Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng
1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước
1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
3.1.1.Thu gom, thoát nước mưa:
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải:
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
3.3.1. Quy mô, tính chất của chất thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường
3.3.2. Biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.3.2.1. Biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải sinh hoạt
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
3.4.1. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
3.4.2. Biện pháp thu gom, xử lý chất thải nguy hại
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.6.1. Kế hoạch ứng phó, khắc phục sự cố đối với các hệ thống xử lý khí thải
3.6.2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với các công trình xử lý nước thải
3.6.3. Kế hoạch ứng phó sự cố rò rỉ, vỡ đường ống nước thải
3.6.4. Kế hoạch ứng phó, khắc phục sự cố với hệ thống quan trắc nước thải tự động
3.6.5. Phòng chống sự cố tại khu vực kho chứa chất thải nguy hại
3.6.6. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
5.1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thự hiện
5.1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải
5.1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả các công trình xử lý khí thải
5.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật
5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Chương VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Tên ký hiệu |
Tên viết tắt |
Tên đầy đủ |
Dự án số 1 |
SMD (DA1) |
Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện dán bề mặt SMD; Dự án mở rộng đầu tư sản xuất linh kiện dán bề mặt SMD; Dự án mở rộng đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện dán bề mặt SMD (lần 2) |
Dự án số 2 |
CPD (DA2) |
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất đấu nối điện tử Kyocera Việt Nam |
Dự án số 3 |
JMD (DA3) |
Dự án chế tác đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý |
Dự án số 4 |
META (DA4) |
Dự án sản xuất sản phẩm Ceramic Package cho mạng cáp quang |
Dự án số 5 |
ITD (DA5) |
Dự án sản xuất các dụng cụ cắt công nghiệp |
Dự án số 6 |
FRIT (DA6) |
Dự án đầu tư dây chuyền in phủ kính chì cho linh kiện dán bề mặt SMD |
Dự án số 7 |
CMOS (DA7) |
Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện CMOS |
Ký hiệu viết tắt |
Nội dung đầy đủ |
A |
|
AHU |
Air handing unit – Màng lọc khí |
B |
|
BTNMT |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
BOD |
Biological Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa |
BQL |
Ban Quản lý |
BVMT |
Bảo vệ môi trường |
BTCT |
Bê tông cốt thép |
C |
|
COD |
Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học |
CTNH |
Chất thải nguy hại |
CTR |
Chất thải rắn |
CBCNV |
Cán bộ công nhân viên |
CTTT |
Chất thải thông thường |
D |
|
DO |
Dầu diesel |
ĐTM |
Đánh giá tác động môi trường |
E |
|
EHS |
Environment – Health – Safety (Môi trường – Sức khỏe – An toàn) |
G |
|
GCNĐKĐT |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư |
H |
|
HĐBM |
Hoạt động bề mặt |
HEPA |
High efficiency particulate air – Màng lọc khí |
HTXLNT |
Hệ thống xử lý nước thải |
HTXLKT |
Hệ thống xử lý khí thải |
HTXL |
Hệ thống xử lý |
I |
|
IPA |
IsoPropyl Alcohol – Dung môi |
K |
|
KCN |
Khu công nghiệp |
L |
|
LPG |
Liquefied Petro Gas – Khí hóa lỏng |
LCP |
Liquid Crystal Polymer – Nhựa |
M |
|
MEP |
|
N |
|
NTSH |
Nước thải sinh hoạt |
NTSX |
Nước thải sản xuất |
O |
|
OPP |
Orientated Polypropylene – Màng film |
P |
|
PCCC |
Phòng cháy chữa cháy |
PFS |
Poly Ferric Sulfate |
PE |
Polyethylen – Nhựa |
PET |
Polyethylen Terephthalate – Nhựa |
PS |
Polystyren – Nhựa |
PPS |
Polyphenylene Sulfide – Nhựa |
PA |
Polyamide – Nhựa |
PBT |
Polybutylene Terephthalate – Nhựa |
PP |
Polypropylene – Nhựa |
PVD |
Physical Vapor Peposition – Phủ bay hơi vật lý |
Q |
|
QA |
Quality Assurance – Đảm bảo chất lượng |
QCVN |
Quy chuẩn Việt Nam |
QCĐP |
Quy chuẩn địa phương |
QL |
Quốc lộ |
T |
|
TCVN |
Tiêu chuẩn Việt Nam |
TNHH |
Trách nhiệm hữu hạn |
TSS |
Total suspended solids – Tổng chất rắn lơ lửng |
TLIP II |
Thăng Long II |
TNMT |
Tài nguyên Môi trường |
TCCP |
Tiêu chuẩn cho phép |
U |
|
UBND |
Uỷ ban nhân dân |
V |
|
VOCs |
Volatile Oragnic Compounds – Các hợp chất hữu cơ bay hơi |
X |
|
XLNT |
Xử lý nước thải |
Bảng 1. 1. Công suất hoạt động của các Dự án
Bảng 1. 2. Sản phẩm của các Dự án
Bảng 1. 3. Bảng tổng hợp nguyên nhiên liệu phục vụ dự án
Bảng 1. 4. Lượng hóa chất sử dụng cho các Dự án
Bảng 1. 5. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu khác của các Dự án
Bảng 1. 6. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất của các Dự án
Bảng 1. 7. Tổng hợp về sử dụng nước của Dự án số 1
Bảng 1. 8 . Nhu cầu sử dụng nước của Dự án số 5
Bảng 1. 9. Tổng hợp các nhu cầu sử dụng nước của 7 dự án
Bảng 1. 10. Tình hình sử dụng đất của Công ty
Bảng 3. 1. Thông số kỹ thuật cơ bản các bể gom
Bảng 3. 2. Bảng tổng hợp thông số kỹ thuật của HTXLNT sinh hoạt
Bảng 3. 3. Bảng tổng hợp thông số kỹ thuật của HTXLNT sản xuất
Bảng 3. 4. Bảng tổng hợp thông số kỹ thuật của Modun xử lý nước thải Niken 240m3/ngày đêm
Bảng 3. 5. Bảng tổng hợp thông số kỹ thuật của HTXLNT Dự án Frit (Dự án số 6)
Bảng 3. 6. Thông số kỹ thuật của các hệ thống xử lý khí thải chứa Xyanua, HCl
Bảng 3. 7. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải chứa axit và kiềm
Bảng 3. 8. Thông số kỹ thuật của hệ thống thu hồi IPA
Bảng 3. 9. Thống số kỹ thuật của hệ thống thu hồi aceton
Bảng 3. 10. Thông số kỹ thuật của tháp xử lý khí thải chứa axit và kiềm
Bảng 3. 11. Thông số kỹ thuật của máy lọc bụi Amano
Bảng 3. 12. Thông số kỹ thuật của tháp rửa khí chứa axit và kiềm
Bảng 3. 13. Tổng hợp chất thải rắn công nghiệp phát sinh của dự án
Bảng 3. 14. Bảng tổng hợp dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại dự án
Bảng 4. 1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải của Dự án
Bảng 4. 2. Các chất ô nhiễm và giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải
Bảng 4. 4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm theo dòng khí thải ((Dự án 1)
Bảng 4. 6. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm theo dòng khí thải (Dự án 3)
Bảng 4. 8. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Bảng 5. 1.Thời gian lấy mẫu vận hành thử nghiệm
Bảng 5. 3. Vị trí lấy mẫu nước giai đoạn điều chỉnh hiệu suất
Bảng 5. 4. Vị trí lấy mẫu nước giai đoạn vận hành ổn định
Bảng 5. 5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước
Bảng 5. 6. Kết quả phân tích nước thải tại bể chứa nước thải Niken đầu vào
Bảng 5. 7. Kết quả phân tích nước tại đầu ra bể phản ứng Niken
Bảng 5. 8. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bể điều chỉnh pH1
Bảng 5. 9. Kết quả phân tích nước tại đầu ra bể tạo bông
Bảng 5. 10. Kết quả phân tích nước tại đầu ra bể lắng
Bảng 5. 11. Kết quả phân tích nước tại đầu ra bồn lọc MMF
Bảng 5. 12. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bể điều chỉnh pH2
Bảng 5. 13. Kết quả phân tích mẫu nước tại bể xả
Bảng 5. 14. Kết quả phân tích mẫu nước tại bể chứa nước thải thô
Bảng 5. 15. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bể keo tụ
Bảng 5. 16. Kết quả phân tích nước tại đầu ra bể điều chỉnh pH
Bảng 5. 17. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bể tạo bông
Bảng 5. 18. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bể lắng
Bảng 5. 19. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bể trung hòa
Bảng 5. 20. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bể trung gian
Bảng 5. 21. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bồn lọc MMF
Bảng 5. 22. Kết quả phân tích mẫu nước tại đầu ra bể xả
Bảng 5. 23. Kết quả phân tích nước thải trước và sau xử lý của modun xử lý nước thải chứa niken
Bảng 5. 24. Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải chứa chì
Bảng 5. 26. Thời gian lấy mẫu các công trình xử lý khí thải
Bảng 5. 27. Bảng vị trí lấy mẫu các công trình xử lý khí thải
Bảng 5. 28. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong mẫu khí thải
Bảng 5. 29. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải từ các bể mạ chứa xianua (Dự án số 1)
Bảng 5. 30. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải chứa axit và kiềm (Dự án 1)
Bảng 5. 31. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải lò nung số 6
Bảng 5. 32. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải lò nung số 7 và 8
Bảng 5. 33. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải chứa axit và kiềm (Dự án số 3)
Bảng 5. 34. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý bụi chì (Dự án số 6)
Bảng 5. 36. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải từ các bể mạ chứa xianua (Dự án số 1)
Bảng 5. 37. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải chứa axit và kiềm (Dự án 1)
Bảng 5. 38. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải lò nung số 6
Bảng 5. 39. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý khí thải lò nung số 7 và 8
Bảng 5. 40. Kết quả phân tích đầu ra hệ thống xử lý bụi chì (Dự án số 6)
Bảng 5. 42. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ của các Dự án
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Quy trình công nghệ tổng quát của dự án
Hình 1. 2. Quy trình công đoạn làm mực
Hình 1. 3. Quy trình công đoạn chế bản
Hình 1. 4. Quy trình công đoạn bảo trì khuôn
Hình 1. 5. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vỏ nhựa đầu nối
Hình 1. 6. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đầu nối
Hình 1. 7. Sơ đồ quy trình sản xuất, gia công các sản phẩm kim hoàn, giả kim hoàn của dự án
Hình 1. 8. Sơ đồ quy trình sản xuất Ceramic Package
Hình 1. 9. Sơ đồ công nghệ và dòng thải phát sinh
Hình 1. 10. Sơ đồ quy trình sản xuất linh kiện bề mặt SMD được phủ kính chì
Hình 1. 11. Sơ đồ quy trình tẩy rửa, làm sạch giá in
Hình 1. 12. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm CMOS
Hình 3. 1. Hệ thống thu gom nước mưa trên mái của các nhà máy
Hình 3. 3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Hình 3. 4. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lyd dòng thải chứa xyanua
Hình 3. 5. Sơ đồ quy trình xử lý dòng thải chứa Nickel
Hình 3. 6. Sơ đồ quy trình công nghệ dòng thải trung hòa
Hình 3. 7. Quy trình xử lý nước thải chứa nikel tại modun xử lý 240 m3/ngày đêm
Hình 3. 8. Quy trình công nghệ xử lý nước thải chứa chì (Dự án FRIT)
Hình 3. 9. Quy trình thu gom, xử lý khí HCN, HCl trong nhà máy
Hình 3. 10. Hệ thống xử lý khí thải chứa CN-, HCl
Hình 3. 11. Quy trình thu gom, xử lý khí H2SO4, HCl trong nhà máy
Hình 3. 12. Hệ thống xử lý khí thải chứa axit và kiềm (dự án số 1)
Hình 3. 13. Sơ đồ hệ thống thu hồi IPA
Hình 3. 14. Quy trình thu gom, xử lý hơi aceton
Hình 3. 15. Nguyên lý quá trình thu hồi Aceton
Hình 3. 16. Sơ đồ và hình ảnh hệ thống xử lý bụi mài
Hình 3. 17. Lò nung và hệ thống khử mùi
Hình 3. 18. Quy trình thu gom, xử lý khí HCN, HCl trong nhà máy
Hình 3. 19. Hệ thống xử lý hơi axit dự án số 3 (JMD)
Hình 3. 20. Quy trình hệ thống thu gom, xử lý bụi chì
Hình 3. 21. Quy trình hệ thống thu gom, xử lý bụi chì (tiếp)
Hình 3. 22. Hệ thống hút thu và xử lý khí thải bằng tháp rửa khí (Scrubber)
Hình 3. 23. Tháp xử lý khí thải chứa axit, kiềm
Hình 3. 24. Kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường
Hình 3. 25. Kho chứa chất thải nguy hại
Hình 3. 26. Quy trình ứng phó sự cố vượt tiêu chuẩn tại bể xả
Hình 3. 27: Quy trình ứng phó sự cố đối với dòng xử lý Xyanua
: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN - báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
CÔNG TY TNHH KYOCERA VIỆT NAM
- Địa chỉ văn phòng: Lô đất số B1, KCN Thăng Long II, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Người đại diện theo pháp luật: Ông FUJIHARA YUKIO
- Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Điện thoại: 0221-358-990 Fax: 0221-358-9911; E-mail:
- Giấy chứng nhận đầu tư
+ “Dự án mở rộng đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện dán bề mặt SMD (lần 2)” số 4323743128, Chứng nhận thay đổi lần thứ 12 ngày 19 tháng 07 năm 2021
+ “Nhà máy sản xuất đầu nối điện tử Kyocera Việt Nam” số 2186135275, Chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 08 tháng 12 năm 2020
+ “Dự án chế tác đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý” số 05222000236, Chứng nhận lần đầu ngày 30 tháng 10 năm 2014
+ “Dự án sản xuất sản phẩm ceramic package cho mạng cáp quang” số 5464355248, Chứng nhận lần đầu ngày 02 tháng 03 năm 2017
+ “Dự án sản xuất các dụng cụ cắt công nghiệp” số 3284550589, Chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 05 tháng 12 năm 2019
+ “Dự án đầu tư dây chuyền in phủ kính chì cho linh kiênh dán bề mặt SMD” số 9972060241, Chứng nhận lần đầu ngày 30 tháng 05 năm 2020
+ “Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện CMOS” số 2180333108, chứng nhận lần đầu ngày 14 tháng 07 năm 2021
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0900706140 thay đổi lần thứ 13 ngày 09 tháng 05 năm 2022.
CÁC DỰ ÁN CỦA CÔNG TY TNHH KYOCERA VIỆT NAM
TẠI LÔ B1, KCN THĂNG LONG II, HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN
- Địa điểm dự án: Lô đất B1, KCN Thăng Long II, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Văn bản pháp lý:
+ Quyết định số 1861/QĐ-UBND ngày 06 tháng 08 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường “ Các Dự án của Công ty TNHH Kyocera Việt Nam tại lô B1, KCN Thăng Long II, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”
+ Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 2775/GXN-UBND ngày 05/011/2019 của Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện dán bề mặt SMD, dự án mở rộng đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện dán bề mặt SMD và dự án mở rộng đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện dán bề mặt SMD (lần 2).
+ Giấy phép xả thải số 279/TCTL-PCTTr ngày 11/06/2021 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Sổ chủ nguồn thải mã số 33.000297.T do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp lần thứ 8 ngày 21 tháng 08 năm 2020
+ Thông báo số 529/STNMT-QLMT ngày 19 tháng 04 năm 2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên về kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Công ty TNHH Kyocera Việt Nam.
- Quy mô của dự án đầu tư: Dự án có tổng mức đầu tư là 2.980.364.612.000 VNĐ. Căn cứ Nghị định 40/2020/NĐ-CP Ngày 06/04/2020 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, do đó, “ Các Dự án của Công ty TNHH Kyocera Việt Nam tại lô B1, KCN Thăng Long II, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” là dự án nhóm A.
Bảng 1. 1. Công suất hoạt động của các Dự án
STT |
Sản phẩm |
Sản lượng |
Dự án số 1(Dự án SMD) |
||
1 |
Sản phẩm dạng tấm CSP |
6,48 tỷ sản phẩm/năm (tương đương 607 tấn/năm) |
2 |
Sản phẩm đơn lẻ |
5,76 tỷ sản phẩm/năm (tương đương 720 tấn/năm) |
Dự án số 2 (Dự án đầu tư nhà máy sản xuất đầu nối điện tử Kyocera Việt Nam) |
||
1 |
Đầu nối dùng cho máy tính xách tay (máy in,…) |
500 triệu sản phẩm/năm (tương đương 300 tấn/năm) |
2 |
Vỏ nhựa đầu nối dùng cho máy tính xách tay (máy in,…) |
600 triệu sản phẩm/năm (tương đương 200 tấn/năm) |
Dự án số 3 (Dự án chế tác đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý) |
||
1 |
Sản phẩm từ vàng, bạc, bạch kim (Platinum) |
393.600 sản phẩm/năm (tương đương với 1.200kg sản phẩm/năm) |
2 |
Sản phẩm từ Cobarion (hợp kim Co-Cr)
|
24.000 sản phẩm/năm (tương đương với 72kg sản phẩm/năm) |
3 |
Sản phẩm đồng thau (hợp kim Cu-Zn)
|
24.000 sản phẩm/năm (tương đương với 72kg sản phẩm/năm) |
Dự án số 4 (Dự án sản xuất sản phẩm Ceramic Package cho mạng cáp quang) |
||
1 |
Gốm kỹ thuật (Ceramic Package) cho mạng cáp quang |
2.400.000 sản phẩm/năm (tương đương 20 tấn sản phẩm/năm) |
Dự án số 5 (Dự án sản xuất các dụng cụ cắt công nghiệp) |
||
1 |
Các dụng cụ cắt công nghiệp |
2.880.000 sản phẩm/năm (tương đương 28,8 tấn/năm) |
Dự án số 6 (Dự án đầu tư dây chuyền in phủ kính chì cho linh kiện dán bề mặt SMD) |
||
1 |
Sản phẩm kinh kiện dán bề mặt được phủ kính chì |
1,2 tỷ sản phẩm/năm (tương đương 122 tấn/năm) |
Dự án số 7 (Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm linh kiện CMOS) |
||
1 |
Gói ceramic linh kiện sử dụng cho cảm biến CMOS |
36 triệu sản phẩm/năm (tương đương 2,16 tấn/năm) |
7 Dự án của Công ty Kocera Việt Nam có công nghệ sản xuất khác nhau. Dưới đây là thuyết minh chi tiết công nghệ sản xuất của từng dự án:
1.3.2.1. Công nghệ sản xuất của Dự án số 1- Dự án sản xuất linh kiện dán bề mặt (SMD)
Các công đoạn tại dự án sản xuất SMD được cấu thành từ các công đoạn hỗ trợ sản xuất, các công đoạn sản xuất chính.
- Các công đoạn sản xuất chính bao gồm: công đoạn gia công trước nung; công đoạn sấy, nung và làm sạch cao áp; công đoạn mạ; công đoạn tẩy rửa dung môi; công đoạn gắn ghép; công đoạn cuối.
- Các công đoạn hỗ trợ sản xuất bao gồm: công đoạn chế bản; công đoạn làm mực; công đoạn bảo trì khuôn.
Quy trình công nghệ sản xuất của toàn nhà máy được trình bày như sau: báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
Thuyết minh quy trình
- Tạo nguyên mẫu; tạo mẫu cao su; ép gia nhiệt; cắt mẫu cao su, lấy nguyên mẫu ra: Từ các đơn của khách hàng, dự án sẽ tiến hành thiết kế các mẫu. Sau đó sử dụng 2 miếng cao su silicon mềm đặt bên trong khung cứng bằng nhôm để ép nguyên mẫu tạo khuôn đổ sáp. Sau đó, khuôn mẫu cao su sẽ được máy lưu hóa cao su khí nén gia nhiệt (máy lưu hóa cao su gia nhiệt bằng điện) đến khi hai lớp silicon chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng thì máy sẽ tiến hành nén chặt khuôn mẫu lại rồi giảm dần nhiệt độ đến khi lớp silicon chuyển trở lại trạng thái rắn thì cắt mở lớp cao su lấy nguyên mẫu ra tạo khuôn rỗng bên trong cho việc đổ sáp.
- Đổ sáp; tạo cây thông: Sáp sau khi được nung chảy sẽ được đổ vào khuôn mẫu rỗng cỉa mẫu cao su và khi sáp đông cứng lại thì được lấy ra và gắn các mẫu sáp lên trụ bằng sáp. Phần thân cây thông sẽ trở thành đường dẫn để kim loại lỏng chày vào từng mẫu sáp.
- Tạo khuôn đúc: Do tính chất và nhiệt nóng chảy của các loại kim loại quý là khác nhau nên chủ dự án sẽ sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra các loại khuôn đúc khác nhau cụ thể nguyên liệu thạch cao được sử dụng để tạo khuôn đúc cho các sản phẩm vàng, bạc, cobarion, đồng thau và nguyên liệu silicat được sử dụng để tạo khuôn đúc cho sản phẩm Platinum. Quá trình tạo khuôn đúc sẽ được thực hiện qua các công đoạn sau:
Cân nguyên liệu để đúc khuôn → Trộn, đánh nhuyễn nguyên liệu đúc khuôn → Loại bỏ bọt khí đợt 1 → Đổ khuôn đúc → Loại bỏ bọt khí đợt 2 → Sấy khô
- Nung chảy sáp: Tại công đoạn này, khuôn đúc chứa đầy sáp sẽ được đưa vào trong lò nung điện sau khi tháo bỏ đáy cao su phía dưới cây thông sau đó nâng dần nhiệt độ trong lò nên, đến nhiệt độ từ 47 – 65 0C thì lượng sáp trong khuôn chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng và chảy ra ngoài tạo khuôn đúc rỗng bên trong. Tiếp theo lò nung điện sẽ được nâng nhiệt độ nên cao để đốt cháy hoàn toàn lượng sáp còn sót lại bên trong khuôn đúc đồng thời nung đến nhiệt độ cần thiết cho công đoạn đúc kim loại.
- Đúc kim loại: Tại công đoạn này, cán bộ công nhân viên sẽ sử dụng hỗn hợp kim loại từ nguyên liệu mới nhập về và phần trụ cây thông thừa ra tại công đoạn cắt rời từng sản phẩm với tỷ lệ thích hợp rồi chuyển hỗn hợp kim loại này vào chén nung của máy đúc rồi nung cho đến khi kim loại chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Lấy khuôn đúc ở nhiệt độ thích hợp từ trong lò nung điện đặt vào bên trong buồng đúc. Sử dụng máy đúc kim hoàn cáo tần ly tâm (đúc các sản phẩm Platinum) và máy đúc kim hoàn cao tần gia áp (đúc các sản phẩm vàng, bạc, cobarion, đồng thau) để đẩy kim loại được nung nóng vào khuôn đúc rỗng theo một chương trình đã được tính toán thích hợp.
- Làm lạnh: Sau khi quá trình đúc đã hoàn thành thì cán bộ công nhân viên sẽ sử dụng kẹp sắt để gắp khuôn đúc từ trong buồng đúc ra rồi nhúng vào nước để làm lạnh. Nguyên liệu đổ khuôn đúc bị làm lạnh đột ngột sẽ nứt vỡ ra và sản phẩm đúc được lấy ra ngoài, nguyên liệu đổ khuôn sau khi vỡ ra được cán bộ công nhân viên thu gom, chứa trong thùng chứa và vận chuyển về khu lưu giữ chất thải để chờ đưa đi xử lý.
- Tẩy rửa: Sản phẩm sau khi lấy ra khỏi khuôn đúc được chuyển vào trong máy máy rửa cao áp, máy rửa cao áp sẽ tiến hành phun dòng nước cao áp với áp lực khoảng 60 – 70 kg/cm2 để loại bỏ hết các phần còn lại của khuôn đúc bám trên cây thông sản phẩm. Đối với sản phẩm đúc của bạch kim, phần khuôn làm từ silicat nên cần được rửa bằng hỗn hợp kiềm Silicatool để loại bỏ hết lượng silicat còn bám lại bên trên bề mặt sản phẩm bằng cách ngâm sản phẩm đúc trong thùng đựng hỗ hợp kiềm Silicatool và với các sản phẩm vàng, bạc, Platinum, đồng thau thì không cần tới công đoạn này. Sản phẩm đúc sau khi đã được làm sạch xong thì sẽ được rửa sạch lại bằng nước sạch và xì khô bằng cách sử dụng súng bắn hơi
Nước của máy rửa cao áp sẽ được sử dụng tuần hoàn, bổ sung lượng tiêu hao thường xuyên, lượng cặn bẩn phát sinh sau quá trình tẩy rửa bằng máy rửa cao áp sẽ được thu gom lại trong khay thu cặn của máy rửa cao áp và vận chuyển lượng cặn bẩn này về khu lưu trữ chất thải theo đúng quy định; Hỗn hợp kiềm Silicatool sẽ được chủ dự án định kỳ 06 tháng lần thải bỏ như chất thải nguy hại.
- Cắt rời từng sản phẩm, mài 1: Tại công đoạn này, sản phẩm đúc sẽ được cán bộ công nhân viên cắt rời từng sản phẩm trên cây thông ra khỏi cây thông. Sau khi các sản phẩm đã cắt rời xong thì các sản phẩm được chuyển sang công đoạn mài 1. Các sản phẩm kim hoàn sẽ được công nhân chuyển vào trong máy mài bóng để mài bóng trước khi chuyển sang khâu mài bóng bằng giũa. Khi đi vào hoạt động, dự án sử dụng 02 kiểu mài bóng để mài bóng các loại sản phẩm làm từ các nguyên liệu khác nhau:
Máy mài bóng Drug Finish và Disk Finish: 02 máy mài bóng này được sử dụng để mài bóng các sản phẩm trang sức của Cobarion có bề mặt cong. Các sản phẩm cobarion được mài bóng bằng cách cho sản phẩm cùng với hỗn hợp dung dịch mài bóng vào thùng mài bóng của máy mài bóng để tiến hành mài bóng một cách tự động.
Máy mài bóng từ tính: 01 máy mài bóng từ tính được sử dụng để mài bóng cho các sản phẩm trang sức của vàng, bạc, platinum, đồng thau. Các sản phẩm vàng, bạc, platinum, đồng thau được mài bóng bằng cách cho các sản phẩm cùng với hỗn hợp dung dịch mài bóng vào thùng mài bóng của máy mài bóng từ tính. Đáy tròn của thùng mài bằng nam châm sẽ quay tròn và các sản phẩm sẽ được mài bóng một cách tự động.
Hỗn hợp dung dịch mài, đánh bóng được chủ dự án định kỳ 01 tháng/lần thải bỏ như chất thải nguy hại.
- Đánh bóng 1; khắc; rửa 1: bề mặt sản phẩm sẽ được đánh bóng bằng các vật liệu bằng vải, nỉ có tẩm dung dịch mài bóng gắn lên mô tơ chuyên dụng. Tiếp theo, sản phẩm sẽ được khắc các chi tiết theo yêu cầu của khách hàng bằng máy khắc laser và chuyển sang công đoạn rửa. Các sản phẩm sẽ được rửa sạch bằng máy rửa siêu âm hoặc máy rửa hơi nước để loại bỏ hết các bụi bẩn còn bám lại trên bề mặt sản phẩm sau quá trình khắc. máy rửa siêu âm sẽ sử dụng dung dịch rửa siêu âm (BF-20 Polyoxyethylene phenyl ether: 10~15%, Sodium metasilicate: 5~10%) và Ethanol để loại bỏ hết lượng bụi bẩn còn bám lại trên bề mặt sản phẩm. Đối với máy rửa cao áp thì máy tẩy rửa cao áp sẽ tiên hành phun dòng nước cao áp với áp lực khoảng 60 – 70 kg/cm3 để loại bỏ hết lượng bụi bẩn còn bám lại bên trên bề mặt sản phẩm.
Dung dịch rửa siêu âm và ethanol sẽ được chủ dự án định kỳ 06 tháng/lần thu gom và thải bỏ như chất thải nguy hại.
- Kiểm tra 1; mài 2; sửa độ lớn: Tại công đoạn này, sản phẩm sẽ được kiểm tra độ sáng bóng, tình trạng rỗ, xước bề mặt, méo... bằng kính hiển vi, nếu các sản phẩm bị rỗ, xước, méo... sẽ được đánh dấu lại bằng bút và chuyển qua các công đoạn mài 2, sửa độ lớn, xử lý bề mặt, hàn laser và đánh bóng 2. Ở công đoạn mài 2, sản phẩm sẽ được mài và lấp đầy các vết rỗ bên trên bề mặt. Trong trường hợp có chênh lệch về độ lớn, cần làm mảnh đi hay dày lên thì sửa bằng cách cắt sản phẩm ra rồi dùng máy hàn đèn khò để tiến hành làm mảnh đi hoặc đắp thêm vào sản phẩm.
- Xử lý bề mặt; hàn laser: Sản phẩm sau khi trải qua công đoạn sửa độ lớn sẽ được ngâm vào trong thùng chứa dung dịch axit H2SO4 loãng để loại bỏ lớp oxit bên ngoài. Tiếp theo, sản phẩm sẽ được sửa độ lớn và xóa đi hết các vết rỗ trên bề mặt bằng máy hàn laser. Sản phẩm sau hàn sẽ sử dụng kính hiển vi để tiến hành kiểm tra độ sáng bóng, kích thước, ngoại quan của sản phẩm,... Những sản phẩm không đạt yêu cầu được chuyển trở lại công đoạn mài 1. Những sản phẩm đạt các yêu cầu đặt ra được chuyển sang công đoạn gắn đá.
Dung dịch axit H2SO4 sẽ được chủ dự án định kỳ 06 tháng/lần thải bỏ như chất thải nguy hại.
- Gắn đá; mài bóng; rửa 2: Tại công đoạn này, các viên đá quý sẽ được gắn lên sản phẩm. Sau khi gắn đá quý xong, sản phẩm được mài hết các vết xước xuất hiện sau quá trình gắn đá quý. Sau đó, sản phẩm sẽ được rửa sạch hết các bụi bẩn bám trên bề mặt sản phẩm bằng máy rửa siêu âm hoặc máy rửa hơi nước.
Dung dịch rửa siêu âm và ethanol sẽ được chủ dự án định kỳ 06 tháng/lần thu gom và thải bỏ như chất thải nguy hại.
- Mạ, phủ lớp bảo vệ bề mặt: Với các sản phẩm trang sức bằng bạc thì khi đi vào hoạt động, dự án sử dụng các dung dịch mạ Nicken, dung dịch mạ Vàng (không có xyanua), dung dịch mạ Rôđi để mạ cho sản phẩm. Quá trình mạ sản phẩm bạc được diễn ra qua các khâu chính sau: Loại bỏ vết dầu → Rửa nước → Mạ Nicken/Mạ Rôđi/Mạ vàng → Rửa bằng nước tinh khiết. Đối với những sản phẩm trang sức làm từ bạc không qua công đoạn mạ thì để bảo vệ bề mặt, tăng độ sáng bóng, chống xước... cho sản phẩm thì chủ dự án sẽ phủ một lớp dung dịch bảo vệ Everbright lên trên bề mặt sản phẩm.
Dung dịch kiềm để loại bỏ dầu và dung dịch mạ sau quá trình mạ sẽ được chủ dự án định kỳ 06 tháng/lần thải bỏ như chất thải nguy hại.
- Kiểm tra lần cuối; đóng gói, xuất hàng: Các sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng lại các thông số kỹ thuật, ngoại quan, ... bằng kính hiển vi. Những sản phẩm không đạt yêu cầu được chuyển trở lại khâu sửa độ lớn, những sản phẩm đạt yêu cầu được chuyển sang công đoạn đóng gói, xuất hàng theo đúng chủng loại sản phẩm rồi chuyển cho khách hàng.
báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
Quy trình sản xuất Ceramic package
Hiện tại, Nhà máy đang thực hiện quy trình sản xuất gốm cáp quang với các công đoạn như sau:
Liên hệ tư vấn:
|
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu
165,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Bảng báo giá lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
320,000,000 vnđ
299,000,000 vnđ
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản
170,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Báo giá lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bột cá theo công nghệ mới
160,000,000 vnđ
150,000,000 vnđ
Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thiết bị
130,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
Hô sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho bệnh viện đa khoa Tiền Giang
600,000,000 vnđ
560,000,000 vnđ
Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho dự án khai thác cát trắng
560,000,000 vnđ
550,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường và hồ sơ báo cáo xin cấp giấy phép môi trường
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
Báo cáo đề xuất xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất sun field
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
Bảng báo giá lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
560,000,000 vnđ
540,000,000 vnđ
HOTLINE:
Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm
Lập dự án đầu tư chuyên nghiệp là một công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Người lập dự án đầu tư phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục pháp lý
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận hợp đồng
Chính sách bảo hành, bảo đảm chất lượng
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh.
ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn