Giải pháp đánh giá tác động môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM

Giải pháp đánh giá tác động môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM

Ngày đăng: 23-07-2021

1,488 lượt xem

Giải pháp đánh giá tác động môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG GIẢM THIỂU

I. Đánh giá tác động môi trường.

I.1. Giới thiệu chung.

Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường “Dự án Bệnh viện Đa khoa ” là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong Bệnh viện Đa khoa  và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính Trung tâm khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.

Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo:

Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường.

Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/01/2011 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Quyết định số 12/2011/QĐ-BTNMT ngày 14/04/2011 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.

II. Tác động của dự án tới môi trường.

II.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng.

- Ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng: Trong quá trình san lấp mặt bằng và trong khi xây dựng công trình; Ô nhiễm bụi phát sinh nhiều trong quá trình vận chuyển cát, đá, đất, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí…, ngoài ra bụi còn có thể phát tán từ các đống vật liệu, bãi cát v.v…, bụi phát sinh từ các hoạt động này sẽ tác động đến người dân xung quanh khu vực công trình.

- Bụi từ quá trình chà nhám sau khi sơn tường: Bụi sơn sẽ phát sinh trong quá trình chà nhám bề mặt sau khi sơn và sẽ được khuếch tán vào gió gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, công đoạn chà nhám bề mặt tường đã sơn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và quá trình được che chắn nên tác động này không đáng kể, chỉ tác động cục bộ trực tiếp đến sức khỏe công nhân lao động tại công trường.

- Ô nhiễm nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt:

Trong công tác đào khoan móng, đóng cọc tạo ra bùn cát và đặc biệt là dầu mỡ rò rỉ từ các máy thi công gây ô nhiễm nguồn nước ở một mức độ nhất định;

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các công nhân xây dựng trên công trường. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm:

Chất rắn lơ lửng (SS);

Các chất hữu cơ (COD, BOD);

Dinh dưỡng (N, P…);

Vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…).

Dự kiến số lượng công nhân làm việc tại công trường tối đa khoảng 150 người. Nếu công nhân xây dựng được phép tắm tại công trường và mức dùng nước tối đa là 80 lít/người/ngày thì lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 12 m3/ngày. Nếu không có biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải lượng ô nhiễm phát sinh khoảng 12 kgCOD/ngày (tính tải lượng phát thải tối đa khoảng 80 gCOD/người/ngày).

Trường hợp công trường xây dựng 1.5 – 2.0 năm, phần bố trí nhà vệ sinh có bể tự hoại, nhà vệ sinh cho phụ nữ, nhà tắm để hạn chế tải lượng ô  nhiễm được giảm thiểu 2 lần.

- Chất thải rắn xây dựng và sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt

Nếu công nhân xây dựng được phép tổ chức ăn uống tại công trường và với mức thải tối đa là 0,20 kg/người/ngày thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tối đa tại khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng là 30 kg/ngày. Trong đó, thành phần hữu cơ (tính riêng cho rác thải thực phẩm) chiếm từ 60 – 70 % tổng khối lượng chất thải, tức khoảng 18 - 21 kg/ngày. Các thành phần còn lại chủ yếu là vỏ hộp, bao bì đựng thức ăn… tất cả rác thải sẽ được thu gọn về hàng ngày giao cho công ty vệ sinh môi trường thành phố mang đi xử lý.

Chất thải xây dựng

Chất thải xây dựng bao gồm bao bì xi măng, sắt thép vụn, gạch đá… Nếu không được thu gom thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và vẻ mỹ quan đô thị. Chất thải xây dựng sẽ được thường xuyên thu gọn sạch trong công tác vệ sinh công nghiệp tại công trình.

Dầu mỡ thải

Dầu mỡ thải theo qui chế quản lý chất thải nguy hại được phân loại là chất thải nguy hại (mă số: A3020; mă Basel: Y8).

Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi.

Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án tùy thuộc vào các yếu tố sau:

Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường;

Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc.

Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng.

Kết quả điều tra khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn TP.HCM cho thấy:

Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay

Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc: trung bình từ 3 - 6 tháng thay nhớt 1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện.

Dựa trên cơ sở này, ước tính lượng dầu mỡ phát sinh tại công trường trung bình khoảng 12 - 23 lít/ngày.

Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công như máy ủi, xe lu, máy kéo, máy cạp đất… Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách, mức ồn cách nguồn 1 m và dự báo mức ồn tối đa của các phương tiện vận chuyển và thi công được trình bày trong Bảng sau:

TT

Các phương tiện

Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)

Mức ồn cách nguồn 20 m (dBA)

Mức ồn cách nguồn 50  m (dBA)

Khoảng

Trung bình

1

Máy ủi

 

93.0

67.0

59.0

2

Xe lu

72.0 ¸ 74.0

73.0

47.0

39.0

3

Máy kéo

77.0 ¸ 96.0

86.5

60.5

52.5

4

Máy cạp đất

80.0 ¸ 93.0

86.5

60.5

52.5

5

Xe tải

82.0 ¸ 94.0

88.0

62.0

54.0

6

Máy trộn bê tông

75.0 ¸ 88.0

81.5

55.5

47.5

7

Máy nén khí

75.0 ¸ 87.0

81.0

55.0

47.0

TCVN 5949-1998 (6 ¸ 18h)

50 ¸ 75 dBA

 

Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công tại vị trí cách nguồn 20 m nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tuy nhiên, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khu vực dân cư xung quanh nếu các hoạt động này triển khai sau 22 giờ.

II.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành.

Tác động do chất thải y tế

Theo qui định, chất thải tại các bệnh viện, trung tâm y tế sẽ bao gồm các loại như sau:

Chất thải lây nhiễm:

- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.

- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

Chất thải hoá học nguy hại:

- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.

- Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế

- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu.

- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chỉ sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).

Chất thải phóng xạ:

- Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.

- Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bình chứa áp suất:

Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.

Chất thải thông thường:

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:

- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).

- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.

- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.

- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

Tác động do nước thải y tế

Trung bình, mỗi ngày, lượng nước thải phát sinh tính trên một giường bệnh là 750 lít. Nước thải bệnh viện có đầu ra gồm các vi sinh vật gây bệnh, các loại thuốc, các nguyên tố phóng xạ, và các hóa chất độc hại khác. Các chất ô nhiễm phát sinh từ bệnh viện chủ yếu là các hóa chất chữa trị ung thư, chất kháng sinh, các hợp chất halogen, …. Cùng với các chất ô nhiễm này, vi sinh vật gây bệnh trong NTBV gây ra ô nhiễm nặng nề cho môi trường tự nhiên, đặc biệt là cho các loài sinh vật và nguồn tiếp nhận. Tính chất nước thải 1 số bệnh viện như trong Bảng sau:

 

CHỈ TIÊU

 

Trung bình

TCVN

1

pH (mg/l)

a- Trung ương

6.1

6.5-8.5**

b- Tỉnh

7.2

3

H2S (mg/l)

a- Trung ương

4.5

≤ 1.0**

b- Tỉnh

8.1

4

BOD5 (mg/l)

a- Trung ương

89.7

≤ 30**

b- Tỉnh

169.1

5

COD (mg/l)

a- Trung ương

130.0

≤  80*

b- Tỉnh

222.8

6

Tổng nitơ (mg/l)

a- Trung ương

13.4

≤ 40*

b- Tỉnh

18.6

7

Chất rắn lơ lửng (SS) (mg/l)

a- Trung ương

21.6

≤  100**

b- Tỉnh

35.0

8

Tổng phốtpho (mg/l)

a- Trung ương

2.0

≤  6**

b- Tỉnh

1.4

 

* QCVN 24:2009/BTNMT loại B,  **TCVN 7382:2004 mức II

III. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường.

III.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công.

1/- Giảm thiểu ô nhiễm do bụi.

Kiểm soát khí thải đối với bụi phát sinh do quá trình đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong từ các phương tiện thi công vận chuyển:

Tất cả các phương tiện và thiết bị phải được kiểm tra và đăng ký tại Cục Đăng kiểm chất lượng theo đúng quy định hiện hành.

Chủ thầu xây dựng được yêu cầu phải cung cấp danh sách thiết bị đã được kiểm tra và đăng ký cho chủ Dự án.

Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị xây dựng.

Kiểm soát bụi khuếch tán từ các hoạt động xây dựng: Hoạt động thu gom, chuyên chở vật liệu san ủi: áp dụng biện pháp cản gió bằng tường rào hoặc tưới nước.

Các xe tải chuyên chở:

Có tấm bạt che phủ (hiệu quả kiểm soát 2%).

Tưới nước 2 lần/ngày (hiệu quả kiểm soát 37%).

Vệ sinh sạch sẽ các phương tiện và thiết bị trước khi ra khỏi công trường xây dựng.

2/- Quản lý dầu mỡ thải trong suốt thời gian thi công

Dầu mỡ thải phát sinh từ quá trình bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện vận chuyển, máy móc và thiết bị thi công được phân loại là chất thải nguy hại theo thông tư số 12/2011/TT-BTNMT với Mă số  A3020, Mă Basel Y8. Vì vậy, dầu mỡ thải phải được thu gom và quản lý thích hợp. Cụ thể, các biện pháp kiểm soát tác động của dầu mỡ thải như sau:

Không chôn lấp/đốt/đổ bỏ dầu mỡ thải tại khu vực dự án.

Hạn chế việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án.

Khu vực bảo dưỡng được bố trí tạm trước trong một khu vực thích hợp và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải ra từ quá trình bảo dưỡng.

Dầu mỡ thải được thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp trong khu vực dự án. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với công ty và đơn vị có chức năng đến thu gom và vận chuyển đi xử lý theo thông tư số 12/2011/TT-BTNMT.

3/-. Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Tất cả chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công trình đều được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy và hợp đồng với các đơn vị thu gom rác của địa phương đến thu gom hàng ngày.

Ngoài ra nhà thầu xây dựng cũng phải có trách nhiệm thu gom tất cả rác thải nằm trong phạm vi của công trường để đảm bảo không phát sinh các đống rác tự phát tại khu vực nhà thầu chịu trách nhiệm.

III.2. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn vận hành.

1/- Giảm thiểu tác động do chất thải rắn

Trung tâm sẽ thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các qui định về quản lý chất thải y tế của mình, cụ thể như sau:

Qui định mã màu sắc của chất thải y tế

Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.

Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ.

Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.

Màu trắng đựng chất thải tái chế.

Túi đựng chất thải

Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.

Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0.1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0.1 m3.

Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “không được đựng quá vạch này”.

Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn

Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu huỷ cuối cùng.

Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn:

Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng.

Có khả năng chống thấm.

Kích thước phù hợp.

Có nắp đóng mở dễ dàng.

Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy.

Có dòng chữ “chỉ đựng chất thải sắc nhọn” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “không được đựng quá vạch này”.

Màu vàng.

Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.

Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.

Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy huỷ kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, có thể dùng lại và phải là một bộ phận trong thiết kế của máy huỷ, cắt bơm kim.

Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.

Thùng đựng chất thải

Phải làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy.

Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng.

Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại.

Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh.

Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng.

Dung tích thùng tuỳ vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít.

Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “không được đựng quá vạch này”.

Biểu tượng chỉ loại chất thải:

Mặt ngoài túi, thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và chất thải để tái chế phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này):

Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học.

Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “chất gây độc tế bào”.

Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “chất thải phóng xạ”

Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.

Thu gom chất thải rắn trong cơ sở y tế

Nơi đặt thùng đựng chất thải.

Mỗi khoa, phòng phải định rơ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.

Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.

Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.

Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.

Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.

Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại.

Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.

Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.

Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế

Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần.

Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.

Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

Lưu giữ chất thải rắn trong các cơ sở y tế

Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.

Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.

Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:

Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét.

Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.

Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khoá. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.

Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.

Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hoá chất làm vệ sinh.

Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt.

Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.

Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế.

Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.

Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.

Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu huỷ hàng ngày.

Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.

2/- Giảm thiểu tác động do nước thải

Qui trình xử lý thải của Bệnh viện Đa khoa được trình bày. Với công nghệ xử lý này nước thải của Bệnh viện Đa khoa  sẽ đạt tiêu chuẩn cho phép hiện hành. Khi nước thải trước khi thải vào hệ thống nước thải công cộng được kiểm soát theo QCVN 28:2010/BTNMT – Nước thải y tế.

IV. Kết luận.

Việc hình thành dự án từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn đưa dự án vào sử dụng ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Nhưng Dự án sẽ cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường sản xuất và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường.

 

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha