lapduan.comwww.lapduan.info ; www.khoanngam.com     

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha