Thuyết minh lập dự án nhà máy sản xuất nhôm thỏi với công suất 56.000 tấn/năm. Dự kiến đầu tư 12 lò nấu nhôm gồm: 02 lò nấu nhôm lò đứng công suất sản xuất 100 tấn/ngày (mỗi lò công suất 50 tấn/ ngày, mỗi ngày nấu 2 mẻ, 12 giờ/mẻ) chất lượng sản phẩm thu được là các thỏi nhôm đạt chất lượng 96% - 98 % nhôm và 10 lò nấu nhôm lò ngang công suất sản xuất 10 tấn/ngày chất lượng sản phẩm thu được là các thỏi nhôm đạt chất lượng 95%-98%.
CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN.. 8
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. 8
I.4. Hiện trạng về ngành công nghiệp sản xuất nhôm nguyên liệu (phôi nhôm) trên thế giới………… 10
I.5. Nhu cầu thị trường trên thế giới 17
I.7. Tiến độ thực hiện của Dự án. 19
I.9. Nguồn vốn đầu tư của Dự án. 19
I.10. Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án. 20
I.11. Phạm vi thực hiện của dự án. 20
I.12. Căn cứ pháp lý để xây dựng dự án. 20
I.12.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn. 21
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC TRIỂN KHAI DỰ ÁN…….. 23
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên. 23
II.1.1. Điều kiện tự nhiên. 23
II.2. Đánh giá điều kiện kinh tế-xã hội 30
CHƯƠNG III. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.. 32
III.1. Tổng quan về công nghệ ngành công nghiệp sản xuất nhôm nguyên liệu. 32
III.2. Công nghệ sản xuất của Dự án. 34
III.2.1. Quy trình sản xuất nhôm nguyên liệu ( phôi nhôm) của Dự án. 34
III.2.2. Nhu cầu về nguồn nguyên liệu phế liệu phục vụ cho sản xuất của Dự án. 61
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của Dự án. 63
IV.2. Hạng mục xây dựng của Dự án. 64
IV.2.1. Hạng mục công trình xây dựng. 65
IV.2.2. Công trình hạ tầng kỹ thuật 67
CHƯƠNG V. PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.. 73
V.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức. 73
V.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động. 75
V.3. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành. 75
CHƯƠNG VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 76
VI.1. Tác động của Dự án đối với môi trường. 76
VI.1.1. Giai đoạn xây dựng. 77
VI.1.2. Tác động của Dự án đối với môi trường trong quá trình hoạt động. 83
VI.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường. 87
VI.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án. 87
VI.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 92
VI.2.3. Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố PCCC, kế hoạch phòng ngừa sự cố môi trường…………. 97
VI.2.4. Các biện pháp với các sự cố do thiên tai bão lũ. 98
VI.2.5. Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toán thực phẩm đối với bếp ăn tập thể. 98
VI.2.6. Một số biện pháp khác. 98
CHƯƠNG VII. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ – HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ……….. 100
VII.1. Tổng mức đầu tư của dự án. 100
VII.1.1. Tổng mức đầu tư của Dự án. 100
VII.1.2. Nguồn vốn đầu tư của dự án. 103
VII.2. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án. 104
VII.2.1. Mục đích tính toán. 104
VII.2.2. Chi phí khai thác. 104
VII.2.3. Tỷ suất chiết khấu. 105
VII.3. Hiệu quả kinh tế xã hội 105
CHƯƠNG VIII. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 108
CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN
- Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU...
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên số: ......; Đăng ký lần đầu ngày 20/04/2023, đăng ký thay đổi lần thứ 4, ngày 01/11/2024; Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.
- Đại diện : .... Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ : .... phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Vốn điều lệ : 20.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi tỷ đồng).
+ Ông... sở hữu phần vốn góp: 15.000.000.000 đồng, chiếm 75% vốn điều lệ;
+ Ông.... sở hữu phần vốn góp: 4.000.000.000 đồng, chiếm 20% vốn điều lệ;
+ Bà..... sở hữu phần vốn góp: 1.000.000.000 đồng, chiếm 5% vốn điều lệ;
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ và tên: ...; Giới tính: Nữ
Chức danh: Giám đốc
Ngày sinh: ....; Dân tộc: Kinh ; Quốc tịch: Việt Nam;
Căn cước công dân số: ...;
Ngày cấp: ...;
Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ thường trú: ...., xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Địa chỉ liên lạc: ......, xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
- Ngành Nghề hoạt động của công ty: Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại. Bán buôn chuyên doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Bán buôn tổng hợp. Tái chế phế liệu. Đúc kim loại màu. Đúc sắt, thép.
- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại: (028) 35146426; Fax: (08) 39118579
- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thanh - Chức vụ : Giám đốc
Tên dự án: Nhà máy sản xuất nhôm thỏi công suất 56.000 tấn/năm
Địa điểm: Khu công nghiệp Phước Nam, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Quỹ đất của dự án: 10.000 m2.
- Mục tiêu đầu tư:
STT |
Mục tiêu hoạt động |
Tên ngành (Ghi tên ngành cấp 4 theo VSIC) |
Mã ngành theo VSIC (Mã ngành cấp 4) |
Mã ngành CPC (*) |
1 |
Đúc thành các thỏi nhôm từ phế liệu đạt chất lượng từ 95-98% |
Đúc kim loại màu |
2432 |
|
2 |
Tái chế nhôm phế liệu thành nhôm thỏi nguyên liệu |
Tái chế phế liệu |
3830 |
|
Đầu tư mua mới dây chuyền, thiết bị nấu luyện nhôm tái chế, chủ động nguồn vật tư nhôm cho hoạt động sản xuất kinh tế, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và phù hợp với định hướng phát triển của Nhà máy sản xuất nhôm thỏi công suất 56.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Phước Nam, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra những sản phẩm nhôm thỏi đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế phục vụ cho ngành nghề xây dựng, sản xuất đa dạng lĩnh vực. Mục tiêu thị trường mà Công ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu ... hướng đến đó chính là cung ứng ra sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước và khu vực lân cận như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông,...
Dây chuyền công nghệ
Sản xuất nhôm thỏi với công suất 56.000 tấn/năm (trong đó dự kiến đầu tư 12 lò nấu nhôm gồm: 02 lò nấu nhôm lò đứng công suất sản xuất 100 tấn/ngày (mỗi lò công suất 50 tấn/ ngày, mỗi ngày nấu 2 mẻ, 12 giờ/mẻ) chất lượng sản phẩm thu được là các thỏi nhôm đạt chất lượng 96% - 98 % nhôm và 10 lò nấu nhôm lò ngang công suất sản xuất 10 tấn/ngày chất lượng sản phẩm thu được là các thỏi nhôm đạt chất lượng 95%-98%.
Hệ thống xử lý khí
STT |
Danh mục |
Đơn vị |
Khối lượng |
Chất lượng |
I |
Nhôm Thỏi |
Tấn/năm |
56,000 |
95% - 98% |
II |
Nguyên liệu, phụ gia, sản phẩm sử dụng cho hoạt động của dự án |
|||
1 |
Nhôm phế liệu từ nguồn trong nước tỷ lệ 1,25 tấn nguyên liệu cho 1 tấn thỏi nhôm |
Tấn/năm |
70,000 |
70% - 90% |
2 |
Sản phẩm bị hỏng, lỗi trong quá trình sản xuất được tái sử dụng 4% |
Tấn/năm |
2,800 |
|
Việc triển khai dự án đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, các công trình xây dựng phục vụ cho hoạt động của nhà máy và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh với tiêu chuẩn an toàn lao động, giữ gìn vệ sinh an toàn môi trường hạn chế đến mức thấp nhất các tác động của dự án đến khu vực và xung quanh luôn được nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu ... đặt lên hàng đầu.
Trong một thị trường đi xuống đang có sự phục hồi chậm vào năm 2023, chỉ có Ấn Độ là đứng ngoài phần còn lại của thế giới về sản xuất và tiêu thụ nhôm. Sự thúc đẩy của Chính phủ đối với cơ sở hạ tầng mới, đặc biệt là năng lượng xanh, tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng trong nước và sự ổn định chung của giá nhôm.
Đất nước này hiện là nước sản xuất nhôm lớn thứ hai và cũng là nước tiêu thụ lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích trong ngành dự đoán nhu cầu nhôm của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới. Điều này có thể tác động đến dự báo giá nhôm ngắn hạn và dài hạn.
Các chuyên gia vẫn khẳng định rằng tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại, bao gồm cả ở Trung Quốc, sẽ làm giảm nhu cầu và kéo giá nhôm đi xuống. Trên thực tế, nhiều người tin rằng giá nhôm giao ngay LME năm 2023 có thể giảm tới 13% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức khoảng 2.365 USD/tấn. Nhưng ở Ấn Độ, không có những lo ngại như vậy.
Hiện nay, mức tiêu thụ nhôm bình quân đầu người của Ấn Độ đang dao động quanh mức 3 kg.
Con số này vẫn còn thấp so với mức đáng kinh ngạc 31,7kg của Trung Quốc và khoảng 12 kg thuộc phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ có thể chạm mốc 9 triệu tấn vào năm 2033. Đây sẽ là mức tăng đáng kể so với mức 4,5 triệu tấn hiện nay. Trong khi đó, Ấn Độ đóng góp khoảng 5% vào tổng sản lượng nhôm toàn cầu.
Chính phủ Ấn Độ đã chú trọng đến cơ sở hạ tầng, chủ yếu thông qua các chương trình như “Sản xuất tại Ấn Độ”. Tất cả những điều này có khả năng làm tăng nhu cầu về nhôm từ các lĩnh vực như điện và xây dựng.
Sau xung đột Ukraine và đại dịch COVID-19, thị trường nhôm toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và châu Âu, bắt đầu lao dốc. Mặt khác, Ấn Độ đã bắt đầu chứng kiến sự chuyển biến của ngành nhôm với các dự án lớn trong nước như tàu “Vande Bharat”, phát triển đường sắt đô thị, thúc đẩy điện khí hóa 100% và tăng công suất phát điện xanh.
Trên thực tế, nhiều chuyên gia ở Ấn Độ tin rằng nhu cầu nhôm tăng cao này sẽ nhận được động lực từ ngành vận tải do sự chuyển đổi sang “năng lượng xanh” trong giao thông công cộng và tư nhân. Bởi xe điện sẽ dần thay thế các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên khắp tiểu lục địa.
Điều này sẽ làm tăng đáng kể lượng nhôm tiêu thụ để chế tạo những chiếc xe nhẹ hơn. Trong khi đó, hầu hết mọi thứ khác liên quan đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ, chẳng hạn như đô thị hóa, nhà ở, cơ sở hạ tầng công cộng, v.v., sẽ làm tăng tiêu thụ nhôm khi Ấn Độ chuyển đổi từ một nền kinh tế đang phát triển sang một nền kinh tế lớn trên thế giới.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có trữ lượng bô xít khổng lồ ở bờ biển phía đông và cho đến nay vẫn chưa được khai thác hết.
Tóm lại, bất chấp những lo ngại toàn cầu về khả năng giá nhôm giảm, nhu cầu tăng, trữ lượng bô xít và sự tập trung vào xe điện của Ấn Độ báo hiệu triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của kim loại này.
Sản lượng nhôm sơ cấp toàn cầu đã tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 16,9 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm 2023, theo đánh giá của Viện Nhôm Quốc tế (IAI).
Tuy nhiên, đừng để những con số tăng trưởng này đánh lừa. Sản xuất nhôm bên ngoài Trung Quốc đang đi ngang khi mà lượng dự án khởi động lại và dự án cắt giảm tương đương nhau. Trung Quốc, chiếm gần 60% sản lượng kim loại cơ bản thế giới, đã tăng sản lượng lên 3,9% so với quý I/2022 nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm mạnh chỉ còn 0,9% trong tháng 3. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng hàng năm, sản lượng 39,9 triệu tấn của Trung Quốc trong tháng trước là mức thấp nhất trong 1 năm qua, giảm 1,6 triệu tấn so với mức kỷ lục 41,5 triệu tấn của tháng 8/2022.
Việc tăng công suất và tái khởi động một số dự án mới không thể bù đắp sản lượng thấp ở tỉnh Vân Nam, nơi các nhà máy luyện kim đã buộc phải giảm hoạt động do hạn hán gây thiếu điện. Sản xuất nhôm của Trung Quốc hiện phụ thuộc vào thời tiết ở miền Nam nước này. Thị trường nhôm toàn cầu cũng vậy.
Tỉnh Vân Nam chiếm khoảng 12% công suất nhôm của Trung Quốc và sản xuất 4,2 triệu tấn vào năm 2022. Đây là một trung tâm sản xuất đang phát triển nhanh chóng khi các nhà khai thác Trung Quốc “di cư” khỏi các tỉnh sử dụng than để sản xuất nhôm. Họ mong muốn sản xuất nhôm “xanh” bằng cách sử dụng năng lượng thủy điện.
Tuy nhiên, thủy điện cần mưa và Vân Nam đang phải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Thủ phủ Côn Minh của tỉnh này, nơi chỉ nhận 10% lượng mưa từ đầu năm so với mức bình thường, đã cảnh báo hạn hán cấp độ màu da cam, là mức cảnh báo nghiêm trọng thứ 2 trong hệ thống 4 cấp. Nhiều thị trấn khác cũng tương tự, theo China Daily. Các doanh nghiệp sử dụng năng lượng công nghiệp, bao gồm cả các nhà máy luyện nhôm, đã bị yêu cầu giảm hoạt động để cân bằng hệ thống điện. Khoảng 2 triệu tấn nằm trong năng lực sản xuất của tỉnh đã ngừng hoạt động, theo Li Jiahui, nhà phân tích tại công ty tư vấn Shanghai Metals Market. Mặc dù các tỉnh khác đã khởi động lại nhà máy, hoặc đưa vào hoạt động các dây chuyền điện phân mới, tác động này vẫn không đủ bù đắp được thiệt hại ở Vân Nam.
Một yếu tố chính thúc đẩy thị trường được nghiên cứu là các hoạt động xây dựng ngày càng tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhu cầu nhôm ngày càng tăng từ các ngành công nghiệp thực phẩm, bao bì và dược phẩm có thể sẽ ủng hộ sự tăng trưởng của thị trường.
Tuy nhiên, các quy định nghiêm ngặt và những lo ngại về môi trường về chế biến nhôm có thể sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường.
Tăng trưởng trong thị trường xe điện có thể sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng mới.
Châu Á - Thái Bình Dương chiếm thị phần cao nhất và dự kiến sẽ chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn dự báo.
Nhu cầu ngày càng tăng từ ngành xây dựng và xây dựng. Trong ngành xây dựng và xây dựng, nhôm là kim loại được sử dụng rộng rãi thứ hai. Nó được sử dụng rộng rãi trong cửa sổ, tường rèm, tấm lợp và ốp, che nắng mặt trời, tấm pin mặt trời, lan can, kệ và các cấu trúc tạm thời khác. Doanh thu của ngành xây dựng toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong vài năm tới. Vào cuối năm 2022, nó được dự đoán là khoảng 8,2 nghìn tỷ USD.
Trung Quốc bao gồm thị trường xây dựng lớn nhất thế giới, bao gồm 20% tổng số đầu tư xây dựng trên toàn cầu. Trung Quốc dự kiến sẽ chi gần 13 nghìn tỷ USD cho các tòa nhà vào năm 2030. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tổng giá trị sản lượng của các doanh nghiệp xây dựng tại Trung Quốc trong quý IV/2022 xấp xỉ 276 tỷ CNY (~40 tỷ USD), tăng trưởng xấp xỉ 50% so với quý trước (~27,6 tỷ USD).
Các đơn vị nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được cấp giấy phép xây dựng ở mức hàng năm được điều chỉnh theo mùa là 1.873.000 vào tháng 12/2021, theo số liệu do Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ và Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị Hoa Kỳ công bố. Tổng cộng có 1.128.000 giấy phép dành cho một gia đình được cấp mỗi năm. Tỷ lệ ủy quyền đơn vị hàng năm trong các cấu trúc có năm đơn vị trở lên là 675.000. Năm 2021, 1.724.700 đơn vị nhà ở đã được lên kế hoạch cấp thông qua giấy phép xây dựng. Con số này cao hơn 3.5% so với 1.471.100 dự đoán cho năm 2020.
Ấn Độ có thể sẽ chứng kiến khoản đầu tư khoảng 1,3 nghìn tỷ USD vào nhà ở trong bảy năm tới, trong thời gian đó có thể sẽ chứng kiến việc xây dựng 60 triệu ngôi nhà mới. Tỷ lệ sẵn có của nhà ở giá rẻ dự kiến sẽ tăng khoảng 70% vào năm 2024. Nhà ở cho tất cả mọi người vào năm 2022 của chính phủ Ấn Độ cũng là một yếu tố thay đổi cuộc chơi lớn cho ngành công nghiệp.
Giá trị xây dựng công trình mới theo giá hiện tại ở Vương quốc Anh vào năm 2021 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ (3.5%) lên 115.579 triệu GBP (~ 1,59,008.77 triệu USD) sau khi giảm 15.9% xuống còn 100,199 triệu GBP (~ 1,28,622.12 triệu USD) vào năm 2020.
Nhìn chung, các hoạt động xây dựng phục hồi trên toàn thế giới dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu nhôm từ ngành xây dựng và xây dựng trong giai đoạn dự báo.
Trên lý thuyết, mọi chuyện có thể thay đổi khi mùa mưa đang đến gần nhưng trên thực tế, không ai biết lượng mưa có đủ để các nhà máy luyện kim kích hoạt lại công suất hay không.
Hiện nay, do ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ucraina, kinh tế trên thế giới phát triển chậm, nhiều đối tác truyền thống của nhà máy Z117 cắt giảm lớn về số lượng đơn hàng (Tập đoàn IKEA, Landman,…) nên một số sản phẩm xuất khẩu của đơn vị phải dừng sản xuất. Để thích ứng với tình hình mới, phát triển lâu dài và bền vững, Nhà máy phải liên tục tìm các giải pháp hợp lý hóa sản xuất; tranh thủ mọi thời cơ, phát huy nội lực; kết hợp hài hòa nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế; tìm kiếm các hướng đi, sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Việc nhà đầu tư triển khai xây dựng dự án như chúng tôi luôn đặt sự quan tâm đến giá nhôm thế giới do đây là một trong những kim loại quan trọng được sử dụng nhiều trong sản xuất các lĩnh vực đặc biệt là xây dựng. Sự quan tâm đó cũng bắt nguồn từ việc giá nhôm thế giới có tính biến động cao, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phôi nhôm như của Công ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu....
Hiện tại, giá nhôm thế giới đang có xu hướng tăng trong năm 2023 do nhu cầu tăng lên và sản lượng giảm. Tuy nhiên, giá nhôm cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như tình hình chính trị, tình hình cung cầu trên thị trường, tác động của dịch bệnh Covid-19 và sự điều chỉnh của chính sách kinh tế và thương mại của các quốc gia. Các chuyên gia dự báo rằng giá nhôm nguyên liệu phục vụ cho các ngành nghề khác nhau vẫn còn nhiều biến động trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo rằng giá nhôm thế giới vẫn còn biến động trong thời gian tới và có xu hướng tăng do nhu cầu tăng và sản lượng giảm. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực nhôm.
Trong ngành xây dựng nhôm nguyên liệu là kim loại được sử dụng rộng rãi thứ hai. Doanh thu của ngành xây dựng toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong vài năm tới. Vào cuối năm 2022, nó được dự đoán là khoảng 8,2 nghìn tỷ USD.
Trung Quốc bao gồm thị trường xây dựng lớn nhất thế giới, bao gồm 20% tổng số đầu tư xây dựng trên toàn cầu. Trung Quốc dự kiến sẽ chi gần 13 nghìn tỷ USD cho các tòa nhà vào năm 2030. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tổng giá trị sản lượng của các doanh nghiệp xây dựng tại Trung Quốc trong quý IV/2022 xấp xỉ 276 tỷ CNY (~40 tỷ USD), tăng trưởng xấp xỉ 50% so với quý trước (~27,6 tỷ USD).
Các đơn vị nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được cấp giấy phép xây dựng ở mức hàng năm được điều chỉnh theo mùa là 1.873.000 vào tháng 12/2021, theo số liệu do Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ và Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị Hoa Kỳ công bố. Tổng cộng có 1.128.000 giấy phép dành cho một gia đình được cấp mỗi năm. Tỷ lệ ủy quyền đơn vị hàng năm trong các cấu trúc có năm đơn vị trở lên là 675.000. Năm 2021, 1.724.700 đơn vị nhà ở đã được lên kế hoạch cấp thông qua giấy phép xây dựng. Con số này cao hơn 3.5% so với 1.471.100 dự đoán cho năm 2020.
Ấn Độ có thể sẽ chứng kiến khoản đầu tư khoảng 1,3 nghìn tỷ USD vào nhà ở trong bảy năm tới, trong thời gian đó có thể sẽ chứng kiến việc xây dựng 60 triệu ngôi nhà mới. Tỷ lệ sẵn có của nhà ở giá rẻ dự kiến sẽ tăng khoảng 70% vào năm 2024. Nhà ở cho tất cả mọi người vào năm 2022 của chính phủ Ấn Độ cũng là một yếu tố thay đổi cuộc chơi lớn cho ngành công nghiệp.
Giá trị xây dựng công trình mới theo giá hiện tại ở Vương quốc Anh vào năm 2021 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ (3.5%) lên 115.579 triệu GBP (~ 1,59,008.77 triệu USD) sau khi giảm 15.9% xuống còn 100,199 triệu GBP (~ 1,28,622.12 triệu USD) vào năm 2020.
Nhìn chung, các hoạt động xây dựng phục hồi trên toàn thế giới dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu nhôm từ ngành xây dựng và xây dựng trong giai đoạn dự báo.
Hình 2. Mức độ tăng/giảm dự trữ nhôm của sàn LME hàng tháng
Giá nhôm thế giới đã tăng 31% từ đầu năm đến nay, hiện đạt mức cao nhất trong vòng một thập kỷ, và dự kiến sẽ sớm vượt xa mức cao kỷ lục của năm 2010 do nhu cầu năm nay dự báo sẽ tăng nhiều nhất từ trước tới nay bởi kinh tế toàn cầu hổi phục sau đại dịch Covid-19.
Sau nhiều năm cầu vượt cung do Trung Quốc tăng mạnh sản lượng, thị trường nhôm năm nay chuyển hướng thiếu hụt do nhu cầu mạnh mẽ đối với nguyên liệu sản xuất bao bì sau đại dịch Covid-19. Hiện giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London ở mức khoảng 2.600 USD. Giá cổ phiếu của các hãng sản xuất nhôm lớn trên thế giới năm nay đã tăng hai con số. Theo đó, giá cổ phiếu của hãng Alcoa (Mỹ) tăng 68%, trong khi của Norsk Hydro (Châu Âu) tăng 47%.
Nhôm nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như xây dựng là một trong những ngành đang tăng trưởng mạnh mẽ cùng với đà hồi phục kinh tế thế giới.
Nhà đầu tư có một chiến lược kinh doanh bài bản, sẽ đưa ra sản phẩm với giá thành hợp lý, dây chuyền sản xuất hiện đại, quy trình sản xuất khép kín và áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong sản xuất và kiểm tra chất lượng.
Doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức như nhu cầu thị trường giảm mạnh, công suất hoạt động thu hẹp, lợi nhuận giảm,...
Do chiến lược ngành sản xuất nhôm nguyên liệu tập trung vào sản xuất mới do đó đã không cạnh tranh được với các nước phát triển có bề dày kinh nghiệm, vốn và công nghệ;
Thiếu nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao.
Hoạt động sản xuất và giá nhôm nguyên liệu sẽ quay lại mạnh mẽ sau khi đại dịch Covid19 được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu. Từ đó kéo theo nhu cầu về cầu tăng
Xu thế chuyển dịch đầu tư và chuỗi cung ứng của một số ngành ra khỏi Trung Quốc, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất nhôm.
Hiện tại, dư địa của thị trường châu Âu đối với ngành nhôm nguyên liệu còn rất lớn. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh mới là cách để các doanh nghiệp phát triển và tận dụng lợi thế từ các FTA để xuất khẩu.
Nhu cầu của thị trường về nhôm là rất lớn nhưng để đáp ứng được thì phải chuyển hoá, phải chuyển đổi từ sản xuất thô đến các sản phẩm, chi tiết với công nghệ cao hơn. Đồng thời, ngoài quy tắc xuất xứ doanh nghiệp cũng phải thoả mãn các yêu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường khó tính như EU đang quan tâm như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích cho người lao động.
Ngay từ khi chưa có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), các doanh nghiệp sản xuất nhôm thỏi đã có nhiều đối tác từ EU. Tuy nhiên, bên cạnh các yêu cầu về giá cả, sản phẩm còn phải đáp ứng cả những tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, lao động rất khắt khe.
Ngành sản xuất nhôm đang đối mặt nhiều thách thức, điển hình là vấn đề dư thừa năng suất, sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm nhập khẩu và đối diện nguy cơ phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong ngành nhôm vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nhôm nguyên liệu, phế liệu nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm từ nhôm.
Vài năm gần đây, công suất ngành nhôm bắt đầu có hiện tượng dư thừa, sản lượng chỉ đạt 70% công suất thiết kế, lượng hàng hóa vượt xa nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Quý 1/2023, các nhà máy xuất khẩu chỉ duy trì ở mức 30% công suất, chủ yếu để giữ việc làm cho người lao động trong khi doanh thu của doanh nghiệp tiếp tục thấp và dòng tiền cạn kiệt. Một số doanh nghiệp đang tiến hành bán phá giá, gây nhiễu loạn thị trường.
Giá nhôm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng từ động thái của Trung Quốc. Một số chuyên gia tin rằng việc mở rộng ngành công nghiệp nhôm của Trung Quốc sang Indonesia sẽ có tác động đáng kể đến thị trường nhôm toàn cầu. Giá nhôm có thể có tác động đáng kể.
Căn cứ từ các luận cứ khảo sát, điều tra nhu cầu thị trường và quy định hiện hành, Dự án Nhà máy sản xuất nhôm thỏi công suất 56.000 tấn/năm quyết định đầu tư với quy mô, công suất như sau:
Bảng 1. Quy mô, công suất của Dự án
STT |
Danh mục |
Đơn vị |
Khối lượng |
|
Nhôm Thỏi |
Tấn/năm |
56,000 |
I |
Nguyên liệu, phụ gia, sản phẩm sử dụng cho hoạt động của dự án |
||
1 |
Nhôm phế liệu từ nguồn trong nước tỷ lệ 1,25 tấn nguyên liệu cho 1 tấn thỏi nhôm |
Tấn/năm |
70,000 |
2 |
Sản phẩm bị hỏng, lỗi trong quá trình sản xuất được tái sử dụng 4% |
Tấn/năm |
2,800 |
3 |
Khuôn đúc nhôm |
Cái |
180 |
II |
Nhiên liệu sử dụng cho lò nấu |
|
|
1 |
Dầu |
Tấn/năm |
840 |
Trong đó phân bổ lò nấu như sau
STT |
Danh mục |
Đơn vị |
Khối lượng (tấn) |
1 |
Lò nấu nhôm lò đứng 2 lò (50 tấn/ngày/lò) |
Tấn/năm |
32,000 |
2 |
Lò nấu nhôm lò ngang 10 lò (10 tấn/ngày/lò) |
Tấn/năm |
24,000 |
- |
Tổng cộng |
Tấn/năm |
56,000 |
Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu
Về quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch này đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014.
Cụ thể như sau:
- Phát triển ngành luyện kim theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp; từng bước đáp ứng nhu cầu về các chủng loại thép chế tạo, thép hợp kim, một số kim loại màu; tập trung giải quyết những khâu cơ bản như đúc, rèn phôi, nhiệt luyện, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Kết hợp với công nghiệp quốc phòng, xây dựng các chương trình dự án sản phẩm có tính lưỡng dụng cao để phát huy hiệu quả các nguồn lực và nâng cao khả năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia khi cần thiết.
- Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí - luyện kim giai đoạn đến năm 2020 đạt 15 - 16%; giai đoạn đến năm 2030 đạt 14 - 15%.
- Năm 2020 tỷ trọng ngành cơ khí - luyện kim chiếm 20 - 21% và năm 2030 chiếm 22 - 24% trong cơ cấu ngành công nghiệp.
- Năm 2020 ngành cơ khí - luyện kim đáp ứng 45 - 50% nhu cầu thị trường trong nước và năm 2030 đáp ứng đến 60%.
- Đến năm 2030: Tiếp tục nghiên cứu đầu tư một số dự án với công nghệ cao, hiện tại để sản xuất các thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất xanh, sạch, tiêu tốn ít vật tư, năng lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng vật liệu nhẹ, sản xuất thiết bị gia dụng chất lượng cao bằng vật liệu mới.
* Kết luận: Dự án “Nhà máy sản xuất nhôm thỏi công suất 56.000 tấn/năm” nhằm mục đích tăng tỷ trọng ngành cơ khí – luyện kim, do đó dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của Việt Nam.
Bảng 2. Tiến độ thực hiện dự án
Stt |
Nội dung công việc |
Thời gian |
---|---|---|
1 |
Hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án |
Quý I/2025 |
2 |
Giai đoạn thực hiện xây dựng và lắp đặt thiết bị, vận hành thử nghiệm |
Quý II/2025-Quý IV/2025 |
3 |
Giai đoạn đưa dự án vào khai thác, sử dụng |
Quý IV/2025 |
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý:
+ Công ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu ...trực tiếp quản lý Dự án thông qua Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
+ Quá trình hoạt động của Dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước.
Nguồn vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư 96.378.000.000 (Bằng chữ: Chín mươi sáu tỷ ba trăm bảy mươi tám triệu) đồng và tương đương 3.786.657 (Bằng chữ: Ba triệu, bảy trăm tám mươi sáu nghìn, sáu trăm năm mươi bảy) đô la Mỹ (Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.452 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 22/10/2024) trong đó:
- Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn tự có (30%): 28.913.400.000 (Bằng chữ: Hai mươi tám tỷ, chín trăm mười ba triệu, bốn trăm nghìn đồng) đồng, tương đương 1.135.997 (Bằng chữ: Một triệu, một trăm ba mươi lăm nghìn, chín trăm chín mươi bảy) đô la Mỹ.
- Vốn huy động (70%): 67.464.600.000 (Bằng chữ: Sáu mươi bảy tỷ, bốn trăm sáu mươi bốn triệu, sáu trăm nghìn) đồng, tương đương 2.650.660 (Bằng chữ: Hai triệu, sáu trăm năm mươi nghìn, sáu trăm sáu mươi) đô la Mỹ.
Liên hệ tư vấn:
|
Thuyết minh dự án đầu tư trồng dược liệu dưới tán rừng và chế biến dược liệu
70,000,000 vnđ
Dự án nhân giống, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án trang trại trồng chuối già Nam Mỹ xuất khẩu
70,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng tràm
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án sản xuất đậu đỏ hữu cơ xuất khẩu
70,000,000 vnđ
Thuyết minh lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 6.000 con heo thịt
70,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất phân vi sinh
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch
70,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư Khu nhà ở biệt thự quy mô 4,26 ha
70,000,000 vnđ
65,000,000 vnđ
Dự toán chi phí khi chăn nuôi heo thịt và hạch toán đầu tư xây dựng chuồng trại
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
HOTLINE:
0903 649 782 - 028 35146426
Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm
Lập dự án đầu tư chuyên nghiệp là một công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Người lập dự án đầu tư phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục pháp lý
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận hợp đồng
Chính sách bảo hành, bảo đảm chất lượng
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh.
ĐT: 0903 649 782 - (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn