Phương án giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư xây dựng công trình

Phương án giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư xây dựng công trình

Ngày đăng: 06-07-2020

8,100 lượt xem

Phương án giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư xây dựng công trình

I tổng quan 2

II giới thiệu chung về dự án 2

III các văn bản pháp lý: 3

III.1 Luật và Nghị định 3

III.2 Các văn bản pháp lý của dự án 3

III.3 Các văn bản pháp lý về công tác giải phóng mặt bằng dự án 4

III.4 Các tài liệu liên quan 4

IV phạm vi giải phóng mặt bằng 4

V tổ chức thự hiện công tác giải phóng mặt bằng 4

V.1 Nguyên tắc bồi thường 4

V.1.1 Xác định phạm vị, khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng 4

V.1.2 Cở sở, pháp lý đền bù giải phóng mặt bằng 4

V.1.3 Việc đền bù thiệt hại về đất 5

V.1.4 Việc xác định giá đất 5

V.1.5 Bồi thường nhà ở, công trình và vật kiến trúc: 5

V.1.6 Bồi thường cây trồng, vật nuôi; bồi thường, hỗ trợ bốc mộ, di chuyển, xây dựng mới mồ mả : 5

V.1.7 Bồi thường về công trình hạ tầng kỹ thuật: 5

V.1.8 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: 6

V.1.9 Hỗ trợ di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất 6

V.1.10 Hỗ trợ thuê nhà trong thời gian chờ bố trí tái định cư hoặc xây dựng nhà ở mới 6

V.1.11 Hỗ trợ di chuyển chỗ ở khi thu hồi đất đối với gia đình chính sách 6

V.1.12 Thưởng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt việc di dời 6

V.2 Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 6

VI TÁI ĐỊNH CƯ 6

VI.1 Tổ chức tái định cư 6

VI.2 Các hình thức tái định cư 6

VI.2.1 Tái định cư tập trung, chia lô 6

VI.2.2 Tái định cư tập trung, xây dựng các khu chung cư 6

VI.2.3 Tái định cư tập trung, chia lô kết hợp xây dựng các khu chung cư 6

VI.2.4 Tái định cư phân tán 7

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ

BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

 

Tổng quan phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư xây dựng công trình

Là cửa ngõ phía Đông-Bắc thành phố, Quận 9 tập trung rất nhiều các tuyến đường huyết mạch kết nối thành phố và các tỉnh Đông – Nam bộ cũng như các tuyến giao thông đường thủy nội địa và Quốc tế.góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực cho phát triển vùng và lôi cuốn các vùng lân cận. Nơi đây tập trung đầu mối giao thông lớn nhất cả nước với tất cả các loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không đi các vùng trong cả nước và là đầu mối giao lưu với quốc tế.

Hiện nay, cụm cảng - khu công nghiệp Phú Hữu đã dần hoàn chỉnh và đưa vào khai thác đã thúc đẩy tăng cao nhu cầu vận tải đường bộ về kết nối cụm cảng – khu công nghiệp Phú Hữu với các tuyến trục chính của khu vực như đường vành đai 2, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường trục Đông – Tây của thành phố, đường Đ990.... Vì vậy đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ vành đai 2 đến đường Đ990 sẽ đáp ứng nhu cầu hiện nay và dần hoàn chỉnh quy hoạch đã duyệt.

Trên cơ sở hồ sơ Đề xuất dự án được duyệt, Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế – ITC (nay gọi là Nhà đầu tư) đã yêu cầu Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (Tư vấn thiết kế) lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi để trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Về công tác giải phóng mặt bằng và rà phá bom, mìn, vật nổ: ngày 27/12/2006, Bộ GTVT có văn bản số 8161/BGTVT-CGĐ chỉ đạo triển khai văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thực hiện quản lý công tác giải phóng mặt bằng và rà phá bom, mìn, vật nổ phục vụ các dự án xây dựng giao thông”. Theo đó, đối với các dự án đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trong bước lập dự án, phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (gọi tắt là phương án tổng thể giải phóng mặt bằng) phải được lập và phê duyệt cùng với dự án đầu tư xây dựng.

Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo nêu trên, Tư vấn Dự án lập hồ sơ này nghiên cứu Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ công tác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

II giới thiệu chung về dự án

· Tên dự án: Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường số 990 đến nút giao Vành đai 2), quận 9 theo hình thức hợp đồng BT.

· Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

· Nhà đầu tư:

o Tên Nhà đầu tư: Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế (ITC);

o Địa chỉ: Số 140A, Nam Kỳ Khởi Nhgĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.

o Điện thoại: (08) 38 246 431– (08) 38 273 083; Fax: (08) 38 274 754.

· Tư vấn lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi:

o Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI South).

o Địa chỉ: 92 – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 1 – Tp.Hồ Chí Minh.

o Điện thoại: (08) 38 360 431;  Fax : (08) 38 374 765.

· Hình thức quản lý dự án: Nhà đầu tư trực tiếp quản lý;

· Địa điểm xây dựng: Phường Phú Hữu, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

· Quy mô dự án:

o Tổng chiều dài tuyến: L = 1.65 km. Trong đó: điểm đầu tuyến tại điểm giao với đường Vành đai 2, điểm cuối tuyến giao với đường số 990 vào khu cảng – khu công nghiệp Phú Hữu;

o Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:

§ Loại và cấp công trình:

s Loại công trình: đường đô thị liên khu vực;

s Cấp công trình: cấp II, vận tốc thiết kế 60km/h.

§ Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật phần đường:

s Tải trọng trục: 100KN;

s Mô đun đàn hồi yêu cầu: Eyc ≥ 155MPa.

§ Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật phần cầu:

s Quy mô công trình: cầu BTCT vĩnh cửu;

s Tải trọng thiết kế: HL-93.

§ Quy mô mặt cắt ngang: 30m (hoàn chỉnh theo quy hoạch). Trong đó: mặt đường rộng 18m, vỉa hè rộng 6m (hai bên).

· Loại hợp đồng dự án: Dự án đầu tư theo hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao).

· Phương án tài chính sơ bộ: Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư xây dựng tuyến đường, Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư khai thác để hoàn vốn cho dự án.

· Thời gian thực hiện dự án: 2016 -:- 2018.

· Diện tích sử dụng đất: tuyến dự án khoảng 6.28ha

III các văn bản pháp lý:

III.1 Luật và Nghị định

· Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

· Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

· Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

· Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

· Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

· Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

· Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

· Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT;

· Thông tư số 183/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư Xây dựng – Chuyển giao quy định tại quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015;

· Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

· Quyết định số 1959/QĐ-BTC ngày 14/8/2014 của Bộ Tài chính về việc Đính chính thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính;

· Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/03/2016 của Bộ Tài chính về việc Quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư;

· Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/03/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

· Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

III.2 Các văn bản pháp lý của dự án

· Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

· Quyết định số 5758/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc phê duyệt điều chỉnh Đồ án quy hoạch chung xây dựng Quận 9 đến năm 2020 tỷ lệ 1 : 10000;

· Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08/4/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;

· Quyết định số 4387/QĐ-UBND ngày 15/8/2013 của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư dọc hương lộ 33 (đường Nguyễn Duy Trinh) phường Phú Hữu, Quận 9 (Quy hoạch sử dụng đất – kiến trúc – giao thông);

· Văn bản số 11042/VP-ĐTMT ngày 16/11/2015 của Văn phòng UBND thành phố HCM cho phép ITC thực hiện lập đề xuất dự án, lập & trình thẩm định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi làm cơ sở thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu từ BT đối với dự án nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh – Quận 9;

· Văn bản số 98/XD-CV ngày 25/02/2016 của phòng Quản lý xây dựng công trình giao thông đường bộ - Sở Giao thông vận tải về việc ý kiến đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (từ Vành đai 2 đến đường 990);

· Văn bản số 228/KQL2-QLDA1 ngày 26/02/2016 của Khu quản lý giao thông đô thị số 2 về việc góp ý với Đề xuất đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyên Duy Trinh, quận 9 theo hình thức Hợp đồng BT;

· Văn bản số 1274/STC-ĐTSC ngày 29/02/2016 của Sở Tài chính về việc góp ý Đề xuất đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyên Duy Trinh, quận 9 theo hình thức Hợp đồng BT;

· Văn bản số 669/SQHKT-HTKT ngày 03/3/2016 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc góp ý với Đề xuất đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyên Duy Trinh, quận 9 theo hình thức Hợp đồng BT;

· Văn bản số 1737/SKHĐT-PPP ngày 11/3/2016 của Sở kế hoạch đầu tư về việc góp ý với Đề xuất đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyên Duy Trinh, quận 9 theo hình thức Hợp đồng BT;

· Văn bản số 591/UBND-QLĐT ngày 14/3/2016 của Ủy ban nhân dân quận 9 về việc góp ý với Đề xuất đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyên Duy Trinh, quận 9 theo hình thức Hợp đồng BT;

· Văn bản số 4906/SXD-PTĐT ngày 25/3/2016 của Sở xây dựng về việc góp ý với Đề xuất đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyên Duy Trinh, quận 9 theo hình thức Hợp đồng BT;

· Văn bản số 3157/TNMT-KH ngày 07/4/2016 của Sở Tài nguyên và môi trường về việc góp ý với Đề xuất đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyên Duy Trinh, quận 9 theo hình thức Hợp đồng BT;

· Quyết định duyệt số 4082/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về duyệt Đề xuất dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường số 990 đến nút giao Vành đai 2), quận 9 theo hình thức đối tác Công Tư (Hợp đồng BT);

· Biên bản thỏa thuận số 4431/BBTT-SGTVT-ITC ngày 26/8/2016 giữa Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế (ITC) về việc lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường số 990 đến nút giao Vành đai 2) theo hình thức đối tác Công Tư (Hợp đồng BT).

III.3 Các văn bản pháp lý về công tác giải phóng mặt bằng dự án

· Thông tư 146/2007/TT-BQP ngày 11/9/2007 của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ;

· Quyết định số 51/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về các loại đất đất trên địa bản Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019;

· Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND TPHCM ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bản thành phố Hồ Chí Minh;

· Quyết định số 66/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Biểu giá chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng trên địa bản thành phố Hồ Chí Minh;

· Văn bản số 1963/SXD-KTXD ngày 02/02/2016 của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh về việc tính toán quy đổi suất vốn đầu tư phần xây dựng tại thời điểm năm 2016 của biểu giá chuẩn tại quyết định số 66/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 25/03/2016 của UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

III.4 Các tài liệu liên quan

· Các bản vẽ quy hoạch xây dựng chung Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh;

· Các bản vẽ quy hoạch khu dân cư dọc Hương lộ 33, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh;

· Các bản vẽ quy hoạch khu dân cư phía Đông Rạch Bà Cua, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

IV phạm vi giải phóng mặt bằng

· Giải phóng mặt bằng theo lộ giới B = 30m.

· Khối lượng giải phóng mặt bằng dự kiến:

o Diện tích đất thổ cư :   3.21 ha;

o Diện tích đất khác : 0.05 ha;

o Đất giao thông :   3.02 ha;

o Số lượng/diện tích nhà : 290 căn/1.21 ha, trong đó 102 căn giải tỏa trắng, 190 hộ giải tỏa một phần.

· Tổng mức đầu tư tiểu dự án GPMB, tái định cư là 507.73 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng phí 10%).

· Rà phá bom mìn là 122.49 triệu đồng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch GPMB và sử dụng đất, dự án đã ước tính khối lượng đất đai chiếm dụng chủ yếu cho toàn tuyến, xem thống kê ở các trang sau.

tổ chức thự hiện công tác giải phóng mặt bằng

Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được phê duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc hội đồng bồi thường của dự án có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo điều 45 quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND TPHCM ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho khu vực được thực hiện theo các điều 69 Luật Đất đai 45/2013/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 29/11/2013, bao gồm các trình tự chính như sau:

· Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

· Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

· Quyết đinh thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

· Tổ chức làm nhiệm vụ bồ thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã giải phóng mặt bằng.

V.1 Nguyên tắc bồi thường

V.1.1 Xác định phạm vị, khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng

Phạm vi đền bù giải phóng mặt bằng là toàn bộ phần đất đai chiếm dụng dọc tuyến của phạm vi dự án, tổng diện tích đền bù đất đai, nhà cửa được thống kê trong bảng khối lượng giải phóng mặt bằng (xem các bảng thống kê ở các trang sau).

V.1.2 Cở sở, pháp lý đền bù giải phóng mặt bằng

Việc đền bù phải được tiến hành tới từng hộ dân trên nguyên tắc công khai, công bằng, hợp lý, giá cả đền bù dựa trên những quy định khung giá của Chính phủ và Uỷ ban nhân thành phố Hồ Chí Minh có xem xét giá đất thực tế và giá đền bù của các dự án đã và đang được triển khai trên cùng địa bàn để quy định giá cả đền bù.

V.1.3 Việc đền bù thiệt hại về đất

· Người sử dụng đất có đủ điều kiện theo điều 5, quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND TPHCM thì được xem xét, bồi thường; Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn tạm tính bồi thường về đất cho toàn bộ diện tích đất trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án;

· Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định tại thời điểm có Quyết định thu hồi đất;

· Việc bồi thường phải được tiến hành tới từng hộ dân, phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật;

· Bồi thường về đất ở được thực hiện theo Điều 10, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất nằm ngoài ranh giải phóng mặt bằng không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định hoặc đất nông nghiệp còn lại nhỏ hơn quy định của Thành phố về hạn mức tách thửa không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp hoặc không đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất, nếu người bị thu hồi đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích đất còn lại thì Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ phần diện tích này theo Phương án được phê duyệt của Dự án đang triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân quận - huyện hoặc Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý, sử dụng quỹ đất này theo quy định. Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn tính toán bồi thường và thu hồi đối với phần diện tích đất còn lại nhỏ hơn 45m2 (yêu cầu diện tích tối thiểu đối với lô đất xây dựng nhà mặt tiền đường có lộ giới ≥ 20m theo điều 2.8.9 QCXDVN 01:2008/BXD “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng”).

V.1.4 Việc xác định giá đất

· Sau khi thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân quận - huyện được ủy quyền có trách nhiệm tổ chức khảo sát, điều tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá; tổ chức điều tra, khảo sát giá đất phổ biến trên thị trường để đề xuất hệ số điều chỉnh giá đất, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các đơn vị liên quan xem xét, gửi Hội đồng Thẩm định giá đất Thành phố để thẩm định và trình duyệt theo quy định;

· Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn lựa chọn giá đất bồi thường trên cơ sở Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố từ 01/01/2015 đến 31/12/2019.

V.1.5 Bồi thường nhà ở, công trình và vật kiến trúc:

· Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt đủ điều kiện bồi thường thì được tính bồi thường bằng 100% giá trị xây dựng theo Biểu giá chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành tại quyết định số 66/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 được tính toán quy đổi về thời điểm hiện tại theo văn bản số 1963/SXD-KTXD ngày 02/02/2016 của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh về việc tính toán quy đổi suất vốn đầu tư phần xây dựng tại thời điểm năm 2016 của Biểu giá chuẩn tại quyết định số 66/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện;

· Với Nhà ở, công trình phục sinh hoạt không đủ điều kiện bồi thường thì được hỗ trợ theo Điều 25, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn tính toán bồi thường cho toàn bộ nhà ở, công trình và vật kiến trúc trong phạm vi giải phóng mặt bằng.

V.1.6 Bồi thường cây trồng, vật nuôi; bồi thường, hỗ trợ bốc mộ, di chuyển, xây dựng mới mồ mả :

· Thực hiện theo Điều 27 và Điều 30, Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Do dọc hai bên tuyến đường hiện hữu là khu vực dân cư sinh sống, không có hộ dân sản xuất nông nghiệp, trồng cây, chăn nuôi và không được phép xây dựng mồ mả nên trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng, Tư vấn không tính toán bồi thường cây trồng, vật nuôi, bồi thường di chuyển mồ mả mà chỉ tính toán bồi thường cho nhà ở và đất ở.

V.1.7 Bồi thường về công trình hạ tầng kỹ thuật:

· Bồi thường hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo Điều 29, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn dự kiến bồi thường hạ tầng kỹ thuật cho các hạ tầng kỹ thuật cần phải di dời, tái bố trí; chi phí được xác định dựa trên dự toán sơ bộ của các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật liên quan và tạm tính trên cơ sở khối lượng cung cấp bởi các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật;

· Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải có văn bản cam kết di dời hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ khi có yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ; không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan. Vì vậy, các công trình hạ tầng kỹ thuật thi công trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được bồi thường khi được xây dựng, lắp đặt trước khi qui định trên được ban hành.

V.1.8 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

· Do trong phạm vi giải tỏa của dự án không có hộ dân sản xuất nông nghiệp nên Tư vấn không xem xét hỗ trợ ổn định đời sống;

· Với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền theo qui định tại Điều 34, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh.

V.1.9 Hỗ trợ di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

· Thực hiện theo Điều 28, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Đối với hộ gia đình, cá nhân di chuyển chỗ ở cũ đến chỗ ở mới hoặc phải tháo dỡ toàn bộ nhà ở thì được bồi thường 6.000.000 đồng/hộ. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có các loại giấy tờ chứng minh được chuyển đến cư trú tại các tỉnh, thành phố khác thì được bồi thường di chuyển 10.000.000 đồng/hộ;

· Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn tính toán chi phí hỗ trợ cho toàn bộ các hộ giải tỏa trắng với chi phí 6.000.000 đồng/hộ.

V.1.10 Hỗ trợ thuê nhà trong thời gian chờ bố trí tái định cư hoặc xây dựng nhà ở mới

· Người bị thu hồi đất ở đủ điều kiện bố trí tái định cư hoặc tháo dỡ toàn bộ nhà, trong thời gian chờ (bố trí vào khu tái định cư hoặc xây dựng nhà ở mới) được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

· Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn tạm tính hỗ trợ tiền thuê nhà cho toàn bộ các hộ giải tỏa trong thời gian 6 tháng với chi phí 30.000.000 đồng/hộ.

V.1.11 Hỗ trợ di chuyển chỗ ở khi thu hồi đất đối với gia đình chính sách

· Thực hiện theo Điều 35, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn tạm tính gia đình chính sách chiếm 10% tổng số hộ giải tỏa trắng và hỗ trợ chi phí di chuyển chỗ ở 4.000.000 đồng/hộ (mức trung bình theo quy định).

V.1.12 Thưởng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt việc di dời

· Thực hiện theo Điều 37, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn tạm tính cho trường hợp tất cả số hộ bị thu hồi toàn bộ và thu hồi một phần chấp hành tốt việc di dời với mức thưởng 15.000.000 đồng/hộ thu hồi toàn bộ và 7.500.000 đồng/hộ thu hồi một phần.

V.2 Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng

· Thực hiện theo Khoản 2, Điều 47, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Trong phương án tổng thể giải phóng mặt bằng này, Tư vấn tính toán kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích bằng 2% (hai phần trăm) tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.

VI TÁI ĐỊNH CƯ

Công tác tái định cư được thực hiện theo các điều 39 ~ 43, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh.

VI.1 Tổ chức tái định cư

· Thực hiện theo Điều 42, Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh;

· Các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện bồi thường khi thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở, bị thu hồi một phần đất ở nhưng phần đất còn lại không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở hoặc do đất ở trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ bị hạn chế xây dựng thì được bố trí tái định cư;

· Các hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện bồi thường khi thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở, bị thu hồi một phần đất ở nhưng phần đất còn lại không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở hoặc do đất ở trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ bị hạn chế xây dựng thì được hỗ trợ tái định cư theo khoản 5, điều 42, quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND thành phố Hồ Chí Minh.

VI.2 Các hình thức tái định cư

VI.2.1 Tái định cư tập trung, chia lô

Ban giải phóng mặt bằng lập quy chế phân lô thống nhất với Chủ đầu tư và trình cấp có thẩm quyền địa phương quyết định. Nguyên tắc phân lô căn cứ vào mức độ bị thu hồi đất của từng hộ, trong đó ưu tiên các hộ đang kinh doanh tại nơi ở cũ, các gia đình được hưởng chế độ (thương binh, liệt sĩ) hoặc hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, ưu tiên các vị trí thuận lợi hơn để tạo điều kiện ổn định cuộc sống.

VI.2.2 Tái định cư tập trung, xây dựng các khu chung cư

Ban giải phóng mặt bằng lập quy chế phân căn hộ thống nhất với Chủ đầu tư và trình cấp có thẩm quyền địa phương quyết định. Nguyên tắc phân căn hộ căn cứ vào mức độ bị thu hồi đất của từng hộ, trong đó ưu tiên các hộ đang kinh doanh tại nơi ở cũ, các gia đình được hưởng chế độ (thương binh, liệt sĩ) hoặc hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn thì được tái định cư phân căn hộ ở các tầng dưới để tạo điều kiện ổn định cuộc sống.

VI.2.3 Tái định cư tập trung, chia lô kết hợp xây dựng các khu chung cư

Ban giải phóng mặt bằng lập quy chế phân lô và phân căn hộ thống nhất với Chủ đầu tư và trình cấp có thẩm quyền địa phương quyết định. Nguyên tắc phân lô, phân căn hộ căn cứ vào mức độ bị thu hồi đất của từng hộ, trong đó ưu tiên các hộ đang kinh doanh tại nơi ở cũ, các gia đình được hưởng chế độ (thương binh, liệt sĩ) hoặc hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn thì được tái định cư phân lô, trường hợp tái định cư phân lô không đủ thì ưu tiên bố trí tái định cư phân căn hộ ở các tầng dưới để tạo điều kiện ổn định cuộc sống; các hộ không thuộc diện ưu tiên sẽ được tái định cư phân căn hộ ở các tầng còn lại.

VI.2.4 Tái định cư phân tán

Trong trường hợp số hộ tái định cư không lớn, địa phương khó khăn trong việc bố trí tái định cư tập trung, các hộ dân đủ tiêu chuẩn bố trí tái định cư tập trung nhưng không có nhu cầu bố trí tái định cư thì có thể bồi thường bằng tiền.

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha