LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN SẢN NHI THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ PPP - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ CHO BỆNH VIỆN SẢN NHI
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN SẢN NHI THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ PPP
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN 1
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 2
1. Bối cảnh dự án 2
2. Sự phù hợp quy hoạch phát triển ngành. 34
2.1 Sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển 34
3. Sự cần thiết phải đầu tư 35
III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 37
IV. MÔ TẢ DỰ ÁN 38
1. Quy mô dự án 38
2. Các hạng mục dự án đầu tư bệnh viện 40
3. Địa điểm xây dựng 48
4. Phân tích Lựa chọn thiết bị và công nghệ 50
V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG 54
1. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp 54
2. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp 54
VI. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 55
VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 57
1. Phương án chung về giải phóng mặt bằng: 57
2. Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình 57
3. Phương án thiết kế kỹ thuật các hạng mục công trình 61
4. Phương án khai thác và sử dụng kết quả dự án 72
VIII. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 82
1. Căn cứ xây dựng tổng mức đầu tư 82
2. Phương pháp xác định 82
3. Các thành phần trong tổng mức đầu tư 83
4. Tổng mức đầu tư 83
IX. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 92
1. Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện trước. 92
2. Kế hoạch tổng thể dự án và kế hoạch thực hiện chi tiết dự án theo từng năm 92
X. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 94
1. Hiệu quả kinh tế -tài chính và hiệu quả xã hội 94
2. Đánh giá tác động môi trường, các rủi ro và tính bền vững của dự án 115
3. Cơ chế theo dõi đánh giá kết quả tác động của dự án 121
XI. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 123
1. Cơ quan thực hiện dự án 123
2. Hình thức quản lý dự án: 123
3. Quản lý thực hiện dự án 123
4. Quản lý tài chính 128
5. Thủ tục đấu thầu 129
6. Quản lý hợp đồng 131
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: “Dự án đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị Bệnh viện Sản Nhi giai đoạn 2 theo hình thức đối tác công tư”
2. Tên nhà tài trợ: Công ty ……
3. Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Quảng Ninh
a) Địa chỉ liên lạc: Đường Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
b) Số điện thoại/Fax: (..)33 3825 446 - Fax:
4. Đơn vị đề xuất dự án: Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh
a) Địa chỉ liên lạc: Phường Đại Yên, Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
b) Số điện thoại/Fax:
5. Chủ dự án: Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh
a) Địa chỉ liên lạc: Phường Đại Yên, Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
b) Số điện thoại/Fax:
6. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 2017 – 2018
7. Địa điểm thực hiện dự án: Phường Đại Yên, Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh .
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Bối cảnh dự án
1.1. Căn cứ pháp lý của dự án
1.1.1. Căn cứ pháp lý về đầu tư dự án
- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/2009/QH12, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13, …
- Các Nghị định của Chính phủ: Số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất; số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/ 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ Về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;
- Các Thông tư: Số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng; số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư;
- Các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 2999/2016/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 về việc Quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; số 926/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; số 2032/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 về việc quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập do địa phương quản lý;
- Quyết đinh số 18/QĐ-UBND ngày của UBND tỉnh “V/v phê duyệt Đề xuất dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị Bệnh viện Sản Nhi (giai đoạn II) theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO)”;
Loại hợp đồng dự án
1. Căn cứ lựa chọn loại hợp đồng cho dự án
Lựa chọn mô hình PPP
Việc lựa chọn loại hợp đồng PPP phù hợp phụ thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực của dự án. Lựa chọn cấu trúc dự án và hợp đồng PPP thích hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo thực hiện thành công dự án. Một trong những sự khác biệt chính giữa các loại hợp đồng PPP khác nhau là mức độ chấp nhận rủi ro và việc phân bổ các loại rủi ro giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Ngoài ra, vấn đề cần cân nhắc khi lựa chọn loại hợp đồng PPP là khả năng của khu vực công trong việc cung cấp vốn đầu tư và hỗ trợ cho dự án; và khả năng tài chính, công nghệ, thiết kế xây dựng, quản lý và khai thác dự án với hiệu quả cao nhất của từng bên.
Trong các loại hợp đồng dự án quy định trong Nghị Định 15/2015/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) , các loại hợp đồng PPP sau đây thông thường được áp dụng trong lĩnh vực y tế:
- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều khoản của hợp đồng dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là Hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (gọi tắt là Hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu công trình và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
Bảng 7.1. So sánh các loại hợp đồng PPP phổ biến trong lĩnh vực y tế
Lựa chọn hợp đồng Vốn đầu tư Vận hành và bảo trì Rủi ro thương mại Sở hữu tài sản Thời hạn
BLT (Xây dựng- Thuê dịch vụ - Chuyển giao) Tư Tư Công Tư/Công(*) 10-50 năm
O&M (Quản lý và vận hành) Công Tư Công Công 5-10 năm
BOO (Xây dựng- Sở hữu- Vận hành) Tư Tư Tư Tư/Công(*) 20-50 năm
(*) Trong thời gian hợp đồng dự án, tài sản thuộc về sở hữu của tư nhân, hết thời gian hợp đồng tài sản chuyển giao lại cho nhà nước.
Hợp đồng BLT bệnh viện: Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư toàn bộ công trình bệnh viện đồng thời cung cấp dịch vụ quản lý khai thác bệnh viện trong một thời gian nhất định. Nhà nước thuê lại công trình và dịch vụ kèm theo từ nhà đầu tư và thanh toán định kỳ cho nhà đầu tư. Số tiền thanh toán hàng năm cho việc thuê dịch vụ bệnh viện mở rộng sẽ phải bảo đảm trang trải chi phí đầu tư, chi phí vận hành và lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Điều này sẽ gây gánh nặng trực tiếp lên ngân sách của nhà nước chi trả cho dự án. Thời hạn của hợp đồng càng ngắn thì mức chi trả của nhà nước hàng năm cho nhà đầu tư càng lớn và ngược lại.
Hợp đồng O&M bệnh viện: Nhà nước phải đầu tư toàn bộ công trình và thiết bị ban đầu cho bệnh viện, sau đó lựa chọn nhà đầu tư để quản lý và khai thác bệnh viện. Nhà đầu tư có thể phải trả phí nhượng quyền cho nhà nước. Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hoạt động của bệnh viện và tự cân đối doanh thu KCB và các chi phí vận hành và bảo dưỡng của bệnh viện. Thời hạn của hợp đồng thường kéo dài từ 5 đến 10 năm và có thể gia hạn.
Hợp đồng BOO bệnh viện: Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư toàn bộ công trình đồng thời quản lý hoạt động của bệnh viện trong một thời gian nhất định. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của bệnh viện. Thời hạn của hợp đồng thường kéo dài để nhà đầu tư thu hồi vốn và lợi nhuận.
2. Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng dự án
Dựa trên các so sánh ở trên, đề xuất lựa chọn hình thức Hợp đồng dự án BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh)với các lý do sau đây:
- Phần tham gia đóng góp của nhà nước là ít nhất. Thay vì nhà nước phải đầu tư toàn bộ hoặc thuê lại công trình bệnh viện do nhà đầu tư thực hiện trong khi ngân sách của tỉnh Quảng Ninh không đáp ứng được nhu cầu về vốn, nhà đầu tư có thể nhận trách nhiệm đầu tư toàn bộ.
- Giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế trong việc đầu tư nâng cấp và vận hành bảo dưỡng bệnh viện với số tiền đầu tư ban đầu trên 300 tỷ đồng. Việc nâng cấp và mở rộng bệnh viện hiện nay đòi hỏi chi phí đầu tư, tái đầu tư và vận hành rất lớn.
- Rủi ro chính của dự án trong quá trình tài trợ, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành được chuyển cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư với kinh nghiệm và kỹ năng của mình thông thường được xem là có khả năng thực hiện các công việc trên một cách tốt hơn.
- Rủi ro thương mại liên quan đến hiệu quả của dự án được chuyển toàn bộ sang nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư có điều kiện chủ động nâng cao chất lượng KCB thông qua đầu tư vào cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ bác sỹ và chuyên gia giỏi.
- Dự án cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân, giảm tải cho bệnh viện hiện tải và người dân không phải đi KCB tuyến trên.
- Nhà nước bảo đảm các mục tiêu KCB cho người dân trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận.
VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án
1. Phân tích các rủi ro chính của dự án
Các rủi ro chính
1) Các giả định
Dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ thúc đẩy dự án, kể cả việc cấp nguồn vốn đối ứng thực hiện dự án.
Việc triển khai thực hiện các hạng mục cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng được triển khai theo đúng tiến độ và không gặp bất cứ trục trặc nào đảm bảo việc tiếp nhận và lắp đặt thiết bị.
2) Phân tích các rủi ro
Để đảm bảo các quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án thì việc đưa ra các giả thiết về các rủi ra có khả năng xảy ra là một hoạt động quan trọng. Dưới đây là những rủi ro chính có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
Các rủi ro mang tính bất khả kháng
Các rủi ro này chủ yếu do thiên tai gây ra như lũ lụt, sóng thần, bão tố, hoả hoạn, chiến tranh làm gián đoạn và gây hậu quả cho việc thực hiện dự án. Các rủi ro trên có thể xảy ra trong quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị hoặc vận tải hàng hoá đến địa điểm thực hiện dự án. Xác suất dù là nhỏ nhưng khi xảy ra hậu quả sẽ khó lường vì vậy chủ đầu tư cần có kế hoạch đối phó với các nguy cơ này.
Rủi ro về mặt thương mại
Các thủ tục hành chính của Nhà nước và địa phương, như thủ tục phê duyệt Dự án, mất nhiều thời gian ở các cấp, ban ngành khác nhau sẽ làm giảm một phần tính hiệu quả của Dự án. Nếu quá trình phê duyệt nguồn kinh phí cho Dự án bị trì hoãn hoặc chậm trễ thì có thể phải điều chỉnh lại các kế hoạch và dự trù ngân sách, và có thể làm tăng thêm thời gian trì hoãn trong tổng tiến độ thực hiện Dự án sau này. Vì vậy, các Ban ngành có liên quan đến dự án phải hỗ trợ, giải quyết kịp thời các công việc liên quan đến Dự án trong quá trình chuẩn bị đầu tư để Nhà tài trợ và UBND tỉnh sớm phê duyệt Dự án, làm căn cứ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bước tiếp theo.
Việc chậm trễ xác định hoặc thay đổi phạm vi công việc và quy mô đầu tư của Dự án có thể ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án, ví dụ như phải thiết kế lại, lập lại hồ sơ mời thầu,... Điều này có thể dẫn đến lãng phí nguồn tài chính cũng như chi phí chuẩn bị đầu tư khác. Để hạn chế rủi ro này, Chủ đầu tư cần lựa chọn tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm, và phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với Chủ đầu tư và các ban ngành có liên quan trong quá trình triển khai Dự án nhằm hạn chế tối đa các công việc phát sinh và thay đổi phạm vi công việc
Các thay đổi về pháp luật như: Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản; thay đổi về thuế và các lệ phí khác; biến động lớn của giá cả thị trường hoặc có những công việc phát sinh ngoài ý muốn có thể gây trì hoãn và gia tăng chi phí trong quá trình thực hiện Dự án. Trong những trường hợp như vậy phải xác định rõ nguyên nhân,giải trình các lý do và đề nghị bổ sung kinh phí, mặc dù trong tổng mức đầu tư đã dự tính trước khoản dự phòng. Nhưng dù sao đây cũng là những rủi ro về thương mại.
Việc cơ cấu tổ chức BQLDA yêu cầu phải có đầy đủ điều kiện và năng lực để đại diện cho Chủ đầu tư tổ chức và quản lý dự án. Nếu không, sẽ có nguy cơ Dự án bị trì hoãn.
Các rủi ro thương mại đối với Dự án có thể phát sinh nếu:
Các cơ quan Việt Nam tạm hoãn dự án do thiếu ngân sách, không cấp nguồn vốn đối ứng tương ứng với các hoạt động cụ thể để thực hiện dự án;
Các cơ quan Việt Nam trì hoãn dự án do các điều kiện hiệu quả của dự án không đáp ứng được các yêu cầu của Nhà tài trợ.
Rủi ro về mặt kinh tế - xã hội và thể chế
Kinh tế suy giảm có thể tác động tiêu cực đến phát triển công nghiệp và kinh doanh của người dân trong khu vực, làm cho thu nhập của người sử dụng dịch vụ bị giảm sút. Khi các hộ gia đình không đủ trang trải phí dịch vụ về y tế, bảo hiểm y tế, dẫn đến doanh thu của bệnh viện có thể bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế chủ động, áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việcđảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của Bệnh viện, không đủ trang trải chi phí vận hành và bảo dưỡng các hạng mục công trình đã được đầu tư.
Rủi ro về mặt kinh tế xã hội cũng cần được xem xét ở khía cạnh chính trị - xã hội. Điều này được hiểu là khi có sự biến động về thể chế - chính trị sẽ dẫn đến đường lối chính sách về kinh tế xã hội có thể thay đổi. Trong xu thế toàn cầu hoá, kinh tế - xã hội của một quốc gia không thể tách rời và có thể bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tình hình kinh tế - xã hội của quốc tế và những tổ chức tài trợ. Tuy nhiên, với thể chế chính trị nhất quán và ổn định, những định hướng chiến lược phát triển toàn diện và bền vững, kinh tế xã hội của Việt Nam đã và đang phát huy có hiệu quả, chính trị - xã hội ổn định, kinh tế luôn tăng trưởng. Đầu tư ngày càng gia tang nhà nước luôn dành ưu tiên cho các dự án về y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Từ cách nhìn tổng quát trên cho thấy dự án này không bị rủi ro về mặt kinh tế xã hội. Thậm chí dự án này càng được triển khai nhanh càng tốt, càng sớm đem lại hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện dự án có thể có rủi ro vì BQLDA sẽ phải quản lý dự án độc lập trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý dự án, kế toán dự án. Việc kiểm soát các rủi ro này trong BQLDA cũng vượt quá khả năng do thiếu cán bộ có năng lực tài chính, hệ thống tài chính tại chỗ bao gồm sổ sách kế toán, phần mềm kế toán, hệ thống chứng từ, hệ thống báo cáo… cho việc quản lý và giám sát dự án. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, BQLDA sẽ được tham gia các khóa đào tạo để nâng cao năng lực quản lý dự án, quản lý đầu thầu, tài chính dự án.
Việc định hướng cơ cấu tổ chức bộ máy cho đơn vị quản lý vận hành hệ thống trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của bệnh viện cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tính bền vững của Dự án. Nếu cơ cấu tổ chức của bệnh viện, hoạt động bảo dưởng, bảo trì không đảm bảo chất lượng, không được thực hiện thường xuyên có thể dẫn đến hậu quả là các công trình nhanh chóng bị xuống cấp, thậm chí là bị hư hỏng.
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN SẢN NHI THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ PPP
Liên hệ tư vấn:
|
Dự án trồng và bảo tồn cây Sim rừng Phú Quốc
75,000,000 vnđ
72,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp AAC
70,000,000 vnđ
68,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ Uraimekong
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG HÒA BÌNH
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư nhá máy chế biến thức ăn thủy sản việt
125,000,000 vnđ
110,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái thác Lô Ba
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án trồng lúa sạch chất lượng cao kết hợp nuôi tôm quảng canh
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN HUYỆN THANH SƠN
70,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án khu du lịch sinh thái cáp treo
75,000,000 vnđ
70,000,000 vnđ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
70,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt theo cong nghệ mới
70,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
HOTLINE:
Chuyên gia tư vấn cho các
dịch vụ lập dự án, môi trường
Chính sách giá phù hợp nhất
Cam kết chất lượng sản phẩm
Lập dự án đầu tư chuyên nghiệp là một công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Người lập dự án đầu tư phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục pháp lý
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận hợp đồng
Chính sách bảo hành, bảo đảm chất lượng
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh.
ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn