Nguyên tắc lập đề án bảo vệ môi trường cho nhà hàng các cơ sở kinh doanh nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh đều chưa nắm rõ luật bảo vệ môi trường khi bắt đầu hoạt động
Ngày đăng: 07-12-2017
2,614 lượt xem
Nguyên tắc lập đề án bảo vệ môi trường cho nhà hàng, quán ăn
Theo Nghị định 18/2015/NĐ –CP ngày 14/02/2015 của chính phủ và Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 thì đối với các loại hình kinh doanh quán ăn, nhà hàng có quy mô 200m2 trở lên và đã đi vào hoạt động thì cần lập đề án bảo vệ môi trường.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh đều chưa nắm rõ luật bảo vệ môi trường khi bắt đầu hoạt động do vậy không việc quản lý về môi trường của họ rất lơ lỏng;
Quy trình hoạt động của nhà hàng như sau: Nguyên vật liệu thịt cá rau củ quả khi mua về sẽ được rửa sạch, loại nào cần sơ chế sẽ sơ chế rồi bảo quản trong tủ đông tủ lạnh. Sau đó thực phẩm sẽ được đem ra nấu nướng, chế biến theo thực đơn của khách hàng.
Quy trình hoạt động của nhà hàng nhìn thì đơn giản nhưng ở mỗi khâu đều phát sinh chất thải; nếu không quản lý, xử lý môi trường tốt thì dễ gây ô nhiễm; một nhà hàng sẽ ô nhiễm ở phạm vị nhỏ nhưng nếu nhiều nhà hàng cùng không biết cách quản lý đúng sẽ gây ô nhiễm lớn cho thành phố. Vấn đề ô nhiễm lớn chủ yếu là rác thải và ô nhiễm nguồn nước thải.
- Nước thải : Nước thải chủ yếu của Quán ăn là nước thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của khách, nhân viên và một phần từ vệ sinh sàn, vệ sinh nhà bếp của Quán ăn. Tổng lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp .
- Đặc trưng của loại nước thải là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh). Nước thải này chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất dinh dưỡng (N, P) các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ và các vi khuẩn khi thải ra ngoài môi trường nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng tới môi trường.
- Theo tính toán thống kê của nhiều quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi ngày (nếu không xử lý) được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2.4: Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho 1 người trong 1 ngày đêm
Tt |
|
Khối lượng (g/người/ngày) |
1 |
BOD5 |
45 - 54 |
2 |
SS |
70 – 145 |
3 |
Tổng Nitơ |
6 – 12 |
4 |
NH4 |
2,4 - 4,8 |
5 |
Dầu mỡ |
10 – 30 |
6 |
Tổng Phospho |
0,6 - 4,5 |
(Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993)
· Chất thải rắn không nguy hại (chất thải sinh hoạt)
- Nguồn phát sinh : Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên và khách trong Quán ăn .
- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng 57,5 kg/ngày.
- Trong đó:
Khối lượng rác phát sinh từ hoạt động của nhân viên: 15 x 0,5 kg/ngày = 7,5kg/ngày.
Khối lựơng rác phát sinh từ hoạt động của khách hàng: 200 x 0,2 kg/ ngày = 40kg/ngày
Khối lượng rác phát sinh từ quá trình chế biến thực phẩm, nấu ăn: 10 kg/ngày.
Thành phần : bao gồm các loại rác thải từ chế biến thức ăn, vỏ rau củ quả, vỏ hải sản, thức ăn dư thừa, túi nilon, lon nước giải khát.
· Chất thải nguy hại: chất thải nguy hại phát sinh gồm: bóng đèn huỳnh quang hỏng, hộp mực in, giẻ lau dính dầu mỡ, pin thải… Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 3 kg/tháng.
Các loại chất thải rắn khi không được thu gom sẽ gây mất mỹ quan, chất thải rắn sinh hoạt nếu không thu gom và xử lý kịp thời sẽ phân hủy gây mùi khó chịu, tạo điều kiện cho ruồi, muỗi phát triển, gây các bệnh truyền nhiễm cho con người.
Chất thải nguy hại khi thải vào môi trường bừa bãi sẽ làm phát tán chất độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe, có thể gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí khi thải bỏ không đúng cách. Loại chất thải rắn này sẽ được phân loại, thu gom và quản lý đúng theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 01/09/2015 về quản lý chất thải nguy hại theo nguyên tắc lập đề án bảo vệ môi trường cho nhà hàng, quán ăn, các cơ sở kinh doanh nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh đều chưa nắm rõ luật bảo vệ môi trường khi bắt đầu hoạt động.
xem thêm đề án bảo vệ môi trường
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn