Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư

Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư

Ngày đăng: 29-11-2021

3,214 lượt xem

Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư

TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC CỦA MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ (CÓ SỬ DỤNG ĐẤT)

Ghi chú: Phần chữ nghiêng là thủ tục dành riêng cho 1 hoặc 2 trong 3 hình thức: “đấu giá sử dụng đất”, “đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất” và “giao đất, cho thuê đất”. Đối với dự án theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu chọn nhà đầu tư thì các thủ tục ban đầu để có được đất sạch gần như đã xong (CĐT không cần phải tự thực hiện các bước chuẩn bị dự án mà thực hiện luôn bước Lấy ý kiến thiết kế cơ sở); riêng hình thức giao đất, cho thuê đất thì phải làm đầy đủ các bước để có được lô đất sạch.

Từ ngày 01/01/2022, các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản đã chính thức có hiệu lực, gồm:

Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 (“Luật Đầu tư 2020”) nhằm thay thế Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 16/11/2014 (“Luật Đầu tư 2014”);

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Đầu tư 2020;

Luật Nhà ở số số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi các Luật: Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Luật Đầu tư 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; 

Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và Luật Đầu tư 2020;

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Kiến trúc 2019 và Luật Đầu tư 2020;

Những quy định mới để chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư trong các đạo luật trên đây và các Nghị định hướng dẫn thi hành sẽ dẫn đến một số thay đổi trong quy trình lập, đề xuất và thực hiện các dự án đầu tư. Nhằm giúp nhà đầu tư nắm được và thực hiện, Công ty tư vấn lập dự án đầu tư cập nhật và giới thiệu khái quát một số điểm mới trong quy trình thực hiện đối với dự án có sử dụng đất, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách, phải thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dưới đây. 

TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG ĐẤT, ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH, PHẢI THÔNG QUA ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Hiện tại, chưa có đạo luật nào quy định một cách đầy đủ và thống nhất về quy trình thực hiện dự án đầu tư, mà các bước thủ tục liên quan được quy định riêng rẽ trong các văn bản pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đấu thầu, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản… dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Trên thực tế, cũng rất khó để đưa ra một quy trình thống nhất áp dụng chung cho các dự án. Ngược lại, tùy thuộc vào tính chất, lĩnh vực, quy mô đầu tư, hiện trạng về quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất… mà mỗi dự án sẽ được thực hiện theo các bước, thủ tục khác nhau. Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tế, có thể khái quát quy trình thực hiện dự án có sử dụng đất, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách, phải thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các bước chủ yếu sau đây:

 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014, được quy định cụ thể như sau:

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

2. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định này. Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (sau đây gọi là dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đối với các dự án còn lại, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.

3. Theo tính chất của dự án và điều kiện cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai.

I. GIAI ĐOẠN I. CHUẨN BỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có/ thuộc dự án nhóm A...); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.

1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư

2. Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài

3. Tìm kiếm, phát hiện khu đất để lập phương án đầu tư

4. Xin giới thiệu địa điểm (hình thức Giao đất, cho thuê đất)

5. Đề xuất dự án đầu tư bao (hình thức Giao đất, cho thuê đất): gồm các nội dung nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án (theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015)

6. Thỏa thuận thuê địa điểm; đề xuất nhu cầu sử dụng đất (hình thức Giao đất, cho thuê đất); trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư

7. Lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất (theo 1 trong 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu)

8. Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất). Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, DA kinh doanh có điều kiện...) 

9. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (gồm ba hình thức):

a) Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) nếu có;

b) Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi);

c) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (công trình tôn giáo; công trình có Tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất).

10. Lập, thẩm định và phê duyệt QH chi tiết/ QHTMB (hình thức giao đất, cho thuê đất):

a) Cp giy phép QH (nếu khu vực đó chưa phê duyệt quy hoạch 1/2000 quy hoch 1/500);

b) Cấp chứng chỉ quy hoạch (nếu đã có QH 1/500)/ hoặc Thỏa thuận Quy hoạch kiến trúc (nếu đã có QH 1/2000…)/ hoặc Thông tin QH, kiến trúc (nếu chưa có QH);

c) Xin bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng (nếu chưa có);

d) Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 (nếu chưa có QH);

đ) Lập quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500 hoặc Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (nếu đã có QHCTXD 1/2000);

e) Thẩm định QHCTXD TL 1/500/ QH TMB và phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ;

g) Phê duyệt QHCTXD TL 1/500/ Chấp thuận QH TMB và phương án kiến trúc sơ bộ.

11. Thông báo thu hồi đất (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư)

12. Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở

13. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ giao đất, cho thuê đất)

14. Thẩm duyệt thiết kế PCCC

15. Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở/ thẩm định, quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (hình thức Giao đất, cho thuê đất)

16. Thẩm định; thẩm tra phục vụ công tác thẩm định (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Điều 10 Khoản 7 Điểm b và Điều 11 Khoản 5)

17. Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở (nếu có)

18. Cam kết bảo vệ môi trường/ Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

19. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ giao đất, cho thuê đất)

20. Công khai và thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng (hình thức đấu giá quyền sử dụng đất)

21. Điều tra số liệu, lập, phê duyệt, công khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằng; Thuê đơn vị lập hồ sơ định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Thẩm định hồ sơ định giá, xác định đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất)

22. Hồ sơ xin giao đất/ thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất)

23. Trích đo bản đồ địa chính để điều chỉnh ranh khu đất, kiểm định bản đồ (hình thức giao đất, cho thuê đất)

24. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (hình thức giao đất, cho thuê đất)

25. Thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chủ đầu tư thực hiện khảo sát, lập dự án đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất)

Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư cò sử dụng đất

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải thuyết minh rõ các nội dung sau:

a) Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt (nếu có);

b) Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở; tỷ lệ, số lượng các loại nhà ở (biệt thự, liền kề, căn hộ chung cư) và sự tương thích của số lượng các loại nhà ở với chỉ tiêu dân số được phê duyệt;

c) Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;

d) Phương án kinh doanh các sản phẩm nhà ở và các sản phẩm khác của dự án;

đ) Sự phù hợp với định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt (nếu có); kế hoạch xây dựng và hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật trước khi khai thác nhà ở (nếu có), công trình hạ tầng xã hội và các công trình khác trong dự án; kế hoạch và danh mục các khu vực hoặc công trình và dịch vụ công ích sẽ bàn giao trong trường hợp có bàn giao cho Nhà nước;

e) Phương án phân kỳ đầu tư để đảm bảo yêu cầu đồng bộ đối với các dự án gồm nhiều công trình xây dựng triển khai theo thời gian dài có yêu cầu phân kỳ đầu tư;

g) Đối với khu đô thị không có nhà ở thì không yêu cầu thực hiện các quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản này.

II. GIAI ĐOẠN II. THỰC HIỆN DỰ ÁN

Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.

26. Giao đất/ thuê đất: Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa

27. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

28. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi)

29. Khảo sát xây dựng (có thể chia 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế).

a) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD);

b) Lựa chọn nhà thầu KSXD;

c) Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD;

d) Thực hiện khảo sát xây dựng;

đ) Giám sát công tác khảo sát xây dựng;

e) Khảo sát bổ sung (nếu có);

g) Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;

h) Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

30. Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:

a) Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật);

b) Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án);

c) Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).

31. Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:

a) Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình;

b) Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có);

c) Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình;

d) Thiết kế xây dựng công trình;

đ) Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

e) Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định;

g) Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;

h) Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;

i) Thay đổi thiết kế (nếu có);

k) Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;

l) Giám sát tác giả.

32. Giấy phép xây dựng

33. Đấu thầu xây dựng:

a) Lựa chọn nhà thầu tư vấn QLDA (trường hợp thuê tư vấn QLDA);

b) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

34. Thi công xây dựng công trình:

a) Chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình;

b) Chọn nhà thầu giám sát thi công;

c) Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

35. Thông báo khởi công xây dựng (chủ đầu tư)

36. Thực hiện thi công xây dựng công trình:

a) Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng...;

b) Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;

c) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu);

d) Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành;

đ) Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.

37. Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng

38. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

III. GIAI ĐOẠN III. KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG

39. Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử

40. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

41. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

42. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn)

43. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động/ Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

44. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở

45. Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng

46. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)

CÁC GHI CHÚ - Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Ghi chú 01: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.

Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

Điều 3. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng

1. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, trong đó chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được quy định cụ thể như sau:

a) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

- Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;

- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

- Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

- Lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây dựng của công trình;

- Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

- Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành;

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

- Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;

- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo;

- Xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng;

- Thực hiện các công việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

- Thực hiện các công việc quản lý khác.

b) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án;

- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;

- Thiết kế xây dựng công trình;

- Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;

- Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

- Thẩm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông;

- Ứng dụng hệ thống thông tin công trình;

- Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng (nếu có), tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức xây dựng và giá xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và các công việc khác;

- Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);

- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có);

- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình;

- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);

- Tư vấn quan trắc và giám sát môi trường;

- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Thực hiện các công việc tư vấn khác.

c) Chi phí khác để thực hiện các công việc gồm:

- Rà phá bom mìn, vật nổ;

- Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;

- Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

- Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;)

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng

Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện đối với toàn bộ dự án, từng dự án thành phần, từng công trình xây dựng hoặc một số công trình xây dựng theo giai đoạn thực hiện, phân kỳ đầu tư của dự án nhưng phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các kết quả thẩm định và phù hợp với tiến độ dự án tại quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án. Trừ dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công, dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định như sau:

1. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ dự án quy định tại điểm c khoản này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản này và dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án từ nhóm B trở lên, dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương, người đứng đầu tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ dự án quy định tại điểm c khoản này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ dự án quy định tại các điểm a khoản này;

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.

3. Đối với dự án PPP, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án do người đứng đầu cơ quan trung ương, Thủ trưởng cơ quan khác theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư phê duyệt dự án hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án; dự án có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án PPP được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ dự án quy định tại điểm a khoản này.

4. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án quy mô lớn quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này, dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản này.

5. Đối với dự án có công năng phục vụ hỗn hợp, thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được xác định theo chuyên ngành quản lý quy định tại Điều 109 Nghị định này đối với công năng phục vụ của công trình chính của dự án hoặc công trình chính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính.

Ghi chú 04: Thủ tục Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách tỉnh được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

Chấp thuận chủ trương đầu tư 
Luật Đầu tư đã không còn sử dụng thuật ngữ “quyết định chủ trương đầu tư” mà thay bằng thuật ngữ “chấp thuận chủ trương đầu tư”, đồng thời có một số quy định mới về thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo hướng đơn giản hóa, hạn chế sự chồng chéo và tăng cường phân cấp thẩm quyền cho các địa phương. Cụ thể như sau: 

Bổ sung thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên (khoản 3 Điều 31).  Thu hẹp phạm vi các dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo hướng loại bỏ dự án sản xuất thuốc lá điếu (được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật đầu tư 2014), bỏ giới hạn các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên phải trình Thủ tướng (được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật đầu tư 2014).

Bãi bỏ thủ tục 02 bước lấy ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (tại cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch đầu tư), quy định thống nhất một đầu mối tiếp nhận và thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Điều 35).  Phân cấp thẩm quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số dự án phù hợp với quy hoạch (trong đó có dự án có tổng vốn trên 5.000 tỷ đồng), dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh sân golf (điểm c khoản 1 Điều 32). Bổ sung thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; ven biển, khu vực khác có anh hưởng đến quốc phòng, an ninh để phù hợp với các quy định tương ứng của Luật Đất đai (điểm d khoản 1 Điều 32)... 

Bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với hộ gia đình, cá nhân để áp dụng thống nhất điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của các đối tượng này theo quy đinh của Luật Đất đai (điểm a khoản 1 Điều 32).

Quy định Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dối với các dự án thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt (khoản 2 Điều 31).

1.Trình tự thực hiện.

Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo qui định.    

Bước 2: Chủ đầu tư (hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền) nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Xây dựng.

Bước 3: Căn cứ ngày hẹn trên biên nhận hồ sơ, chủ đầu tư đến Bộ phận Tiếp nhận và trả hồ sơ - Sở kế hoạch đầu tư Trong quá trình thẩm định, trường hợp Sở Xây dựng cần lấy ý kiến các đơn vị liên quan, Sở sẽ có công văn thông báo, đồng gởi cho chủ đầu tư, cơ quan chủ quản chủ đầu tư để theo dõi.

2. Cách thức thực hiện: 

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả- Sở kế hoạch đầu tư.

Các hồ sơ cần chuẩn bị để nộp lên Hệ thống Trung tâm hành chính công :

1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (ký tắt từng trang và ký đầy đủ tại trang cuối) à File scan

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (công chứng hoặc đóng dấu sao y bản chính của công ty)

3. Bản sao y giấy CMND của người đại diện (công chứng hoặc đóng dấu sao y bản chính của công ty)

4. Đề xuất dự án đầu tư (ký tắt từng trang và ký đầy đủ tại trang cuối) à File scan

5. Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất đã được kiểm toán  à file scan

6. Văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu: Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng  à file scan

Chứng minh có 20% tổng mức đầu tư = số dư tài khoản+ BC tài chính + tài sản cty ...

7. Cam kết hỗ trợ tài chính của ngân hàng à File scan

8. Bản đồ địa chính khu đất (công chứng hoặc đóng dấu sao y bản chính của công ty)

9. Thuyết minh dự án đầu tư (ký đóng dấu trang bìa phụ, trang cuối và giáp lai tất cả các trang) à File scan.

3. Thành phần số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Tờ trình thẩm định dự án đầu tư của chủ đầu tư (theo Mẫu số 01 đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi, ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ (01 bản chính + 06 bản sao);

- Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và hồ sơ TKCS (gồm thuyết minh và bản vẽ TKCS);

- Chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận (07 bản sao). 

- Kết quả phê duyệt kế hoạch chuẩn bị đầu tư (nếu có);

- Kết quả thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (nếu có);

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với công trình có yêu cầu phải đánh giá tác động môi trường);

- Các văn bản của cơ quan chuyên ngành về đấu nối hạ tầng kỹ thuật, tĩnh không, môi trường (nếu có);

- Hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất công trình, hồ sơ khảo sát địa hình (03 bản chính);

- Hồ sơ năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia lập Báo cáo nghiên cứu khả thi: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, nhà thầu khảo sát xây dựng (kèm theo thông báo đã được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ xây dựng, Sở xây dựng đối với các nhà thầu trên); Chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm lập dự án, chủ trì thiết kế; Chứng chỉ hành nghề của chủ trì khảo sát xây dựng (bản chứng thực);

- Văn bản của các cấp có thẩm quyền về sử dụng đất (kèm theo bản đồ địa chính khu đất: 1 bản chứng thực + 06 bản sao);

- Các cơ sở pháp lý (hồ sơ, văn bản …) liên quan đến quá trình lập và thực hiện dự án. Đối với dự án trình phê duyệt điều chỉnh: bổ sung thêm.

- Đĩa CD lưu trữ file mềm của toàn bộ hồ sơ trình thẩm định để lưu trữ và quản lý hồ sơ;

b) Số lượng hồ sơ: từ 7 đến 10 bộ (do tính chất của từng dự án cụ thẩ nên gửi cho các Sở ngành liên quan có khác nhau).

4. Thời hạn giải quyết:

- Đối với dự án nhóm B: thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối với dự án nhóm C: thời hạn thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

5.  Thẩm quyền giải quyết:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Xây dựng; 

6. Cơ sở pháp lý

Luật xây dựng năm 2014;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; 

Thẩm tra:

- Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;

- Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

- Thẩm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Ghi chú 05: về đấu thầu

(Ngày 27/6/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 4054/BKHĐT-QLĐT về việc thực hiện Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Theo đó, đối với các gói thầu có hồ sơ yêu cầu phát hành trước ngày 15/8/2014 vẫn được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 40, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Kể từ ngày 15/8/2014, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải tuân thủ theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu và các Điều 54, 55, 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Theo Điều 54, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu gồm:

- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Theo đó, các hạn mức nêu trên được áp dụng đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu thì gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình được phép áp dụng chỉ định thầu nhưng phải đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2, Điều 22 Luật Đấu thầu.

Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

Trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu của gói thầu thì bên mời thầu cần báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng cho phép các nhà thầu không phải doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham dự thầu.

Việc xử lý tình huống trong đấu thầu là trách nhiệm của chủ đầu tư trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Điều 86, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)

XEM CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ MẪU TẠI ĐÂY

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha