Luật lâm nghiệp và ứng dụng cho dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng

Luật lâm nghiệp và ứng dụng cho dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng phú hợp với dự án cho thuê môi trường rừng làm du lịch sinh thái

Ngày đăng: 06-12-2022

1,530 lượt xem

Luật lâm nghiệp và ứng dụng cho dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng phú hợp với dự án cho thuê môi trường rừng làm du lịch sinh thái

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7, khoản 8 và bổ sung các khoản 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 3 như sau:

“6. Khai thác tận dụng là việc chặt hạ cây rừng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học, giải phóng mặt bằng các dự án khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thanh lý rừng trồng và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 51 Luật Lâm nghiệp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

7. Khai thác tận thu là việc thu gom cây gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ bị đổ gẫy, bị chết do tự nhiên hoặc do thiên tai; gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ bị cháy, khô, mục, cành, ngọn còn nằm lại trong rừng.

8. Môi trường rừng là bộ phận của hệ sinh thái rừng, được tạo nên từ các yếu tố tự nhiên: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác.

9. Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng là việc hấp thụ khí các-bon-níc (CO2) từ bầu khí quyển thông qua quá trình quang hợp của cây rừng và được lưu giữ trong rừng; lượng hấp thụ các-bon của rừng tính bằng tấn khí CO2.

10. Kết quả giảm phát thải là lượng giảm phát thải khí nhà kính và lượng hấp thụ các-bon tăng thêm trong phạm vi thực hiện giảm phát thải so với mức tham chiếu xác định; kết quả giảm phát thải tính bằng tấn khí CO2.

11. Thỏa thuận, hợp đồng (sau đây gọi chung là Thỏa thuận) giảm phát thải là văn bản được ký giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

12. Dự án sử dụng môi trường rừng để khai thác dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là dự án đặc thù ngành lâm nghiệp liên quan đến việc sử dụng môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mà không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất; nội dung, trình tự tổ chức thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này (sau đây gọi chung là dự án khai thác môi trường rừng).

13. Hợp đồng cho thuê môi trường rừng là hợp đồng kinh tế dân sự giữa chủ rừng và tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định với mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mà không hình thành nên chủ rừng mới và không phải cho thuê đất hoặc cho thuê các yếu tố tạo nên môi trường rừng.

14. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là việc thay đổi về mục đích sử dụng từ rừng trên đất quy hoạch cho đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích sử dụng khác bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 4 như sau:

“a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên; rừng khộp chiều cao trung bình của cây rừng từ 3,0 m trở lên.”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 5 như sau:

“a) Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên; rừng trồng trên đất ngập phèn, rừng trồng ở độ cao trên 1.000m, cây lâm nghiệp đa tác dụng và rừng trồng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác, chiều cao trung bình của cây rừng từ 3,0 m trở lên.”.

4. Bổ sung các khoản 6, 7, 8 và 9 sau khoản 5 Điều 9 như sau:    

“6. Việc điều chỉnh tăng diện tích khu rừng đặc dụng (mở rộng diện tích khu rừng đặc dụng) từ việc chuyển loại rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất hoặc rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này đối với phần diện tích được điều chỉnh tăng thêm của khu rừng đặc dụng.

7. Việc điều chỉnh giảm diện tích khu rừng đặc dụng khi chuyển loại sang rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được thực hiện khi chuyển loại rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại các Điều 39, 40, 41 và 42 Nghị định này.

Sau khi cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đồng bộ với chuyển mục đích sử dụng đất, chủ rừng tiến hành cập nhật hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng.

8. Việc chuyển loại rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan với nhau khi đáp ứng được các tiêu chí quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

9. Điều chỉnh các phân khu chức năng của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh được thực hiện trong quá trình điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của khu rừng đặc dụng theo quy định tiêu chí các phân khu chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau: 

“Điều 14. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng

1. Chủ rừng lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ năng lực theo quy định tại khoản 8 Điều này lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nội dung chủ yếu của đề án bao gồm:

a) Đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, thực trạng, tiềm năng tổ chức và các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

b) Thuyết minh sơ bộ phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện trạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;

c) Vị trí, địa điểm, quy mô, tỷ lệ dự kiến xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tùy thuộc vào hiện trạng rừng từng khu vực, đảm bảo chức năng của khu rừng và tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 15 của Nghị định này;

d) Các giải pháp thực hiện đề án, gồm: giải pháp về vốn, nguồn lực đầu tư; các giải pháp về bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;

đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

e) Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000;

g) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng các tuyến, điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000: xác định chỉ tiêu sử dụng mặt bằng xây dựng, chiều cao công trình đối với từng tuyến, điểm; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có); các yêu cầu khác đảm bảo khai thác, quản lý rừng bền vững (nếu có);

h) Bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 và thuyết minh về định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: khu vực dự kiến điểm đấu nối, mạng lưới giao thông; hệ thống đấu nối và khả năng cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy.

2. Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm, từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc từ nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm:

a) Tờ trình của chủ rừng (bản chính);

b) Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại khoản 1 Điều này (bản chính).

4. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ở Trung ương đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý để tổ chức thẩm định

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng để hoàn thiện.

b) Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này chủ trì, tổ chức lấy ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng, đất đai và môi trường, văn hóa và du lịch và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan về nội dung của đề án. Nội dung lấy ý kiến và trả lời ý kiến phải được thể hiện cụ thể trong văn bản.

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) quyết định phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Quyết định phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu rừng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đề nghị của chủ dự án khai thác môi trường rừng đối với dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

d) Cơ quan quyết định phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Nội dung, hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thực hiện theo quy định tại khoản này.

5. Nội dung thẩm định đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, bao gồm:

b) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, thực trạng, tiềm năng tổ chức và các loại sản phẩm du lịch;

c) Vị trí, địa điểm, quy mô, tỷ lệ dự kiến xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tùy thuộc vào hiện trạng rừng từng khu vực, đảm bảo chức năng của khu rừng và tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 15 của Nghị định này;

d) Thời gian, phương thức tổ chức thực hiện;

đ) Các giải pháp về vốn, nguồn lực đầu tư, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;

e) Các nội dung liên quan đến xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

g) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

h) Các nội dung khác theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Chủ rừng được phép cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo công khai, rộng rãi.

b) Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Thông tin chung về chủ rừng;

- Vị trí, diện tích, địa điểm và phương thức dự kiến tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Tóm tắt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt;

- Hồ sơ kỹ thuật để lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng quy định tại điểm c khoản này;

- Thời gian, địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký.

c) Chủ rừng tổ chức xây dựng hồ sơ kỹ thuật để lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng. Hồ sơ kỹ thuật trước khi thông báo công khai phải được chủ rừng quyết định phê duyệt, bao gồm các tiêu chí cơ bản sau đây:

- Năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Phương án tổ chức kinh doanh phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu rừng đặc dụng được phê duyệt;

- Phương án đầu tư tài chính; dự kiến nguồn thu và phương án giá thuê môi trường rừng;

- Phương án xử lý tài sản sau khi hết thời hạn hợp đồng;

- Cam kết thời gian thực hiện dự án, thời gian khai thác, phát sinh doanh thu;

- Ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân đã nhận giao khoán bảo vệ rừng được đánh giá là thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Các điều kiện chuyên môn khác về quản lý rừng bền vững do chủ rừng quyết định.

Các tiêu chí của hồ sơ kỹ thuật được quy ra số điểm để làm căn cứ đánh giá; tổng số điểm các tiêu chí đánh giá của hồ sơ kỹ thuật phải chi tiết theo thang điểm 100 điểm.

d) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí lập hồ sơ đăng ký theo các yêu cầu của chủ rừng được quy định tại điểm b khoản này, nộp cho chủ rừng.

đ) Chủ rừng căn cứ hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân, tổ chức đánh giá để lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo theo tiêu chí của hồ sơ kỹ thuật và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn của mình. Trường hợp chỉ có một tổ chức, cá nhân đủ điều kiện, chủ rừng tiến hành đàm phán, ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, đảm bảo giá thuê môi trường rừng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm, thuộc phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên đủ điều kiện thì lựa chọn tổ chức, cá nhân có số điểm đánh giá hồ sơ cao nhất; trong đó, yếu tố giá là một tiêu chí trong hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm, thuộc phạm vi diện tích thuê môi trường rừng.

e) Giá cho thuê môi trường rừng trong hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân được tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu và phải quy ra giá trị tuyệt đối để chủ rừng đánh giá, được ghi rõ trong hợp đồng cho thuê môi trường rừng. Trường hợp sau khi ký hợp đồng, tỷ lệ phần trăm doanh thu theo thực tế được quy ra giá trị tuyệt đối thấp hơn mức giá trị tuyệt đối ghi trong hợp đồng ký kết thì số tiền tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng nộp cho chủ rừng tối thiểu bằng số tiền ghi trong hợp đồng. Tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thì không phải thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Nghị định này.

g) Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê; thời gian kéo dài không quá 2/3 thời gian thuê ban đầu.

h) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục IA kèm theo Nghị định này, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên kiểm kê, thống kê hiện trạng tài nguyên rừng theo trạng thái trên diện tích cho thuê để làm căn cứ bàn giao mốc giới, hiện trạng và quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng. 

7. Tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Việc tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đảm bảo những quy định về: nội dung, kinh phí, trình tự lập, thẩm định và quyết định phê duyệt dự án khai thác môi trường rừng; khởi công xây dựng, quản lý xây dựng, khai thác, vận hành các công trình của dự án khai thác môi trường rừng.

b) Chủ rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án khai thác môi trường rừng đối với phương thức tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết; tổ chức, cá nhân đã được lựa chọn, ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng chủ trì, phối hợp với chủ rừng lập dự án khai thác môi trường rừng đối với phương thức cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt. Chủ trì tổ chức lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều này lập dự án khai thác môi trường.

c) Nội dung chủ yếu của dự án khai thác môi trường rừng gồm thuyết minh dự án, bản đồ, hồ sơ bản vẽ thiết kế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:

- Thuyết minh dự án: thuyết minh chi tiết các tuyến, điểm tổ chức du lịch; vị trí, địa điểm, quy mô, tỷ lệ xây dựng các công trình phục vụ du lịch; phương thức tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch; vốn đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư; phương thức phân chia lợi nhuận, lợi ích; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch; nghĩa vụ và quyền hạn của các bên có liên quan; các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và thuyết minh sơ bộ tác động môi trường; phương án phòng chống cháy nổ; tổ chức giám sát hoạt động du lịch;

- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng các tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu vực dự án tỷ lệ 1/500 theo hệ quy chiếu VN2000, trong đó: xác định các lô đất trong khu vực quy hoạch; xác định chỉ tiêu sử dụng đất về tỷ lệ xây dựng, tầng cao, chiều cao công trình đối với từng lô đất; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có); các yêu cầu khác đảm bảo quản lý rừng bền vững (nếu có);

- Bản vẽ thiết kế tỷ lệ 1/100 đến 1/200 thể hiện giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng; màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; hồ sơ khảo sát phục vụ thiết kế (nếu có);

- Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án;

- Tài liệu khác có liên quan.

d) Hồ sơ trình thẩm định dự án gồm:

- Văn bản đề nghị của chủ rừng đối với dự án thực hiện theo phương thức tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết; văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân đối với dự án thực hiện theo phương thức cho thuê môi trường rừng (bản chính);

- Hồ sơ dự án quy định tại điểm c khoản này (bản chính);

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao quản lý diện tích đất, rừng hoặc quyết định thành lập khu rừng của cấp có thẩm quyền cấp cho chủ rừng (bản sao);

- Hợp đồng cho thuê môi trường rừng đối với dự án thực hiện theo phương thức cho thuê môi trường rừng (bản sao công chứng);

- Hợp đồng hợp tác, liên kết đối với dự án thực hiện theo phương thức hợp tác, liên kết (bản sao công chứng);

- Các tài liệu khác có liên quan.

đ) Cơ quan thẩm định dự án

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức thẩm định dự án khai thác môi trường rừng đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý; Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ở Trung ương chủ trì tổ chức thẩm định dự án khai thác môi trường rừng đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

e) Nội dung thẩm định dự án

- Đánh giá sự phù hợp của nội dung dự án với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được duyệt;

- Đánh giá về giải pháp tổ chức thực hiện dự án, phương thức tổ chức kinh doanh dịch vụ; các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và tổ chức giám sát hoạt động du lịch;

- Yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án bao gồm: xác định tổng vốn đầu tư dự án; nguồn vốn, khả năng huy động vốn theo tiến độ; phân kỳ đầu tư; phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội; nghĩa vụ và quyền hạn của các bên có liên quan;

- Sự phù hợp của hồ sơ bản vẽ thiết kế với các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được xác định trong danh mục;

- Các nội dung khác (nếu có).

g) Trình tự thẩm định  dự án

- Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân trình thẩm định dự án gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm d khoản này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến cơ quan thẩm định dự án theo quy định tại điểm đ khoản này;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho đơn vị, tổ chức, cá nhân trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

- Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại điểm đ khoản này tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về nội dung dự án;

Tùy theo yêu cầu nội dung của dự án, cơ quan chủ trì thẩm định lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn về nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đó; trong đó, lấy ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng nội dung xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đảm bảo tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với công trình xây dựng; ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai, môi trường nội dung về đất đai và bảo vệ môi trường; ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành về văn hóa và du lịch nội dung văn hóa, du lịch; ý kiến của tổ chức, cá nhân có quyền lợi và trách nhiệm liên quan. Nội dung lấy ý kiến và trả lời phải được thể hiện cụ thể trong văn bản.

- Trường hợp kết quả thẩm định dự án không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hoàn thành thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định tổng hợp, thông báo cho đơn vị, tổ chức, cá nhân trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

- Trường hợp kết quả thẩm định dự án đạt yêu cầu, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày hoàn thành thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) ban hành văn bản thông báo kết quả thẩm định dự án tới đơn vị, tổ chức, cá nhân trình thẩm định dự án để tổ chức phê duyệt.

h) Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án khai thác môi trường rừng

- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, thẩm quyền quyết định, phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

- Đối với dự án thực hiện theo phương thức thức tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết, chủ rừng quyết định, phê duyệt dự án hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu khác);

- Đối với dự án thực hiện theo phương thức cho thuê môi trường rừng, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng quyết định, phê duyệt dự án.

Thời gian quyết định phê duyệt dự án khai thác môi trường rừng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.

i) Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng hoặc hợp tác, liên kết thực hiện dự án khai thác môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật. Sau thời hạn 24 tháng kể từ ngày ký hợp đồng hợp tác, liên kết hoặc thuê môi trường rừng, nếu tổ chức, cá nhân không triển khai thực hiện dự án, chủ rừng xem xét chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác do hai bên thỏa thuận.

k) Kinh phí lập dự án khai thác môi trường rừng

- Đối với phương thức tự tổ chức, kinh phí lập dự án được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm, từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc từ nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với phương thức hợp tác, liên kết, kinh phí lập dự án do các bên thỏa thuận;

- Đối với phương thức cho thuê môi trường rừng, kinh phí lập dự án do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng bảo đảm.

8. Điều kiện của tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí và dự án khai thác môi trường rừng

a) Tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về lâm nghiệp phải có đủ điều kiện, năng lực về quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên theo quy định của pháp luật về xây dựng.

b) Tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ thiết kế với các nội dung của dự án khai thác môi trường rừng theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều này phải có đủ điều kiện, năng lực tương ứng với hạng III trở lên theo quy định của pháp luật về kiến trúc và xây dựng.”.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2; điểm a, điểm c khoản 4 và bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được lập các tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng, kết hợp tổ chức tham quan du lịch sinh thái và giáo dục môi trường rừng, các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, cầu dành cho người đi bộ ở khu ngập nước, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm c khoản 4 như sau:

“a) Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường; chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá 12m.

c) Chỉ Được xây dựng các công trình trên trảng cỏ, đất có cây bụi, ở những nơi đất trống được tính theo độ tàn che của cây rừng đảm bảo diện tích tối thiểu là 50m2; được lắp dựng các công trình bằng vật liệu lắp ghép dưới tán rừng, nổi trên mặt nước, đảm bảo không tác động đến sinh trưởng, phát triển và phục hồi tự nhiên của cây rừng. Quy mô, tỷ lệ các công trình được xác định trong đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều14 của Nghị định này.”. hồ sơ xin dự án khu du lịch sinh thái và ứng dụng cho dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng phú hợp với dự án cho thuê môi trường rừng làm du lịch sinh thái

c) Bổ sung khoản 5, khoản 6 sau khoản 4 như sau:

“5. Khởi công xây dựng các công trình dự án khai thác môi trường rừng

Chủ rừng tiến hành khởi công hoặc chấp thuận cho tổ chức, cá nhân khởi công xây dựng các công trình thuộc dự án khai thác môi trường rừng khi có đủ các hồ sơ sau:

- Đề nghị khởi công xây dựng của tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 02 Phụ lục IA kèm theo Nghị định này (bản chính);

- Thông báo kết quả thẩm định dự án của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm g khoản 7 Điều 14 Nghị định này (bản sao);

- Quyết định phê duyệt dự án khai thác môi trường (bản sao);

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (bản sao).

6. Chủ rừng, chủ dự án khai thác môi trường rừng, cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng và lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm quản lý dự án khai thác môi trường rừng trong quá trình khởi công xây dựng, khai thác, vận hành công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết nội dung này.”.

hồ sơ xin dự án khu du lịch sinh thái và ứng dụng cho dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng phú hợp với dự án cho thuê môi trường rừng làm du lịch sinh thái

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha