Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kinh doanh còn có các tồn tại kể trên là do mối liên kết giữa sản xuất, thu mua ,tiêu thụ sản phẩm chưa thật vững chắc cho trang trai trồng rau sach an toàn
Ngày đăng: 01-08-2016
3,270 lượt xem
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU MUA VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ DỰ ÁN TRỒNG RAU SẠCH Ở TÂY NINH
Đánh giá thực trạng thu mua.
Thu mua rau là khâu thứ ba trong chuỗi 4 khâu từ: sản xuất sơ chế thu mua tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường.
Hoạt động thu mua chủ yếu theo 5 kênh tiêu thụ như sau:
Kênh 1: Nông hộ trồng rau Thương lái mua gom Đại lý thu mua hoặc chủ vựa thu mua Nhà hàng, chợ địa phương.
Kênh 2: Nông hộ trồng rau Đại lý thu mua hoặc chủ vựa thu mua Chuyển đi Tp. HCM và các tỉnh miền Đông.
Kênh 3: Nông hộ trồng rau Đại lý thu mua hoặc chủ vựa thu mua Tư thương bán rong.
Kênh 4: Thương lái cung cấp (Từ Đà Lạt hoặc các tỉnh lân cận) Thương lái địa phương Nhà hàng, chợ địa phương.
Kênh 5: Thương lái cung cấp (Từ Đà Lạt hoặc các tỉnh lân cận) Thương lái địa phương Tư thương bán rong.
Hoạt động thu mua theo 5 kênh nêu trên đã xảy ra một số tồn tại:
Chưa gắn kết trong chuỗi phân phối, đẫn đến đầu ra thiếu ổn định.
Phát sinh việc “buôn bán lòng vòng” sản phẩm rau.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu mua còn có các tồn tại kể trên là do mối liên kết giữa sản xuất – thu mua – tiêu thụ sản phẩm chưa thật vững chắc, chưa hình thành trên quan điểm chia sẻ quyền lợi một cách hợp lý; đặc biệt là chưa có quy hoạch vùng sản xuất và kênh phân phối, thiếu vai trò điều hành quản lý theo cơ chế thị trường của các cơ quan chức năng. Trên thực tế còn để cho quy luật thị trường tự điều tiết là chính, vai trò của Nhà nước ít phát huy tác dụng, chưa có hiệp hội những nhà sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn.
Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Khó khăn của sản xuất, tiêu thụ rau an toàn hiện nay là sản xuất rau phổ biến nhỏ lẻ, chưa hình thành nhiều các vùng tập trung, chưa có phương thức chứng nhận và kiểm tra chất lượng phù hợp đối với rau là mặt hàng tươi sống để giúp người tiêu dùng phân biệt được rau an toàn và rau không an toàn trên thị trường; chi phí sản xuất rau an toàn khá cao và nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và các cấp chính quyền về rau an toàn chưa thật đầy đủ.
Đa phần người nông dân sản xuất RAT chỉ cần bán rau cao hơn rau truyền thống khoảng 3 – 5% là chấp nhận được. Trong khi đó, người tiêu dùng sẵn sàng mua cao hơn rau truyền thống khoảng 5 – 10%. Thế nhưng, người nông dân trồng các loại rau này vẫn chưa hoàn toàn chủ động được đầu ra. Vấn đề nằm ở khâu ở lưu thông, phân phối chưa ổn, chưa tạo được niềm tin vững chắc về chất lượng RAT trong người tiêu dùng.
Đầu ra tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, rau sản xuất theo quy trình RAT nhưng bán giá lại không cao vì đa phần phải bán tại các chợ”. Mà tại các chợ, những vùng sản xuất chưa có thương hiệu thì dù có sản xuất rau theo quy trình an toàn cũng bằng không.
Những thuận lợi và lợi thế đối với phát triển của ngành.
a). Những điểm mạnh dự án trồng rau sạch.
Tây Ninh với điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu với nhiều chủng loại rau nhiệt đới đặc trưng, có lợi thế so sánh với các địa phương trong khu vực;
Thị trường tiêu thụ thuận lợi;
Những khó khăn và thách thức.
a). Những điểm yếu ở dự án trồng rau sạch.
Công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau còn rất lạc hậu. Hệ quả là, chất lượng rau thấp, mẫu mã không đẹp, quy cách không đồng đều, khối lượng nhiều, nhưng tỷ lệ hàng hoá còn thấp;
Tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch và bảo quản vẫn còn cao, dẫn đến giá thành rau cao;
Thiếu chiến lược xây dựng mặt hàng chủ lực, chủng loại hàng còn dàn trải. Chưa có đầu tư toàn diện cho phát triển sản xuất;
Tổ chức liên kết trong sản xuất, kinh doanh rau chưa bảo đảm tạo ra sức mạnh tổng hợp cũng như chưa bảo đảm mối liên hệ sản xuất giữa các ngành, các khâu trong phát triển;
b). Những nguy cơ.
Tiêu chuẩn VSATTP đối với mặt hàng rau bao gồm rau tươi và đã qua chế biến ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là nhận thức của người tiêu dùng ngày một nâng cao;
Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế.
Dự báo về sản lượng rau tiêu thụ trong tỉnh và khu vực đến năm 2020.
Nhu cầu tiêu thụ phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế thương mại và trình độ phát triển về mặt dân trí và xã hội, ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu trong bữa ăn, xu hướng chung sẽ giảm các loại thức ăn có nhiều chất béo, tinh bột mà tăng tiêu dùng các loại rau. Khi đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện thì nhu cầu rau có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao.
Một trong những hạn chế trong việc tìm đầu ra cho RAT là hiện nay, nông dân chưa đáp ứng được một số điều kiện các nhà phân phối đặt ra, như thời gian giao hàng, thực hiện điều khoản hợp đồng chặt chẽ. Đó là chưa nói đến tình trạng sản xuất hiện còn manh mún, rải rác. Do đó việc quy hoạch xác định là các vùng có khả năng sản xuất với sản phẩm mang tính hàng hóa là vấn đề cần thiết trong việc phát triển ngành hàng rau trở thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự.
. Dự báo về những khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án trồng rau sạch.
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Mức độ chênh lệch này phản ánh sự thiếu hụt, mất cân đối giữa cung và cầu về rau trên thị trường thế giới. Đây cũng là một cơ hội rất tốt nếu chúng ta tìm hiểu và đầu tư khai thác vào thị trường này.
Phương án quy hoạch mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
a) Đánh giá, phân tích hiện trạng và diễn biến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm RAT.
Tiêu thụ là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Thông qua tiêu thụ, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa được thực hiện.
Thu mua và tiêu thụ sản phẩm rau là khâu thứ ba trong chuỗi 4 khâu từ: sản xuất sơ chế thu mua tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường.
Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn. Thì người kinh doanh rau an toàn cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Bản sao hợp lệ Thông báo tiếp nhận bản công bố rau an toàn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất;
2. Hợp đồng, hóa đơn nhập, xuất; giấy xuất xứ hàng hoá hoặc sổ sách ghi chép thể hiện rõ chủng loại, khối lượng, nguồn gốc xuất xứ rau an toàn và thời gian nhập, xuất;
3. Theo dự án trồng rau sạch sản phẩm rau an toàn phải có bao gói, thùng chứa, dây buộc hợp vệ sinh; trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm tối thiểu phải có các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất rau an toàn; tên dự án trang trại trồng rau sach an toàn
- Dòng chữ "Rau an toàn".
Khuyến khích in mã số, mã vạch; lô gô VietGAP; lô gô, thương hiệu của nhà sản xuất, của Tổ chức chứng nhận và các thông tin khác trên bao bì hoặc nhãn.
Như vậy với tiêu chí trên thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa có 1 đơn vị, cửa hàng nào là đáp ứng được tiêu chí kinh doanh rau an toàn.
Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rau an toàn phải đảm bảo phát huy được các chức năng của loại hình này, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Các cửa hàng kinh doanh phải đảm bảo các chỉ tiêu về kinh doanh rau an toàn theo quy định hiện hành.
Cửa hàng kinh doanh phải được phân bố ở khu trung tâm, giao thông thuận tiện.
Quy hoạch các cửa hàng kinh doanh rau an toàn phụ thuộc rất nhiều vào phát triển thương mại chung của tỉnh, cũng như phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, … Chính vì vậy để đạt hiệu quả cao trong việc thúc đẩy đầu ra cho rau an toàn, chúng ta cần linh động phát triển mạng lưới tiêu thụ phù hợp với tình hình thị trường của từng giai đoạn.
Để phát triển thị trường rau an toàn, những giải pháp áp dụng cần xây dựng trên cơ sở sự tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn, như:
Ngoài các kênh đã có. Chúng ta cần mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau tới những người tiêu dùng tập thể và các gia đình. Ngoài việc thiết lập thêm các điểm bán rau quả sạch cố định của mình, người trồng rau trước mắt nên mở rộng đối tượng cung ứng tới các nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan, siêu thị, nhà máy, xí nghiệp, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.... Ngoài ra, người trồng rau có thể tăng cường tiếp thị và bán rau sạch trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân thuộc các cơ quan trên. Để nâng đỡ nghề trồng rau an toàn như một xu hướng tiến bộ trong sản xuất và tiêu dùng mới hình thành, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp cần có thái độ ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng rau tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Củng cố mạng lưới bán rau an toàn qua siêu thị, cửa hàng hoặc quầy hàng chuyên doanh rau quả được chứng nhận. Đây là mạng lưới bán rau sạch bấy lâu nay được tin cậy hơn cả, cần tiếp tục duy trì và mở rộng.
- Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau sạch qua các tiểu thương bán lẻ: thực tế đã tồn tại (chưa phổ biến) mạng lưới bán lẻ rau sạch bao gồm các tiểu thương có vị trí kinh doanh ổn định (chỗ ngồi ổn định ở chợ, ở góc phố, tiểu khu dân cư...), có được niềm tin của người tiêu dùng do kinh doanh trung thực, thẳng thắn (rau nào tiền đó). Củng cố và mở rộng mạng lưới này là một phương hướng cần quan tâm do tính khả thi cao và là giải pháp đảm bảo độ bao phủ rộng khắp của hệ thống phân phối rau sạch trong thời gian trước mắt.
Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu rau an toàn. Thương hiệu rau an toàn có thể là thương hiệu của nhà sản xuất (người trồng rau) hoặc thương hiệu của nhà phân phối (siêu thị, cửa hàng chuyên doanh...).
Việc tạo lập và đăng ký thương hiệu là cách thức tốt nhất phân định giữa rau an toàn và rau thông thường trên thị trường, tạo niềm tin của người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của người trồng rau sạch, mở ra cơ hội mới đối với sự phát triển của thị trường rau an toàn ở Tây Ninh.
Giải pháp về xây dựng thương hiệu hàng hóa của dự án trồng rau sạch.
+ Đối với Nhà nước: Các cơ quan chức năng cần xem xét mở các lớp tập huấn “Về tầm quan trọng của thương hiệu và giải pháp xây dựng phát triển thương hiệu” nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiêu thụ rau an toàn trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình; hỗ trợ tổ chức, cá nhân xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP đồng thời đăng ký, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.
+ Đối với tổ chức, cá nhân phân phối rau an toàn: Cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, hoàn thiện quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.
+ Đối với người sản xuất rau an toàn: Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn kết hợp bảo vệ môi trường. Riêng đối với các HTX, Tổ hợp tác hiện có cần củng cố và kiện toàn tổ chức hoạt động trong thời kỳ mới.
Việc xây dựng thương hiệu phải gắn liền với sản phẩm. Chính vì vậy hơn ai hết tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối rau an toàn cần nhận thức sâu sắc điều này.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất rau an toàn.
Chính sách về đất đai đối với dự án trồng rau sạch.
Vận dụng Luật Đất đai và Nghị định thi hành để quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung với quy mô trang trại.
Tạo điều kiện chủ trang trại được thuê đất lâu dài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển sản xuất rau an toàn theo tinh thần Nghị quyết số 03/2000-NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại (điểm a khoản 3), Nghị quyết 09/2000-NQ-CP và Quyết định 167/2001/QĐ-TTg.
Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất rau an toàn được ưu tiên thuê đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung và được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo các quy định hiện hành.
Nghiên cứu bảo quản, sơ chế sau thu hoạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Từ đó rút ra cơ sở khoa học đề ra chính sách kinh tế, thị trường liên quan đến lĩnh vực sản xuất rau an toàn.
Tìm hiểu hỗ trợ kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện lập dự án rau an toàn tại địa phương và dự án đầu tư trang trại trồng rau an toàn.
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn