Thuyết minh đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong vườn quốc gia

Thuyết minh đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong vườn quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, đảm bảo việc quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị tiềm năng về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của Vườn Quốc gia.

Ngày đăng: 18-04-2025

21 lượt xem

DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................ 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... 8

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 9

1. Sự cần thiết phải lập đề án...................................................................................................... 9

2. Phạm vi và thời gian thực hiện............................................................................................. 10

2.1. Phạm vi nghiên cứu xây dựng........................................................................................... 10

2.2. Thời gian triển khai thực hiện........................................................................................... 10

3. Căn cứ xây dựng đề án......................................................................................................... 11

3.1. Căn cứ pháp lý................................................................................................................... 11

3.1.1. Văn bản pháp lý, hướng dẫn của Trung ương................................................................ 11

3.1.2. Các văn bản của địa phương........................................................................................... 13

3.1.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật...................................................................................... 14

3.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của Đề án............................................................................. 14

3.2.1. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái trên Thế giới....................................................... 14

3.2.2. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam......................................................... 15

3.2.3. Tiềm năng, định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn và huyện .................. 17

3.2.4. Nhu cầu thực tiễn phát triển du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia ............... 18

3.2.5. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí............................ 19

4.  Nguyên tắc phát triển du lịch............................................................................................... 19

CHƯƠNG I.............................................................................................................................. 21

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA ........ 21

1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên................................................................ 21

1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, và diện tích................................................................................... 21

1.2. Địa hình, địa chất.............................................................................................................. 22

1.2.1. Đặc điểm địa hình........................................................................................................... 22

1.2.2. Địa chất đá mẹ................................................................................................................ 22

1.3. Khí hậu và mùa vụ du lịch................................................................................................. 22

1.3.1. Đặc điểm khí hậu............................................................................................................ 22

1.3.2. Mùa vụ du lịch................................................................................................................ 23

1.4. Thủy văn............................................................................................................................ 24

1.5. Hiện trạng sử dụng đất...................................................................................................... 25

1.5.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị.................................................................. 25

1.5.2. Phân tích, đánh giá quản lý, sử dụng đất........................................................................ 26

1.6. Hiện trạng các loại rừng................................................................................................... 27

1.6.1. Hiện trạng diện tích rừng phân theo phân khu chức năng.............................................. 27

1.6.2. Hiện trạng diện tích rừng phân theo kiểu trạng thái....................................................... 28

1.7. Đa dạng sinh học............................................................................................................... 29

1.7.1.  Đa dạng hệ sinh thái...................................................................................................... 29

1.7.2.  Đa dạng về thành phần loài thực vật............................................................................. 30

1.7.3.  Đa dạng về thành phần loài động vật............................................................................ 30

1.8. Cảnh quan thiên nhiên....................................................................................................... 32

1.9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên............................................................................... 33

2. Dân sinh, kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa...................................................... 34

2.1. Điều kiện dân sinh............................................................................................................. 34

2.1.1. Dân tộc và cơ cấu dân tộc............................................................................................... 34

2.1.2. Dân số và cơ cấu dân số................................................................................................. 34

2.1.3. Lao động và và cơ cấu lao động..................................................................................... 35

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................................... 35

2.2.1. Ngành nghề và đời sống của cộng đồng địa phương...................................................... 35

2.2.2. Thị trường và dịch vụ..................................................................................................... 36

2.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội........................................................................................ 36

2.3. Tiềm năng du lịch văn hóa................................................................................................ 37

2.3.1. Đặc điểm văn hóa các dân tộc........................................................................................ 37

2.3.2. Đặc điểm di tích văn hóa lịch sử.................................................................................... 38

2.4. Đánh giá chung về kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa.................................... 39

3. Hiện trạng hệ thống giao thông............................................................................................ 39

3.1. Hệ thống giao thông đường bộ.......................................................................................... 39

3.2. Hệ thống giao thông đường thủy....................................................................................... 40

3.3. Hệ thống phương tiện giao thông công cộng.................................................................... 41

4. Hiện trạng hoạt động du lịch, khả năng tổ chức thực hiện và các loại sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.......... 41

4.1. Công tác tổ chức quản lý và nguồn nhân lực.................................................................... 41

4.1.1. Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng - VQG............. 41

4.1.2. Ban quản lý Khu du lịch thuộc huyện ......................................... 42

4.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch............................................. 43

4.2.1. Hệ thống cung cấp điện sinh hoạt................................................................................... 43

4.2.2. Hệ thống thoát và cấp nước sinh hoạt............................................................................ 43

4.2.3. Hệ thống thông tin liên lạc............................................................................................. 43

4.2.4. Hệ thống cơ sở lưu trú.................................................................................................... 44

4.2.5. Hệ thống cơ sở ăn uống và vui chơi giải trí................................................................... 44

4.2.6. Phương tiện vận chuyển du lịch..................................................................................... 44

4.2.7. Cơ sở vật chất bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.......................................... 45

4.2.8. Cơ sở vật chất kỹ thuật khác........................................................................................... 45

4.3. Hiện trạng loại hình và sản phẩm du lịch......................................................................... 46

4.3.1. Hiện trạng các loại hình du lịch...................................................................................... 46

4.3.2. Hiện trạng các sản phẩm du lịch..................................................................................... 47

4.4. Hiện trạng các điểm, tuyến và chương trình du lịch......................................................... 47

4.5. Hiện trạng công tác đầu tư du lịch.................................................................................... 48

4.6. Các bên liên quan và hợp tác trong phát triển du lịch...................................................... 48

4.7. Hiện trạng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.............................................................. 49

4.8. Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng............................................................................. 49

4.9. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường du lịch................................................................ 51

4.10. Hiện trạng hoạt động diễn giải môi trường thông qua du lịch....................................... 53

4.11. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch............................................................................. 53

4.12. Đánh giá chung về khả năng tổ chức thực hiện và các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí... 55

5. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức............................................................................... 56

5.1. Thuận lợi............................................................................................................................ 56

5.2. Khó khăn............................................................................................................................ 56

5.3. Cơ hội................................................................................................................................ 58

5.4. Thách thức......................................................................................................................... 58

CHƯƠNG II............................................................................................................................. 60

NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ TRONG VƯỜN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2030........ 60

1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia ...60

1.1. Quan điểm......................................................................................................................... 60

1.2. Định hướng........................................................................................................................ 60

1.2.1. Vị trí, vai trò và lợi thế của phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của VQG...60

1.2.2. Định hướng tổ chức không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.... 62

2. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển....................................................................................... 68

2.1. Mục tiêu............................................................................................................................. 68

2.1.1. Mục tiêu chung............................................................................................................... 68

2.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 69

2.2. Các chỉ tiêu phát triển....................................................................................................... 69

2.2.1. Đến năm 2025................................................................................................................. 69

2.2.2. Đến năm 2030................................................................................................................. 70

3. Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dương, giải trí trong Vườn Quốc gia .. 70

3.1. Từ chính sách.................................................................................................................... 70

3.2. Từ cộng đồng địa phương................................................................................................. 71

3.3. Từ các doanh nghiệp, công ty du lịch................................................................................ 71

3.4. Từ nội tại Ban Quản lý Vườn quốc gia.................................................................. 72

4. Nội dung phát triển các địa điểm, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí trong Vườn Quốc gia, giai đoạn 2021-2030....... 73

4.1. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí  73

4.1.1. Định hướng phát triển các địa điểm du lịch sinh thái trong VQG ....... 74

4.1.2. Nội dung định hướng về loại hình công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và công trình hạ tầng kỹ thuật........... 89

4.1.3. Định hướng phát triển các điểm du lịch vùng đệm ngoài VQG ................... 90

4.2. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các tuyến du lịch sinh thái trong VQG...92

4.2.1. Nguyên tắc, tiêu chí chung về việc chọn các tuyến du lịch............................................ 92

4.2.2. Thuyết minh chi tiết các tuyến du lịch trong VQG.......................................... 92

4.3. Định hướng các khu vực cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí............. 100

4.3.1. Nguyên tắc, tiêu chí chung về việc quy hoạch các khu vực cho thuê MTR................ 100

4.3.2. Thuyết minh chi tiết các khu vực cho thuê MTR để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí 101

4.3.3. Nội dung phương thức thực hiện cho thuê MTR để thực hiện du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí 104

5. Phương án thu và quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên từ du lịch dịch vụ khu vực VQG.... 107

5.1. Cơ sở pháp lý.......................................................................................................... 107

5.2. Phương án thu và quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường từ dịch vụ du lịch trong khu vực VQG.... 109

5.2.1. Phạm vi cung ứng dịch vụ môi trường khu vực VQG .................................... 109

5.2.2. Quản lý, sử dụng tiền dịch vụ MTR từ dịch vụ du lịch................................................ 109

5.2.1. Phương án thu, mức thu tiền dịch vụ môi trường rừng từ dịch vụ du lịch trong khu vực VQG .... 109

6. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và khái toán kinh phí thực hiện..................................... 110

6.1. Khái toán đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư theo giai đoạn và phương án huy động vốn 111

6.1.1. Khái toán nhu cầu kinh phí thực hiện đề án................................................................. 111

6.1.2. Nguồn vốn thực hiện.................................................................................................... 111

6.1.3. Vốn thực hiện phân theo giai đoạn thực hiện............................................................... 112

6.2. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024-2030.................................... 112

6.2.1. Danh mục các dự án kêu gọi thu hút đầu tư................................................................. 112

6.2.2. Danh mục các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công................................................ 114

NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ TRONG VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ GIAI ĐOẠN 2021-2030

1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể

1.1. Quan điểm

- Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải phù hợp với mục tiêu Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể, giai đoạn 2021-2030; đảm bảo kế thừa và phát triển các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch sinh thái đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm nâng cao đời sống của địa phương vùng sâu, vùng xa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực.

- Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong VQG Ba Bể phải gắn với bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học; bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể, bảo vệ di tích; giữ gìn cảnh quan, môi trường tự nhiên cũng như tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách bền vững; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

- Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong VQG Ba Bể phải theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh trong phát triển du lịch; đào tạo được đội ngũ nguồn nhân lực có hiệu quả. Các loại hình và sản phẩm du lịch được đầu tư và phát triển ở trong VQG Ba Bể sẽ không gây tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên cũng như các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí trong VQG Ba Bể; phải lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng địa phương; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa, thế mạnh đặc trưng các điểm du lịch sinh thái; tăng cường liên kết phát triển du lịch trên địa bàn khu vực tỉnh Bắc Kạn và vùng Đông Bắc.

1.2. Định hướng

1.2.1. Vị trí, vai trò và lợi thế của phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của VQG Ba Bể

Vườn Quốc gia Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Bể, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 68km theo hướng Tây Bắc và cách thủ đô Hà Nội 250km về phía Bắc; với khí hậu ở nơi đây quanh năm mát mẻ, không khí trong lành và là nơi đang lưu giữ mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và Thế giới. Khu vực Ba Bể đã được xác định là 01 trong 49 địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Khu vực Ba Bể là 01 trong những điểm đến trên tuyến du lịch sinh thái của vùng Tây Bắc và Đông Bắc; là một trong những khu du lịch sinh thái hồ, núi rừng gắn với nghỉ dưỡng và trải nghiệm văn hóa dân tộc thiểu số đặc trưng của vùng Trung du miền núi phía Bắc và của Quốc gia.

Vườn Quốc gia Ba Bể như một viên lục bảo giữa núi rừng Đông Bắc với vẻ đẹp huyền ảo, kì bí; là một phức hệ hồ - sông - suối - rừng trên núi đá vôi, từ dốc mạnh đến dốc đứng với nhiều hang động. Bên cạnh đó, các kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ cho thấy, từ xa xưa khu vực VQG Ba Bể đã từng là nơi cư trú của người tiền sử: Hang Thẳm Thinh (xã Quảng Khê) đã tìm thấy các công cụ lao động của con người, thuộc hậu kỳ Đá cũ (15.000 - 20.000 năm trước đây), một số di chỉ tương tự cũng được tìm thấy ở Động Puông. Tại Động Tiên cũng đã tìm thấy các công cụ lao động thuộc sơ kỳ Đá mới (10.000 năm trước đây), cho đến nay đây là đại diện duy nhất của nền văn hoá Hoà Bình được tìm thấy ở tỉnh Bắc Kạn; trong Động Puông và Hua Mạ đã tìm thấy một số di tích có niên đại Lê - Mạc (thế kỷ thứ 16)…. Kết hợp cùng với khu vực xung quanh, khu vực VQG Ba Bể có đủ tiềm năng và điều kiện để trở thành di sản của thế giới trong tương lai, đây là lợi thế để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách trong và ngoài nước đến với VQG Ba Bể.

Hình 6: Sơ đồ mối liên kết giữa hồ Ba Bể với các đô thị xung quanh

[Nguồn: Quy hoạch xây dựng Khu du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030]

Trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 21/12/2016) đã xác định Hồ Ba Bể thuộc 1 trong 04 cụm du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn, gồm các cụm du lịch: Ba Bể và phụ cận; Thành phố Bắc Kạn và phụ cận; An toàn khu (ATK) chợ Đồn và phụ cận; Na Rì và phụ cận. Trong đó Hồ Ba Bể là khu du lịch trọng tâm cần được ưu tiên số 1 về đầu tư phát triển và định hướng trở thành khu du lịch quốc gia, góp phần đưa du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.

Với vị trí nằm trong khu du lịch của tỉnh Bắc Kạn và vùng Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp khu di tích lịch sử ATK (huyện Chợ Đồn), khu di tích Nà Tu (Cẩm Giàng, Bạch Thông), danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Động Nàng Tiên (huyện Na Rì), Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang (tỉnh Tuyên Quang), xa hơn là khu di tích lịch sử Pắc Pó và Thác Bản Dốc (tỉnh Cao Bằng). Vườn Quốc gia Ba Bể có thể kết nối với các điểm tham quan, khu du lịch trong tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh vùng Việt Bắc tạo thành sản phẩm/tour, tuyến du lịch hấp dẫn của vùng Việt Bắc nói riêng và Trung du miền núi phía Bắc nói chung.

1.2.2. Định hướng tổ chức không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

1.2.2.1. Định hướng theo phân khu chức năng quản lý:

Theo Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về phê duyệt “Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể giai đoạn 2021 – 2030”, hiện nay trong Vườn Quốc gia Ba Bể được chia thành 03 phân khu quản lý (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, Phân khu phục hồi sinh thái, Phân khu hành chính dịch vụ); bên cạnh đó là hai khu vực vùng đệm trong và vùng đệm ngoài cũng được quản lý, triển khai chính sách bảo vệ rừng đặc dụng nhằm làm giảm sự tác động vào vùng lõi của Vườn Quốc gia Ba Bể.

Các hoạt động tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng phải được tuân thủ theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày16/11/2018 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp. Do vậy việc phân vùng không gian chức năng là cơ sở quan trọng của phân vùng tổ chức phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể, đảm bảo cho các hoạt động tham quan du lịch, các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được thực hiện ở các khu vực, tuyến, điểm du lịch theo đúng quy định về yêu cầu và mục tiêu quản lý.

a.Các phân khu chức năng của Vườn Quốc gia Ba Bể

* Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Ba Bể có tổng diện tích tự nhiên là 4.010,7 ha [[1]]. Đây là khu vực có tính đa dạng sinh học rất cao, tập trung hầu hết diện tích rừng nguyên sinh ít bị tác động, phần lớn số lượng động vật còn lại và các loài thực vật quý hiếm phân bố ở trong phân khu này.

Các hoạt động tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Ba Bể phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành và theo đúng quy hoạch phân vùng được tổ chức du lịch sinh thái của Đề án này, cụ thể:

- Theo Khoản 1, Điều 53, Luật Lâm nghiệp: Không được thực hiện hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

- Theo Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi bổ sung Điều 15 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp: Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được lập các tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng, kết hợp tổ chức tham quan du lịch sinh thái và giáo dục môi trường rừng, tận dụng các tuyến đường mòn, xây dựng các trụ đỡ của đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, cầu dành cho người đi bộ, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái.

- Vị trí, khu vực trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt VQG Ba Bể được quy hoạch tổ chức thực hiện hoạt động du lịch sinh thái phải theo đúng phân vùng không gian chức năng của Đề án này. Diện tích thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt quy hoạch cho hoạt động du lịch sinh thái là 70,58 ha (chiếm 1,76% diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt VQG Ba Bể). Trong khu vực này, Ban Quản lý VQG Ba Bể (chủ rừng) tổ chức hoạt động du lịch sinh thái dưới phương thức tự thực hiện và cho phép các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch sinh thái sử dụng các công trình xây dựng tuần tra bảo vệ rừng để kết hợp tổ chức tham quan du lịch sinh thái, giáo dục diễn giải môi trường rừng dưới sự kiểm soát của chủ rừng.

* Phân khu phục hồi sinh thái: Phân khu phục hồi sinh thái của VQG Ba Bể có tổng diện tích là 5.375,6 ha [[2]], là khu vực được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên của Vườn Quốc gia Ba Bể.

Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Bể phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành và theo đúng quy hoạch phân vùng được tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Đề án này, cụ thể:

- Theo Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi bổ sung Điều 15 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp:

+ Được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường ô tô cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, xây dựng các trụ đỡ của đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ.

+ Được xây dựng, lắp dựng công trình nghỉ dưỡng, lưu trú bằng vật liệu cấu kiện lắp ghép, dễ tháo dỡ, nổi trên mặt nước, trên trảng cỏ, đất có cây bụi hoặc ở nơi đất trống được tính theo độ tàn che của cây rừng, đảm bảo không tác động tiêu cực đến sinh trưởng, phát triển và phục hồi tự nhiên của cây rừng, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên;

+ Quy mô, vật liệu, chiều cao, thời gian tồn tại và mật độ, tỷ lệ các công trình được xác định trong đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định, nhưng tổng diện tích công trình không vượt quá 2% diện tích trong hợp đồng hợp tác, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng thuộc phân khu này (trường hợp tổng diện tích xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí vượt quá quy định tại điểm này, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn căn cứ vào tình hình thực tiễn và tính chất, quy mô dự án cụ thể có văn bản đề nghị, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận).

- Vị trí, khu vực trong phân khu phục hồi sinh thái VQG Ba Bể được quy hoạch tổ chức thực hiện hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải theo đúng phân vùng không gian chức năng của Đề án này. Diện tích thuộc phân khu phục hồi sinh thái quy hoạch cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 2.920,10 ha (chiếm 54,30% tổng diện tích phân khu phục hồi sinh thái của VQG Ba Bể).

* Phân khu dịch vụ hành chính: Phân khu dịch vụ hành chính của VQG Ba Bể có tổng diện tích tự nhiên là 57,4 ha [[3]] là khu vực hoạt động thường xuyên của Ban Quản lý VQG Ba Bể, cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp với xây dựng công trình quản lý dịch vụ của VQG Ba Bể.

Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu dịch vụ hành chính của Vườn Quốc gia Ba Bể phải thực hiện bảo đảm đúng quy định hiện hành:

- Theo Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi bổ sung Điều 15 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp:

+ Được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trên trảng cỏ, đất có cây bụi, ở những nơi đất trống tính theo độ tàn che của cây rừng;

+ Được xây dựng, lắp dựng công trình nghỉ dưỡng, lưu trú bằng vật liệu, cấu kiện lắp ghép, dễ tháo dỡ dưới tán rừng, nổi trên mặt nước, đảm bảo không tác động tiêu cực đến sinh trưởng, phát triển và phục hồi tự nhiên của cây rừng, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên;

+ Quy mô, vật liệu, chiều cao, thời gian tồn tại và mật độ, tỷ lệ các công trình được xác định trong đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định, nhưng tổng diện tích công trình không vượt quá 5% diện tích trong hợp đồng hợp tác, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng. (Trường hợp tổng diện tích xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí vượt quá quy định tại điểm này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tiễn và tính chất, quy mô dự án cụ thể có văn bản đề nghị, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận).

- Vị trí, khu vực phân khu dịch vụ hành chính của VQG Ba Bể được quy hoạch tổ chức thực hiện hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo đúng phân vùng không gian chức năng của Đề án này. Diện tích phân khu dịch vụ hành chính VQG Ba Bể quy hoạch cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 57,4 ha.

(Chi tiết các khu vực quy hoạch cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo các phân khu chức năng theo Phụ lục 03 kèm Đề án này)

b. Vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể:

Vùng đệm của VQG Ba Bể có tổng diện tích là 25.913,3 ha, trong đó Vùng đệm trong có tổng diện tích là 604,3 ha và diện tích vùng đệm ngoài có tổng diện tích là 25.309,0 ha. Theo Điều 16, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ về ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng quy định: Ban quản lý khu rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với chính quyền và cộng đồng dân cư xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án đầu tư vùng đệm theo quy định của Luật Đầu tư công.

Thực tế Vùng đệm VQG Ba Bể có vai trò rất quan trọng trong quản lý, bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên của VQG Ba Bể, đặc biệt là khu vực vùng đệm trong. Trong tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ phát triển VQG Ba Bể, Ban Quản lý Vườn có trách nhiệm bố trí để cộng đồng vùng đệm tham gia vào việc bảo vệ, bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như phát triển hài hoà các hoạt động du lịch, dịch vụ bên trong và xung quanh VQG để cải thiện sinh kế, ổn định đời sống dân cư, và từng bước nâng cao thu nhập cho cộng đồng. Vùng đệm trong VQG Ba Bể còn là vùng nằm trong khu vực di tích quốc gia đặc biệt Hồ Ba Bể (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/09/2012). Do vậy việc định hướng quản lý và phát triển du lịch vùng đệm trong và vùng đệm ngoài VQG Ba Bể cần phải khác nhau.

- Đối với Vùng đệm trong VQG Ba Bể các hoạt động phát triển du lịch cần bảo đảm bảo đảm tuân thủ theo quy định của Luật Di sản văn hoá và phải được quản lý chặt chẽ, đồng bộ về quy mô, không gian, kiến trúc nhằm tránh tác động tới môi trường hệ sinh thái tự nhiên của VQG Ba Bể; 

- Vùng đệm ngoài VQG Ba Bể là nơi còn chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng và hoang sơ, nhiều nét văn hoá bản địa độc đáo cùng với nhiều di tích lịch sử quan trọng hấp dẫn. Vùng đệm ngoài cần được nghiên cứu một cách toàn diện để tạo ra những sản phầm du lịch chất lượng, có thể phát triển các dịch vụ du lịch quy mô lớn và là các điểm du lịch vệ tinh hỗ trợ cho du lịch sinh thái trong VQG Ba Bể. Các điểm du lịch tại vùng đệm ngoài sẽ tạo sự phát triển kinh tế - xã hội chính của Khu vực và tránh áp lực vào vùng lõi VQG Ba Bể. Các điểm và tuyến du lịch vùng đệm ngoài cần phải được phát triển và kết nối với các khu vực phụ cận; việc kết nối với các điểm du lịch sinh thái trong VQG Ba Bể cần có sự kiểm soát chặt chẽ.

1.2.2.2. Định hướng hoạt động, sản phẩm du lịch và tiềm năng phát triển

Thông qua kết quả phỏng vấn khách du lịch, các đơn vị quản lý tổ chức hoạt động du lịch trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, tháng 05/2023 cho thấy định hướng các sản phẩm, hoạt động du lịch có tiềm năng của khu vực thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 5: Các hoạt động, sản phẩm du lịch và tiềm năng phát triển trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể

Stt

Hoạt động

du lịch

Mô tả sản phẩm du lịch

Tiềm năng phát triển chung

1

Tham quan ngắm cảnh, đi bộ hiking trong rừng

Thưởng ngoạn ngoài trời theo lộ trình có sẵn và trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên, các hệ sinh thái rừng

Cao đến rất cao

2

Du lịch nghỉ dưỡng

Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe

Cao

3

Tham quan phòng trưng bày mẫu vật, chiếu phim tư liệu

Tìm hiểu và nhận biết được những giá trị đa dạng mà khu vực mình đến

Trung bình đến Cao

4

Cắm trại trong rừng

Thưởng ngoạn và trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên

Trung bình đến Cao

5

Tìm hiểu lịch sử hình thành, lịch sử cách mạng

Tham quan giới thiệu về chủ đề lịch sử hình thành, lịch sử phát triển, về lịch sử cách mạng

Cao

6

Đi bộ trekking

Các hoạt động trekking là những cuộc đi bộ đường dài từ nửa ngày đến nhiều ngày và thường không theo lộ trình cố định

Trung bình đến Cao

7

Tham quan thôn/bản và trải nghiệm hoạt động dân dã

Trải nghiệm cuộc sống làng quê và đắm mình trong các hoạt động dân dã, từ đi dạo cho đến tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày của cồng đồng theo phương thức truyền thống (làm đất, gieo trồng, thu hoạch, nấu nướng, dệt vải, đánh cá, đan lát…)

Trung bình đến Cao

8

Trải nghiệm, sinh hoạt tại cộng đồng

Nghỉ lại, lưu trú với một gia đình tại địa phương và tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Trung bình đến cao

9

Nghiên cứu khoa học

Tham quan những khu vực dành cho mục đích nghiên cứu và giáo dục (cách thức nghiên cứu, giải pháp nghiên cứu, xử lý kết quả, trồng cây, chăm sóc nuôi dưỡng động vật hoang dã….)

Trung bình đến Cao

10

Đi dã ngoại

Đi dã ngoại là tổ chức hoạt động ăn ngoài trời, thường phổ biến hiện nay là tổ chức vui chơi ăn trưa ngoài trời tại một điểm cảnh quan thoáng đãng và đẹp

Trung bình đến Cao

11

Bơi lội trên suối/sông/hồ

Bơi lội là hoạt động trải nhiệm được tắm, bơi, ngâm mình trong dòng nước của thiên nhiên như suối hoặc hồ

Trung bình đến Cao

12

Chèo thuyền trên sông, hồ

Chèo thuyền độc mộc, kayak, SUP trên sông, hồ là hoạt động vận động cần kỹ năng và trải nhiệm gần với thiên nhiên

Trung bình đến Cao

13

Du thuyền, ngắm cảnh, ăn nghỉ trên hồ

Trải nghiệm du ngoạn ngắm cảnh nhẹ nhàng trên mặt hồ, di chuyển giữa các điểm thăm quan bằng thuyền có kèm dịch vụ ăn uống, nghỉ ngời

Trung bình đến Cao

14

Tham quan các hang động

Tìm hiểu giá trị địa chất và thưởng ngoạn, trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên trong lòng đất

Trung bình đến Cao

15

Đi tham quan bằng xe máy/xe đạp

Ở đây mang nghĩa đi chơi bằng xe máy/xe đạp trên những con đường có thảm nhựa hay cấp phối.

Trung bình đến Cao

16

Chơi trượt nước (tubing) trên suối

Chơi trượt nước (tubing) trên suối (ngồi trên một chiếc phao như cái săm ô tô và trượt xuôi theo dòng suối). Người chơi mặc vận động thoải mái trong nước và áo phao cứu sinh.

Trung bình đến Cao

17

Trải nhiệm văn hóa dân tộc thiểu số

Sinh hoạt và trải nghiệm văn hóa dân tộc thiểu số (lễ hội, hoạt động văn nghệ dân tộc, sử dụng trang phục dân tộc, làm các sản phẩm dân tộc như bánh, dệt thổ cẩm…)

Trung bình đến Cao

18

Đi băng rừng bằng xe đạp địa hình.

Đi xe đạp địa hình theo những con đường đã được trải thảm hoặc đi xe địa hình băng rừng trên những con đường mòn định sẵn

Trung bình đến Cao

19

Vượt thác nước

Đu dây vượt Thác (Canyoning) là loại hình thể thao mạo hiểm, cảm giác mạnh; khám phá trải nghiệm sức mạnh của dòng nước và thử thách giữa các khe núi tự nhiên

Trung bình

20

Dù lượn

Dù lượn là môn thể thao dành cho những người có sức khỏe và có ký năng; trải nhiệm vượt quãng đường dài trên không với hành trang gần 20kg trên lưng. Du khách sẽ được ngắm toàn cảnh thiên nhiên với trải nhiệm bay lượn theo những cánh dù

Trung bình

21

Ngắm động vật hoang dã

Ngắm động vật hoang dã từ một khoảng cách an toàn cho cả du khách, lẫn động vật; kết hợp tìm hiểu đặc điểm tập tính sinh hoạt của các loài động vật hoang dã

Trung bình

22

Chơi trò chơi dân gian

Tham gia các trò chơi dân gia tại các điểm du lịch, du khách trải nhiệm độc đáo với các kỹ năng của trò chơi gắn với lịch sử văn hoá của cộng đồng

Trung bình

23

Mua sắm sản phẩm của địa phương và mua đồ lưu niệm

Khám phá tìm hiểu về các sản phẩm quà lưu niệm độc đáo; mua hàng lưu niệm được làm tại đia phương.

Trung bình đến Cao

24

Trải nghiệm cầu kính, cầu treo

Hoạt động du lịch mạo hiểm trên cao ngắm thiên nhiên, cảnh quan từ trên cao; trải nghiệm đi qua các tán lá, ngọn cây của hệ sinh thái rừng.

Trung bình đến Cao

25

Leo núi (climbing mountain)

Hoạt động du lịch mạo hiểm đòi hỏi kỹ năng; thử thách leo lên các đỉnh núi cao từ đó trải nhiệm cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ từ trên đỉnh núi

Trung bình

[Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 05 năm 2023]

1.2.2.3. Định hướng công trình xây dựng cho tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể

Việc phát triển công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể phải tuân thủ theo các quy định tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 15, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày16/11/2018 về quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng.

Bất kỳ sự phát triển hạ tầng cơ sở du lịch nào ở trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Ba Bể cũng phải phù hợp với quy định về bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể; Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong VQG Ba Bể được cấp thẩm quyền duyệt; phù hợp các quy định hiện hành theo từng phân khu chức năng; được đánh giá tác động môi trường (EIA) theo quy định và có các biện pháp bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của rừng đặc dụng.

- Về vị trí, địa điểm, quy mô, vật liệu, chiều cao, mật độ, tỷ lệ và thời gian tồn tại của công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải phụ thuộc vào hiện trạng rừng từng khu vực, theo quy định chức năng của phân khu.

- Các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; không chặt phá rừng; không tác động đến sinh trưởng, phục hồi tự nhiên của cây rừng;

- Về vật liệu, kiến trúc, thiết kế, xây dựng: Phải ưu tiên tối đa việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường; kiến trúc công trình hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và văn hoá địa phương; vật liệu cấu kiện lắp ghép, dễ tháo dỡ nổi trên mặt nước, trên trảng cỏ, đất có cây bụi hoặc những nơi đất trống tính theo độ tàn che của cây rừng; quá trình xây dựng không làm ảnh hưởng tới khu vực xung quanh.

- Về chiều cao của công trình nghỉ dưỡng được tính theo phương thẳng đứng từ vị trí tiếp xúc với mặt nước, mặt đất trên các cao độ địa hình khác nhau và theo từng khu vực, địa điểm được quy định trong Đề án này.

- Các công trình hệ thống phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải áp dụng công nghệ tiết kiệm nước, năng lượng và sử dụng công nghệ tái tạo trong quá trình vận hành.

- Bảo đảm sự tham gia của người dân địa phương, lao động địa phương vào các hoạt động triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng cơ cở và vận hành các công trình.

2. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu

2.1.1. Mục tiêu chung

Cụ thể hóa “Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể, giai đoạn 2021-2030”, đảm bảo việc quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị tiềm năng về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của Vườn Quốc gia Ba Bể, danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương; làm cơ sở để thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng theo quy định của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được hiện trạng và khai thác phát huy các giá trị tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và sự đa dạng về tài nguyên tự nhiên, nhân văn, di tích lịch sử; xây dựng các loại sản phẩm du lịch, các tuyến, các điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể;

- Tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia các loại hình du lịch, thông qua việc khai thác tối đa mọi cơ hội cho cộng đồng người dân sống ở gần rừng tham gia có hiệu quả và bình đẳng vào phát triển, quản lý, hoạt động du lịch; góp phần vào phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt đối với người nghèo;

- Tạo cơ sở pháp lý để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể; tạo nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể;

- Thông qua phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể, góp phần tuyên truyền, giáo dục môi trường cho người dân địa phương và du khách về các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử và nhân văn của khu vực, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bảo tồn văn hóa, bản sắc dân tộc bản địa.

2.2. Các chỉ tiêu phát triển

2.2.1. Đến năm 2025

- Thu hút được ít nhất 06 dự án đầu tư thuê môi trường rừng để phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể; hoàn thành đầu tư phát triển và đưa vào hoạt động, khai thác du lịch đối với 03 điểm du lịch sinh thái và các tuyến kết nối ngoại vi;

- Thu hút được 150.000 lượt khách du lịch, trong đó số lượng khách quốc tế chiếm 10% tổng số du khách; trung bình du khách lưu trú trong khu vực khoảng 02 ngày.

- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 800 lao động, trong đó có khoảng 500 lao động trực tiếp và 300 lao động gián tiếp; các lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch.

- Các điểm du lịch, tuyến và điểm thăm quan đạt và tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; môi trường tại các làng, bản tham gia hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng được cải thiện và kiểm soát.

2.2.2. Đến năm 2030

- Thu hút được thêm 08 dự án đầu tư thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể; tiếp tục mở rộng, phát triển các hạng mục, nâng cấp các công trình phục vụ khai thác du lịch tại các điểm, tuyến du lịch;

- Thu hút được 450.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó số lượng khách quốc tế đạt 20% tổng số du khách; thu hút du khách lưu trú trong khu vực với thời gian từ 03 ngày trở lên.

- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.000 lao động, trong đó có khoảng 1.200 lao động trực tiếp và 800 lao động gián tiếp; các lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch.

- Các điểm du lịch, tuyến và điểm thăm quan đạt và tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; môi trường tại các làng bản tham gia hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng được cải thiện và kiểm soát.

3. Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dương, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể

3.1. Từ chính sách

Sự quan tâm của Việt Nam đối với phát triển du lịch thể hiện qua các nghị quyết tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đến lần thứ XIII, Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Trung ương. Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020. Với quan điểm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại; đồng thời, nhấn mạnh phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh; chú trọng phát triển du lịch văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa.

Hệ thống chính sách liên quan đến phát triển du lịch tại các Vườn Quốc gia, khu rừng đặc dụng đã được định hướng trong các quy định của pháp luật như: Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Du lịch, Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học. Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày16/11/2018 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp đã giải quyết được các vấn đề: Quy định tỷ lệ xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí; các vấn đề liên quan đến những quy định về cấp phép xây dựng, việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng để xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí; giá cho thuê môi trường rừng.

Đối với tỉnh Bắc Kạn, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm. Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, năm 2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18 -NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đặt mục tiêu phát triển du lịch nhanh, bền vững nhưng luôn giữ vững quan điểm không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, du lịch hài hòa với thiên nhiên là du lịch bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, Khu du lịch Ba Bể trở thành Khu du lịch quốc gia, đón ít nhất 32 nghìn lượt khách quốc tế và một triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2030, du lịch Bắc Kạn cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; thu hút khoảng 50 nghìn lượt khách quốc tế và 1,7 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 2.500 tỷ đồng;

Đối với huyện Ba Bể tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định, phát triển du lịch là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm, then chốt cho cả nhiệm kỳ và tại Kỳ họp thứ năm, HĐND huyện Ba Bể khóa XX đã quyết nghị thông qua Đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Như vậy, việc quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể bảo đảm phù hợp với chủ trương, chính sách từ Trung ương đến địa phương, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý vững chắc để tạo được sự đồng thuận, hỗ trợ cao từ các bên trong tổ chức thực hiện phát triển du lịch sinh thái trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể.

3.2. Từ cộng đồng địa phương

Với đặc đặc điểm của Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể không thể tách rời một bộ phận cộng đồng thôn/bản khỏi vùng lõi của Vườn thì vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể sẽ có những tác động rất lớn từ cả hướng tích cực và tiêu cực:

- Tác động tích cực: Du lịch cộng đồng giúp cung cấp và mang tới các cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương; tạo điều kiện cho địa phương phát triển qua việc cung cấp cho khách du lịch một số loại hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương; cung cấp các dịch vụ dẫn đường, hướng dẫn khách du lịch, vận chuyển,..; giúp bảo tồn lưu giữ phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng, giảm áp lực lên hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học của khu vực VQG Ba Bể.

- Tác động tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực tới nâng cao đời sống, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thì cộng đồng cũng sẽ có những tác động tiêu cực. Khi không được định hướng quy hoạch tốt, không có quy định và biện pháp quản lý chặt chẽ thì các hoạt động du lịch cộng đồng sẽ tự phát rất nhiều, dẫn tới nguy cơ phá vỡ cảnh quan môi trường, mất giá trị văn hoá vốn có của cộng đồng, gây ô nhiễm, suy giảm về đa dạng sinh học, xẩy ra các tình trạng tăng giá, phá giá, sử dụng tài nguyên lãng phí …Bên cạnh đó là nguy cơ xảy ra vi phạm vể an ninh trật tự trong khu vực, sự gia tăng về vi phạm liên quan đến sử dụng đất đai, tài nguyên, tội phạm trộm cắp, tệ nạn xã hội, làm mất dần đi bản sắc văn hóa của các dân tộc và kéo theo sự xuống cấp của giá trị văn hóa trong khu vực.

3.3. Từ các doanh nghiệp, công ty du lịch

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bằc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đã đề ra giải pháp: Huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển du lịch, vốn ngân sách nhà nước ưu tiên cho phát triển hạ tầng; vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn tư nhân khác đầu tư cho cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ du lịch. Cùng với việc xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi về thuế, về sử dụng đất, sử dụng mặt nước, hỗ trợ xây dựng và duy trì các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch mới của tỉnh, sự đa dạng về tài nguyên phát triển du lịch cả tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá, sự thuận lợi về giao thông, khí hậu là cơ hội rất tốt để Vườn Quốc gia Ba Bể kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết và cho thuê môi trường rừng nhằm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Trong những năm gần đây hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Bể từ các tổ chức tư nhân, doanh nghiệp phát triển khá nhanh, nhiều doanh nghiệp đã đến khu vực huyện Ba Bể nói chung và khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể nói riêng để tìm hiểu chính sách, địa thế với dự định sẽ đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên trong Vườn Quốc gia Ba Bể việc đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức cũng cần phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng về kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư du lịch sinh thái, về tiềm lực đầu tư, về hướng tiếp cận công nghệ, giải pháp tránh tác động tới môi trường, về khả năng ứng phó giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường, về giải quyết vấn đề liên quan cộng đồng và xã hội trong khu vực.

3.4. Từ nội tại Ban Quản lý Vườn quốc gia Ba Bể

Ban Quản lý Vườn quốc gia Ba Bể là cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách liên quan đến bảo vệ, bảo tồn phát triển rừng đặc dụng, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, trong đó lực lượng kiểm lâm, cán bộ viên chức chuyên môn của Vườn Quốc gia là nguồn lực quan trọng, phát huy giá trị tổng hợp để phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể các phòng, đơn vị chức năng của Vườn Quốc gia cần gắn kết hoạt động chuyên môn với phát triển du lịch sinh thái như: hướng dẫn chuyên sâu về đa dạng sinh học; diễn giải môi trường tự nhiên, động thực vật trong khu vực; nghiên cứu ứng dụng khoa học gắn với du lịch; thực hiện các chính sách cho cộng đồng gắn với du lịch thông qua tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch sinh thái, tham gia nhận khoán bảo vệ hệ sinh thái để nâng cao thu nhập và hưởng lợi từ chi trả dịch vụ môi trường rừng….

Trong giai đoạn 2023-2030, cần thiết tiếp tục duy trì, củng cố đơn vị Trung tâm GDMT&DVMTR thuộc BQL VQG Ba Bể và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức theo hướng quản lý và cung ứng dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ môi trường tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái trong khu vực; cung ứng dịch vụ cho thuê môi trường rừng phát triển du lịch sinh thái; tổ chức triển khai thực hiện các hình thức, phương thức phát triển du lịch sinh thái; tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá quá trình thực hiện du lịch sinh thái; gắn chặt chẽ du lịch sinh thái với diễn giải giáo dục môi trường; xây dựng các quy định để kiểm soát chặt chẽ hoạt động du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia Ba Bể; xây dựng cơ chế về chia sẻ lợi ích từ nguồn thu dịch vụ du lịch cho công tác bảo tồn, phát triển cộng đồng; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về quản lý, tổ chức du lịch sinh thái cho cán bộ trong khu vực, cho cộng đồng, cho đơn vị tổ chức du lịch trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể.

3.5. Từ các yếu tố khác

Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể đã và đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó là phát triển các tour, tuyến, điểm du lịch, xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực để tiếp cận với trình độ quản lý cũng như nghiệp vụ làm du lịch tiên tiến. Do được đầu tư và phát triển nên du lịch ở khu vực VQG Ba Bể đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạ tầng được nâng cấp, lượng khách đến khu vực Ba Bể ngày một tăng.

Sự phát triển quá “nóng” về du lịch, nhất là lượng khách nội địa, đặt du lịch ở Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể phải đối mặt với sự quá tải ở các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ.... dẫn tới nguy cơ biến đổi về chất của khách du lịch với sự gia tăng của lượng khách có khả năng chi trả thấp (khách du lịch đại chúng) đồng thời giảm khách du lịch thu nhập cao, khách quốc tế (khách du lịch chất lượng cao) và nguy cơ vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc khai thác tài nguyên du lịch một cách ồ ạt, không có quy định chặt chẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái và mai một di sản văn hóa truyền thống. Sự tác động đến môi trường hệ sinh thái, các loài thực vật, động vật từ rừng bị khai thác để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch sẽ dẫn đến việc mất dần đi hệ động, thực vật của rừng; việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi làm giảm diện tích và ảnh hưởng môi trường sinh thái, sẽ có tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng nếu không được kiểm soát tốt. Khai thác di sản văn hóa để phục vụ du lịch cũng xuất hiện hiện tượng “thương mại hóa” văn hóa, và văn hóa ngoại lai, nguy cơ biến dạng di sản văn hoá.

4. Nội dung phát triển các địa điểm, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể, giai đoạn 2021-2030

4.1. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Điểm du lịch là mắt xích, là điểm nhấn rất quan trọng trong tour/tuyến du lịch, do vậy đánh giá khảo sát và định hướng phát triển các địa điểm du lịch có vai trò rất quan trọng. Theo Luật Du lịch, Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch; để được công nhận là một điểm du lịch cần đáp ứng các tiêu chí theo Điều 23 của Luật Du lịch (có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định; có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch; đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật …). Như vậy để định hướng lựa chọn địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong VQG Ba Bể cần phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mặt không gian nhất định. Ngoài cảnh quan tài nguyên du lịch thì điểm du lịch cần đáp ứng yêu cầu thiết yếu cơ bản như nhà vệ sinh, yêu cầu về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy, dịch vụ cung cấp thiết yếu như đồ uống, ăn nhẹ.

Trên cơ sở thực tế khảo sát, điều tra, đánh giá Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể thì cần phân ra các điểm du lịch nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể và các điểm du lịch nằm vùng đệm ngoài của Vườn Quốc gia Ba Bể. Việc phân loại ra như vậy để hình thành nên định hướng đầu tư khác nhau dựa trên cơ sở cấp độ bảo tồn, không gian có thể đáp ứng quy mô đầu tư, khả năng chịu tải, mức độ tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

- Nguyên tắc phát triển địa điểm du lịch sinh thái: Tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Ba Bể; có sức hấp dẫn và có tính nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, các đặc điểm văn hóa - xã hội, lịch sử, tín ngưỡng ...; dễ tiếp cận được một cách an toàn; có thể tạo ra nhiều loại hình và sản phẩm du lịch với giá cả hợp lý; có điệu kiện tốt, ít phải tôn tạo và xây dựng công trình phụ trợ; dễ kết nối với các điểm du lịch khác; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng địa phương, bảo đảm phân chia lợi ích hài hòa của các bên tham gia vào hoạt động du lịch; bảo đảm phát triển bền vững, bảo tồn tốt các giá trị tài nguyên du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường;

- Tiêu chí lựa chọn điểm du lịch sinh thái: Nằm trong chương trình du lịch đã hình thành, có khả năng đón tiếp và phục vụ du khách; có các đặc điểm văn hóa – xã hội dân tộc nổi trội; dễ tiếp cận và thuận tiện giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng; đem đến cho du khách sự hiểu biết và trải nghiệm các giá trị tự nhiên, giá trị sinh thái; dễ tiếp cận tới các thắng cảnh, điểm nhấn với sự an toàn; cung ứng nhiều dịch vụ có chất lượng với giá cả phù hợp; gắn với các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về thiên nhiên, về đa dạng sinh học; giúp cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên trong khu vực VQG Ba Bể hiệu quả hơn; đảm bảo về an ninh, an toàn tại chỗ cho du khách.

 4.1.1. Định hướng phát triển các địa điểm du lịch sinh thái trong VQG Ba Bể

Các điểm du lịch trong VQG Ba Bể là các điểm có tài nguyên thiên nhiên du lịch độc đáo, có giá trị bảo tồn cao. Do vậy các điểm du lịch ở khu vực này chỉ đầu tư chủ yếu cho hoạt động tham quan, vãn cảnh, thư giãn, khám phá thiên nhiên; các hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khoẻ cần yêu cầu có chất lượng cao; cùng với đó là đầu tư các hoạt động bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hoá nhân văn, bản sắc dân tộc của các cộng đồng trong khu vực di tích quốc gia đặc biệt. Các điểm du lịch trong khu vực này chủ yếu tập trung phục vụ dịch vụ du lịch vào ban ngày và hạn chế tối đa hoạt động dịch vụ vào ban đêm (giới hạn thời gian hoạt động vào ban đêm); các công trình đầu tư xây dựng phải có kiến trúc bảo đảm hài hoà, vật liệu thân thiện, sử dụng các dạng năng lượng thân thiện, phương tiện vận chuyển thân thiện; phải được kiểm soát mật độ, giới hạn chịu tải của môi trường trong các điểm này……

Qua khảo sát thực tế, các điểm du lịch trong Vườn Quốc gia Ba Bể cần có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên độc đáo, văn hoá cộng đồng đặc sắc và khu vực sử dụng môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Đề án định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái trong VQG Ba Bể theo Bảng sau:

Bảng 6: Bảng tổng hợp sơ bộ phương án phát triển các địa điểm (điểm) du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong VQG Ba Bể

Stt

Tên địa điểm

Vị trí, diện tích, hiện trạng của địa điểm

Mục đích, thời gian và dự kiến phương thức tổ chức thực hiện

1

Điểm DLST Động Puông

- Vị trí, diện tích: Khoảnh 4, 5 tiểu khu 45, khoảnh 7 tiểu khu 48 thuộc xã Cao Thượng; khoảnh 1 tiểu khu 54, khoảnh 1 tiểu khu 63 xã Khang Ninh và khoảnh 8 tiểu khu 46; khoảnh 1,2,3,4 tiểu khu 52 xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 754,34 ha, trong đó VQG Ba Bể quản lý 734,61 ha (bao gồm phân khu phục hồi sinh thái 732,39 ha; phân khu hành chính dịch vụ 2,22 ha) và diện tích đất vùng đệm trong nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 23,15 ha.

- Hiện trạng: Địa điểm có sự kết hợp giữ rừng tự nhiên, cảnh quan sông – núi - hang động và cộng đồng canh tác nông nghiệp ven sông và giữa rừng đặc dụng; trạng thái phân khu dịch vụ hành chính 2,22 ha đất trống dạng trảng cỏ ven sông không có cây tái sinh; trong phân khu phục hồi sinh thái trạng thái đất trống là 62,77 ha; vùng đệm là đất nông nghiêp, canh tác nương rẫy (các trạng thái rừng cụ thể theo Phục lục 03 kèm Đề án); về hiện trạng du lịch: Có đường đi bộ trong Động Puông phục vụ tham quan cảnh quan, sinh thái; các hạ tầng dịch vụ, kỹ thuật khu vực chưa được đầu tư xây dựng.

- Mục đích: Phát triển thành điểm khám phá trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, hang động và văn hoá cộng đồng bản địa; khu nghỉ dưỡng, giải trí ven sông hoạt động cắm trại, trải nghiệm nông nghiêpj địa phương

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2024-2030 và 2026-2030

- Dự kiến phương thức: Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết thực hiện

 

2

Điểm DLST Đầu Đẳng – Tà Kèn

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 1,2 tiểu khu 61A, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 459,43 ha, trong đó VQG Ba Bể quản lý là 451,38 ha (bao gồm phân khu phục hồi sinh thái 423,08 ha; phân khu hành chính dịch vụ 28,3 ha) và diện tích đất vùng đệm trong nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí 8,05ha.

- Hiện trạng: Địa điểm là sự kết hợp của cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của rừng tự nhiên - sông – núi đá cao – thác ghềnh và cộng đồng canh tác nông nghiệp ven sông; Hiện trạng rừng phân khu dịch vụ hành chính có 28,30 ha đất trống có cây tái sinh, phân khu phục hồi sính thái có 14,29 ha đất trống, vùng đệm trong chủ yếu là đất nông nghiệp canh tác hoa màu ven sông (các trạng thái rừng cụ thể theo Phục lục 03 kèm Đề án); về hiện trạng du lịch: địa điểm đang là nơi được tổ chức du lịch tham quan cảnh quan Thác Đầu Đẳng, có đường đi bộ xuống Thác và điểm ngắm thác; các hạ tầng dịch vụ, kỹ thuật khu vực chưa được đầu tư.  

- Mục đích: Phát triển thành điểm khám phá cảnh quan thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, hoạt động mua sắm, thương mại du lịch; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, ẩm thực, kết hợp du lịch cộng đồng thôn/bản.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2026-2030

- Dự kiến phương thức: Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết hoặc tự tổ chức thực hiện.

3

Điểm DLST Động Đán Đeng

- Vị trí, diện tích: Được xác định thuộc khoảnh 5 tiểu khu 51, xã Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 32,73 ha do VQG Ba Bể quản lý thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

- Hiện trạng: Địa điểm trên núi đã vôi cao có sự kết hợp hang động sâu và rừng tự nhiên với nhiều loài cây đặc trưng quý hiếm. Hiện trạng rừng trong khu vực gồm 30,89 ha rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình núi đá và 1,84 ha đất trống cây bụi có cây gỗ tái sinh núi đá (các trạng thái cụ thể theo Phụ lục 3 kèm Đề án). Địa điểm chưa đầu tư khai thác hoạt động du lịch.  

- Mục đích: Phát triển điểm du lịch khám phá hang động - du lịch mao hiểm, đi bộ trong rừng, trải nghiệm hệ sinh thái rừng tự nhiên; ngắm cảnh quan từ trên núi cao; du lịch giải trí, nghỉ dưỡng trong rừng.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2026-2030

- Dự kiến phương thức: Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết tổ chức thực hiện.

4

Điểm DLST Bản Cám

- Vị trí, diện tích: Thuộc vùng đệm trong của VQG Ba Bể với diện tích 90,5 ha thuộc thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn bao gồm các khu vực cộng đồng thôn Bản Cám, khu vực cửa hồ Pác Slai, khu vực bãi bồi dọc ven sông Năng.

- Hiện trạng: Địa điểm trên thuộc cộng đồng thôn Bản Cám nằm giữa vùng lõi của VQG Ba Bể nơi giao hoà giữa cửa Hồ Ba Bể và sông Năng. Địa điểm chủ yếu là bãi đất nông nghiệp ven sông canh tác lúa, hoa màu của cộng đồng. Địa điểm chưa tổ chức hoạt động du lịch và còn mang nhiều nét yên bình, tự nhiên của cộng đồng thôn Bản Cám.

- Mục đích: Phát triển thành điểm du lịch cộng đồng, làng homstay, trải nghiệm văn hoá dân tộc, trải nghiệm sản phẩm nông nghiệp, bán sản phẩm hàng hoá du lịch của địa phương, du lịch cắm trại, du lịch dã ngoại ven sông; tạo bến trung chuyển tuyến đường thuỷ độc đáo.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2026-2030

- Dự kiến phương thức: hợp tác, liên kết tổ chức thực hiện.

 

5

Điểm DLST Ao Tiên – Nà Dường

 

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 2, 3 tiểu khu 56, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 21,23 ha, trong đó VQG Ba Bể quản lý là 19,41 ha (bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1,80 ha; phân khu phục hồi sinh thái 17,61 ha) và diện tích đất vùng đệm trong nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí là 1,82 ha.

- Hiện trạng: Địa điểm là sự kết hợp cảnh quan thiên nhiên của rừng tự nhiên núi đá bao quanh hồ nhỏ tĩnh lặng (Ao Tiên) và khoảng thung lũng hẹp yên bình ven Hồ Ba Bể (Nà Dường) nơi canh tác nông nghiệp của cộng đồng địa phương; hiện trạng rừng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 1,8ha rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt núi đá, phân khu phục hồi sinh thái chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh núi đá trung bình đến giàu, thung lũng Nà Dường là khoảng đất canh tác nông nghiệp 1,82 ha (các trạng thái cụ thể theo Phụ lục 3 kèm Đề án). Về hiện trạng du lịch: Địa điểm đã hình thành nơi du lịch thăm quan Ao Tiên, có đường đi bộ dưới rừng từ Hồ Ba Bể vào Ao Tiên; Địa điểm chưa được đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tốt và tiềm ẩn nguy cơ xâm lấn gây mất cảnh quan do hoạt động du lịch tự phát của người dân.

- Mục đích: Phát triển thành điểm du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên, đi bộ xuyên rừng; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2025-2030

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết; tự thực hiện.

 

6

Điểm DLST Pác Slai - Khau Củm

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 3,5, tiểu khu 61, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Tổng diện tích 58,82 ha, trong đó VQG Ba Bể quản lý là 50,82 ha (bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8,41 ha; phân khu phục hồi sinh thái 42,41ha) diện tích đất vùng đệm trong nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 8,0 ha.

- Hiện trạng: Địa điểm là sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên của rừng tự nhiên núi đá bao quanh thung lũng yên bình (Khau Củm) nơi canh tác nông nghiệp của cộng đồng địa phương. Hiện trạng rửng còn khá tốt, trong phân khu phục hồi sinh thái có 3,66 ha  đất trống và rừng nghèo kiệt trên núi đá, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 1,2 ha đất trống núi đá không có cây gỗ tái sinh, địa điểm có diện tích đất nông nghiệp 8,0 ha nằm giữa rừng đặc dụng chủ yếu là nương rẫy, cây ăn quả cho năng suất thấp (các trạng thái rừng cụ thể theo Phụ lục 03 kèm Đề án); Hiện trạng du lịch: Địa điểm chưa được đầu tư tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

- Mục đích: Phát triển điểm du lịch khám phá hệ sinh thái rừng tự nhiên, cảnh quan từ trên cao, du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng, giáo dục môi trường.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2025-2030

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

 

7

Điểm DLST Trung tâm hành chính -Vườn Thực vật

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 1 tiểu khu 76A, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 90,14 ha, trong đó VQG Ba Bể quản lý là 78,04 ha (bao gồm: Phân khu phục hồi sinh thái 65,86 ha; phân khu hành chính dịch vụ 12,18 ha) và diện tích đất vùng đệm trong nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 12,10 ha.

- Hiện trạng: Địa điểm là khu vực hành chính của VQG Ba Bể, đã hình thành khu vườn thực vật tuy nhiên chưa được đầu tư duy trì phát huy hiệu quả. Trạng thái đất trống, cây bụi trong phân khu dịch vụ hành chính 1,07 ha; phân khu phục hồi sinh thái 0,17 ha; địa điểm có đất nông nghiệp canh tác nương rẫy 12,10 ha nằm xen giữa rừng đặc dụng (các trạng thái rừng cụ thể theo Phụ lục 03 kèm Đề án). Về hiện trạng du lịch: Địa điểm là cửa ngõ chính vào VQG Ba Bể đã gắn với hoạt động du lịch của Ba Bể lâu (khu nghỉ dưỡng Sài Gòn- Ba Bể, du lịch lưu trú, ẩm thực, văn hoá của cộng đồng thôn Nà Mằm), tuy nhiên địa điểm chưa được đầu tư tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đúng mức nhằm phát huy giá trị của rừng. 

- Mục đích: Xây dựng trung tâm giới thiệu du khách, bảo tàng thiên nhiên đa dạng sinh học; phát triển thành vườn hướng sáng, vườn đa dạng thực vật, diễn giải môi trường, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường; hợp tác, liên kết thực hiện hoặc tự thực hiện.

8

Điểm DLST Nặm Dài – Khau Qua

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 1,3, tiểu khu 71, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 120,46 ha do VQG Ba Bể quản lý, thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

- Hiện trạng: Địa điểm là khu vực vùng núi cao, có rừng tự nhiên núi đá bao quanh thung lũng khá bằng phẳng, nơi gắn với cộng đồng dân tộc vùng cao sinh sống, nơi có cảnh quan yên bình. Hiện trạng rừng chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá trung bình và nghèo kiệt, diện tích đất trống, núi đá 30,95 ha (các trạng thái rừng theo Phụ lục 3 kèm Đề án). Địa điểm chưa được đầu tư thực hiện tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

- Mục đích: Phát triển điểm du lịch sinh thái gắn với cộng đồng địa phương, trải nghiệm văn hoá dân tộc thiểu số vùng cao, du lịch cắm trại, dã ngoại, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường hoặc hợp tác, liên kết thực hiện.

9

Điểm DLST Lủng Chuông

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 6, tiểu khu 61, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 26,32 ha do VQG quản lý, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

- Hiện trạng: Điểm điểm là khu vực có rừng tự nhiên núi đá bao quanh thung lũng hẹp nằm cạnh Hồ Ba Bể, đối diện Đảo An Mạ. Hiện trạng rừng của khu vực còn khá tốt với 23,98 ha rừng giàu núi đá, 0,95 ha rừng trung bình và 1,39 ha diện tích đất trống (các trạng thái rừng cụ thể theo Phụ lục 03 kèm Đề án). Địa điểm chưa thực hiện tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và nguy cơ xâm lấn phát triển hoạt động sản xuất tự phát.

- Mục đích: Phát triển du lịch sinh thái quan sát cảnh quan từ trên cao, ngắm toàn cảnh Hồ Ba Bể, quan sát đa dạng hệ sinh thái tự nhiên, kết hợp phát triển rừng, phát triển cây dược liệu bản địa.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Tự tổ chức thực hiện.

10

Điểm DLST Slam Bắc – Nà Niềng

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 2,3, tiểu khu 76a, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 210,22 ha, trong đó VQG Ba Bể quản lý là 190,0 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái và diện tích đất vùng đệm trong nằm trong phạm vi quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là 20,12 ha.

- Hiện trạng: Địa điểm là khu vực có rừng tự nhiên núi đá bao quanh các thung lũng hẹp nơi canh tác nông nghiệp của công đồng địa phương, và sinh hoạt của cộng đồng thôn Nà  Mằm. Địa điểm có diện tích đất trống 56,69 ha gồm các phần đất rừng có cây gỗ tái sinh và không có cây gỗ tái sinh; phần diện tích đất canh tác nông nghiệp và sinh hoạt của cộng đồng 20,12 ha xen giữa diện tích rừng đặc dụng (các trạng thái rừng cụ thể theo Phụ lục 3 kèm Đề án). Hiện trạng du lịch: Trong cộng đồng đã hình thành cơ sở lưu trú, nhà hàng, hoạt động sản xuất phục vụ khách du lịch; tuy nhiên địa điểm chưa được đầu tư tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp.

- Mục tiêu: Phát triển thành Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã kết hợp tham quan du lịch; tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng địa phương.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết hoặc tự tổ chức thực hiện.

11

Điểm DLST Bờ Hồ – Kéo Sliu

 

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 1, tiểu khu 76A xã Khang Ninh; khoảnh 1, tiểu khu 76; khoảnh 6, tiểu khu 56, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tồng diện tích 45,21 ha do VQG Ba Bể quản lý bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 34,0 ha và phân khu hành chính dịch vụ 11,16 ha.

 - Hiện trạng: Địa điểm là khu vực dọc theo tuyến đường bộ từ Trung tâm hành chính Vườn đến bờ Bắc Hồ Ba Bể và ven Hồ đến khu Tọt Còn - An Mã. Địa điểm có hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá còn khá tốt, các khoảng trống dưới tán trong địa điểm có diện tích 5,76ha (các trạng thái rừng theo Phụ lục 3 kèm Đề án). Địa điểm đang được tổ chức hoạt động du lịch tham quan Hồ Ba Bể như Bến Bắc, Bến sang ngang, các tuyến đường sinh thái đi bộ xuyên rừng trải nghiệm hệ sinh thái rừng tự nhiên từ Kéo Sliu đến Đảo An Mã, trạm quan sát cảnh quan - điểm ngắm Hồ Ba Bể từ trên cao. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch chưa được đầu tư đồng bộ.

- Mục đích: Phát triển thành điểm ngắm cảnh quan Hồ Ba Bể, điểm quan sát đa dạng động thực vật, Bến thuỷ độc đáo đưa đón khách du lịch, đi bộ trong rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ven Hồ, trong rừng.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng, hợp tác liên kết thực hiện (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); tự tổ chức thực hiện.

12

Điểm DLST An Mạ

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 6, tiểu khu 56, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Tồng diện tích 2,85 ha do VQG quản lý thuộc phân khu dịch vụ hành chính.

- Hiện trạng: Địa điểm là khu vực tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng địa phương trên hòn Đảo An Mạ với cây rừng bao quanh, kết nối với Đảo An Mạ là cầu đi bộ qua khu vực Tọt Còn, địa điểm bằng phẳng bao quanh bởi rừng tự nhiên và là bến neo đậu của xuồng đưa đón khách du lịch. Hiện trạng rừng của địa điểm khá tốt, khu vực có các khoảng đất trống và khoảng trống dưới tán với diện tích 1,42ha (các trạng thái rừng cụ thể theo Phụ lục 03 kèm Đề án). Địa điểm đang được tổ chức hoạt động du lịch tâm linh, tín ngưỡng, bán hàng lưu niệm. Địa điểm chưa được đầu tư phù hợp cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

- Mục đích: Phát triển thành điểm du lịch sinh thái vãn cảnh, thư giãn kết hợp với tâm linh; du lịch thương mại, mua sắm, nghỉ dưỡng, giải trí, điểm bến neo đậu độc đáo.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng hoặc hợp tác liên kết thực hiện.

13

Điểm DLST Cộc Tộc – Tà Han

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 1, tiểu khu 77, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích do VQG Ba Bể quản lý là 271,70 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái; diện tích vùng đệm trong 48,0 ha thuộc thôn Cốc Tộc, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

- Hiện trạng: Địa điểm trên gồm hai hợp phần diện tích rừng đặc dụng thuộc VQG Ba Bể quản lý chưa tổ chức thực hiện du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; phần diện tích vùng đệm trong của cộng đồng thôn Cốc Tộc đã phát triển kinh doanh dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng tại một số hộ gia đình/cá nhân tuy nhiên chưa theo quy hoạch kiến trúc xây dựng cụ thể. Hiện trạng rừng của khu vực chủ yếu rừng trung bình núi đá đến nghèo kiệt, diện tích đất trống khoảng 8,68ha (các trạng thái rừng cụ thể theo Phụ lục 3 Đề án).

- Mục đích: Phát triển điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và du lịch cộng đồng thôn Cốc Tộc ven Hồ Ba Bể.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng hoặc hợp tác liên kết thực hiện.

14

Điểm DLST Bó Lù

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 1,3, tiểu khu 77, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích do VQG quản lý là 211,70 ha (bao gồm: Phân khu phục hồi sinh thái 211,01 ha; phân khu dịch vụ hành chính 0,69 ha); diện tích vùng đệm trong 129,09 ha thuộc thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

- Hiện trạng: Địa điểm trên gồm hai hợp phần. phần diện tích rừng đặc dụng thuộc VQG Ba Bể quản lý chưa tổ chức thực hiện du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; Phần diện tích vùng đệm trong của cộng đồng thôn Bó Lù đã phát triển một số loại hình kinh doanh du lịch lưu trú, nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hoá cộng đồng của một số hộ gia đình/cá nhân tuy nhiên khu vực chưa theo quy hoạch kiến trúc xây dựng cụ thể. Hiện trạng rừng của địa điểm khá tốt,  diện tích đất trống có cây bui và gỗ tái sinh khoảng 17,12ha, diện tích đất trống núi đá là 8,94ha (các trạng thái rừng cụ thể theo Phụ lục 03 kèm Đề án)

- Mục đích: Phát triển điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và du lịch cộng đồng thôn Bó Lù ven Hồ Ba Bể.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng hoặc hợp tác liên kết thực hiện.

15

Điểm DLST Pác Ngòi

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 4, tiểu khu 77, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Tổng diện tích do VQG Ba Bể quản lý là 161,71 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái; diện tích vùng đệm trong 205,0 ha thuộc thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

- Hiện trạng: Địa điểm trên gồm hai hợp phần, Phần diện tích rừng đặc dụng thuộc VQG Ba Bể quản lý chưa tổ chức thực hiện du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; Phần diện tích vùng đệm trong của cộng đồng thôn Pác Ngòi đã phát triển loại hình kinh doanh du lịch cộng đồng lưu trú, homstay, trải nghiệm văn hoá cộng đồng. Tuy nhiên khu vực đang mất dần nét du lịch cộng đồng do không theo quy hoạch kiến trúc xây dựng cụ thể. Hiện trạng rừng khu vực chủ yếu rừng nghèo kiệt đến trung bình, diện tích đất trống cây bụi có cây tái sinh là 43,38ha và đất trống núi đá là 6,66ha (các trạng thái rừng cụ thể theo Phụ lục 03 kèm Đề án).

- Mục đích: Phát triển điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và du lịch cộng đồng thôn Pác Ngòi ven suối Chợ Lèng chảy vào Hồ Ba Bể.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng hoặc hợp tác liên kết thực hiện.

16

Điểm DLST Khuổi Luông

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 4, tiểu khu 75; khoảnh 3, tiểu khu 76A, xã Khang Ninh; khoảnh 2, tiểu khu 59, xã Nam Mẫu và khoảnh 5, tiểu khu 81; khoảnh 5, tiểu khu 83, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 131,78 ha do VQG Ba Bể quản lý thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

- Hiện trạng: Địa điểm là khu vực trên núi cao (khoảng 1000m so với mực nước biển). Hiện trạng rừng chủ yếu là rừng phục hồi, diện tích đất trống không có cây gỗ tái sinh là 22,81 ha (các trạng thái rừng theo Phụ lục 03 kèm Đề án). Địa điểm chưa được tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí.

- Mục đích: Phát triển địa điểm du lịch sinh thái giải trí như dù lượn, săn mây, du lịch đi bộ, leo núi, du lịch sinh thái, nghì dưỡng, giải trí.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng hoặc hợp tác liên kết thực hiện.

17

Điểm DLST Lủng Quang – Lẻo Keo

- Vị trí, diện tích: Được xác định tại khoảnh 5, tiểu khu 81; khoảnh 3,5,6,7,8,10, tiểu khu 83, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích 519,26 ha do VQG Ba Bể quản lý thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

- Hiện trạng: Địa điểm là các khu rừng tự nhiên trên núi đá dọc hai bên con suối Chợ Lèng, xen giữa là cộng đồng thôn Lủng Quang, Leo Keo canh tác nông nghiệp dọc ven suối Chợ Lèng. Hiện trạng rừng của khu vực còn khá tốt chủ yếu là diện tích rừng từ trung bình đến giàu, diện tích đất trống núi đá không có cây gỗ tái sinh có là 28,11 ha (các trạng thái rừng theo Phụ lục 03 kèm Đề án). Địa điểm chưa được đầu tư tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

- Mục đích: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí  trong rừng ven suối Chợ Lèng kết hợp du lịch cộng đồng ven suối Chợ Lèng.

- Thời gian tổ chức thực hiện: Giai đoạn giai đoạn 2026-2030.

- Dự kiến phương thức thực hiện: Cho thuê môi trường rừng hoặc hợp tác liên kết thực hiện.

Tổng diện tích thực hiện hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn Quốc gia Ba Bể là 3.593,91 ha, trong đó:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:   70,58 ha (1,76% diện tích PKBVNN)

- Phân khu phục hồi sinh thái: 2.920,10 ha (54,30% diện tích PKPHST)

- Phân khu dịch vụ hành chính:    57,40 ha (100% diện tích PKDVHC)

- Diện tích đất nông nghiệp vùng đệm trong quy hoạch cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:  79,33 ha

- Diện tích vùng đệm trong thuộc 4 thôn (Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc, Bản Cám) định hướng thực hiện phát triển du lịch cộng đồng: 466,50 ha.

* Định hướng phương thức tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch đối với một Điểm DLST trong Vườn Quốc gia Ba Bể:

- Đối với phần diện tích tự nhiên thuộc Ban Quản lý VQG Ba Bể quản lý: Căn cứ theo Khoản 4, Điều 53, Luật Lâm nghiệp, phần diện tích tự nhiên thuộc BQL Vườn Quốc gia Ba Bể quản lý sẽ thực hiện dưới 3 phương thức cụ thể như sau:

(1) Thực hiện quy hoạch khu vực cho thuê môi trường rừng để thu hút nhà đầu tư sử dụng môi trường để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (các khu vực quy hoạch cho thuê MTR được đề xuất Phần 4.3 của Chương này).

(2) Ban Quản lý VQG Ba Bể thực hiện hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

(3) Ban Quản lý VQG Ba Bể tự tổ chức thực hiện đối với những khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực nhạy cảm với môi trường, các khu vực kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn; các khu vực kết nối về hạ tầng, giao thông giữa các điểm du lịch; hạ tầng phục vụ chung cho công tác quản lý du lịch, giáo dục môi trường.

- Đối với diện tích thuộc vùng đệm trong của VQG Ba Bể:

(1) Phần diện tích của các cộng đồng sinh sống ổn định sẽ định hướng hỗ trợ thôn/bản phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng; giữ ổn định bản sắc văn hoá của dân tộc bằng các chính sách ưu tiên và bảo đảm bởi các quy tắc rằng buộc với việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường trong Vườn Quốc gia Ba Bể.

(2) Đối với phần diện tích vùng đệm trong khó khăn trong phát huy giá trị sản xuất của cộng đồng, nằm xen kẽ trong các khu vực bảo tồn, có nguy cơ lấn chiếm xâm lấn vào rừng đặc dụng VQG Ba Bể sẽ được định hướng quy hoạch cho các nhà đầu tư kết hợp thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.



[1] Nguồn:Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể giai đoạn 2021 - 2030

[2] Nguồn:Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể giai đoạn 2021 - 2030

[3] Nguồn: Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể giai đoạn 2021 - 2030

>>> XEM THÊM: Dự án nhân giống, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 0903 649 782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE


HOTLINE:

0903 649 782 - 028 35146426

 

CHÍNH SÁCH CHUNG

Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách  giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm