Lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm qua mạng theo HSMT và HSDT

Lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm qua mạng theo HSMT và HSDT các quy định mới ban hành

Ngày đăng: 04-08-2022

719 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU QUA MẠNG

Điều 25. Lập, trình, thẩm định, phê duyệt E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT

1. Bên mời thầu tổ chức lập E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT trên Hệ thống. Sau khi lập E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT, bên mời thầu trình chủ đầu tư để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT. Việc phê duyệt E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT được thực hiện không qua mạng.

2. E-HSMT phải bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị E-HSDT. Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải E-HSMT không đầy đủ thông tin (như thiếu thiết kế, bản vẽ...) hoặc thông tin không rõ ràng, gây khó khăn cho nhà thầu trong việc chuẩn bị E-HSDT thì E-HSMT này là không hợp lệ; chủ đầu tư, bên mời thầu phải sửa đổi, bổ sung E-HSMT cho phù hợp và tiến hành đăng tải lại E-HSMT.

3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi tư vấn, bằng dữ liệu, tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ, yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm trong E-HSMST, E-HSMT được số hóa dưới dạng webform trên Hệ thống. Chủ đầu tư, bên mời thầu không được đính kèm các file yêu cầu khác về bảng dữ liệu, tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ, yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm trong E-HSMST, E-HSMT. Bảng dữ liệu, tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ, yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm không phải là bản được số hóa dưới dạng webform sẽ không được coi là một phần của E-HSMST, E-HSMT và nhà thầu không phải đáp ứng các yêu cầu này.

4. Trường hợp gói thầu đã áp dụng sơ tuyển, nếu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu khi nộp E-HSDT có sự thay đổi so với khi tham dự sơ tuyển thì nhà thầu phải cập nhật lại năng lực và kinh nghiệm của mình.

5. Trường hợp E-HSMT có các nội dung dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP nêu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này thì bên mời thầu, tổ chuyên gia không được loại bỏ E-HSDT không đáp ứng các nội dung này.

6. Trường hợp thuê tư vấn để thực hiện vai trò của bên mời thầu, tổ chuyên gia để đăng tải thông tin, lập E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT, đánh giá E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT, đơn vị thuê thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.

Điều 26. Trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình tham dự thầu

1. Nhà thầu chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin kê khai trên webform và file tài liệu đính kèm trong quá trình tham dự thầu. Nhà thầu nhập thông tin theo yêu cầu của E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT và đính kèm các file tài liệu để tạo thành bộ E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT như sau:

a) Thông tin về tính hợp lệ của E-HSDT:

- Đối với nội dung về bảo đảm dự thầu, nhà thầu kê khai thông tin và đính kèm bản scan bảo đảm dự thầu;

- Đối với các nội dung còn lại, nhà thầu chỉ kê khai thông tin trên webform mà không cần đính kèm bản scan các văn bản, tài liệu liên quan.

b) Thông tin về năng lực, kinh nghiệm:

- Đối với hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất: nhà thầu kê khai và đính kèm file tài liệu liên quan để chứng minh thông tin đã kê khai;

- Đối với yêu cầu về nguồn lực tài chính: nhà thầu kê khai thông tin; trường hợp nhà thầu sử dụng cam kết cung cấp tín dụng để chứng minh nguồn lực tài chính, ngoài việc phải kê khai thông tin, nhà thầu đính kèm bản scan cam kết cung cấp tín dụng;

- Đối với doanh thu hằng năm, giá trị tài sản ròng: kể từ năm 2021 trở đi, Hệ thống tự động trích xuất số liệu về báo cáo tài chính từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thuế điện tử vào hồ sơ năng lực của nhà thầu;

- Đối với các nội dung khác: nhà thầu kê khai trên webform mà không cần đính kèm bản scan các văn bản, tài liệu liên quan;

Đối với số liệu về báo cáo tài chính kể từ năm 2021 trở đi, trường hợp nhà thầu phát hiện Hệ thống chưa cập nhật số liệu so với Hệ thống thuế điện tử của các năm từ năm 2021 trở đi thì nhà thầu sửa đổi thông tin cho phù hợp với số liệu đã báo cáo với cơ quan thuế; trường hợp số liệu mà nhà thầu cập nhật, sửa đổi trên Hệ thống không thống nhất với số liệu trên Hệ thống thuế điện tử dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu bị coi là gian lận, vi phạm khoản 4 Điều 89 của Luật Đấu thầu.

2. Nhà thầu có trách nhiệm nghiên cứu E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT đối với các gói thầu mà nhà thầu quan tâm để chuẩn bị E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT cho phù hợp với yêu cầu của E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT. Trường hợp phát hiện E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT có các nội dung không rõ ràng, gây khó khăn cho nhà thầu trong việc chuẩn bị E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT thì nhà thầu phải yêu cầu bên mời thầu làm rõ E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT để chủ đầu tư, bên mời thầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu này cho phù hợp.

3. Nhà thầu có trách nhiệm theo dõi, cập nhật các thông tin trên Hệ thống đối với gói thầu mà nhà thầu quan tâm hoặc tham dự. Trường hợp xảy ra các sai sót do không theo dõi, cập nhật thông tin trên Hệ thống dẫn đến bất lợi cho nhà thầu trong quá trình tham dự thầu bao gồm: thay đổi, sửa đổi về E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT, thời gian nộp E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT, thời gian làm rõ E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT, thời gian thương thảo hợp đồng và các nội dung khác thì nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm và chịu bất lợi trong quá trình tham dự thầu.

4. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho giám đốc chi nhánh, giám đốc công ty con hạch toán phụ thuộc, giám đốc xí nghiệp... để thực hiện các công việc trong quá trình tham dự thầu thì việc tham dự thầu trên Hệ thống phải được thực hiện bằng tài khoản tham gia Hệ thống của nhà thầu mà không được sử dụng tài khoản tham gia Hệ thống của chi nhánh, công ty con, xí nghiệp... Đối với trường hợp sử dụng tài khoản tham gia Hệ thống của chi nhánh hoặc các đơn vị phụ thuộc (hạch toán phụ thuộc) thì nhà thầu sẽ bị coi là không đáp ứng về tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

Điều 27. Giấy phép bán hàng và hàng hóa mẫu

1. Giấy phép bán hàng:

a) Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất, trong E-HSMT không được yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương;

b) Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan khác thì trong E-HSMT có thể yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất;

Trường hợp E-HSMT đưa ra yêu cầu cụ thể về giấy phép bán hàng (giấy phép bán hàng của hãng sản xuất hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất...) thì nhà thầu chỉ cần xuất trình một trong các tài liệu sau đây trước khi ký hợp đồng như: giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc của đại lý được ủy quyền bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương;

c) Việc nhà thầu không đính kèm một trong các tài liệu quy định tại điểm b khoản này không phải là lý do loại bỏ nhà thầu. Nhà thầu vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá và được xét duyệt trúng thầu. Trường hợp trúng thầu, nhà thầu phải xuất trình một trong các tài liệu này trước khi ký kết hợp đồng.

2. Hàng hóa mẫu:

E-HSMT không được đưa ra yêu cầu về hàng mẫu; trường hợp cần yêu cầu về hàng mẫu để đánh giá về kỹ thuật thì chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong tờ trình phải nêu rõ lý do yêu cầu về hàng mẫu. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu cung cấp hàng mẫu không dẫn đến làm tăng chi phí của gói thầu, hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Trường hợp E-HSMT có yêu cầu cung cấp hàng mẫu, nhà thầu có thể nộp bổ sung hàng mẫu trong vòng 05 ngày làm việc sau thời điểm đóng thầu.

Điều 28. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình

Đối với gói thầu xây lắp, nhà thầu có thể đính kèm chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình hoặc không đính kèm chứng chỉ này trong E-HSDT, kể cả trường hợp E-HSMT có yêu cầu nhà thầu phải có chứng chỉ này. Việc nhà thầu không đính kèm chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình không phải là lý do loại bỏ nhà thầu. E-HSDT của nhà thầu vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá và được xét duyệt trúng thầu. Trường hợp trúng thầu, nhà thầu phải xuất trình chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình trước khi trao hợp đồng.

Điều 29. Quy định về cam kết, hợp đồng nguyên tắc

Trường hợp E-HSMT có yêu cầu về cam kết, hợp đồng nguyên tắc thuê thiết bị, cung cấp vật liệu chính, bảo hành, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng mà E-HSDT không đính kèm các tài liệu này thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ E-HSDT, bổ sung tài liệu trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc để làm cơ sở đánh giá E-HSDT.

Điều 30. Quy định về nhân sự chủ chốt, thiết bị

1. Yêu cầu về nhân sự chủ chốt:

a) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:

- Đối với phần công việc cung cấp hàng hóa, E-HSMT không được đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt;

- Đối với hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, không đòi hỏi nhân sự thực hiện dịch vụ liên quan phải có trình độ cao thì không yêu cầu về nhân sự chủ chốt;

- Trường hợp các dịch vụ liên quan có yếu tố đặc thù, phức tạp cần thiết phải có nhân sự có trình độ, hiểu biết, nhiều kinh nghiệm đảm nhận thì có thể đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt để thực hiện các công việc đặc thù, phức tạp này. Trường hợp yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong tờ trình phê duyệt E-HSMT phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt không dẫn đến làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

b) Đối với gói thầu xây lắp:

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và pháp luật về xây dựng mà chủ đầu tư đưa ra yêu cầu về nhân sự chủ chốt trong E-HSMT cho phù hợp. E-HSMT không được yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với các vị trí mà pháp luật về xây dựng không có yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chức danh đó hoặc đối với các vị trí kỹ thuật thông thường, công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông.

c) Đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn:

Đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn không đòi hỏi nhân sự có chuyên môn cao thì không được yêu cầu về nhân sự chủ chốt. Trường hợp dịch vụ phi tư vấn có yếu tố đặc thù, phức tạp cần thiết phải có nhân sự có hiểu biết, nhiều kinh nghiệm đảm nhận thì có thể đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt để thực hiện các công việc đặc thù, phức tạp này. Trường hợp yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong tờ trình phê duyệt E-HSMT phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt không dẫn đến làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. E-HSMT không được yêu cầu nhân sự chủ chốt đối với công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông.

d) Đối với gói thầu nêu tại các điểm a, b và c khoản này có yêu cầu về nhân sự chủ chốt, trường hợp nhân sự chủ chốt mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Đối với mỗi nhân sự không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự thay thế đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì E-HSDT bị loại.

2. Yêu cầu về thiết bị chủ yếu đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn (nếu có), xây lắp:

a) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà chủ đầu tư, bên mời thầu đưa ra yêu cầu về thiết bị chủ yếu cho phù hợp (số lượng, chủng loại, tính năng, công suất...);

b) Trường hợp thiết bị mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung thiết bị để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Đối với mỗi thiết bị không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có thiết bị thay thế đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.

3. Trường hợp trúng thầu và ký kết hợp đồng, nhà thầu có nghĩa vụ huy động nhân sự, thiết bị như đã đề xuất ban đầu hoặc đề xuất thay đổi theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không huy động được nhân sự, thiết bị, nhà thầu bị phạt hợp đồng, bị đánh giá về uy tín khi tham gia các gói thầu khác.

4. Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự, thiết bị không trung thực thì nhà thầu không được thay thế nhân sự, thiết bị khác theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này, E-HSDT của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 89 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Điều 31. Mở thầu đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng

1. Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:

Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.

2. Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:

a) Bên mời thầu phải tiến hành mở E-HSĐXKT và công khai biên bản mở E-HSĐXKT trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu;

b) Sau khi có quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, bên mời thầu đăng tải danh sách này trên Hệ thống và đính kèm bản chụp (scan) văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trên Hệ thống. Sau khi đăng tải thành công, Hệ thống gửi thông báo đến các nhà thầu tham dự gói thầu;

c) Sau khi đăng tải danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, Bên mời thầu mở E-HSĐXTC của các nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và công khai biên bản mở E-HSĐXTC trên Hệ thống.

Điều 32. Đánh giá E-HSDT

1. Quy trình đánh giá E-HSDT:

a) Quy trình 01 áp dụng cho tất cả các gói thầu:

- Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT;

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

- Đánh giá về kỹ thuật;

- Đánh giá về tài chính.

b) Quy trình 02 áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, sử dụng phương pháp “giá thấp nhất” và các E-HSDT đều không có bất kỳ ưu đãi nào:

- Căn cứ vào biên bản mở thầu, Hệ thống tự động xếp hạng nhà thầu theo giá dự thầu thấp nhất (không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu trong trường hợp này);

- Đánh giá tính hợp lệ E-HSDT của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

- Đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì đánh giá đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.

c) Đối với gói thầu áp dụng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, căn cứ vào E-HSDT của các nhà thầu đã nộp trên Hệ thống và phương pháp đánh giá E-HSDT quy định trong E-HSMT, bên mời thầu được chọn một trong hai quy trình quy định tại điểm a và điểm b khoản này để đánh giá E-HSDT. Quy trình 02 chỉ thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm b khoản này.

2. Nguyên tắc đánh giá E-HSDT:

a) Việc đánh giá E-HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT và các yêu cầu khác trong E-HSMT, các tài liệu làm rõ E-HSMT, căn cứ vào E-HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ E-HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu;

b) Sau khi lựa chọn được danh sách ngắn, trường hợp nhà thầu thay đổi tư cách tham dự thầu thì gửi văn bản đến bên mời thầu để xem xét, chấp thuận. Trường hợp bên mời thầu chấp thuận, nhà thầu phải đính kèm các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm trong E-HSDT theo tư cách tham dự thầu mới;

c) Đối với các nội dung Hệ thống đánh giá tự động, trường hợp nhà thầu không kê khai thông tin hoặc có kê khai nhưng không đúng, không đầy đủ, không đáp ứng theo yêu cầu của E-HSMT thì Hệ thống sẽ đánh giá nhà thầu "không đạt" ở nội dung này. Tổ chuyên gia không thể sửa đổi kết quả đánh giá từ "không đạt" thành "đạt" khi Hệ thống đã đánh giá "không đạt". Trường hợp các thông tin mà nhà thầu cam kết, kê khai trong E-HSDT không trung thực dẫn đến làm sai lệch kết quả đánh giá E-HSDT của nhà thầu thì nhà thầu sẽ bị coi là gian lận và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;

d) Đối với bảo đảm dự thầu, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì thông tin trong file đính kèm là cơ sở để đánh giá;

đ) Đối với hợp đồng tương tự, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin về hợp đồng kê khai trên webform và file tài liệu chứng minh các thông tin về hợp đồng đó thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ E-HSDT;

Trường hợp các hợp đồng mà nhà thầu kê khai, đính kèm trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung hợp đồng khác từ hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có hợp đồng đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.

e) Đối với xuất xứ của hàng hóa, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì bên mời thầu yêu cầu làm rõ E-HSDT;

g) Đối với các nội dung ngoài các nội dung nêu tại các điểm d, đ và e khoản này, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì thông tin trên webform là cơ sở để xem xét, đánh giá;

h) Tại bước đánh giá về tài chính, trường hợp nhà thầu không kê khai thông tin trong biểu mẫu về ưu đãi hàng hóa sản xuất trong nước (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa) để làm cơ sở tính toán ưu đãi thì nhà thầu sẽ không được hưởng ưu đãi;

i) Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải chuẩn bị các tài liệu để đối chiếu, chứng minh các thông tin mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT. Đối với các nội dung về tính hợp lệ, lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu, thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh thu bình quân hằng năm, giá trị tài sản ròng đã được Hệ thống đánh giá tự động là "đạt" theo thông tin kê khai, trích xuất trong E-HSDT mà tổ chuyên gia đánh giá lại là "không đạt" thì tổ chuyên gia chỉnh sửa lại kết quả đánh giá từ "đạt" thành "không đạt". Trong trường hợp này, bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng mà không phải phê duyệt lại danh sách xếp hạng. Đối với thông tin về thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh thu bình quân hằng năm, giá trị tài sản ròng từ năm 2021 trở đi, bên mời thầu chỉ đối chiếu nếu nhà thầu cập nhật thông tin mà không đối chiếu trong trường hợp các thông tin trên do Hệ thống tự động trích xuất từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thuế điện tử.

3. Trường hợp chỉ có 01 nhà thầu tham dự thầu hoặc chỉ có 01 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì không cần xác định giá đánh giá (trong trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá), điểm tổng hợp (trong trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá), không cần xác định ưu đãi, không cần phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.

4. Sau khi đánh giá E-HSDT, tổ trưởng tổ chuyên gia đính kèm bản scan báo cáo đánh giá E-HSDT (có chữ ký của tất cả thành viên trong tổ chuyên gia) lên Hệ thống. Tổ trưởng tổ chuyên gia chịu trách nhiệm về sự thống nhất giữa bản báo cáo đánh giá E-HSDT scan đính kèm trên Hệ thống và bản báo cáo đánh giá E-HSDT bằng giấy có chữ ký của các thành viên trong tổ chuyên gia.

5. Danh sách xếp hạng nhà thầu không cần phải thẩm định trước khi phê duyệt.

Điều 33. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Bên mời thầu lập tờ trình theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo báo cáo đánh giá E-HSDT trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở tờ trình, báo cáo đánh giá E-HSDT, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều 34. Thời gian chuẩn bị E-HSDT khi đấu thầu rộng rãi qua mạng đối với gói thầu thuộc trường hợp được chỉ định thầu và gói thầu dịch vụ tư vấn đơn giản

1. Đối với gói thầu thuộc trường hợp được chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng thì thời gian chuẩn bị E-HSDT tối thiểu là 10 ngày.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có tính chất đơn giản, áp dụng loại hợp đồng trọn gói thì thời gian chuẩn bị E-HSDT tối thiểu là 10 ngày.

Điều 35. Đấu thầu thuốc qua mạng

1. Bên mời thầu lập E-HSMT gồm những nội dung sau:

a) Các nội dung của E-HSMT được thực hiện trên webform bao gồm: Bảng dữ liệu, Đơn dự thầu, Thỏa thuận liên danh (nếu có), Biểu “giá dự thầu và Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu kỹ thuật của thuốc”.

b) Các nội dung còn lại của E-HSMT được bên mời thầu lập và đính kèm trên Hệ thống.

2. Việc lập E-HSMT căn cứ vào các webform nêu tại điểm a khoản 1 Điều này và các quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BYT. Việc đánh giá E-HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT và các yêu cầu khác trong E-HSMT, căn cứ vào E-HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ E-HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

3. Sau khi lập E-HSMT, bên mời thầu in E-HSMT trình chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt. Bên mời thầu chịu trách nhiệm về sự thống nhất giữa nội dung E-HSMT được phê duyệt và E-HSMT trên Hệ thống. Trường hợp có sự khác biệt giữa nội dung E-HSMT được phê duyệt và E-HSMT trên Hệ thống thì nội dung trên Hệ thống là cơ sở để lập, đánh giá E-HSDT.

4. E-HSMT được phát hành miễn phí trên Hệ thống. Bên mời thầu không được phát hành hồ sơ mời thầu bản giấy cho nhà thầu, trường hợp bên mời thầu phát hành bản giấy cho nhà thầu thì bản giấy không có giá trị pháp lý để lập, đánh giá hồ sơ dự thầu. Nhà thầu tham dự thầu phải nộp chi phí theo quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BKHĐT.

5. Trường hợp cần sửa đổi E-HSMT, bên mời thầu đăng nhập và chỉnh sửa trực tiếp trên Hệ thống sau khi có sự chấp thuận về nội dung của chủ đầu tư.

6. Trường hợp có sự khác biệt giữa thông tin trong file đính kèm E-HSMT phát hành trên Hệ thống và các thông tin trong webform thì thông tin trong webform là cơ sở để lập, đánh giá E-HSDT.

7. Nhà thầu lập biểu giá dự thầu theo webform, cam kết các nội dung trong đơn dự thầu được Hệ thống tạo ra trên Hệ thống, trường hợp liên danh thì thực hiện liên danh trên Hệ thống. Các nội dung còn lại của E-HSDT do nhà thầu đính kèm trên Hệ thống. Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin trên web form và thông tin trong file đính kèm E-HSDT thì thông tin trên webform là cơ sở để đánh giá E-HSDT.

8. Trường hợp có sự không thống nhất giữa quy định tại Điều này, Mẫu số 7A, Mẫu số 7B ban hành kèm theo Thông tư này với các quy định còn lại của Thông tư này thì áp dụng quy định tại Điều này và Mẫu số 7A, Mẫu số 7B ban hành kèm theo Thông tư này.

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha