Dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái

Dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái

Ngày đăng: 14-07-2022

558 lượt xem

PHỤ LỤC 01 - CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN

- Luật Đất đai năm 2013;

- Luật Đầu tư năm 2020;

- Luật Xây dựng năm 2014;

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;

- Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Luật Lâm nghiệp năm 2018;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 81/2018/TT-BTC ngày 28/8/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về các biện pháp lâm sinh;

- Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

- Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình Lâm sinh.

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ ban hành Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về chính sách cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

- Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng Ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây Keo lai và Keo tai tượng.

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 13/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

- Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 17 tháng 11 năm 2014 về ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo vùng sinh thái lâm nghiệp;

- Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 04 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020;

- Quyết định số 3989/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kết quả rà soát, chuyển loại rừng tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 05/3/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Khánh Hòa 2020;

PHỤ LỤC 02 - QUY TRÌNH LẬP HỒ SƠ CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG (FSC)

Nhà đầu tư tổ chức triển khai thực hiện dự án vào năm 2022 sẽ hợp đồng với đơn vị Tư vấn lập phương án quản lý rừng bền vững, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ cấp chứng chỉ rừng và làm việc với tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng để được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (FSC), diện tích 30ha, cụ thể:

- Thời gian thực hiện: 15 năm 2022 – 2036

- Nhà đầu tư thành lập tổ công tác Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng để thực hiện các nội dung công việc liên quan.

- Triển khai công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và các công việc liên quan theo đúng hướng dẫn của đơn vị tư vấn hồ sơ cấp chứng chỉ rừng.

- Cùng đơn vị tư vấn lựa chọn tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng.

- Thực hiện việc hướng dẫn, phổ biến kiến thức về quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng cho Quản lý và kỹ thuật của công ty, thực hiện từ khâu chuẩn bị trồng rừng cho tới khi được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững theo (FSC).

- Xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững cho toàn bộ diện tích rừng và đất rừng trong khuôn khổ dự án đầu tư trồng rừng, giai đoạn 2022-2070.

- Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ cấp chứng chỉ QLRBV theo FSC cho diện tích 30ha (Ba mươi hecta) trên diện tích đất được thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tại xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Thực hiện các quy trình kỹ thuật (quản lý vườn ươm, sản xuất cây giống, chuẩn bị hiện trường trồng rừng, trồng rừng, chăm sóc và quản lý rừng trồng) được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung đáp ứng các tiêu chuẩn QLRBV.

- Hoàn chỉnh Hồ sơ xin cấp chứng chỉ QLRBV theo FSC.

- Kết quả: Nhận được các chứng chỉ Quản lý rừng bền vững theo FSC, diện tích 30ha.

PHỤ LỤC: QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CÂY GỖ LỚN

1. Cây Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus)

- Tên gọi khác: Hương đá, Hương xoan, Hương nghệ, Hương huyết.

- Chủ đầu tư chọn cây Giáng Hương Nghệ (có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus Kurz, thuộc họ Fabaceae) để đầu tư vì nhu cầu về cây cảnh đường phố rất cao trên thị trường của các thành phố của Việt Nam nước ta.

1. Kỹ thuật trồng cây Giáng Hương

- Tiêu Chuẩn Chọn Giống: Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi. Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50 cm là tốt nhất. Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh… Khi mua về chưa thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời.

Thời Vụ: Từ tháng 10 – tháng 11.

- Mật Độ Trồng: Cây cách cây 6m và hàng cách hàng 6m, 1 ha trồng 300 cây.

- Làm Đất và Đào Hố Trồng:

- Làm sạch thực bì, kích thước hố 50 x 50 x 50cm.

- Phân Bón Lót:

- Bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất.

- Kỹ Thuật trồng: Trước khi trồng cần phải bóc vỏ nilong đặt cây vào chính giữa hố đã được bón phân, sau đó vun đất đều xung quanh cây và trên mặt bầu, dùng 2 tay nén chặt bầu cây, tạo cho cây đứng thẳng không bị vỡ bầu. Nếu trời không mưa mỗi ngày tưới một gáo nước nhỏ cho bầu cây liên kết với đất bên ngoài, giúp rễ cây dễ dàng bám vào đất bên ngoài nhận chất dinh dưỡng nuôi cây.

- Kỹ Thuật chăm sóc, bón phân: Phát thực bì và xới vun gốc, mỗi năm 2 lần.

- Trong 3 năm đầu, mỗi năm bón phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây.

- Thu hoạch: Theo quy trình kỹ thuật khai thác hiện hành.

2. Cây Cẩm Lai (Dalbergia bariaensis Pierre)

- Tên gọi phổ thông khác là Trắc Lai

- Kỹ thuật trồng cây Cẩm Lai cũng giống như cây Giáng Hương    

3. Cây Huỳnh Đàn (Dalbergia tonkinensis Prain)

- Tên khác gọi là Cây Huê Mộc Vàng, Trắc thối

- Kỹ thuật trồng cây Huỳnh đàn cũng giống như cây Giáng Hương

- Nhưng cần có thêm công đoạn tỉa cành:

- Thời kỳ cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh cần tỉa bớt cành chỉ để một thân cây nhanh phát triển, đặc biệt cây từ 1-2 năm tuổi, ngọn thường cong như cần câu, vì cành và ngọn phát triển mạnh nên việc tỉa cành là rất cần thiết, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng (ngọn không bị cong). Khi cây phát triển từ 3-4 tuổi cây tự vươn lên thẳng đứng.

Giống:

Nên chọn giống Đinh lăng nếp có lá nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày và phát triển mạnh sẽ cho chất lượng, năng suất cao và dễ tiêu thụ. Không nên trồng loại Đinh lăng tẻ có bản lá to, vỏ sần, mỏng, rễ ra ít, rễ cứng và khó tiêu thụ.

Chuẩn bị cành giâm:

Để cây phát triển tốt, đạt tỷ lệ cây sống cao nên giâm cành vào bầu. Chọn cành bánh tẻ, dùng dao hoặc kéo sắc cắt vát 450 thành từng đoạn với chiều dài cành giâm khoảng 15-20 cm hoặc 40-50 cm; đường kính 1,0 -1,5 cm tùy thuộc vào lượng cành giống và mục đích sử dụng. Tránh làm dập 2 đầu của cành để khi giâm vào bầu bộ rễ phát triển tốt hơn. Khi tỉa hom cần để lại khoảng từ 3 - 4 lá, mỗi lá cần tỉa nhỏ lại, chỉ nên để khoảng 1/3 phiến lá. Phần phía dưới cần tỉa sạch lá để khi cắm vào bầu không bị chôn vùi trong đất sẽ gây thối lá. Sau khi cắt xong nên nhúng 1 đầu cành vào dung dịch kích thích ra rễ rồi mới cắm vào bầu.

 

Kỹ thuật làm bầu:

Đất làm bầu cần chọn đất tơi xốp như đất ải, đất vườn đập nhỏ.

+ Vỏ bầu bằng túi nilon có chọc thủng góc, cạnh. Tuỳ thuộc thời gian cây con ở trong bầu và kích thước cành giâm để chọn kích cỡ bầu khác nhau, thông thường có 2 kích cỡ bầu khoảng 9 x 10 cm hoặc 16 x 18 cm. Cho đất vào khoảng 3/4 túi bầu rồi tra giống vào sau đó xếp bầu vào luống rộng khoảng 0,8 - 1,0m để tiện chăm sóc.

+ Chăm sóc bầu: Nên dùng lưới đen để che nắng và nilon trắng che mưa cho bầu. Thường xuyên tưới đủ ẩm bằng bình dạng phun sương để cây nhanh ra rễ và nảy chồi.

+ Sau giâm 45 – 50 ngày, các lá già đã rụng hết, cây giống nảy chồi mới có thể đem trồng.

Thời vụ trồng

Cây Đinh lăng là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều điều kiệu khí hậu khác nhau, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào mùa xuân, từ tháng 2 - 4 dương lịch.

Kỹ thuật trồng cây

+ Chuẩn bị đất trồng:

- Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có thể trồng được ở nhiều chân đất nhưng tốt nhất là trên đất pha cát, tơi xốp, thoát nước tốtViệc chuẩn bị đất cần tiến hành trước thời điểm xuống giống khoảng 15 - 30 ngày để đất ổn định, hệ vi sinh phát triển cân bằng, tạo điều kiện tốt nhất cho cây con phát triển.

- Sau khi cày bừa cho đất tơi tiến hành trồng theo băng rộng khoảng 2,5 – 3,5 m, mỗi băng trồng 4 - 6 hàng đơn, hàng cách hàng 50cm, luống cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 20 – 25 cm. Trồng một hàng đơn ở giữa luống sao cho cây x cây 45 -50 cm, đảm bảo mật độ khoảng xung quanh 1000 cây/sào (360 m2).

- Xung quanh luống nên đào rãnh sâu để để chủ động cho việc tiêu thoát nước tránh được ngập úng khiến cây bị chết hoặc sinh trưởng chậm.

 - Cây Đinh lăng là cây chịu bóng nên để cây sinh trưởng tốt, mùa đông ít bị ảnh hưởng của sương muối, giá rét có thể trồng xen với các loại cây ăn quả, cây bóng mát có tán rộng; hoặc che lưới đen cao để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.

  - Ngoài ra có thể lên luống trồng thành từng hố lớn với đường kính 1m sâu 40cm, có lót nilon, trồng 3 cây 1 hố theo hình tam giác cân, cây cách cây 30-40cm. Có thể bố trí các hố theo hình dáng tùy thích để kết hợp vừa thu dược liệu vừa làm cảnh.

+ Phân bón: Phân bón lót (Lượng phân bón cho 1 sào): 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục + 20 - 30 kg lân supe. Bón lót trước khi trồng. Phân lót cần được bón xung quanh bầu. Tuyệt đối không bỏ phân sát bầu hoặc đặt bầu trực tiếp lên phân.

+ Kỹ thuật trồng cây ra ruộng:

- Đặt cây vào chính giữa luống đất hoặc chính giữa hố trồng miệng bầu ngang với mặt đất xung quanh, lấp đất đồng thời nén nhẹ xung quanh, vun cao ở gốc để tránh đọng nước. Sau trồng nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp hoặc che phủ nilon mặt luống để hạn chế cỏ dại.

- Khi trồng cần nhẹ nhàng dùng dao cắt lớp nilon bầu, tránh để cây bị đứt rễ. Nên trồng bầu cây chếch 45 độ so với mặt luống nghiêng theo chiều luống sẽ giúp tăng số lượng củ.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

+ Bón phân:

- Sau trồng 5 – 7 ngày nên hòa loãng lân supe với nước để tưới kích thích bộ rễ phát triển.

- Bón thúc lần 1: Khi cây ra lá mới, chồi ngọn phát triển, với lượng 8 – 10 kg đạm ure/sào.

 - Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5 – 6 tháng với lượng 20 – 30 kg lân supe + 8 – 10 kg đạm ure + 4 – 6 kg Kaly. Bón phân cách gốc 15 – 20 cm, sau đó lấy đất phủ kín phân.

 - Từ năm thứ 2 nên bón bổ sung 3 - 4 tạ phân chuồng và 10-15 kg phân NPK/ lần/sào.

 - Ngoài ra có thể sử dụng phân NPK của Lâm Thao, Văn Điển, Ninh Bình, … theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

+ Tưới nước: Sau trồng thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh bám đất. Khi bộ rễ đã phát triển thì tùy theo tình hình  mà tưới nước phù hợp. Lưu ý: Không được để ngập úng, nếu gặp mưa lớn phải khẩn trương tháo cạn nước. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

+ Chăm sóc khác: Trồng được 2 năm tuổi trở đi, nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Mỗi gốc chỉ nên để 1 -2 cành to để dinh dưỡng tập trung nuôi củ. Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rậm rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, vừa là nơi cư trú, lan truyền mầm bệnh.

+ Phòng trừ sâu bệnh:

 - Giai đoạn đầu: Chú ý phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh, … bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn.

- Từ năm thứ 2 trở đi: Cây dễ bị chuột cắn rễ cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên. Nhìn chung, khi sang năm thứ 2 cây đã khỏe mạnh và rất ít sâu bệnh, công tác chăm sóc tập trung vào bón phân và tưới nước.

Thu hoạch:

Thông thường cây Đinh lăng từ 3 năm tuổi là cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch vào tháng 10 -12 hàng năm. Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại những thân tốt để làm giống. Các bộ phận khác như rễ, thân, lá có thể bán tươi hoặc chế biến ngay.

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha