Dự án trồng lúa sạch chất lượng cao kết hợp nuôi tôm quảng canh

Dự án trồng lúa sạch chất lượng cao kết hợp nuôi tôm quảng canh việc xây dựng dự án đầu tư vào vùng nguyên liệu là chiến lược trung và dài hạn của Công ty

Dự án trồng lúa sạch chất lượng cao kết hợp nuôi tôm quảng canh

  • Mã SP:DADT LT
  • Giá gốc:60,000,000 vnđ
  • Giá bán:55,000,000 vnđ Đặt mua

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Dự án trồng lúa sạch chất lượng cao kết hợp nuôi tôm quảng canh

I.1.         Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

Xuất phát từ thực tế yêu cầu đầu tư dự án Vùng trồng lúa sạch chất lượng cao Hương Nghĩa tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Kiên Lương trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của chính quyền, Các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân huyện Kiên Lương với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư. Để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Vùng trồng lúa sạch chất lượng cao Hương Nghĩa. Chủ đầu tư đã hoàn thiện phương án đầu tư dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn và trả lãi ngân hàng, trình UBND huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang  cùng Các Sở, Ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án.

I.2.         Mục tiêu đầu tư Vùng trồng lúa sạch chất lượng cao Hương Nghĩa

Dự án bao gồm các hạng mục công việc như sau:

-      Đầu tư xây dựng đồng bộ: Cải tạo hệ thống kênh bao tưới tiêu, đào kênh thoát nước và dẫn nước vào ruộng, đắp đê bao ngăn lũ.

-      Xây mới và mở rộng đường giao thông nội bộ, xây cầu nhỏ qua Các kênh dẫn nước phục vụ đi lại và vận chuyển Các sản phẩm nông nghiệp.

-      Đầu tư mua phân bón, thuốc trừ sâu và lúa giống, máy nông nghiệp.

Tận dụng những lợi thế của địa điểm xây dựng một dư án trồng lúa có hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao nhằm cung cấp nguyên liệu sạch cho Các nhà máy xay xát lúa gạo thuộc khu vực ĐBSCL; Khai thác và sử dụng một Cách hiệu quả tiềm năng mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Áp dụng qui trình kỹ thuật nuôi theo tiêu chuẩn Quốc tế nhằm tạo ra Các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.

I.3.         Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), ước tính sản lượng lúa cả nước năm 2016 đạt 47,2 triệu tấn, tăng 0,25% so với năm 2015. Trong đó, vụ Đông Xuân đạt 21,69 triệu tấn (giảm 158.800 tấn), vụ Hè Thu và Thu Đông đạt 15,95 triệu tấn (tăng 580.000 tấn), vụ Mùa đạt 9,87 triệu tấn (giảm 51.200 tấn so với năm 2015).

Thị trường lúa gạo trong nước năm 2016 có diễn biến khá ổn định, giá lúa gạo trong nước biến động khá tương đồng so với diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Từ tháng 10/2016 đến nay, giá lúa gạo trong nước có xu hướng tăng do tình hình xuất khẩu gạo có nhiều dấu hiệu khả quan. Cụ thể: Giá lúa khô tại Đồng bằng Sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.400 - 5.800 đ/kg (tăng 350 đ/kg), lúa khô loại dài khoảng 5.500 - 5.900 đ/kg (tăng 150 đ/kg), tùy chất lượng và địa phương; Giá gạo nguyên liệu loại 5% tấm hiện khoảng 6.850 - 6.900 đ/kg (tăng 350 đ/kg), gạo nguyên liệu 25% tấm là 6.600 - 6.800 đ/kg (tăng 350 đ/kg), tùy chất lượng và địa phương.

Việc xây dựng dự án đầu tư vào vùng nguyên liệu là chiến lược trung và dài hạn của Công ty. Việc đầu tư vào vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu dài hạn phục vụ cho việc sản xuất lúa gạo trong thời gian tới. Sau thời gian khảo sát Công ty nhận thấy huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang là vùng có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu cung cấp cho Các nhà máy xay xát lúa gạo. Chính vì những lý do trên nên việc đầu tư mở rộng Dự án đầu tư vùng trồng lúa cung cấp nguyên liệu cho Các Nhà máy xay xát lúa gạo của Công ty là cần thiết cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của Công ty.

Vùng trồng lúa sạch chất lượng cao Hương Nghĩa nằm tại xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang  còn có tính khả thi bởi Các yếu tố sau:

Mô hình luân canh lúa là mô hình có tính đặc thù của những vùng nhiễm mặn ở Các tỉnh ĐBSCL, nét đặc thù của mô hình này là tôm được thả nuôi trong mùa khô theo phương thức quảng canh cải tiến (khi nguồn nước trên sông bị nhiễm mặn) và lúa được tiến hành canh tác trong mùa mưa. Mô hình luân canh lúa - tôm ở Đồng bằng sông Cửu long đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc tăng giá trị sản xuất đất nông nghiệp. Trong đó, tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh của Đồng bằng sông Cửu long xuất hiện mô hình lúa - tôm sớm nhất. Năng suất của mô hình luân canh lúa - tôm là 300 - 450 kg/ha/vụ và lợi nhuận từ 20 - 30 triệu/ha/vụ. Lợi nhuận từ mô hình lúa - tôm cao hơn 2,5 - 3,77 lần so với canh tác 2 vụ lúa.

Quy hoạch lại vùng luân canh lúa - tôm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả. Đông thời phải công khai quy hoạch và chỉ khuyến khích sản xuất lúa - tôm ở những nơi đã được quy hoạch và đủ điều kiện rửa xả mặn sau khi nuôi tôm để gieo cấy lúa. Thực hiện chiến lược phát triển Vùng trồng lúa sạch chất lượng cao Hương Nghĩa nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với Các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển của tỉnh Kiên Giang đưa ra.

Để từng bước nâng cao giá trị, năng suất, sản lượng cây lúa, trong những năm qua tỉnh Kiên Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và nhiều giống lúa mới có chất lượng cao vào sản xuất như giống lúa chất lượng cao,… góp phần đáng kể vào việc làm phong phú các giống lúa và thay thế dần các giống lúa có chất lượng trung bình, thấp chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng nông thôn mới, từng bước thực hiện có hiện quả Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; Xuất phát từ thực tiễn sản xuất lúa hiện nay, xác định chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao là hướng đi đúng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển sinh thái đô thị bền vững, tạo các mô hình điểm tiêu biểu về sản xuất lúa chất lượng theo hướng an toàn, Chủ đầu tư xây dựng dự án "Vùng sản xuất lúa sạch chất lượng cao Hương Nghĩa".

Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh trồng lúa, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân ở địa phương, tạo động lực phát triển nghề trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Vùng trồng lúa sạch chất lượng cao Hương Nghĩa là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được Các mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Quan điểm thực hiện dự án
Quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang dựa trên các quan điểm sau:
- Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, định hướng phát triển nông nghiệp của Tỉnh, thống nhất với các quy hoạch ngành của địa phương. 
- Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao trên cơ sở khai thác những lợi thế đặc thù của các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với hệ thống hạ tầng phát triển, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. 
- Phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao phải gắn với hoạt động chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tạo ra chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm tăng giá trị sản phẩm, và hiệu quả kinh tế.
VII.2.  Mục tiêu đầu tư
VII.2.1. Mục tiên chung
-Xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao nhằm tạo bước đột phá về phương thức và kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm, tăng năng suất và sản lượng đảm bảo an ninh lương thực. Xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả để phát triển, nhân rộng đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa có tính cạnh tranh cao.
- Nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, chuyển dịch cơ cấu cây trồng tạo ra những sản phẩm chất lượng có giá trị kinh tế cao, từng bước đưa trồng trọt trở thành ngành sản xuất chính trong ngành nông nghiệp. 
- Chủ động kiểm soát và khống chế được sâu bệnh, giảm đến mức thấp nhất tác hại do sâu bệnh gây ra. Kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra trong quá trình sản xuất, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
VI.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Quy hoạch phát triển theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và ứng dụng khoa học công nghệ; quản lý sản xuất theo quy hoạch, chủ động điều chỉnh thời vụ, luân canh chuyển đổi giống lúa phù hợp với từng địa phương và yêu cầu của thị trường.
- Đầu tư thâm canh cho sản xuất lúa, quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao năm 2017 với diện tích là 100 ha/vụ, năm 2018 diện tích là 200 ha/vụ. Sản lượng lúa trong vùng quy hoạch ổn định, năng suất bình quân đạt từ 60-70 tạ/ha.
Các vùng quy hoạch được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật từ áp dụng lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, chăm sóc, quản lý dịch hại tổng hợp thông qua việc hỗ trợ giống, vật tư và tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người nông dân sản xuất nắm được quy trình sản xuất, kỹ thuật canh tác hiệu quả, an toàn và bền vững.
VII.2.3. Tiêu chí chọn vùng sản xuất lúa chất lượng cao
- Là diện tích đất 2 vụ lúa tập trung từ 200 ha; có điều kiện tưới, tiêu thuận lợi; có quy hoạch sản xuất ổn định, không nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, đô thị và mục đích khác của địa phương;
- Có năng suất lúa bình quân 3 năm gần nhất đạt từ 60 tạ/ha ở vụ Xuân và 52 tạ/ha ở vụ Mùa trở lên;
- Có truyền thống thâm canh lúa; nông dân có trình độ thâm canh khá; cấp uỷ, chính quyền có kinh nghiệm và có quyết tâm trong chỉ đạo điều hành sản xuất lúa;
- Có đăng ký xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
VII.2.5. Thời hạn, phạm vi, địa điểm của dự án
- Từ năm 2017 - 2018: Qui hoạch, xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, quy trình phòng trừ dịch hại và triển khai xây dựng các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao.
- Từ năm 2019 - 2020: Tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, đưa cơ giới hoá đồng bộ vào trong sản xuất lúa (từ khâu làm đất, gieo sạ, thu hoạch, sấy, say xát, đóng bao đi tiêu thụ), tập huấn kỹ thuật và đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.
VII.2. Các  giải pháp thực hiện dự án
VII.2.1. Cơ cấu giống và mùa vụ trong vùng thâm canh
- Vụ lúa xuân: Chủ yếu gieo cấy trà Xuân muộn bằng các giống: thuần năng suất khá, chất lượng khá hoặc các giống có năng xuất trung bình, chất lượng cao gồm các giống lúa (RVT, tám đột biên, TBR225,…).
- Vụ lúa mùa: Chủ yếu gieo cấy trà mùa trung, bằng các giống lúa thơm năng suất chất lượng cao, lúa thuần năng suất khá, chất lượng khá gồm các giống (RVT, BC1………..).
VII.2.2. Chuyển giao kỹ thuật canh tác
Tập huấn chuyển giao các qui trình kỹ thuật các giống lúa mới, qui trình thâm canh, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt theo VIETGAP, đặc biệt là 100% người lao động tham gia dự án đều được học lớp Quản lý dịch hại tổng hợp IPM để hạn chế thấp nhất việc dùng thuốc BVTV trên cây lúa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chuyển giao hệ thống canh tác lúa cải tiến “SRI”: Do ứng dụng có hiệu quả ở đồng bằng sông Hồng, ngày 15/10/2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 3062/QĐ-BNN-KHCN về việc công nhận phương pháp SRI là tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa gạo. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 quy định định mức tạm thời chương trình khuyến nông về mô hình ứng dụng hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa (thâm canh lúa cải tiến “SRI”).  Hiện nay SRI đang dược nhiều Quốc gia trong khu vực và trên thế giới (Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Cambodia,…) thúc đẩy áp dụng như một giải pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết quả áp dụng SRI cho thấy, SRI có hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh tác truyền thống, như: Lượng thóc giống giảm15-20%; phân đạm giảm 20 đến 28%, tăng năng suất bình quân 9 đến 15%, giảm chi phí bảo vệ thực vật 39-62% so với sản xuất truyền thống. Lợi nhuận thu được của ruộng áp dụng các nguyên tắc SRI tăng trung bình 15-35%. Canh tác theo SRI tạo cho tiểu vùng sinh thái đồng ruộng bất lợi cho dịch hại phát triển như bệnh khô vằn, ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ, rầy…, đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa; tiết kiệm được khoảng 30 – 35% lượng nước sử dụng.  Ngoài ra áp dụng SRI làm giảm đáng kể phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống. Kết quả đo phát thải ở khu vực áp dụng SRI và của nông dân canh tác theo phương pháp truyển thống. Áp dụng SRI, cây lúa có khả năng chống chịu tốt hơn đối với những tác động của  hiện tượng thời tiết cực đoan, do cây có bộ rễ ăn sâu, cứng cây nên ít bị đổ ngả trong điều kiện mưa bão, hạn hán. Canh tác theo SRI, nhu cầu nước tưới cho ruộng lúa giảm so, điều này rất hữu ích trong việc duy trì sản xuất lúa trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới hiện nay. SRI đặc biệt phát huy được hiệu quả tối ưu trong điều kiện áp dụng mô hình “CÁNH ĐỒNG LỚN” theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ thực vật, chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ năng sản xuất lúa hàng hoá. Đảm bảo cho người trồng lúa nắm vững kỹ thuật canh tác, thời vụ gieo trồng. Phải coi trồng lúa là một nghề, người nông dân phải thường xuyên được đào tạo, tập huấn, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Phấn đầu 100% chủ dự án và người lao động trong vùng thâm canh lúa được tập huấn, hướng dẫn ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới như: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); chương trình thực hành nông nghiệp tốt theo VIETGAP; Bón phân hợp lý, chương trình 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật gieo mạ bằng máy gieo sạ dàn thẳng hàng,...
VII.2.2. Sản phẩm của dự án
- Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao sẽ tạo ra sản phẩm lúa gạo, an toàn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng.
- Trên các diện tích lúa trong dự án đảm bảo năng suất tăng từ 2 - 5 tạ/ha so với các vùng sản xuất khác, năng suất đạt từ 60 - 65 tạ/ha trong vụ Xuân, 50 - 55 tạ/ha trong vụ Mùa.
- Xây dựng và phát triển ít nhất 2 thương hiệu lúa gạo chất lượng cao.
VII.3. Đầu tư máy móc phục vụ vùng sản xuất lúa chất lượng cao
Các loại máy cần đưa vào trong quá trình sản xuất, thu hoạch và chế biến

Dự án trồng lúa sạch chất lượng cao kết hợp nuôi tôm quảng canh

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.lapduan.comwww.lapduan.info ; www.khoanngam.com     

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha