Báo cáo đánh giá tác động môi trường cảng thủy thương mại

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cảng thủy thương mại khi dự án đi vào hoạt động sẽ là Cảng bốc xếp hàng hoá, thiết bị cho các nhà máy, xí nghiệp trong KCN

Ngày đăng: 06-03-2019

3,560 lượt xem

KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CẦU CẢNG

BKHCNMT -   Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

BOD -   Nhu cầu ô xy sinh hoá

BTNMT -   Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT                   -   Bảo vệ môi trường

BQL                       -  Ban quản lý

CBCNV -   Cán bộ công nhân viên

CHXHCN -   Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

COD -   Nhu cầu ô xy hoá học

CTR                      -   Chất thải rắn

CTNH                   -   Chất thải nguy hại

DO -   Hàm lượng oxy trong nước

ĐTM -   Đánh giá tác động môi trường

KHCN -   Khoa học công nghệ

KCN                      -   Khu công nghiệp

KHKT -   Khoa học kỹ thuật

MTTQ -   Mặt trận tổ quốc

NĐ-CP -   Nghị định – Chính  phủ

N-P -   Nitơ -Photpho

PCCC -   Phòng cháy chữa cháy

QCVN                   -   Quy chuẩn Việt Nam

TCMT -   Tiêu chuẩn môi trường

TCVN -   Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN                   -   Quy chuẩn Việt Nam

TTCP                    -    Tiêu chuẩn cho phép

THC            -   Tổng hidrocacbon

TSS -   Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng

TT                         -   Thông tư

UBND -   Uỷ ban Nhân dân

UBMTTQ             -   Uỷ ban mặt trận tổ quốc

HTXLNT -   Hệ thống xử lý nước thải

VLXD                   -   Vật liệu xây dựng

WB -   Ngân hàng Thế giới

WHO -   Tổ chức Y tế Thế giới

             Khu A                    -   Khu đổ bùn tại vị trí ngoài khơi Vũng Tàu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cảng thủy thương mại khi dự án đi vào hoạt động sẽ là Cảng bốc xếp hàng hoá, thiết bị cho các nhà máy, xí nghiệp trong KCN

I. XUẤT XỨ DỰ ÁN

Ngày 06/10/2010 Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Cảng tàu thủy thương mại HTP và cấp thay đổi lần thứ 01, ngày 22/10/2010 số 4922100094 v/v đầu tư xây dựng Cảng KCN Cái Mép, phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở pháp lý như trên, Công ty CP Cảng tàu thủy thương mại HTP đã tiến hành lập dự án đầu tư và thiết kế cơ sở để triển khai đầu tư xây dựng công trình Cảng KCN Cái Mép.

Theo khoản 4, điều 22, Luật Bảo vệ môi trường quy định “Các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”, Công ty CP Cảng tàu thủy thương mại HTP đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương lập báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng Cảng KCN Cái Mép (sau đây gọi là dự án) tại KCN Đông Xuyên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để trình Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thẩm định và phê duyệt được quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Nội dung và trình tự các bước thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động của dự án đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định.

Loại dự án: Đầu tư mới

Cơ quan phê duyệt dự án: Công ty Cổ phần Cảng HTP

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cơ quan phê duyệt ĐTM: Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

 

2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM cho Dự án Cảng KCN Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý sau đây:

Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2011/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh ban hành ngày 11/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

Luật Tài nguyên nước được Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/5/1998;

Luật Hóa chất của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn.

Nghị định 149/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính Phủ v/v cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính Phủ v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hoá chất.

Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính Phủ v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hoá chất.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Nghị định số 174/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

Nghị quyết số 06/2007/NQ-CP ngày 29/01/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Nghị định số: 71/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

Thông tư số 31/2007/TT-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân.

Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/2/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có quy định nghiêm ngặt về an toàn lao động;

Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số Điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn;

Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v hướng dẫn phân lọai và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý;

Thông tư số: 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/08/2007 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 71/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Thông tư số 31/2007/TT-BKHCN ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện giờ làm việc của các công việc bức xạ hạt nhân

Thông tư số 25/2009/BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 quy định cụ thể một số điều Luật hoá chất.

Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29/12/2010 của Bộ Công thương quy định quản lý an toàn trong ngành công thương;

Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong cơ sở lao động;

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.

Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hàng quy định về quản lý đường thuỷ nội địa.

Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ giao thông vận tải ban hành Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;

Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCN-MT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường v/v công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc;

Quy định kỹ thuật khai thác Cảng ban hành kèm theo Quyết định số: 109/QĐ-CHHVN ngày 10/03/2005 của Cục Hàng hải Việt Nam.

Quyết định số 1696/2006/QĐ-BKHCN ngày 28/7/2006 của Bộ Khoa học Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam;

Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Quyết định số 1065/QĐ-BKHCN ngày 21/4/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố 02 Tiêu chuẩn Quốc gia đối với cửa hàng xăng dầu và cửa hàng khí hoá lỏng.

2.2. Các văn bản liên quan đến dự án

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 129/2001/QĐ-Ttg ngày 29/8/2001 v/v phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 - 2010;

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 v/v Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010;

Quyết định số 6055/VPCP- CN ngày 22/10/2007 v/v thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Cảng biển Việt Nam đến năm 2110;

Qui hoạch chi tiết nhóm cảng số 5 (Hệ thống cảng TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu) do Công ty Tư vấn Thiết kế GTVT phía Nam lập và hoàn thành năm 2003 đã được phê duyệt theo Quyết định số 791/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 04/01/2007 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu v/v phê duyệt Quy hoạch các vị trí đổ bùn nạo vét trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Quyết định số 2647/QĐ-UBND ngày 06/08/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu  Quy định hướng dẫn tạm thời đề cương kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở hoạt động trên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 49221000194 của Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp thay đổi lần 01, ngày 22/10/2010.

Văn bản số 940/BQL-ĐT ngày 27/10/2010 của Ban quản lý các KCN v/v TTĐĐ mở rộng diện tích đối với Công ty CP Cảng tàu thủy thương mại HTP, kèm theo bản vẽ thoả thuận địa điểm.

Số liệu và thông tin được sử dụng trong báo cáo ĐTM này được thu thập từ các tài liệu đã được công bố, tham khảo ý kiến từ các viện khoa học có liên quan, các nhà tư vấn, các cơ quan, ban ngành nhà nước và địa phương cũng như các kết quả khảo sát và đo đạc thực tế. Các nguồn tài liệu chủ yếu gồm:

Các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực xây dự án năm 2009, 2010.

Số liệu khí tượng thủy văn do Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực phía Nam cung cấp;

Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2010 phát hành tháng 5/2011.

Báo cáo ĐTM dự án: Cảng thuỷ nội địa và kho bãi Hồng Long, Cảng SITV, Cảng Cái Mép hạ cho tàu có trọng tải 80.000DWT, Cảng Vina Offshore, Cảng xuất nhập xăng dầu kho Cù Lao Tào,…

Số liệu về chất lượng môi trường do Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường lấy mẫu tại tại khu vực dự án ngay tại thời điểm lập báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường vào tháng 05/2011 và Kết quả phân tích mẫu bùn đáy vào thời điểm tháng 07 năm 2011 do Viện công nghệ hoá học thực hiện;

2.4.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập

Báo cáo dự án khả thi công trình Cảng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tháng 04/2011.

Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án do Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế cung cấp.

III. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐTM

Báo cáo ĐTM dự án “Cảng KCN Cái Mép được xây dựng theo các phương pháp sau đây:

3.1. Phương pháp thống kê 

Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về: Khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió,…) được sử dụng chung của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh, môi trường nước, đất tại khu vực dự án, Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường đã tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường để đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường xung quanh, làm cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động.

3.3. Phương pháp sử dụng hệ số phát thải từ cơ sở dữ liệu

Nghiên cứu các công nghệ tương tự để từ đó đưa ra các dự báo về chất thải cả về lượng cũng như thành phần. Đồng thời, dựa vào các phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất được sử dụng cho trường hợp đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm.

3.4. Phương pháp so sánh

Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền, đã được so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Quy chuẩn Việt Nam (QCVN)  hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

3.5. Phương pháp lập bảng liệt kê (checklist) và phương pháp ma trận (matrix)

Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Công ty Cổ phần Cảng HTP chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương. Trong quá trình thực hiện, Công ty Cổ phần Cảng HTP đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng sau:

UBND Thành phố Vũng Tàu.

Ban quản lý các KCN.

Địa chỉ liên hệ đơn vị tư vấn ĐTM:

Tên đơn vị tư vấn   : Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương

Giấy đăng ký kinh doanh: số 4500850047 do Sở Kế họach và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 04/4/2014, trong đó có chức năng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư.

Trên cơ sở yêu cầu của Công ty Cổ phần Cảng HTP, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương thực hiện lập báo cáo ĐTM theo các bước như sau:

Tổ chức khảo sát thực địa, điều tra điều kiện kinh tế xã hội khu vực dự án;

Thu thập số liệu, liệu khí tượng, thủy văn;

Viết báo cáo và báo cáo trước Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chỉnh sửa, bổ sung các yêu cầu của Hội đồng thẩm định ĐTM.

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1. Mục tiêu và quy mô của dự án

 

- Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác nhằm cung cấp các dịch vụ vận tải, bốc xếp, lưu trữ hàng hoá cho khu công nghiệp. Dịch vụ dầu khí 10.000 tấn/năm.

- Chế tạo và lắp đặt kết cấu cơ khí hạng nặng. Quy mô 950 tấn sản phẩm/năm.

- Cầu cảng gần bờ phục vụ vận chuyển hàng hóa, thiết bị vật tư, máy móc. Quy mô 400m cầu bến.

Các hạng mục cần thiết đầu tư bao gồm:

a). Công trình thủy công:

Cầu cảng tổng hợp 10.000DWT, với chiều dài 400 m cầu bến, rộng 27m.

Kè bảo vệ bờ.

Nạo vét và báo hiệu khu nước trước bến, luồng tàu chạy.

b). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cảng:

Hệ thống đường, bãi.

Hệ thống cấp điện, chiếu sáng.

Hệ thống cấp, thóat nước.

Bể xử lý sơ bộ nước thải

Hệ thống PCCC

Trạm cung cấp dầu DO có dung tích chứa 15m3 cho các phương tiện vận tải trên bến bãi, trạm cung cấp nước.

c). Công trình kiến trúc, nhà xưởng:

Khu điều hành – dịch vụ.

Nhà lưu trú nhân viên.

Nhà nghỉ, căng tin.

Kho chứa hàng, bãi lưu chuyển Container.

Khu dịch vụ dầu khí.

Xưởng cơ khí, xưởng bảo trì, bảo dưỡng, xưởng bắn cát làm sạch bề mặt, xưởng sơn.

Bãi đổ cơ giới.

d). Các công trình phụ trợ khác:

Nhà bảo vệ

Nhà điều hành hải quan

Nhà vệ sinh công cộng, bể tự hoại, bể tách mỡ khu căntin

Nhà để xe

Nhà để máy phát điện dự phòng

Nhà chứa rác thải, bể tách dầu.

Cây xanh

Tường rào, cổng cảng, đường giao thông nội bộ.

e). Thiết bị

Máy biến áp và máy phát điện dự phòng 250 KVA

Thiết bị PCCC

Thiết bị thông tin liên lạc

Thiết bị xử lý bụi và hơi dung môi

Thiết bị dùng trong phòng chống và ứng phó sự cố tràn dầu.

1.4.2. Quy hoạch sử dụng đất đai và khối lượng công trình:

1.4.2.1. Quy hoạch sử dụng đất đai

- Trên mặt bằng khu đất sẽ bố trí các hạng mục công trình như nhà văn phòng, kho, xưởng sữa chữa, xưởng bắn cát làm sạch bề mặt, xưởng sơn, bãi chứa thiết bị, nhà bảo vệ, nhà xe cán bộ công nhân viên…

- Để đảm bảo thuận lợi cho công tác bốc xếp cũng như công tác vận chuyển trong cảng, các bãi container được ưu tiên bố trí ở phía trước gần bến. Các kho, xưởng sữa chữa được bố trí ở tuyến sau, các kho bãi được bố trí cách nhau một khoảng cách tối thiểu là 25m.

- Vị trí của các công trình sẽ được thể hiện rõ trong bản vẽ tổng thể mặt bằng dự án.

Căn cứ vào kết quả điều tra hiện trạng dự án Cảng KCN Cái Mép, nhu cầu sử dụng hiện nay và trong thời gian tới, sự hài hòa với cảnh quan kiến trúc khu vực giải pháp thiết kế quy hoạch chi tiết như sau:

Văn phòng cảng được đầu tư xây dựng mới.

- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Dạng nhà 01 trệt + 02 lầu, diện tích chiếm đất 432 m2, cao trình nền hoàn thiện 2,4 m (so với cao độ giả định mốc D12) tương đương cao trình ±0,00 của hạng mục công trình, chiều cao công trình 14,7 m.

- Cấu trúc: Móng cọc BTCT, cột, khung, sàn, seno BTCT. Nền lát gạch Ceramic, tường xây bằng gạch +sơn nước, mái lợp tole , vì kèo – xà gồ thép hình, trần thạch cao kết hợp kim loại.

Nhà bảo vệ + hải quan

- Chỉ tiêu qui hoạch: giữ nguyên, chỉ tu sửa sơn lại.

- Cấu trúc: Móng cọc BTCT, cột, khung, sàn, seno BTCT. Nền lát gạch Ceramic, tường xây bằng gạch +sơn nước, mái lợp tole, diện tích 120m2.

Hàng rào bảo vệ

- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Dạng tường xây gạch kết hợp song sắt tạo sự thông thoáng và mỹ quan, chiều cao công trình 2,4 m với chiều dài 423,0md.

- Cấu trúc: Móng cọc BTCT, cột, giằng móng bằng BTCT, tường xây bằng gạch cao 0.8m + khung thép.

Nhà xe khách và nhà xe CBCN

Nhà xe khách dự kiến bố trí phía trái của văn phòng cảng gần cổng chính, nhà xe CB-CN được bố trí phía trong, dọc hàng rào đường 12 và bên phải khối bảo vệ cổng dịch vụ.

- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Dạng nhà thép tiền chế 01 trệt, diện tích chiếm đất 2.000m2, cao trình nền hoàn thiện 2,3 m (so với cao độ giả định mốc D12) tương đương cao trình ±0,00 của hạng mục công trình, chiều cao công trình 4,3 m.

- Cấu trúc: Móng BTCT, cột – vì kèo thép hình. Nền BTXM, mái lợp tole mạ màu.

Kho, xưởng sửa chữa bảo trì.

- Các khối kho A1,A2, B1,B2, C, D, xưởng sửa chữa, xưởng phun sơn, xưởng bắn cát làm sạch bề mặt bố trí được đầu tư xây dựng mới phù hợp với công năng sản xuất và tiện nghi cho việc xếp dỡ và lưu trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và dịch vụ.

- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Dạng nhà thép tiền chế 01 trệt, diện tích chiếm đất           11.700m2, cao trình nền hoàn thiện 2,3 m (so với cao độ giả định mốc D12) tương  đương cao trình ±0.00 của hạng mục công trình, chiều cao công trình 11,0÷15,0 m. Trong đó diện tích chiếm đất của xưởng phun sơn là 1.134m2 và xưởng bắn cát làm sạch bề mặt là 1.134m2 với chiều cao công trình là 11m(vị trí nhà kho, nhà xưởng được thể hiện tại bản vẽ tổng mặt bằng khu đất dự án).

- Cấu trúc: Móng cọc BTCT, cột – vì kèo thép hình. Nền BTXM, mái lợp tole mạ màu.

- Kho chứa gas, oxy: 02 kho chứa gas và oxy, diện tích mỗi kho chứa là 714m2 (42m x 17m). Trong kho phân ra từng khu vực chứa, mức tồn chứa lớn nhất với khối lượng oxy là 10m3 và gas là 15m3 với dung tích các bình chứa 10 lít, 15 lít, 40 lít và 50 lít.

- Nhà kho chứa rác: Dự án bố trí xây dựng 02 nhà chứa rác, mỗi nhà chứa rác có diện tích chiếm đất là 20m2 và chia làm 3 ngăn: 01 ngăn chứa chất thải sinh hoạt (5m2), 01 ngăn chứa chất thải nguy hại (5m2), 01 ngăn chứa chất thải rắn thông thường (10m2).

Khu dịch vụ dầu khí số 1, số 2, số 3:

Tại bãi thi công số 1,2,3 chủ yếu là khu vực thi công lắp ráp các cấu kiện cơ khí, ở đây có thể diễn ra quá trình chụp phóng xạ, siêu âm kiểm tra mối hàn, hàn, mài kim loại. Ngoài ra, Khu dịch vụ dầu khí còn sử dụng để lắp đặt khung giàn giáo và che bạt xung quanh để tiến hành bắn cát làm sạch bề mặt và phun sơn đối với các kết cấu kim loại có kích thước lớn không thể thực hiện trong phòng bắn cát và phun sơn.

- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Bãi đá lu lèn chặt và đổ bê tông toàn bộ diện tích bãi, diện tích chiếm đất 33.150m2, cao trình nền hoàn thiện 2,2 m  

- Cấu trúc: móng nền bằng cấp phối đá 4x6 chèn 3x4 dày 30cm K=0,98, phía trên đổ bê tông.

Bãi lưu chuyển container

- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Bãi đá lu lèn chặt, diện tích chiếm đất 17.000m2, cao trình nền hoàn thiện 2,2 m.  

- Cấu trúc: móng nền bằng cấp phối đá 4x6 chèn 0x4 dày 30cm K=0,98 dưới trải lớp vải địa kỹ thuật

Bãi đổ cơ giới.

- Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Bãi đá lu lèn chặt, diện tích chiếm đất 1.260m2, cao trình nền hoàn thiện 2,2.

- Cấu trúc: móng nền bằng cấp phối đá 4x6 chèn 0x4 dày 30cm K=0.98, dưới trải lớp vải địa kỹ thuật.

Trạm cung cấp dầu DO cho các phương tiện vận tải trên bến, bãi:

Lắp đặt 01 bồn chứa dầu DO với dung tích chứa 15m3. Bồn này sẽ được các đơn vị có chức năng cung cấp bồn, trụ bơm dầu vận chuyển đến và lắp đặt theo hợp đồng ký kết.

Chủ dự án thuê các đơn vị có chức năng thiết kế vị trí lắp đặt bồn chứa dầu phải đúng quy định của Tiêu chuẩn “TCVN 4530:2011- Cửa hàng xăng dầu- Yêu cầu thiết kế” và tuân theo các quy định hiện hành có liên quan.

Thiết kế phòng cháy chữa cháy cho trụ bơm dầu phải tuân thủ theo "TCVN 2622:1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế" và phải được Công an PCCC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu duyệt theo quy định hiện hành trước khi thi công xây dựng công trình. 

Theo Bảng 1, TCVN 4530:2011 việc phân cấp cửa hàng xăng dầu theo tổng dung tích chứa dầu thì bồn chứa dầu DO của dự án có dung tích chứa 15m3 thuộc cấp dạng cửa hàng xăng dầu cấp 3.

- Cửa hàng cấp 1: Tổng dung tích từ 151m3 đến 210m3;

- Cửa hàng cấp 2: Tổng dung tích từ 101m3 đến 150m3;

- Cửa hàng cấp 3: Tổng dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 100m3.

Hệ thống đường giao thông đường PCCC, thoát hiểm.

Kết cấu:

-  Mặt đường bằng đá dăm  trên đổ lớp bê tông hạt mịn dày 7cm.

- Ở giữa là lớp đá dăm 0x4 dày 15cm.

- Dưới cùng là lớp đá dăm 4x6 dày 15cm.

Bể tự hoại và bể tách dầu, bể tách mỡ

- Bể thu gom nước mưa nhiễm dầu được bố trí ở phía Bắc tại góc phải của dự án, để dễ dàng cho việc thu gom nước mưa nhiễm dầu phát sinh ở khu vực trụ bơm dầu, khu dịch vụ dầu khí số 1, số 2, số 3. Nước sau khi tách dầu được dẫn ra và đấu nối với hệ thống thoát nước mưa chung của dự án trước khi xả ra hệ thống thoát nước mưa của KCN Đông Xuyên. Dầu tách ra được thu gom về nhà kho CTNH để lưu giữ và xử lý cùng CTNH.

- Bể tự hoại được bố trí tại khu văn phòng, khu nhà chờ của công nhân để gom toàn bộ nước thải từ các khu vệ sinh để xử lý sơ bộ cùng với nước sau khi tách dầu mỡ động thực vật tại khu căntin trước khi xả ra hệ thống thu gom nước thải của KCN Đông Xuyên.

- Bể tách mỡ được bố trí tại khu căntin, nước thải nhà bếp sau tách mỡ được đấu nối chung với hệ thống thoát nước thải của dự án. Mỡ tách ra được thu gom về kho chứa chất thải sinh hoạt để lưu giữ và xử lý cùng chất thải sinh hoạt.

Các sự cố trong quá trình thi công cầu cảng và một số tác động khác

Khác với việc xây dựng các hạng mục công trình bình thường, trong quá trình thi công cầu cảng, ngoài việc phát sinh các yếu tố ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước thì khả năng xảy ra sự cố thường cao hơn mà đôi khi chính sự cố này làm tổn hại nặng đến môi trường, thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng. Các sự cố có thể gặp trong quá trình thi công là:

- Tai nạn làm đắm xà lan hay làm thủng, vỡ bồn chứa trong quá trình nạo vét;

- Trong quá trình nạo vét nếu không sắp xếp việc lưu hành giao thông thủy hợp lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện giao thông thủy trên đoạn sông thi công, có thể dẫn đến những tai nạn đường thủy với thiệt hại nghiêm trọng;

- Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định tới môi trường xung quanh như ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, gây ra tiếng ồn, bụi…

- Hoạt động di chuyển và tập kết trên công trường cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực.

Tóm lại: Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường tự nhiên và hoạt động kinh tế xã hội trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự động biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất.

3.1.3.1.2.6. Tác động đến hoạt động giao thông thủy do hoạt động thi công xây dựng cầu cảng.

Trong quá trình xây dựng sẽ tác động đến hoạt động giao thông thủy nếu không có biện pháp quản lý và thi công hợp lý. Các nguyên nhân chính bao gồm:

- Tập trung nhiều tàu thuyền, xà lan tại khu vực triển khai dự án.

- Đóng cọc xây dựng cầu cảng làm thu hẹp diện tích mặt sông Dinh, thu hẹp hành lang an toàn đường sông.

- Neo đậu tàu thuyền, xà lan bừa bãi không tập trung, không đúng nơi quy định.

- Tai nạn do hoạt động của tàu thuyền, xà lan và các thiết bị máy móc.

- Không có biển báo, phao báo hiệu khu vực đang diễn ra hoạt động nạo vét bùn đáy, thi công cảng.

Trên đây là những nguyên nhân chính có thể gây tác động đến hoạt động giao thông thủy khu vực dự án, tuy nhiên, việc xây dựng cảng với chiều dài bến là 400m, chiều rộng hướng từ bờ ra sông là 27m so với khoảng cách đến luồng chạy tàu là 50m thì việc đóng cọc, xây dựng cảng không tác động đến luồng chạy tàu của sông Dinh, mặt khác trước khi tiến hành thi công xây dựng các hạng mục công trình Cảng Chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu trong việc đưa ra và thực hiện các biện pháp an toàn kỹ thuật để giảm thiểu tối đa đến hoạt động giao thông thủy tại đây, khi đó đánh giá được hoạt động thi công xây dựng cầu cảng tác động không đáng kể đến hoạt động giao thông thủy.

3.1.3.1.2.7. Tác động đến kinh tế - xã hội

(1). Tác động tích cực

Quá trình xây dựng sẽ có những tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế xã hội như sau:

- Tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư trong vùng;

- Góp phần tăng thêm thu nhập cho công nhân;

- Tạo điều kiện thuận lợi phát triển các dịch vụ (vui chơi, giải trí, cung cấp thực phẩm, …) để đáp ứng yêu cầu của công nhân khu vực dự án.

(2). Tác động tiêu cực

- Do một lượng lớn lao động từ các địa phương khác tới có khả năng dẫn đến tình trạng mất ổn định về trật tự an ninh trật tự do sự tranh chấp xảy ra;

- Chất ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, làm gia tăng bệnh tật.

Xem thêm báo cáo đánh giá tác động môi trường D(TM dự án cầu cảng

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha