Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ và quy trình các bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dư án nhà máy sản xuất gỗ

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ

  • Mã SP:DTM MNG
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:170,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ

MỞ ĐẦU

 

1.      Xuất xứ của Dự án - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ và quy trình các bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dư án nhà máy sản xuất gỗ

a)     Tóm tắt xuất xứ của Dự án

Cùng với sự phát triển và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của cả nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bình Dương là tỉnh có sự thu hút đầu tư mạnh mẽ trong và ngoài nước với nhiều loại hình kinh tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh nhà. Kinh tế ngày càng phát triển đời sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu sử dụng những sản phẩm tiện dụng ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng.

Từ những yêu cầu thị trường và khả năng nguyên liệu dồi dào phong phú (nhập khẩu nước ngoài và trong nước), ngành sản xuất các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng xuất khẩu không những mở rộng mà còn chuyển hướng đa dạng các mặt hàng, nâng cao chất lượng tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, từng bước chuyển các mặt hàng truyền thống như hiện nay sang xuất khẩu mặt hàng cao cấp để tìm kiếm thị trường mới, xuất khẩu ra các nước trên thế giới.

Trước những thuận lợi đó, Công ty TNHH Sản xuất Phúc Thắng tiến hành đầu tư “Nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng – công suất 120.000 sản phẩm/năm” tại KCN Sóng Thần 2 nhằm sản xuất ra các mặt hàng chất lượng cao với mẫu mã đẹp và hiện đại, tăng cường sức cạnh tranh, gia tăng thị phần của Công ty trên thị trường khu vực và quốc tế.

Chấp hành Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thẩm định, phê duyệt.

b)     Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ

Căn cứ theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Nghị định số 108/2006/NĐ – CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định 12/2009/NĐ – CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế; Thông tư 08/2009/TT – BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Quyết định số 751/TTg ngày 15/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương; Quyết định số 19/2008/QĐ – UBND ngày 12/06/2008 của UBND tỉnh Bình Dương về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương. Công ty TNHH Sản xuất Phúc Thắng phải lập Dự án đầu tư trình Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương thẩm định, phê duyệt.

2.      Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1.  Căn cứ pháp luật và văn bản kỹ thuật

–        Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;

–        Luật Đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

–        Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

–        Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998 và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố ngày 01/06/1998;

–        Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;

–        Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;

–        Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 06 năm 2006;

–        Luật Phòng cháy chữa cháy do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/06/2001;

–        Nghị định số 43/2010/NĐ – CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

–        Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”;

–        Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”;

–        Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

–        Nghị định số 108/2008/NĐ – CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Hóa chất 2007;

–        Nghị định số 90/2009/NĐ – CP ngày 20/10/2009 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất;

–        Nghị định số 59/2007/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn ban hành ngày 09/04/2007;

–        Nghị định số 174/2007/NĐ – CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

–        Nghị định số 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

–        Nghị định số 88/2007/NĐ – CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

–        Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

–        Thông tư số 09/2009/TT – BXD ngày 21/5/2009 quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ – CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

–        Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

–        Thông tư số 08/2009/TT – BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;

–        Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

–        Thông tư số 04/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước ăn uống;

–        Thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

–        Thông tư số 16/2009/TT – BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 về việc Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

–        Thông tư số 25/2009/TT – BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

–        Thông tư số 39/2010/TT – BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 về việc Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

–        Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”;

–        Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

–        Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

–        Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

–        Quyết định số 751/TTg ngày 15/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương;

–        Quyết định số 19/2008/QĐ – UBND ngày 12/06/2008 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương;

2.2.  Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

–        TCVSLĐ 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 : Chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất.

–        QCVN 02 : 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

–        QCVN 05 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

–        QCVN 06 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

–        QCVN 07 : 2009/BTNMT –  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

–        QCVN 19 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

–        QCVN 20 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

-        QCVN 24 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

-        QCVN 26 : 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

2.3.  Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo

-        Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) về xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

-        Trần Ngọc Chấn. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội – 3/2001.

-        Assessment of sources of Air, Water and Land Pollution, Part 1 : Rapid Inventory techniques in Environmental Pollution, WHO, Geneva 1993.

-        Assessment of sources of Air, Water and Land Pollution, Part 2 : Approaches for consideration in fomulating Environmental control strategies, WHO, Geneva 1993.

-        Standard methods for water and waste water examination, New York, 1989.

-        WHO (1979), Sulphur oxides and suspended particulate matter. Environmental Health Criteria Document No.8, World health Organization, Geneva, Switzerland.

-        Water – Resources Engineering. Mc Graw – Hill International Editions;

-        Air pollution control engineering. Noel De nevers. Mc Graw – Hill International Editions.

-        Society of automotive engineers. “Exterior sound level measurement procedue for powered mobile construction equipment” SAE recommended practice J188a, 1976.

-        Society of automotive engineers. “Exterior sound level for engine powered equipment” SAE recommended practice J188a, 1976.

-        US. Department of transportation, Federal Highway Administration “FHWA roadway construction noise model user’s guide”. FHWA – HEP – 05 – 054, January 2006.

-        Các Website : Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ và quy trình các bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dư án nhà máy sản xuất gỗ

2.4.  Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ

-        Dự án đầu tư của Công ty TNHH Sản xuất Phúc Thắng.

3.      Các phương pháp sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

Thực hiện báo cáo ĐTM cho dự án, Chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Bởi vì, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, khi kết hợp lại sẽ giúp cho quá trình đánh giá các tác động môi trường phát sinh trong quá trình triển khai đi vào hoạt động của dự án. Từ đó, Chúng tôi có thể nhận diện và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra. Cụ thể, các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM bao gồm :

3.1.   Phương pháp nhận dạng

-        Mô tả hệ thống môi trường.

-        Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường.

-        Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường có liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết.

3.2.   Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường

Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường,... Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi.

3.3.   Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu

-        Việc lấy mẫu và phân tích mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án.

-        Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với nội dung chương trình như : Vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích,...

-        Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phần môi trường (đất, nước, không khí,...) được trình bày rõ trong phần phụ lục.

3.4.   Phương pháp phân tích hệ thống

-        Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường.

-        Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải.

-        Xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động,... như các phần tử trong một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động.

3.5.   Phương pháp liệt kê

Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước – NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống. Bao gồm hai loại chính :

-        Bảng liệt kê mô tả : Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán và đánh giá.

-        Bảng liệt kê đơn giản : Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động.

3.6.   Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thông thường phương pháp này có hai cách tiếp cận :

-        So sánh với giá trị quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn.

-        So sánh với các số liệu đo đạc thực tế với các Dự án tương tự.

3.7.   Phương pháp đánh giá nhanh

Đây là phương pháp phổ biến trong công tác ĐTM.

Phương pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo hàm lượng và tải lượng các chất ô nhiễm (không khí, nước,...) dựa trên các số liệu có được từ Dự án.

Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ quan, tổ chức và chương trình có uy tín lớn trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của mỹ (USEPA), Chương trình kiểm kê chất thải của Úc (National Pollutant Inventory – NPI).

3.8.   Phương pháp kế thừa và tổng hợp số liệu

Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung.

Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời phát triển tiếp những mặt còn hạn chế và tránh những sai lầm.

Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến dự án, có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt động của Dự án.

3.9.   Phương pháp chuyên gia

Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, bản đồ học, chuyên ngành sinh thái,...) sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá các tác động cụ thể của Dự án.

4.      Tổ chức thực hiện ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ

Báo cáo ĐTM cho Dự án : “Nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng – công suất 120.000 sản phẩm/năm” do Công ty TNHH Sản xuất Phúc Thắng làm Chủ đầu tư được sự tư vấn của Công ty TNHH Môi Trường Vạn Tường.

Các thông tin về đơn vị tư vấn : Công ty TNHH Môi Trường Vạn Tường

-        Địa chỉ       : 69/7 Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất, Q.12, Tp.HCM

-        Đại diện     : Th.S Trần Cao Tường

-        Chức vụ     : Giám đốc

-        Điện thoại         : 08. 35921486 – 0983355117

-        Fax             : 08. 35921538

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1.              Tên dự án

NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM GỖ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ, GỖ GIA DỤNG – CÔNG SUẤT 120.000 SẢN PHẨM/NĂM

1.2.              Chủ dự án

-        Chủ dự án : Công ty TNHH Sản xuất Phúc Thắng.

-        Tên giao dịch : Công ty TNHH Sản xuất Phúc Thắng.

-        Tên viết tắt : PTC., LTD.

-        Địa chỉ : Số 8, đường số 22, KCN Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

-        Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH một thành viên.

-        Đại điện      : Ông Richard Lockton Lewis Forwood.

-        Chức vụ      : Giám đốc

-        Điện thoại   : 0650. 3742 165         Fax : 0650. 3742 202

Công ty TNHH Sản xuất Phúc Thắng được Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoạt động lần đầu số 46212000823 ngày 27 tháng 05 năm 2011 với ngành nghề kinh doanh : Sản xuất các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng xuất khẩu.

1.3.              Vị trí địa lý của Dự án

Dự án được xây dựng tại số 8, đường 22 trong KCN Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

KCN Sóng Thần 2 là một khu công nghiệp hoàn chỉnh và đa ngành, các ngành công nghiệp được bố trí thành 4 cụm A, B, C, D với diện tích khoảng 442 ha, cách :

-        Trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 20km về hướng Tây Nam.

-        Trung tâm Tp. Biên Hòa 15km về hướng Đông Bắc.

-        Trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 20km về hướng Tây Bắc.

-        Sân bay Tân Sơn Nhất 15km về hướng Tây Nam.

-        Cạnh tuyến đường sắt Thống Nhất, giáp ga Sóng Thần (đã được quy hoạch mở rộng thành đường Xuyên Á).

-        Phía Nam giáp xa lộ Đại Hàn, phía Tây giáp tuyến đường quân sự (nối thẳng tỉnh lộ 743 về gặp xa lộ Đại Hàn).

-        Nằm giữa ba cụm dân cư lớn : Thủ Đức, Dĩ An và Lái Thiêu.

Vị trí tiếp giáp của Nhà máy trong KCN Sóng Thần 2 như sau :

-        Phía Bắc giáp với Công ty TNHH Seiwa Kaiun Việt Nam trong KCN Sóng Thần 2.

-        Phía Nam giáp với Công ty TNHH Quốc tế Wimbledon trong KCN Sóng Thần 2.

-        Phía Đông giáp với khu dân cư.

-        Phía Tây giáp với đường số 22 KCN Sóng Thần 2.

Tọa độ ranh giới của Nhà máy như sau :

-        Số hiệu điểm 1 : X = 1205396,4; Y = 608204,0

-        Số hiệu điểm 2 : X = 1205391,0; Y = 608275,7

-        Số hiệu điểm 3 : X = 1205290,7; Y = 608277,1

-        Số hiệu điểm 4 : X = 1205287,9; Y = 608199,4

Khoảng cách từ Dự án đến các nhà máy đang hoạt động trong KCN là khoảng 10 m, khu vực dân cư tập trung gần nhất cách khu vực Dự án khoảng 50 m vì vậy sẽ có sự tác động cộng hưởng của Dự án với các nhà máy trong KCN gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh, cần phải có những biện pháp về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực khi Dự án đi vào hoạt động để góp phần bảo vệ môi trường cho KCN Sóng Thần 2 nói riêng và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói chung.

Xem tin tiếp theo ĐTM

Xem Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gỗ mỹ nghệ và quy trình các bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dư án nhà máy sản xuất gỗ

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.comwww.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha