DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHO TRUNG CHUYỂN XĂNG DẦU

Dự án đầu tư tổng kho trung chuyển xăng dầu và quy trình thực hiện các biện pháp ứng cứu sự cố chấy nổ tại kho xăng dầu, quy trình xin phê duyện hồ sơ ứng cứu cháy nố tại kho xăng dầu và ứng cứu sự cố tràn dầu

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHO TRUNG CHUYỂN XĂNG DẦU

  • Mã SP:DADT KHO
  • Giá gốc:80,000,000 vnđ
  • Giá bán:75,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư tổng kho trung chuyển xăng dầu và quy trình thực hiện các biện pháp ứng cứu sự cố chấy nổ tại kho xăng dầu, quy trình xin phê duyện hồ sơ ứng cứu cháy nố tại kho xăng dầu và ứng cứu sự cố tràn dầu

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHO TRUNG CHUYỂN XĂNG DẦU
I. GIỚI THIỆU CHUNG 1
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 5
II.1. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 5
II.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 5
CHƯƠNG III: THỊ TRƯỜNG KINH DOANH XĂNG DẦU 6
CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN QUY MÔ ĐẦU TƯ 13
IV.1. DỰ KIẾN MẶT HÀNG VÀ SẢN LƯỢNG 13
IV.2. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN QUY MÔ SỨC CHỨA CỦA KHO 13
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT 14
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG 29
VI.1. GIẢI PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG 29
VI.1.1. Phương án thi công 29
VI.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG 30
VI.3. Hình thức quản lý dự án 31
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 32
VII.1. Phương án Vận hành Kho xăng dầu 32
VII.2. Phương án sử dụng lao động và chi phí tiền lương 32
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – PCCC 33
VIII.1. Đánh giá tác động môi trường 33
VIII.1.1. Giới thiệu chung 33
VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 33
CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 44
IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 44
IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 44
IX.3. NGUỒN KINH PHÍ XÂY DỰNG 47
CHƯƠNG X: NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 49
Nguồn vốn 49
Phương án hoàn trả vốn vay 49
CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 51
XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 51
XI.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 59
XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 59
CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
XII.1. Kết luận 60
XII.2. Kiến nghị 60

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1   Tên dự án:
- Kho trung chuyển xăng dầu sông Đốc
1.2   Địa điểm xây dựng:
- Cảng Sông Đốc thành phố Cà Mau
- Diện tích xây dựng 73.000 m2
1.3   Chủ đầu tư : 
- Công ty TNHH Dầu khí Mê Kông
- Địa chỉ : 08 Phan Đình Phùng – Phường Tân An- Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ.
-    Điện thoại :   071.810817        Fax: 071.810810;  
1.4   Hình thức đầu tư
- Đầu tư xây dựng mới
1.5  Cấp công trình
- Công trình kho xăng dầu thuộc công trình cấp IV
1.6  Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ : 156 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại : (08) 22142126  ;   Fax:  (08) 39118579
II.  CƠ SỞ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI DỰ ÁN KHO TRUNG CHUYỂN XĂNG DẦU

Dự án đầu tư tổng kho trung chuyển xăng dầu và quy trình thực hiện các biện pháp ứng cứu sự cố chấy nổ tại kho xăng dầu, quy trình xin phê duyện hồ sơ ứng cứu cháy nố tại kho xăng dầu và ứng cứu sự cố tràn dầu

NỘI DUNG

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.1. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

II.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

CHƯƠNG III: THỊ TRƯỜNG KINH DOANH XĂNG DẦU

CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN QUY MÔ ĐẦU TƯ

IV.1. DỰ KIẾN MẶT HÀNG VÀ SẢN LƯỢNG

IV.2. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN QUY MÔ SỨC CHỨA CỦA KHO

CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG

VI.1. GIẢI PHÁP THI CÔNG XÂY DỰNG

VI.1.1. Phương án thi công

VI.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG

VI.3. Hình thức quản lý dự án

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VII.1. Phương án Vận hành Kho xăng dầu

VII.2. Phương án sử dụng lao động và chi phí tiền lương

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – PCCC

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường

VIII.1.1. Giới thiệu chung

VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư

IX.3. NGUỒN KINH PHÍ XÂY DỰNG

CHƯƠNG X: NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

Nguồn vốn

Phương án hoàn trả vốn vay

CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

XI.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội

CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XII.1. Kết luận

XII.2. Kiến nghị

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1   Tên dự án:

- Kho trung chuyển xăng dầu sông Đốc

1.2   Địa điểm xây dựng

- Cảng Sông Đốc thành phố Cà Mau

- Diện tích xây dựng 73.000 m2

1.3   Chủ đầu tư :  

- Công ty TNHH Dầu khí Mê Kông

- Địa chỉ : 08 Phan Đình Phùng – Phường Tân An- Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ.

-    Điện thoại :   071.810817        Fax: 071.810810; 

1.4   Hình thức đầu tư

- Đầu tư xây dựng mới

1.5  Cấp công trình

- Công trình kho xăng dầu thuộc công trình cấp IV

1.6  Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ : 156 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại : (08) 22142126  ;  Fax: (08) 39118579

II.  CƠ SỞ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI DỰ ÁN

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định của chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.

- Quy chuẩn 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho tòa nhà và công trình.

- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.

- Quy chuẩn chất lượng nước thải QC 14:2008/BTNMT cột B.

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07-7-1999: Hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu;

- Nghị định số 158/2003 NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính Phủ về thuế giá trị gia tăng và Thông tư số 120/2003 /TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành  Nghị định số 158/2003 NĐ-CP

- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

- Định mức dự toán xây dựng công trình "Phần xây dựng" ban hành theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Định mức dự toán xây dựng công trình "Phần lắp đặt" ban hành kèm theo quyết định số 33/2005/QĐ-BXD ngày 04/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Định mức bể chứa và đường ống dẫn xăng dầu số 26/TM-KHĐT ngày 11/1/1995 của Bộ Thương Mại.

- Định mức chi phí quản lý  dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo văn bản số 1751/2007/ BXD-VP ngày 14/8/2007 của  Bộ Xây dựng.

- Quyết định số 663/TC-QĐ-TCNH ngày 24 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về biểu phí bảo hiểm xây dựng, biểu phí bảo hiểm lắp đặt, phụ phí bảo hiểm và biểu mức khấu trừ đối với tổn thất vật chất.

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

Các văn bản liên quan đến chủ trương đầu tư:

- Công văn số 5451/DK ngày 29/10/1996 của văn phòng chính phủ về việc đồng ý chấp nhận việc liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (trước đây là Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam) với các Tỉnh ĐBSCL.

- Công văn số 1261/DK-KH ngày 23/04/1997 của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam về việc thành lập Liên doanh Dầu khí Mê Kông (PetroMekong).

- Điều lệ Công ty liên doanh dầu khí Mê Kông (PetroMekong) đã được thông qua ngày 26/04/1997.

- Điều lệ bổ sung sửa đổi đã được thông qua ngày 24/04/2001.

- Quyết định số 007083GP/TLDN - 02 ngày 15/05/1998 của UBND thành phố Cần Thơ về việc thành lập Công ty liên doanh dầu khí Mê Kông.

- Giấy phép kinh doanh số 5702000488, đăng ký lần đầu ngày 16/05/1998; đăng ký thay đổi lần thứ 14 và cấp lại lần 7 ngày 07/02/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty liên doanh dầu khí Mê Kông số 044551 ngày 16/05/1998 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế, mã số thuế 1800277683-1 của Cục thuế thành phố Cần Thơ.

III.    TÀI LIỆU THAM KHẢO

- TCVN 5684-1992: An toàn cháy các công trình xăng dầu.

- TCVN-1993: Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt sử dụng.

- TCXDVN: Tập V  về thiết kế kho tàng, trạm và đường ống dẫn xăng dầu.

- Thiết kế sơ bộ cây xăng của Công ty thiết kế công trình xăng dầu và dầu khí

- Báo cáo nghiên cứu khả thi “Trạm kinh doanh nhiên liệu của PV OIL TP.HCM”

- TCVN 4530-1998: Kho xăng dầu – Yêu cầu thiết kế

- TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế

- TCVN 5864-2003: An toàn cháy công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn khác có liên quan đến thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng, công nghệ, điện, cấp thoát nước.

- Các Tiêu chuẩn Việt Nam:

- + TCVN-5307-2002: Kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ. 

Yêu cầu thiết kế.

+ TCVN-5684-2003: An toàn chữa cháy các công trình xăng dầu.

+ TCXD-205-1998: Thiết kế móng cọc

+ 20 TCN 174-89: Cọc, phương pháp thí nghiệm tại hiện trường

+ TCVN-5575-1991: Kết cấu thép

+ TCVN-2737-1995: Tiêu chuẩn tải trọng và tác động

+ TCVN-4088-1985: Tiêu chuẩn phân vùng khí hậu

+ TCVN-1651-1985: Tiêu chuẩn vật liệu thép trong xây dựng

+ TCVN-262-95:          Tiêu chuẩn thiết kế PCCC cho nhà & công trình 

+ TCVN-188-1996: Tiêu chuẩn nước thải đô thị

+ 20 TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng

- Thông tư liên tịch “Quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu” số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10/5/2001. 

- Các tiêu chuẩn nước ngoài được vận dụng:

- BS 2654: Tiêu chuẩn Anh. Chi tiết kỹ thuật cho các bể chứa hàn thép trụ đứng với các mối hàn đối đầu trong ngành công nghiệp dầu khí (British Standard BS 2654).

- API-650-1994: Tiêu chuẩn Hoa kỳ về thiết kế bể thép chứa dầu (Welded Steel Tanks for Oil Storage API Standard 650 Ninth Edition, July 1993).

- NFPA-11: Tiêu chuẩn thuốc chữa cháy có độ nở thấp

Các tài liêu tham khảo chính

- Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam

- Báo cáo tổng hợp dự án Qui hoạch phát triển Ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 của Bộ Công Thương .

- Số liệu sản xuất, kinh doanh cung ứng xăng dầu của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PETETCHIM, PDC, PETROMEKONG), Công ty Kỹ thuật Thương mại và đầu tư (PETEC), Công ty TNHH Dầu khí TP Hồ Chí Minh (SAIGONPETRO), Công ty Thương mại Dầu khí đồng Tháp (PETIMEX), Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO).

Các dự án đầu tư lớn của một số công ty kinh doanh xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ trong các năm 2001-2007:

- Dự án và thiết kế Tổng kho xăng dầu Miền Tây ( Trà Nóc - Cần Thơ) 

- Dự án và thiết kế Kho xăng dầu Cà Mau  (Petrolimex)  

- Dự án và thiết kế Kho xăng dầu Bình Thành - Đồng Tháp (Petrolimex)  

- Dự án và thiết kế  Kho xăng dầu Long Xuyên -An Giang (Petrolimex).

- Dự án Kho xăng dầu Chợ Mới -An Giang (Petrolimex).

- Qui hoạch hệ thống Kho xăng dầu của các tỉnh Cà Mau , An Giang…

 

CHƯƠNG II: 
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 

 

II.1. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

Nhằm lưu trữ và cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ các phương tiện cơ giới, phương tiện giao thông đi lại của người dân địa phương trong khu vực này và bình ổn thị trường.

Mặt khác dự án cũng tạo thêm một số chỗ làm việc và thu nhập cho người lao động trong Công ty và góp phần tăng nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc nộp các khoản thuế và các khoản đóng góp khác.

II.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên thị trường tiêu thụ xăng dầu Cà Mau cũng mang những nét chung của cả vùng. Tuy nhiên, với vị trí địa lý đặc thù, nằm ở vùng Đông Nam của Đồng bằng sông Cửu Long, được bao bọc bởi nhiều tuyến giao thông thuỷ, bộ, được coi là vùng có vị trí quan trọng đối với khu vực kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh doanh xăng dầu ở Cà Mau cũng có những đặc điểm riêng đáng chú ý sau:

- Hiện nay tỉnh Cà Mau  có chủ trương mở cửa kêu gọi đầu tư trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… do đó nhu cầu xăng dầu có hướng tăng mạnh trong những năm tới.

- Thời gian gần đây, sự giao lưu thương mại của tỉnh phát triển khá mạnh. Hệ thống giao thông thuỷ bộ đang được sửa chữa, nâng cấp rất thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi hàng hoá.

- Trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng nhiều cây xăng quy mô vừa và nhỏ thuận lợi cho việc tiêu thụ.

- Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu buôn chuyến, không ràng  buộc, sẵn sàng thay đổi nhà cung cấp nếu nơi khác thuận lợi hơn.

Thị trường khu vực hiện đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp tiêu thụ xăng dầu. Công ty TNHH Dầu khí Mekong là một đơn vị có tiềm năng phát triển mạnh và bền vững, có ưu thế so với các doanh nghiệp khác tại khu vực. Giảm giá cước vận tải xăng dầu do vận tải thuỷ qua kho Cà Mau  là lợi thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong tỉnh. Mặt khác  kho xăng dầu là nguồn dự trữ kinh doanh ổn định của Công ty tại khu vực.  Việc đầu tư phù hợp với chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về chiến lược phát triển toàn diện, là điều kiện cần thiết để PetroMekong giữ vững và nâng cao thị phần tại khu vực.  

Dự án kho trung chuyển Cà Mau đem lại cho thị trường của tỉnh những mặt hàng xăng dầu có chất lượng cao, tạo thế cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đồng thời bảo đảm lợi ích người tiêu dùng.

CHƯƠNG III: THỊ TRƯỜNG KINH DOANH XĂNG DẦU

 

3.1   TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KT-XH TẠI KHU VỰC CÀ MAU

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.210 km2, bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 6 huyện và một thành phố (gồm thành phố Cà Mau, các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển). Ngày 17-11-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ - CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Như vậy, hiện nay tỉnh Cà Mau có 8 huyện và 1 thành phố. Với vị trí địa lý nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đông Nam Á nên Cà Mau có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.

Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Nhóm đất mặn với 150.278 ha tập trung chủ yếu ở ven Biển Ðông và phía Nam thành phố Cà Mau, các huyện Ðầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Ðất phèn với diện tích rất lớn khoảng 334.925 ha, chiếm 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở các huyện trong tỉnh.

Khí hậu:

Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C.

Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khô có lượng bốc hơi lớn nhất. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp; đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thường đạt khoảng 80%.

Chế độ gió cũng theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 1,8 - 4,5 m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8.

Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 300 - 350 cm vào các ngày triều cường, và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém.

Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngoài cửa sông, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch tương đối nhỏ.

 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH

Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000 ha (trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240.000 ha). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay đạt khoảng trên 320.000 tấn/năm, trong đó tôm 120.000 tấn/năm. Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp.

Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh ước đạt 128 ngàn hécta, chiếm 82,7% diện tích cây trồng của tỉnh. Sản lượng lúa ước đạt 532.000 tấn. Hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa mang tính chất công nghiệp, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp nhiều khó khăn. Tổng đàn heo năm 2011 ước đạt 221,2 ngàn con. Đàn gia cầm ước đạt 1.521,2 ngàn con đang có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu một phần là do tác động của chuyển dịch một phần diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm, ở vùng nuôi tôm do thiếu thức ăn và nguồn nước bị nhiễm mặn nên hoạt động chăn nuôi gia súcgia cầm khó phát triển. Diện tích rừng tập trung của tỉnh đạt 102.973 ha, Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 296.300 ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2011 ước đạt 248,4 ngàn tấn, tăng gần 4,4 lần so với năm 1997, tăng bình quân 12,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng, năm 2011 ước đạt 47,2 triệu đồng/ha, tăng 4,8 lần so với năm 1997, tăng bình quân 13,4%/năm. Diện tích nuôitôm chiếm 90% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Sản lượng thủy sản đánh bắt tuy tăng chậm so với nuôi trồng nhưng cơ cấu sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường nước ven biển. Sản lượng thủy hải sản khai thác đạt 155 ngàn tấn vào năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 4,3%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2011 trên địa bàn tỉnh đạt 17.500 tỷ đồng, gấp 10,5 lần năm 1997 và gấp 6,1 lần năm 2000, tăng bình quân hằng năm trên 18%. Từ đầu năm 2012 đến ngày 30 tháng 01 năm 2013, thu ngân sách được 309 tỷ đồng, đạt 6,2% dự toán năm, bằng 90,2% so với cùng kỳ. Chi ngân sách 587 tỷ đồng, Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 372 tỷ đồng, Sản lượng điện ước đạt 155 triệu KWh, Sản lượng đạm 10.000 tấn. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu khoảng 1.069 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 1,28 triệu USD.

 

Chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau  được thể hiện trong bảng sau:

Bảng I-1:  một số chỉ tiêu   phát triển kinh tế của Cà Mau

Một số chỉ tiêu chủ yếu của Cà Mau 2006- 2010

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

KH năm 2010

1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

(Tính theo giá so sánh 1994)

19,8

12,3

13

11,52

12

2. GDP bình quân đầu người (USD):

(Giá hiện hành)

675

786

820

1030

1100

3. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng (%)

(Tính theo giá so sánh 1994)

43,5

13,49

26

17,86

16

4. Cơ cấu kinh tế: Giá hiện hành

Công nghiệp - xây dựng (%)

Nông - lâm - ngư nghiệp (%)

Dịch vụ (%)

 

28,97

48,28

22,75

 

31,37

45,57

23,06

 

32,80

43,32

23,88

 

34,37

41,50

24,13

 

35,54

39,26

25,21

5. Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

583

600

658

647

720

 

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau  được xác định trong: “Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau  đến năm 2010” và trong các văn kiện Đại Hội Đảng Bộ tỉnh Cà Mau .

Cà Mau  phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 12% thời kỳ 2001-2005 và 13% thời kỳ 2006-2010 bình quân cả thời kỳ 2001-2010 khoảng 12,75%.

 

3.2   DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG KINH DOANH XĂNG DẦU

 

a).Tình hình nguồn cung cấp xăng dầu năm 2012: Bộ Công Thương vừa ban hành quy định về hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu trong năm 2012 cho 13 doanh nghiệp đầu mối. Theo đó, định mức nhập khẩu tối thiểu tạm tính là 10,1 triệu (m3/tấn) xăng dầu. Lượng xăng nhập là 3,48 triệu m3; dầu diesel là 5,52 triệu m3; dầu mazut hơn 1 triệu tấn; dầu hỏa là 12.000 m3, nhiên liệu bay là 300.000 m3.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là đơn vị được giao chỉ tiêu nhiều nhất với hơn 5,8 triệu (m3/tấn). Tiếp đến, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) có chỉ tiêu trên 1,26 triệu (m3/tấn); Tổng công ty Thương mại và Kỹ thuật và Đầu tư hạn mức tối thiểu là 503.000 (m3/tấn); Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP HCM 586 triệu (m3/tấn). Công ty Cổ phần Nhiên liệu Petrolimex được giao hạn mức thấp nhấp, 5.000 m3 nhiên liệu.

 

3.3  Khái quát thị trường tiêu thụ xăng dầu Tây Nam Bộ và Cà Mau

 

Tại khu vực miền Tây Nam Bộ thị trường xăng dầu mang tính chất cạnh tranh mạnh mẽ. Petrolimex là đơn vị chiếm đa số thị phần trong cả nước, nhưng tại khu vực này chỉ chiếm dưới 50%. Phần còn lại do các Công ty khác cung ứng. Petrolimex cũng là đơn vị tái xuất qua Campuchia và cất giữ lượng hàng xăng dầu dự trữ Quốc gia tại khu vực . Theo thống kê của các đơn vị kinh doanh xăng dầu tại ĐBSCL, mức tiêu thụ xăng dầu tại một số  tỉnh năm 2010 như  sau:

Bảng I-3. Thống kê  tiêu thụ xăng dầu một số tỉnh ĐBSCL năm 2010

Thứ tự

Địa phương

Lượng tiêu thụ xăng dầu năm 2010, (1000m3)

1. 

Long An

196

2. 

Tiền Giang

299

3. 

Đồng Tháp

121

4. 

Vĩnh Long

102

5. 

Bến Tre

178

6. 

Trà vinh

70

7. 

An Giang

185

8. 

Cần Thơ

478

9. 

Hậu Giang

78

10. 

Sóc Trăng

70

11. 

Kiên Giang

555

12. 

Bạc Liêu

76

13. 

Cà Mâu

98

 

Tổng cộng

2.587

Lượng xăng dầu tiêu thụ tại khu vực Cà Mau  có giá trị không lớn so với các khu vực khác ở Nam Bộ nhưng có mức tăng trưởng tương đối cao.

Nguồn cung ứng xăng dầu cho Cà Mau  chủ yếu từ các tổng kho ở Thành phố Hồ Chí Minh của Petrolimex, Petechim, PETEC, SaigonPetro (tại Nhà Bè,Cát Lái), ở Cần Thơ (Tổng kho Miền Tây của Petrolimex, kho Cần Thơ của PetroMekong). Ngoài ra còn có các doanh nghiệp  khác được phép nhập khẩu xăng dầu như Công ty Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PVPDC), Công ty xăng dầu Hàng không, Công ty dầu khí Đồng Tháp.. cũng tham gia cung cấp cho khu vực Cà Mau . Do có nhiều nguồn cung cấp nên thị trường xăng dầu tại Nam Bộ nói chung và tại Cà Mau  nói riêng luôn sôi động và cạnh tranh rất quyết liệt.

Theo số liêu điều tra của dự án Qui hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ( Bộ Thương mại -2010) thị phần các doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (trừ các tỉnh Tiền Giang và Long An) như sau:

Bảng I-4. Thị phần các doanh nghiệp tại  ĐBSCL năm 2010

 

Doanh nghiệp

Sản lượng (1000 m3)

Thị phần, %

Petrolimex

792

37,6

PetroMekong

323

15,3

Petimex

291

13,8

Petec

180

8,5

SaigonPetro

160

7,6

Petechim

120

5,7

PDC

240

11,4

Tổng

2106

100,0

Việc đầu tư cơ sở vật chất là điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp giữ được thị phần. Hiện nay Cà Mau  không có doanh nghiệp nào đủ điều kiện được phép trực tiếp xuất nhập khẩu xăng dầu, do vậy nguồn cung ứng xăng dầu cho Cà Mau  do các doanh nghiệp ngoài tỉnh cung ứng thông qua các doanh nghiệp đầu mối lớn của Tỉnh. Cà Mau  có 2 doanh nghiệp nhà nước và 8 doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những đầu mối cung cấp xăng dầu cho các Kho tiêu thụ trong tỉnh.

Công ty xăng dầu Cà Mau  là đầu mối cung ứng xăng dầu chủ yếu cho thị trường Cà Mau. Đây là doanh nghiệp nhà nước nằm trong hệ thống cung ứng xăng dầu của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Công ty có kho trung chuyển dung tích 400m3 và hệ thống Kho ở 6/8 huyện thị của tỉnh.  Sức chứa của các phương tiện tồn trữ của Công ty khoảng hơn 1 triệu lít. Công ty xăng dầu Cà Mau  hiện chiếm khoảng 35% thị phần trên  địa bàn tỉnh .

Công ty thương mại Cà Mau  và các doanh nghiệp khác là những doanh nghiệp vừa tổ chức bán buôn và bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp này hiện cung ứng khoảng trên 60% lượng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Đây là những doanh nghiệp có nhiều đại lý và phân bổ mạng lưới rộng khắp các huyện thị trong tỉnh. Tuy vậy nguồn hàng của các Công ty này không ổn định do phụ thuộc vào các Công ty xuất nhập khẩu xăng dầu và các đại lý cấp I, thậm chí cả các đại lý cấp II, nhất là những khi thị trường xăng dầu có biến động về giá cả.

Qua số liệu báo cáo và các số liệu điều tra của các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thì hiện nay cơ cấu tiêu dùng xăng dầu trên địa bàn như sau:

+ Xăng các loại chiếm tỷ trọng: 52,63%

+ Dầu các loại chiếm tỷ trọng: 47,37%

Cơ cấu tiêu dùng phân theo các ngành kinh tế như sau:

+ Giao thông vận tải chiếm: 50,36%

+ Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản chiếm: 22,51%

+ Phục vụ sản xuất nông nghiệp các loại chiếm: 12,35%

+ Sản xuất công nghiệp chiếm: 6,18%

+ Các nhu cầu khác chiếm: 8,55%

Như vậy ở Cà Mau  nhu cầu xăng dầu chủ yếu phục vụ cho giao thông vận tải và nuôi trồng thuỷ hải sản.

Dự báo lượng xăng dầu tiêu thụ tại Cà Mau  như sau:

 

Dự án đầu tư tổng kho trung chuyển xăng dầu và quy trình thực hiện các biện pháp ứng cứu sự cố chấy nổ tại kho xăng dầu, quy trình xin phê duyện hồ sơ ứng cứu cháy nố tại kho xăng dầuKẾ HOẠCH THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA

   CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU CÔN ĐẢO VÀ CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU THÁI BÌNH

ĐỊA ĐIỂM: HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

KÍNH GỬI: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH HOÀNG HIẾU

Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương xin trình bày kế hoạch lập báo cáo kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu Côn Đảo tại Số 1 Nguyễn Huệ huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng khối lượng dự trữ 280m3 và Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thái Bình tại đường 30/4 khu dân cư số 10 huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng khối lượng dự trữ 420m3. Kế hoạch cụ thể như sau:

TT

Nội dung

Trách nhiệm

 Tổng số ngày

Ghi chú

1

Khảo sát, thu thập dữ liệu về các công trình được xây dựng tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu, tình hình hoạt động, tổng khối lượng xuất nhập hàng qua các năm, lực lượng phương tiện tham gia ứng phó hiện có của cơ sở, pháp lý… để lập báo cáo

Tư vấn & Chủ đầu tư

2

Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

Cung cấp sổ đất hoặc giấy tờ có liên quan; Bản vẽ sơ đồ PCCC khu vực cây xăng..

Tư vấn xuống Dự án khảo sát và Tổng hợp thông tin hoàn thiện báo cáo.

Đo vẽ mặt bằng hiện trạng cây xăng

2

Viết, xây dựng nội dung báo cáo

Tư vấn

10

 

3

Chủ đầu tư dự án đọc/ kiểm tra lại nội dung báo cáo

Chủ đầu tư dự án

2

Tư vấn gửi file mềm nội dung báo cáo cho Chủ đầu tư kiểm tra trước khi phát hành

4

Chỉnh sửa báo cáo theo yêu cầu của chủ đầu tư dự án và trình ký hồ sơ

Tư vấn & Chủ đầu tư dự án

6

Tư vấn bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của Chủ đầu tư, xuất bản trình ký và gửi bưu điện hồ sơ cho chủ đầu tư nộp hồ sơ.

5

Nộp hồ sơ lên cơ quan cấp phép

Tư vấn

6

Cơ quan cấp phép thành lập Đoàn kiểm tra thực tế và thẩm định

Cơ quan cấp phép

15

Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Đoàn kiểm tra thực tế xuống dự án và thẩm định.

8

Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo

Cơ quan cấp phép

10

Sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên Sở, ban ngành chuyên viên thụ lý tổng hợp các ý kiến và phát hành văn bản tổng hợp yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.

9

Chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp phép

Tư vấn & Chủ đầu tư dự án

5

Chủ đầu tư cung cấp bổ sung thông tin, pháp lý theo yêu cầu cho đơn vị tư vấn tiến hành chỉnh sửa, bổ sung nộp hoàn thiện

10

Chủ đầu tư dự án Đọc và Ký báo cáo sau khi bổ sung để nộp lại

Chủ đầu tư dự án

3

Tư vấn gửi file mềm cho Chủ đầu tư kiểm tra, sau đó xuất bản trình ký và nộp hoàn thiện chờ ra Quyết định phê duyệt

11

Cấp Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Cơ quan cấp phép

10

Trình lãnh đạo ký đối với dự án cấp Tỉnh khoảng 20 ngày theo Điều 8 Quyết định Số 12/2021/QĐ-TTg quyết định ban hành quy chế hoạt động kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.lapduan.comwww.lapduan.info ; www.khoanngam.com     

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha