Giấy phép môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khu du lịch sinh thái vườn quốc gia

Hồ sơ xin Giấy phép môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khu du lịch sinh thái vườn quốc gia và thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án khu du lich sinh thái vườn quốc gia

Ngày đăng: 28-06-2023

334 lượt xem

Hồ sơ xin Giấy phép môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khu du lịch sinh thái vườn quốc gia và thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án khu du lich sinh thái vườn quốc gia

1. Xuất xứ dự án 1

1.1. Thông tin chung về Dự án 1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đầu tư của Dự án 2

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án đối với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 2

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 3

2.1. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của Dự án. 3

2.1.1. Các văn bản pháp luật 3

2.1.2. Các Nghị định của Chính phủ 4

2.1.3. Các thông tư của các bộ, ngành 6

2.1.4. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 7

2.2. Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến dự án 8

2.3. Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

......................................................................................................................................9

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 9

3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 9

3.2. Thông tin về chủ Dự án 10

3.3. Thông tin đơn vị tư vấn 10

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường 12

4.1. Các phương pháp Đánh giá tác động môi trường 12

4.1.1. Phương pháp lập bảng liệt kê 12

4.1.2. Phương pháp ma trận 13

4.1.3. Phương pháp đánh giá nhanh 13

4.1.4. Phương pháp chuyên gia 13

4.1.5. Phương pháp chồng ghép bản đồ 13

4.1.6. Phương pháp đánh giá rủi ro 14

4.2. Các phương pháp khác 14

4.2.1. Phương pháp thống kê, kế thừa nguồn số liệu sẵn có 14

4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 14

4.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

..................................................................................................................................14

4.2.4. Phương pháp so sánh 15

4.2.5. Phương pháp tham vấn cộng đồng 15

5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 15

5.1. Thông tin về dự án 15

5.1.1. Thông tin chung 15

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất 15

5.1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án 15

5.1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường 16

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 16

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 17

5.3.1. Tác động đến môi trường nước 17

5.3.2. Tác động đến môi trường đất 18

5.3.3. Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn 18

5.3.4. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội 19

5.3.5. Tác động đến hệ sinh thái 21

5.4. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục tác động môi trường của dự án 21

5.4.1. Bảo vệ môi trường nước 21

5.4.2. Bảo vệ môi trường không khí và giảm độ ồn 22

5.4.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn 23

5.4.4. Thiết lập vùng đệm xanh giữa các khu vực có tiềm năng xung khắc với khu vực nhạy cảm môi trường 24

5.4.5. Giảm thiểu các tác động môi trường xã hội 24

5.4.6. Phòng ngừa tai biến môi trường 24

5.4.7. Xây dựng kế hoạch quản lý, quan trắc, giám sát tác động môi trường 25

5.4.8. Các biện pháp khác 25

5.5. Giải pháp bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 26

5.5.1. Chỉ tiêu bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học 26

5.5.2. Các giải pháp bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên 27

5.5.3. Giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên 28

5.5.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn 28

5.5.5. Các chương trình bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên 29

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 31

1.1. Thông tin về dự án 31

1.1.1. Tên dự án 31

1.1.2. Chủ dự án 31

1.1.3. Vị trí địa lý 31

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 38

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 40

1.1.6. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 43

1.1.6.1. Mục tiêu của Dự án 43

1.1.6.2. Loại hình dự án 43

1.1.6.3. Quy mô, công suất và công nghệ của dự án 43

1.2. Các hạng mục công trình của Dự án 49

1.2.1. Các hạng mục công trình chính của dự án 49

1.2.1.1. Khu vực xây dựng công trình nghỉ dưỡng 49

1.2.1.2. Khu vực thương mại dịch vụ 52

1.2.1.3. Khu vực dich vụ hậu cần 53

1.2.1.4. Công trình khu vực bảo tồn và giáo dục đa dạng sinh học Khu Ga đến 54

1.2.1.5. Công trình khu vực dịch vụ và công viên rừng Khu Ga đến 54

1.2.1.6. Công trình khu vực Ga cáp treo kết hợp dịch vụ 54

1.2.1.7. Công trình khu vực dịch vụ du lịch Khu ga đến 55

1.2.1.8. Các công trình khác tại Khu Ga đến 55

1.2.2. Các công trình phụ trợ của Dự án 57

1.2.2.1. Khu vực rừng tự nhiên (giữ nguyên hiện trạng) 57

1.2.2.2. Khu vực cảnh quan, quảng trường 57

1.2.2.3. Hạ tầng kỹ thuật và giao thông 58

1.2.2.5. Cấp điện 59

1.2.2.6. Hệ thống thông tin liên lạc 60

1.2.2.7. Cấp nước 61

1.2.3. Các hoạt động của dự án 63

1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của dự án 63

1.2.4.1. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải 63

1.2.4.2. Kho lưu trữ tạm thời chất thải rắn 70

1.2.5. Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; các công trình bảo vệ môi trường khác 70

1.2.5.1. Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 70

1.2.5.2. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố cháy nổ 71

1.2.5.3. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố vận hành hệ thống xử lý nước thải 71

1.2.5.4. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố khác 71

1.2.6. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 71

1.3. Nguyên, nghiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cả dự án; nguồn cung cấp điện, nước và cá sản phẩm của dự án 72

1.3.1. Nhu cầu nguyên vật liệu trong giai đoạn thi công xây dựng 72

1.3.1.1. Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ giai đoạn thi công xây dựng 72

1.3.1.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 76

1.3.1.3. Nhu cầu sử dụng nước 77

1.3.1.4. Nhu cầu sử dụng điện 77

1.3.2. Nhu cầu nguyên vật liệu trong giai đoạn vận hành 77

1.3.2.1. Nhu cầu nhiên liệu cho việc vận hành các công trình 77

1.3.2.2. Nhu cầu về hóa chất sử dụng trong quá trình vận hành hệ thống XLNT 78

1.3.2.3. Nhu cầu sử dụng điện 79

1.3.2.4. Nhu cầu sử dụng nước 79

1.3.3. Sản phẩm của dự án 79

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 80

1.4.1. Vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật 80

1.4.1.1. Vận hành hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải 80

1.4.1.2. Vận hành Trạm XLNTTT 80

1.4.1.3. Vận hành hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải 81

1.4.2. Duy tu, bảo trì, bão dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật 82

1.4.2.1. Duy tu, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện 83

1.4.2.2. Duy tu, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thu gom, thoát nước mưa; thu gom nước thải 83

1.4.2.3. Vệ sinh kho trung chuyển chất thải 84

1.5. Biện pháp tổ chức thi công 84

1.5.1. Công tác chuẩn bị 84

1.5.1.1. Xây dựng khu lán trại, khu tập kết nguyên vật liệu và khu lưu trữ tạm thời chất thải răn 84

1.5.1.2. Chặt bỏ, dọn dẹp lớp phủ thực vật 85

1.5.1.3. Vận chuyển, đổ bỏ CTR phát sinh 86

1.5.2. Biện pháp thi công tổng thể của dự án 86

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 98

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án 98

1.6.2. Tổng mức đầu tư của dự án 99

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 99

1.6.3.1. Giai đoạn xây dựng 100

1.6.3.2. Giai đoạn vận hành 102

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XàHỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 104

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 104

2.1.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 104

2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 104

2.1.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 105

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 112

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế 112

2.1.2.2. Điều kiện về xã hội 114

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 117

2.2.1.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 119

2.2.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt 120

2.2.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất 122

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học 122

2.2.2.1. Thực vật 122

2.2.2.2. Động vật 125

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 126

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 128

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 131

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 131

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 131

3.1.1.1. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải 131

3.1.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải 162

3.1.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động gây nên bởi rủi ro, sự cố của dự án 173

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tiêu cực khác đến môi trường 176

3.1.2.1. Biện pháp, công trình phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực có liên quan đến nước thải 176

3.1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực có liên quan đến chất thải rắn 179

3.1.2.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực có liên quan bụi, khí thải 184

3.1.2.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực không liên quan đến chất thải 187

3.1.2.5. Biện pháp giảm thiểu các tác động xã hội và các tác động khác 190

3.1.2.6. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 192

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 198

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 198

3.2.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải 198

3.2.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải 213

3.2.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động rủi ro, sự cố môi trường 219

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tiêu cực khác đến môi trường 222

3.2.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải 222

3.2.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải

................................................................................................................................235

3.2.2.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động rủi ro, sự cố môi trường 242

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 249

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 249

3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 252

3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 252

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 253

3.4.1. Mức độ chi tiết của các kết quả đánh giá, dự báo 253

3.4.2. Mức độ tin cậy của các đánh giá 255

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 258

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 259

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 259

5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ Dự án 268

5.2.1. Giám sát trong giai đoạn triển khai xây dựng 268

4.2.2. Giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải 273

4.2.3. Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động 274

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN 277

6.1. Tham vấn cộng đồng 277

6.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 277

6.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 277

6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định 279

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 281

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 295

1. Kết luận 295

2. Kiến nghị 295

3. Cam kết 296

TÀI LIỆU THAM KHẢO 298

PHỤ LỤC 299

Hồ sơ xin Giấy phép môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khu du lịch sinh thái vườn quốc gia và thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án khu du lich sinh thái vườn quốc gia

 

 

Bảng 0.1. Danh sách người tham gia chính lập báo cáo ĐTM của dự án 10

Bảng 1.1. Điểm tọa độ mốc ranh giới Dự án 35

Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất theo chức năng công trình của Dự án 47

Bảng 1.4. Cơ cấu sử dụng đất theo chức năng công trình - Ga đi 48

Bảng 1.5. Cơ cấu sử dụng đất theo chức năng công trình- Ga đến 48

Bảng 1.6. Chỉ tiêu sử dụng Khu vực xây dựng công trình nghỉ dưỡng 50

Bảng 1.7. Chỉ tiêu sử dụng Khu vực xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng 51

Bảng 1.8. Khu vực xây dựng công trình nghỉ dưỡng thương mại Khu Ga đi 51

Bảng 1.9. Thống kê số phòng lưu trú 52

Bảng 1.10. Khu vực thương mại dịch vụ 53

Bảng 1.11. Khu vực dịch vụ hậu cần Khu Ga đi 53

Bảng 1.12. Khu vực bảo tồn và giáo dục đa dạng sinh học Khu Ga đến 54

Bảng 1.13. Khu vực dịch vụ và công viên rừng Khu Ga đến 54

Bảng 1.14. Khu vực Ga cáp treo kết hợp dịch vụ 54

Bảng 1.15. Khu vực dịch vụ du lịch Khu Ga đến 55

Bảng 1.16. Các công trình khác tại khu ga đến 56

Bảng 1.17. Khu vực rừng tự nhiên 57

Bảng 1.18. Khu vực cảnh quan, quảng trường 57

Bảng 1.19. Khu vực hạ tầng kỹ thuật và giao thông 58

Bảng 1.20. Khối lượng nhu cầu điện Khu Ga đến 60

Bảng 1.21. Tổng hợp khối lượng hệ thống thông tin liên lạc 61

Bảng 1.22. Tổng hợp khối lượng mạng lưới cấp nước 62

Bảng 1.23. Tổng hợp khối lượng hệ thống thoát nước mưa khu vực dự án 65

Bảng 1.24. Lượng nước thải phát sinh khu ga đi 66

Bảng 1.25. Lượng nước thải phát sinh khu ga đến 67

Bảng 1.25. Nhu cầu nguyên liệu phục vụ Dự án trong giai đoạn xây dựng (khu ga đi) 73

Bảng 1.26. Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ Dự án trong giai đoạn xây dựng (khu ga đến)

............................................................................................................................................74

Bảng 1.27. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu (DO) cho 01 ca làm việc 76

Bảng 1.28. Nhu cầu hóa chất sử dụng cho 02 Trạm XLNT tập trung 78

 

Bảng 1.29. Số phòng khách sạn nghỉ dưỡng dự tính khu Ga đi 79

Bảng 1.30. Số phòng khách sạn nghỉ dưỡng dự tính khu Ga đến 79

Bảng 1.32. Dự toán chi tiết các hạng mục công trình của dự án 99

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng tại trạm Tam Đảo giai đoạn 2017 - 2021 105

Bảng 2.2. Độ ẩm trung bình các tháng tại trạm Tam Đảo giai đoạn 2017 - 2021 106

Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình các tháng tại trạm Tam Đảo giai đoạn 2017 - 2021 107

Bảng 2.4. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp – nuôi trồng thủy sản khu vực lân cận dự án tính đến 30/12/2021 (Đơn vị: ha) 113

Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt khu vực lân cận dự án giai đoạn năm 2019-2021 113

Bảng 2.6. Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực lân cận dự án năm 2021 114

Bảng 2.7. Diện tích đất chuyên dùng và đất ở khu vực lân cận dự án tính đến 30/12/2021

..........................................................................................................................................115

Bảng 2.8. Vị trí quan trắc hiện trạng môi trường khu vực dự án 117

Bảng 2.9. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu 118

Bảng 2.10. Phương pháp đo tại hiện trường 118

Bảng 2.11. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 118

Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 119

Bảng 2.13. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt 120

Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đât 122

Bảng 2.15 Thành phần loài thực vật bậc cao có mạch theo các ngành, họ, chi 123

Bảng 3.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị Dự án 131

Bảng 3.2. Đối tượng bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án 133

Bảng 3.3. Tính chất và thành phần nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công 135

Bảng 3.4. Khối lượng đất hữu cơ bóc bỏ trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án 140

Bảng 3.5. Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình vận chuyển của dự án 142

Bảng 3.6. Hệ số phát thải chất ô nhiễm của các máy móc, thiết bị thi công 143

Bảng 3.7. Định mức tiêu thụ dầu và lưu lượng khí thải của một số thiết bị máy móc thi công

..........................................................................................................................................144

Bảng 3.8. Lượng phát thải của một số thiết bị thi công trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của khu Bến Tắm 145

 

Bảng 3.9. Lượng phát thải của một số thiết bị thi công trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của khu Tam Đảo II 147

Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của một số máy móc thiết bị thi công của khu Bến Tắm 148

Bảng 3.11. Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của một số máy móc thiết bị thi công của khu Tam Đảo II 149

Bảng 3.12. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện dự phòng

..........................................................................................................................................152

Bảng 3.13. Thành phần bụi khói của một số loại que hàn 153

Bảng 3.16. Thành phần CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng Dự án 160

Bảng 3.17. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải giai đoạn xây dựng 162

Bảng 3.18. Mức độ tiếng ồn điểm hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 2m 162

Bảng 3.19. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách tại khu Bến Tắm và khu Tam Đảo II 164

Bảng 3.20. Mức độ gây rung của một số loại máy móc xây dựng 167

Bảng 3.21. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành của Dự án 199

Bảng 3.22. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 200

Bảng 3.23. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 202

Bảng 3.24. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu 204

Bảng 3.25. Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt 206

Bảng 3.26. Thành phần chất ô nhiễm trong cặn bùn từ hệ thống thu gom và thoát nước211

Bảng 3.27. Một số loại CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành 213

Bảng 3.27. Tiếng ồn phát sinh tại các khu vực khác nhau 214

Bảng 3.28. Thống kê vị trí các trạm XLNT và bể phốt 3 ngăn 224

Bảng 3.28. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và kinh phí dự kiến 249

Bảng 3.31. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp sử dụng 256

Bảng 5.1. Bảng tổng hợp chương trình quản lý môi trường của Dự án 260

Bảng 5.2. Nội dung giám sát môi trường không khí trong giai đoạn thi công 268

Bảng 5.3. Nội dung giám sát môi trường nước thải thi công 269

Bảng 5.4. Nội dung giám sát nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công 269

Bảng 5.5. Nội dung giám sát môi trường nước mặt trong giai đoạn thi công 269

 

Bảng 5.6. Giám sát đa dạng sinh học giai đoạn thi công 270

Bảng 5.7. Chi phí giám sát môi trường giai đoạn thi công 271

Bảng 5.8. Chi phí giám sát môi trường giai đoạn vận hành thử nghiệm 274

Bảng 5.9. Nội dung giám sát môi trường không khí trong giai đoạn hoạt động 274

Bảng 5.10. Nội dung giám sát nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động 275

Bảng 5.11. Chi phí giám sát môi trường giai đoạn hoạt động 276

Bảng 6.1. Tổng hợp các ý kiến đóng góp bằng văn bản và nội dung giải trình, chỉnh sửa

..........................................................................................................................................282

6.2. Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn 294

 

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực thực hiện dự án 33

Hình 1.2. Vị trí của dự án trong phân khu dịch vụ hành chính của VQG Tam Đảo 34

Hình 1.3. Hiện trang giao thông khu vực ga đến 40

Hình 1.3. Sơ đồ quy định tầng cao tối đa xây dựng công trình đối với Khu Ga đi 45

Hình 1.4. Sơ đồ quy định tầng cao tối đa xây dựng công trình đối với Khu Ga đến 45

Hình 1.5. Sơ đồ phương án thoát nước mưa và xử lý nước thải của dự án 64

Hình 1.6. Phương thức thu gom và xử lý chất thải phát sinh tại dự án 82

Hình 1.7. Sơ đồ minh hoạ san nền cân bằng đất tại chân công trình 87

Hình 1.8. Sơ đồ quản lý nhân sự dự kiến giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công Dự án

..........................................................................................................................................100

Hình 1.9. Sơ đồ quản lý nhân sự dự kiến giai đoạn vận hành Dự án 103

Hình 2.1. Vị trí khu vực quy hoạch trong Định hướng phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh Vĩnh Phúc 128

Hình 3.1. Nhà vệ sinh di động bố trí trong thời gian thi công (minh họa) 177

Hình 3.2. Sơ đồ thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt 180

Hình 3.3. Thiết bị tách dầu, mỡ 223

Hình 3.4. Sơ đồ thu gom nước thải của Dự án 223

Hình 3.5. Modul xử lý nước thải ICUE03 226

Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt chung của Dự án 227

Hình 3.7. Quy trình thu gom, xử lý khí thải tại khu vực bếp 230

Hình 3.8. Chi tiết chụp hút khói, khử mùi 230

Hình 3.9. Mô phỏng thùng chứa rác thải sinh hoạt 234

Hình 3.10. Sơ đồ lắp đặt thiết bị kiểm soát an toàn cáp 246

Hình 3.11. Sơ đồ tổ chức thực hiện kế hoạch BVMT trong giai đoạn hoạt động 253

 

MỞ ĐẦU

Hồ sơ xin Giấy phép môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khu du lịch sinh thái vườn quốc gia và thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án khu du lich sinh thái vườn quốc gia

1. Xuất xứ dự án

1.1. Thông tin chung về Dự án

Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong dãy núi lớn Tam Đảo, thuộc địa phận của 23 xã, 4 huyện, thị của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 75km về phía Bắc. VQG Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm. VQG Tam Đảo còn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, điều tiết nguồn nước và bảo vệ đất đai, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống cho một phần đồng bằng Bắc bộ trong đó có thủ đô Hà Nội.

Khu vực Tam Đảo đang được đầu tư để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, du lịch Tam Đảo vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Việc thu hút các đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ, nâng cấp và phát triển các điểm du lịch, vui chơi giải trí, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với yếu tố bản địa, tạo dựng sản phẩm, hình ảnh đặc trưng mang thương hiệu du lịch Tam Đảo trở nên cấp thiết. Vì vậy, việc thực hiện dự án “Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 – Bến Tắm – Thác 75” (Phân khu dịch vụ hành chính, Vườn quốc gia Tam Đảo) là rất cần thiết.

Vườn quốc gia Tam Đảo xây dựng Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2021-2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1775/QĐ-BNN-TCLN ngày 26/04/2021 nhằm khai thác, sử dụng và phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và thương hiệu du lịch Tam Đảo trên cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững; huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển dịch vụ du lịch tăng nguồn thu để tái dầu tư thực hiện có hiệu quả Phương án Quản lý, Bảo tồn và Phát triển rừng bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II – Bến Tắm – Thác 75 thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo với tổng diện tích thuê môi trường rừng 385,5ha (3.855.000m²). Mục tiêu của dự án: (1) Hình thành một mô hình dịch vụ, du lịch sinh thái mới, tạo ra một không gian thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo tồn rừng. (2) Hình thành một trọng điểm du lịch có sức thu hút lớn, hấp dẫn du khách, tạo việc làm, tăng ngân sách của địa phương; (3) Hướng tới khai thác bền vững nhằm phát huy tối đa giá trị của môi trường rừng; (4) Tạo nguồn thu bền vững, ổn định để tái đầu tư cho

 

công tác bảo vệ, phát triển rừng. Do vậy, dự án: Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II – Bến Tắm – Thác 75, Vườn quốc gia Tam Đảo là rất cần thiết.

Dự án sử dụng diện tích thuê môi trường rừng của vườn Quốc gia Tam Đảo, và có phạm vi quy hoạch thuộc 2 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Như vậy, đây là dự án đầu tư nhóm I theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 28; quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 30, Luật BVMT 2020). Do vậy, dự án phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35, Luật BVMT 2020, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.

Loại hình Dự án: Dự án đầu tư mới.

1.2.  quan, tổ chức  thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đầu  của Dự án

Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II – Bến Tắm – Thác 75, do Công ty TNHH Mặt trời Tam Đảo làm chủ đầu tư và phê duyệt báo cáo đầu tư của Dự án.

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu  với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án đối với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật  liên quan

Dự án: Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II – Bến Tắm – Thác 75, nằm trong phân khu dịch vụ hành chính, thuộc VQG Tam Đảo, phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt, cụ thể:

- Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 5468/QĐ-BNN-TCTN ngày 29/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái tại khu Tam Đảo II – Bến Tắm – thác 75, Vườn Quốc gia Tam Đảo

- Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCLN ngày 26/03/2021 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt phương án Quản lý, Bảo tồn và Phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo, giai đoạn 2021-2030;

- Quyết định số 1775/QĐ-BNN-TCLN ngày 26/04/2021 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2021-2030;

 

- Quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 09/6/2021 của UNND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

- Văn bản số 575/TTg-KTN ngày 25/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo;

Như vậy, Dự án được đầu tư thực hiện trong vườn Quốc gia Tam Đảo dựa trên cơ sở được các cơ quan chức năng cho phép và đúng quy hoạch vùng, và tỉnh Vĩnh Phúc đã được phê duyệt.

2. Căn cứ pháp   kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1. Cơ sở pháp lý  kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM  lập báo cáo ĐTM của Dự án.

2.1.1. Các văn bản pháp luật

•1. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

1.1. Thông tin về dự án

5.1.1. Thông tin chung

− Tên Dự án: Dự án: “Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II – Bến Tắm – Thác 75”.

− Địa điểm thực hiện Dự án: Phân khu dịch vụ hành chính - VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

− Chủ dự án: Công ty TNHH Mặt trời Tam Đảo.

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên toàn bộ Dự án: Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II – Bến Tắm – Thác 75 với diện tích 3.855.000,41 m2.

5.1.3. Các hạng mục công trình  hoạt động của Dự án

− Các hạng mục công trình gồm: Diện tích khu Ga đi: 950.000m²; tương đương khoảng 24,64% tổng diện tích toàn khu dự án, diện tích khu Ga đến: 2.905.000 m²; tương đương khoảng 75,36% tổng diện tích toàn khu dự án.

*Các hoạt động của Dự án:

Giai đoạn thi công xây dựng khu ga đi: Hoạt động san nền tạo mặt bằng thi công, xây dựng các hạng mục công trình của khu ga đi gồm: khu công trình nghỉ dưỡng, khách sạn nghỉ dưỡng, khu công trình nghỉ dưỡng thương mại, công trình thương mại dịch vụ, khu dịch vụ hậu cần, công trình ga cáp treo kết hợp dịch vụ, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, quảng trường.

 

Giai đoạn thi công xây dựng Khu ga đến: Hoạt động san nền tạo mặt bằng thi công, xây dựng các hạng mục công trình của khu ga đến gồm công trình nghỉ dưỡng, công trình khách sạn nghỉ dưỡng, công trình thương mại dịch vụ, ga cáp treo kết hợp dịch vụ, khu trung tâm bảo tồn và giáo dục đa dạng sinh học, khu dịch vụ và công viên rừng, khu du lịch trải nghiệm sinh thái, khu trung tâm sáng tạo – nghệ thuật, khu chăm sóc sức khỏe và trị liệu, khu vườn thực vật, khu du lịch sinh thái – khám phá – giải trí và thể thao, khu chăm sóc sức khỏe và trị liệu, khu vườn thực vật, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe.

Giai đoạn vận hành: Hoạt động lưu trú ở khu công trình nghỉ dưỡng, khách sạn nghỉ dưỡng; hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở khu thương mại; khu vực ga cáp treo; hoạt động của các công trình công cộng; khu bảo tàng, công viên, khu sáng tạo nghệ thuât, khu chăm sóc sức khỏe trị liệu, khu vườn thực vật, khu du lịch sinh thái, khám phá, thể thao và hoạt động của các công trình bảo vệ môi trường của Dự án.

5.1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 - Bến Tắm - Thác 75”, là dự án triển khai có yếu tố nhạy cảm về môi trưởng khi triển khai tại diện tích thuê môi trường rừng (3.855.000,41 m2), thuộc vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Như vậy, dự án thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp (Theo điểm c, khoản 1, Điều 28, Mục 2, Luật BVMT 2020).

1.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường bao gồm:

• Hoạt động san gạt mặt bằng tại khu bến tắm, khu ga đi, khu ga đến.

• Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật: giao thông nội bộ; cáp treo, cấp điện; cấp nước; thu gom, thoát nước mưa, xử lý, thoát nước thải; trạm xử lý nước thải tập trung; kho trung chuyển chất thải; cây xanh, cảnh quan.

• Hoạt động xây dựng công trình nghỉ dưỡng (biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn nghỉ dưỡng; công trình nghỉ dưỡng thương mại, nhà quản lý).

- Hoạt động xây dựng: khu trung tâm sáng tạo - nghệ thuật; khu chăm sóc sức khỏe và trị liệu; khu dịch vụ và công viên rừng; khu vườn thực vật; khu du lịch trải nghiệm sinh thái; khu trung tâm bảo tồn và giáo dục đa dạng sinh học.

- Hoạt động xây dựng: công trình giao thông, và đầu mối hạ tầng tầng kỹ thuật gồm: công trình ga cáp treo kết hợp dịch vụ.

- Hoạt động phục vụ lưu trú cho khách du lịch tại khu nghỉ dưỡng.

• Hoạt động kinh doanh của các khu thương mại dịch vụ (nhà hàng, cafe, bar…).

• Hoạt động của các công trình công cộng.

1.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1. Tác động đến môi trường nước

Môi trường nước bị tác động chủ yếu do nguồn nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, các tác động do quá trình san lấp. Đây là các tác động chính tới chất lượng nước.

Trong giai đoạn thi công: Các nguy cơ gây ô nhiễm có thể tính tới như CTR, vật liệu xây dựng, đất đá san lấp tạo mặt bằng bị rửa trôi cùng với nước xuống hạ lưu gây ô nhiễm, xuống hệ thống cống rãnh xung quanh gây tắc các đường thoát nước khu vực và gây bụi khi có gió lớn; nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình thi công. Trong quá trình thi công, nước mưa còn nhiễm các loại dầu mỡ thải ra từ các động cơ của xe, máy sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch môi trường nước tự nhiên. Các tác động này diễn ra trong thời gian ngắn, có thể giảm thiểu.

Trong giai đoạn vận hành: Phát triển du lịch và những hoạt động liên quan kéo theo chủ yếu nhằm phục vụ thoả mãn nhu cầu của du khách. Những hoạt động này đã và đang làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và suy thoái. Những hoạt động sinh hoạt của khách như vứt rác, phóng uế bừa bãi làm mất mỹ quan gây mùi hôi thối, làm cho các dòng suối vẩn đục và mất đi cảm giác linh thiêng thơ mộng. Việc san lấp xây dựng dẫn đến thay đổi cấu trúc địa tầng cùng với sự ô nhiễm nguồn nước mặt, lượng rác thải nếu không được xử lý triệt để là những nguyên nhân chủ yếu trực tiếp làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và suy giảm.

Hiện nay chất lượng nước mặt, nước ngầm ở Vườn quốc gia Tam Đảo còn tốt. Dự báo đến khi đi vào hoạt động lượng nước thải phát sinh khoảng 1.000 m3/ngày. Lượng nước thải này không cho phép đổ thải vào các suối, ao, hồ vì Vườn quốc gia Tam Đảo có độ cao hơn vùng xung quanh. Do đó để bảo vệ môi trường thì phải đảm bảo tất cả các nguồn nước thải của Vườn quốc gia Tam Đảo đều được xử lý 100% đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải.

5.3.2. Tác động đến môi trường đất

Quy hoạch được thực hiện làm thay đổi sử dụng đất theo xu hướng tốt, từ đất trống trong rừng ít giá trị để xây dựng các công trình dịch vụ du lịch làm tăng giá trị sử dụng đất.

Khu vực thiết kế san lấp nhiều. Cần rất lưu ý các nguy cơ sụt lún, đặc biệt khi xây công trình như cáp treo.

Ngoài tác động trong quá trình xây dựng và thi công do đào đắp với khối lượng lớn, nhìn chung khu du lịch không có ảnh hưởng lớn đến môi trường đất.

Việc thay thế đất trống trong rừng bằng xây dựng công trình sẽ làm thay đổi cơ cấu mặt phủ. Nước tập trung nhanh, yêu cầu xây dựng hệ thống thu gom nước mặt tốt. Các hoạt động xây dựng trên đồi núi có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu đất, khả năng tạo ra các sạt lở nếu không có hệ thống taluy, tường chắn đúng kỹ thuật. Phần lớn các tác động này đều có thể dự báo và xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật.

5.3.3. Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn

Trong giai đoạn xây dựng: Nguy cơ gây ô nhiễm lớn do các hoạt động san nền, đào đắp, rơi vãi vật liệu xây dựng. Yếu tố ô nhiễm chủ yếu là khói bụi do sự hoạt động của các phương tiện thi công và vật liệu xây dựng, san nền kích thước nhỏ. Phạm vi ô nhiễm không chỉ giới hạn trong công trường do tính phát tán mạnh của không khí. Quá trình xây dựng cũng gây phát sinh tiếng ồn lớn. Kết hợp cùng với khói bụi và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông cơ giới các yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Trong giai đoạn vận hành: Việc phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Tam Đảo sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến bầu không khí xung quanh. Hoạt động của các phương tiện giao thông, hoạt động văn hóa, hương khói, hoạt động vui chơi kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua bán hàng hoá lưu niệm là những nguyên nhân đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí, làm tăng các chỉ số ô nhiễm như khí SO2, CO, H2S, đặc biệt là tiếng ồn làm cho nơi đây mất sự thanh tịch, hoang sơ.

Trong trường hợp thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch sinh thái trong tương lai, với các nguồn thải, chất lượng môi trường không khí cần có những giải pháp tích cực về môi trường khi triển khai thi công xây dựng nhà cửa, hệ thống giao thông đường bộ, và hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch.

Theo định hướng quy hoạch, Vườn quốc gia Tam Đảo sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có dự án phát triển giao thông, khách sạn… phục vụ du lịch sinh thái cũng như quy hoạch phát triển giao thông đô thị khác phục vụ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của dân cư vùng đệm, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng Tam Đảo 2. Nhằm đảm bảo yêu

 

cầu bảo tồn và phát triển bền vững của hệ sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo, trong quá trình nghiên cứu, các giải pháp phát triển hệ thống giao thông cần bám sát địa hình, tôn trọng cảnh quan thiên nhiên trên cơ sở mở rộng các tuyến đường mòn tuần tra bảo vệ rừng hiện hữu đảm bảo hạn chế các tác động môi trường, cũng như sự xâm hại đến Vườn quốc gia Tam Đảo, cả về đa dạng sinh học và môi trường.

Tuyến đường này gồm hai phần, phần đầu kéo dài từ Tam Đảo I đến ngã ba Rùng Rình dài khoảng 3-4 km, đảm bảo tối thiểu cho giao thông xe cộ 2 chiều. Phần tiếp theo từ chân đỉnh Rùng Rình đến Tam Đảo II dài khoảng 8 - 10 km phục vụ khách du lịch từ Tam Đảo I đi Tam Đảo II và cho các mục đích giải trí như leo núi, xe đạp, tham quan theo lịch lập sẵn.

Hệ thống giao thông ở Vườn quốc gia Tam Đảo chủ yếu là phục vụ du lịch và dân sinh, phát triển hệ thống giao thông đối ngoại là cần xây dựng các tuyến đường nối Vườn quốc gia với các điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận có chất lượng cao, có quy mô phù hợp. Đối với các tuyến du lịch trong Vườn quốc gia Tam Đảo, cần xây dựng theo tiêu chuẩn về tiếng ồn.

Vì lưu lượng dùng xe cơ giới ở Vườn quốc gia Tam Đảo tương đối nhỏ, nên quy mô trục đường chính không nên quá lớn để giảm diện tích chiếm đất, nhưng trên trục đường chính đều có dải đường giành cho người đi bộ và đi xe đạp. Các đường nội thị cũng như các đường đi trong các khu du lịch đều có vỉa hè rộng và đẹp phục vụ cho hành khách đi dạo ngắm cảnh. Phát triển xe ô tô công cộng loại nhỏ và loại vừa. Phát triển các xe ô tô, xe máy chạy bằng khí hóa lỏng hay bằng acquy điện.

Tất cả các đường du lịch ngoạn cảnh lên núi đều là đường đi bộ, đi xe đạp, không dùng cho xe cơ giới đi, để giảm thiểu lấn chiếm đất rừng và tránh gây tiếng động làm cho các động vật trong rừng sợ hãi.

5.3.4. Tác động đến môi trường kinh tế  hội

Trong Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm, tổng dân số sinh sống lên tới trên 200 nghìn người với mật độ khoảng 850 người/km2. Mức sống nói chung còn ở mức trung bình thấp so mức trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng, do thu nhập chủ yếu đến từ hoạt động nông nghiệp. Phát triển kinh tế sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường khu vực nói chung và tại Vườn quốc gia Tam Đảo nói riêng do cháy rừng, chặt cây, lấy củi và sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật quá mức.

Đặc biệt, hiện nay do phát triển diện tích cây su su quá mức (tới trên 40% diện tích thị trấn) và sử dụng quá nhiều đến dư lượng phân bón để hái ngọn nên ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nước trong khu vực. Đây đang là thách thức nghiêm trọng trong phát triển

du lịch tại Vườn quốc gia Tam Đảo. Việc chăn thả gia súc (38 nghìn con trâu, bò), gia cầm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, cụ thể tại vùng đệm dưới chân núi Tam Đảo.

Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay, Vườn quốc gia Tam Đảo cũng đã có những hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, tác động tích cực đến môi trường thông qua xây dựng mô hình phát triển bền vững và hoạt động khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công

v.v. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Tam Đảo cũng đã nhận được những hỗ trợ kỹ thuật rất quý như nghiên cứu môi trường, đánh giá tác động tích cực đến môi trường của UNDP - GEF, GTZ, DANIDA v.v.

Những khu vực xung quanh Vườn quốc gia Tam Đảo có mật độ dân cư rất cao, khoảng trên 200 người/km². Nông nghiệp chiếm ưu thế và chiếm lĩnh những vùng đất bằng phẳng ở phía dưới dãy núi. Rừng trồng để lại những khu đất trống sau khi chặt phá cây, đất ban đầu bị trôi về phía dốc, thường để đá trơ trọi lại phía sau.

Hầu hết dân số, khoảng 92% lao động trong vùng đệm Vườn quốc gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó một nửa trong số họ tham gia các hoạt động liên quan đến rừng và khoảng 30% dân số có việc làm.

Có một tỷ lệ lớn hơn các hộ gia đình nghèo tham gia vào canh tác nông nghiệp, họ có ít động vật và ít cơ hội kiếm thu nhập. Phụ nữ làm chủ hộ thường nghèo hơn nam giới làm chủ hộ vì họ có ít cơ hội kiếm thu nhập hơn. Lý do phá huỷ và khai thác rừng không bền vững bao gồm cả do nghèo đói trong các cộng đồng sống xung quanh Vườn quốc gia, do quản lý không hiệu quả, thiếu các nguồn tạo ra thu nhập, nhận thức yếu kém về các vấn đề bảo tồn và tập quán “sử dụng rừng truyền thống” có từ lâu đời.

Về tình hình săn bắn động vật hoang dã, khai thác, sử dụng lâm sản trái phép: Ở Vườn quốc gia Tam Đảo,&

Hồ sơ xin Giấy phép môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khu du lịch sinh thái vườn quốc gia và thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án khu du lich sinh thái vườn quốc gia

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha