DỰ ÁN QUY HOẠCH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN

Lập dự án quy hoạch sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hiện nay vấn đề quản lý sản xuất và kinh doanh rau còn nhiều bất cập, diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho người tiêu dùng.

Ngày đăng: 01-08-2016

3,226 lượt xem

DỰ ÁN QUY HOẠCH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

Sự cần thiết xây dựng dự án quy hoạch sản xuất, phát triển và tiêu thụ rau an toàn và dự án đầu tư khu nhà màng trồng sau sạch theo tiêu chuẩn Vietgap.
Hiện nay vấn đề quản lý sản xuất và kinh doanh rau còn nhiều bất cập, diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho người tiêu dùng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các loại dịch bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Để khắc phục vấn đề trên: Phải bắt đầu từ quá trình sản xuất, các giải pháp: Quy hoạch vùng RAT (chọn đất, nguồn nước tưới, hộ nông dân có kinh nghiệm) có cơ quan giám sát để công nhận gắn thương hiệu cho RAT. Tìm kiếm DN, hệ thống cửa hàng ký hợp đồng tiêu thụ.Giúp ngành hàng rau phát triển một cách bền vững.
Khái quát về thực trạng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh phát triển sản xuất rau chung của cả nước.
Diện tích rau năm 2010 của tỉnh Tây Ninh chiếm 2,5% so với diện tích rau của cả nước và bằng khoảng 4,74% diện tích rau của khu vực miền Nam và chiếm 2,25% sản lượng rau của cả nước, bằng khoảng 3,98% diện tích rau của khu vực miền Nam.
Hiệu quả kinh tế của cây rau đã được khẳng định cao hơn so với một số cây trồng truyền thống khác.
Tây Ninh đất đai dồi dào, ít ảnh hưởng của các khu công nghiệp, khả năng phát triển rau an toàn (RAT) là rất lớn. Với lực lượng hợp tác xã nông nghiệp hiện có, nếu liên kết được theo mô hình sản xuất RAT tự nguyện thì đây cũng là một bước đột phá trong nông nghiệp, nâng cao đáng kể giá trị hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cải thiện  đời sống nông dân và bảo đảm an toàn thực phẩm hàng nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.


Điều kiện sơ chế rau an toàn:
 Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện sản xuất rau an toàn và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
 Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;
 Nước dùng rửa rau phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
 Có hợp đồng mua rau của nhà sản xuất rau an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);
 Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP.
Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh đã tiến hành lấy mẫu và gửi phân tích các mẫu rau sản xuất theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh (phụ lục 8), kết quả cho thấy:
 Kết quả các mẫu rau đạt tiêu chuẩn rau an toàn là 75%.
 Các mẫu rau không đạt tiêu chí rau an toàn là 25%.
Nguyên nhân trên cho thấy kiến thức sản xuất rau an toàn của một số người dân vẫn chưa nắm rõ, đây là vấn đề chúng ta cần mở các lớp tập huấn để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân.
Phân tích đánh giá những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển rau an toàn.
Trong thời gian qua, những mô hình sản xuất rau an toàn đã được phổ biến và nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng về nguồn rau sạch và hiệu quả kinh tế đối với người trồng rau. Tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm rau an toàn hiện nay vẫn chưa được khắc phục.
Tây Ninh, chưa có cửa hàng bán rau an toàn. Người tiêu dùng dù biết đến những lợi ích của rau an toàn cũng không biết mua ở đâu.
Trên thực tế, khi các sản phẩm rau, củ quả được bày bán trên thị trường thì người tiêu dùng khó xác định được, đâu là sản phẩm an toàn thực sự.
Giá của rau an toàn vẫn bị đánh đồng với rau không an toàn, dẫn đến người dân không mặn mà trong việc sản xuất rau an toàn.
Một số khó khăn và tồn tại:
 Một số nông dân khi tham gia vào mô hình nhưng không triệt để tuân thủ theo quy trình, vẫn còn áp dụng theo kinh nghiệm củ như sử dụng phần chuồng nhưng ủ chưa hoai mục, sử dụng thuốc BVTV không đúng thời gian cách ly,… nên khi phân tích còn một số mẫu sản phẩm không đạt theo quy định nên chưa thể chứng nhận quy trình cho những người tham gia mô hình.
 Đa số nông dân tham gia mô hình đều thiếu vốn sản xuất nên phải vay mượn từ thương lái nên khâu tiêu thụ hầu như do tư thương quyết định, không có sự chênh lệch về giá giữa rau thường và rau sản xuất theo quy trình nên khó thuyết phục nông dân triệt để tuân thủ theo quy trình.

xem tiếp theo các dự án mẫu

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha