Khoan ngầm kéo ống dẩn khí qua sông

Khoan ngầm kéo ống dẩn khí qua sông

Ngày đăng: 20-11-2020

1,986 lượt xem

Khoan ngầm kéo ống dẩn khí qua sông

MỤC LỤC

1.0 giỚi thiỆu chung 3

1.1 Tổng quan dự án 3

1.2 Mục đích tài liệu 4

1.3 Các văn bản pháp lý 4

1.4 Định nghĩa và viết tắt 5

2.0 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG 6

3.0 NHÂN LỰC THI CÔNG 6

4.0 THIẾT BỊ THI CÔNG 7

5.0 CÔNG TRÌNH TẠM PHỤC VỤ THI CÔNG 8

6.0 TIẾN ĐỘ THI CÔNG khoan 8

7.0 vật tư thi công 9

8.0 CHIỀU SÂU, KHOẢNG CÁCH TỚI CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM 9

9.0 BIỆN PHÁP Thi công 10

9.1 Huy động máy móc thiết bị và nhân lực 10

9.2 Chuẩn bị công tác khoan 11

9.3 Công tác khoan dẫn hướng 12

9.4 Công tác khoan mở rộng kích thước lỗ 14

9.5 Công tác kéo ống lồng 18

9.6 Công tác thu dọn vệ sinh và hoàn trả mặt bằng 19

10.0 BIỆN PHÁP ANTĐ, VSMT, PCCN và an ninh CÔNG TRƯỜNG 20

10.1 Quy định chung 20

10.2 An ninh 20

10.3 Vệ sinh môi trường 20

10.4 Phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông nội bộ 21

10.5 An toàn lao động 22

 

1.0 giỚi thiỆu chung khoan ngầm kéo ống qua sông

1.1 Tổng quan dự án

Khu công nghiệp Phú Mỹ thuộc vùng trọng điểm kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Dương đang thu hút rất nhiều các dự án đầu tư trong thời gian gần đây.

Hiện KCN Phú Mỹ đã thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép, nhôm,...

Nằm trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc cung cấp khí đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng tại Khu vực Đông Nam Bộ bao gồm các nhà máy điện Nhơn Trạch, Phú Mỹ, Bà Rịa,…Xí nghiệp phân phối khí thấp áp Vũng Tàu đang thực hiện đầu tư dự án “Đường ống cung cấp khí thiên nhiên cho KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3”.

Do đó, để thực hiện việc cấp khí cho KCN Phú Mỹ 3 tại Thị xã Phú Mỹ, dự án “Đường ống cung cấp khí thiên nhiên cho KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3” (Dự án) được Xí nghiệp phân phối khí thấp áp Vũng Tàu xem xét lập dự án đầu tư.

Để đảm bảo tiến độ cung cấp khí cho KCN Phú Mỹ 3, Xí nghiệp phân phối khí thấp áp Vũng Tàu đầu tư “Đường ống cung cấp khí thiên nhiên cho KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3” bao gồm các tuyến đường ống 8” dẫn khí, được luồn trông ống lồng thép D12” băng qua sông Mỏ Nhát.

Tuyến ống và trạm phân phối khí sẽ được thiết kế, thi công lắp đặt và vận hành tuân thủ Nghị định số 13/2011/NĐ-CP và Nghị định số 25/2019/NĐ-CP về an toàn công trình dầu khí trên đất liền và các tiêu chuẩn liên quan như: ASME B31.8, ASME B31.3, ….

1.2 Thông tin chung về công trình

Tên công trình: Khoan ngầm kéo ống khí D8” qua sông Mỏ Nhát.

Thuộc dự án: Đường ống cung cấp khí thiên nhiên cho KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3.

Loại dự án, cấp công trình: Dự án thuộc nhóm C, công trình tuyến ống dẫn khí cấp II.

Địa điểm: KCN Phú Mỹ 2 mở rộng, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

1.3 Mục đích tài liệu

Mục đích của tài liệu này là đưa ra phương pháp để Nhà thầu thực hiện và kiểm soát việc thi công khoan ngầm tuyến ống khí ngang qua sông Mỏ Nhát như bản vẽ đính kèm, thuộc dự án “ĐƯỜNG ỐNG CUNG CẤP KHÍ THIÊN NHIÊN CHO KCN CHUYÊN SÂU PHÚ MỸ 3”.

1.4 Các văn bản pháp lý

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 7;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23/06/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 của Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 7;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình;

- Quyết định số 04/2015/QĐ-TTg ngày 20/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí;

- Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/1/2017 của Thủ tướng chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

- Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/02/2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 09 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc "Hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010;

- Quyết định số  59/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Bà rịa - Vũng tàu về việc "phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2025";

- Văn bản số: 614/TTg-CN ngày 15/05/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc bổ sung quy hoạch đối với Dự án kho tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường ống cung cấp khí thiên nhiên cho khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3” số 115/QĐ-XNVT ngày 06/07/2020;

- Hợp đồng số: 44/2020/XNVT-ĐBA-VX ngày 03/09/2020 giữa Xí nghiệp Phân phối Khí thấp áp Vũng Tàu và Liên danh ĐBA-VX về việc “Tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán xây dựng công trình”;

- Nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt theo Quyết định số 210/QĐ-XNVT ngày 07/09/2020 của Xí nghiệp phân phối khí thấp áp Vũng Tàu;

- Phương án khảo sát đã được phê duyệt theo Quyết định số 213/QĐ-XNVT ngày 08/09/2020 của Xí nghiệp phân phối khí thấp áp Vũng Tàu.

1.5 Định nghĩa và viết tắt

Chủ đầu tư

:

XÍ NGHIỆP PHÂN PHỐI KHÍ THẤP ÁP VŨNG TÀU

Nhà thầu

:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Dự án

:

Đường ống cung cấp khí thiên nhiên cho KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3

Gói thầu

:

Thiết kế, Chế tạo và Thi công, Lắp đặt

BDA   : Ban Dự Án

CBAT   : Cán Bộ An Toàn

CBKT   : Cán Bộ Kỹ Thuật

MMTB   : Máy Móc Thiết Bị

KCN  : Khu Công Nghiêp

HT  :   Hệ Thống

2.0 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG

Công tác chuẩn bị đã thực hiện theo hạng mục thi công toàn tuyến ống.

3.0 NHÂN LỰC THI CÔNG

 

Danh sách nhân sự tham gia thi công khoan ngầm

 

STT

Họ Và Tên

Ngày sinh

Số CMT/ căn cước

Quê quán

Công việc

1

Nguyễn Văn Thanh

6/5/1970

038070006601

Thanh Hóa

Giám đốc  - chỉ huy trưởng

2

Trần Anh Tuấn

13/06/1972

273136899

Hà Tĩnh

Phó chỉ huy

3

Đặng Xuân Diễn

7/10/1961

024716077

Nghệ An

Phó chỉ huy

4

Đỗ Thị Kim Mỷ

17/05/1997

291141831

Tây Ninh

Thư ký

5

Nguyễn Ngọc Thành

20/03/1992

173754257

Thanh Hóa

Đội trưởng

6

Nguyễn Tiến Long

27/06/1998

175023765

Thanh Hóa

Kỹ thuật

7

Trần Mạnh Sùng

30/09/1976

33076001982

Hưng Yên

Lái máy khoan

8

Âu Lê Hải

1973

312381178

Bắc Giang

Lái máy khoan

9

Dương Văn Minh

19/04/1987

281286071

Nghệ An

Phụ Khoan

10

Nguyễn Thanh Hùng

03/09/1972

38072003565

Thanh Hóa

Phụ Khoan

11

Nguyễn Văn Sáng

12/081968

261623922

Thái Nguyên

Phụ Khoan

12

Võ Xuân Oánh

30/10/1965

181484282

Nghệ An

Phụ Khoan

13

Đoàn Văn Đông

1/12/1996

251064894

Lâm Đồng

Phụ Khoan

14

Dương Văn Đại

10/10/1999

187766885

Nghệ An

Phụ Khoan

15

Nguyễn Ngọc Nợi

20/11/1970

172156753

Thanh Hóa

Phụ Khoan

16

Phan văn Trúc

20/03/1977

261221690

Thái Nguyên

Phụ Khoan

 

 

Theo sơ đồ tổ chức thi công của dự án đã được chủ đầu tư phê duyệt

Danh sách máy móc thiết bị thi công:

 

STT

Chủng loại MMTB

Số lượng

Sở hữu/Thuê

Ghi chú

1

Cần cẩu 40 tấn

01

Thuê

 

2

Máy phát điện 20 kVA

01

Thuê

 

3

Máy đào 1 m3

02

Thuê

 

4

Máy hàn A300

5

Sở hữu

 

5

Máy mài, cắt Ø150

4

Sở hữu

 

6

Máy nén khí dầu (8m3/phút)

01

Sở hữu

 

7

Máy khoan cầm tay

04

Sở hữu

 

8

Máy doa lỗ

01

Sở hữu

 

9

Máy nén áp lực + Recorder

01

Thuê

 

10

Máy khoan ống ngầm HDD

01

Sở hữu

 

11

Bộ trộn dung dịch khoan 2000L

01

Sở hữu

 

12

Bộ định vị đầu khoan

01

Thuê

 

13

Máy đo khoảng cách bằng tia laser

01

Sở hữu

 

14

Máy đo sâu

01

Thuê

 

15

Bộ đàm

03

Sở hữu

 

16

Xe bồn chở nước sạch

01

Thuê

 

17

Xe bồn chở betone

01

Thuê

 

 

 

5.0 CÔNG TRÌNH TẠM PHỤC VỤ THI CÔNG

- Minh Phương sẽ vận chuyển 01 container 10 ft có chứa các MMTB, dụng cụ phục vụ thi công và các Công trình khác đặt tại bãi tập kết trong khu vực thi công.

- Văn phòng làm việc tại công trường: 

- Nhà ở của cán bộ/công nhân sẽ được thuê nhà dân gần khu vực thi công.

- Sử dụng máy phát điện 20kVA cung cấp điện để hàn ống lồng và ống dẫn khí. Nguồn nước phụ vụ cho công tác khoan được cung cấp bằng xe bồn và các bồn nước di động

6.0 TIẾN ĐỘ THI CÔNG khoan

- Tiến độ thi công được lập tính từ ngày Chủ đầu tư nhận được giấy phép chấp thuận thi công.

- Chi tiết tiến độ thi công xem tại tài liệu số .... và sẽ được hiệu chỉnh, cập nhật theo thực tế thi công.

7.0 vật tư thi công

Danh mục vật tư chính thi công đoạn tuyến ống ngầm qua sông Mỏ Nhát bao gồm như sau:

 

Stt

Vật tư, thiết bị

Std

Facing

Dài

inch

K.lượng (kg)

1

Ống hàn 8",  dày 8,2 mm 3LPE Coating.

API 5L

BE

705

8”

25.366

2

Ống thép D12” dày 4,57mm làm ống lồng bọc kéo ống.

 

BE

705

12’’

29.998

3

Ồng lồng dẫn cáp quang D36 mm

 

BE

705

2”

 

 

 

8.0 CHIỀU SÂU, KHOẢNG CÁCH TỚI CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM 

Chiều sâu chôn ống khi băng qua sông Mỏ Nhát được xác đinh dựa trên tiêu chuẩn API RP 1102, thông số đầu vào là chiều dày thành ống, độ sâu chôn ống qua đường, các thông số của đường và xe vận hành. Kiểm tra ứng suất trong ống so với ứng suất cho phép và tính mỏi của mối hàn so với giới hạn mỏi của mối hàn để đảm bảo ống không bị hư hại hay phá hủy trong quá trình vận hành.

Chiều sâu chôn ống được xác định phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam: “Khoảng cách từ điểm cao nhất của vỏ ống bảo vệ bên ngoài (của đường ống cấp khí) đến đáy sông tối thiểu là 12m”.

Khoảng cách từ đỉnh ống tới các công trình ngầm đoạn qua sông Mỏ Nhát

Stt

Mô tả

Khoảng cách (m)

Yêu cầu trong CV 5035 /TCĐBVN-QLBTĐB ngày 16/8/2017

1

Khoảng cách từ hố khoan HDD đến sông Mỏ Nhát

- Đến …..

- Đến phạm vi hành lang ATĐB

 

 

30m (đạt)

2

Khoảng cách từ hố tiếp nhận đến sông Mỏ Nhát

- Đến …..

- Đến phạm vi hành lang ATĐB

 

 

30m (đạt)

3

Khoảng cách từ đáy sông tới đỉnh ống lồng

 

 (đạt)

4

Khoảng cách từ mặt đường tới đỉnh ống lồng

 

Đạt

5

Khoảng cách từ đáy các công trình ngầm khác tới đỉnh ống lồng

 

Đạt

 

9.0 BIỆN PHÁP Thi công 

9.1 Khảo sát

Khảo sát bố trí thi công

Đội thi công, Đội khảo sát bàn bạc tính toán trên thực tế đặc điểm nền đất, các trở ngại hiện hữu nếu có (đường dây, cáp ngầm, ống cống,…), xác định được vị trí đặt máy khoan, hàn tổ hợp ống 8”, hàn ống lồng D12”, ống dẫn khí được lồng trong ống lồng theo từng tổ hợp khoảng 200 m -250 m, mặt bằng chuẩn bị kéo, phương án thi công tập kết thiết bị, vật tư, các trở ngại có thể gặp và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ (nếu cần thiết).

Như vậy có thể thấy khó khăn chủ yếu xuất phát từ điều kiện tự nhiên: mặt bằng, vị trí địa lý, thời tiết. Để khắc phục những khó khăn này và đẩy nhanh tiến độ nhà thầu xác định phải thực hiện theo các tiêu chí sau:

1. Huy động nguồn lực tối ưu cho mọi công đoạn.

2. Bố trí hợp lý nguồn lực để phối hợp nhịp nhàng giữa các công trường, với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và Chủ đầu tư không tạo ra thời gian dừng nghỉ trong quá trình thi công.

3. Kiểm soát chặt chẽ, tìm ra các rủi ro tiềm ẩn, tập trung xử lý ngay ngăn ngừa những tiềm ẩn này phát triển thành sự cố.

9.2 Huy động máy móc thiết bị và nhân lực 

Dựa trên các số liệu khảo sát, Minh Phương đã lựa chọn những thiết bị, vật tư phù hợp để tập kết tới công trình. Việc lựa chọn đúng và đủ đảm bảo thi công hiệu quả, đúng tiến độ và giảm thiểu các chi phí phát sinh.

Nhân lực thi công thực hiện dự án phải đảm bảo đã được đào tạo về an toàn và có các chứng chỉ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách

9.3 Chuẩn bị công tác khoan

Sử dụng máy toàn đạc điện tử xác định phạm vi khu vực thi công ngoài thực địa.

Vị trí khoan ngầm qua sông Mỏ Nhát

Vì công trình thi công qua các trục đường chính có nhiều phương tiện đi lại nên phải làm hàng rào bảo vệ, và các biển báo an toàn cả ban ngày lẫn ban đêm (của hố đào hai bên lề đường). Phần đường giao thông chính vẫn hoạt động bình thường.

Phương án khoan ngầm: Máy khoan đặt ở 2 phía bờ kết nối ở giữa sông tại vị trí góc quay của tuyến ống phần thi công mối nối giữa sông được gia cố bằng cọc cừ Lazen hố nối ống có kích thước Sâu 12m, dài 10 m, rộng 3,5m (xem bản vẽ đính kèm).

 

Mặt bằng thi công tuyến ống đoạn khoan ngầm qua sông Mỏ Nhát

 

Hố đặt máy khoan: Để có thể thi công khoan lắp đặt ống sâu 5.0m so với đáy sông thì độ sâu hố thi công tối thiểu sâu 4,5m. Để có mặt bằng thi công cho máy khoan, tháp khoan ra vào cần và hoạt động kích ống. Kích thước tiết diện hố đào là: dài=10.0m; rộng = 2.0m; sâu=4.5m. Máy khoan được đặt ở độ cao +2m so với cao độ đáy hố khoan. Hố khoan được gia cố cừ Larsen để chống sạt lở cho hố khoan trong suốt quá trình thi công. Vị trí hố đặt máy khoan được bố trí cách giới hạn hành lang ATĐB của sông Mỏ Nhát là 32 m.

 Hố tiếp nhận: được đào đến độ sâu 12.8 m so với đáy sông (sâu hơn độ sâu đặt ống 0,8m). Hố này có tác dụng khai thông lỗ khoan, tiếp nhận ống và thi công tời kéo ống giúp định hướng ống Tiết diện hố tiếp nhận có diện tích như sau: dài=10.0m; rộng = 3.5m; sâu=12.8m. Hố tiếp nhận được gia cố cừ Larsen để chống sạt lở cho hố khoan trong suốt quá trình thi công. Vị trí hố tiếp nhận được bố trí cách giới hạn hành lang ATĐB của sông Mỏ Nhát là 50 m.

Hố khoan và hố tiếp nhận

1.1 Công tác khoan dẫn hướng

Dựa trên bản thiết kế, sử dụng mũi khoan TriHawk để khoan với một góc nghiêng phù hợp. Khi đầu khoan đạt tới điểm chuyển hướng theo thiết kế thì điều chỉnh độ nghiêng đầu khoan tới góc “12 clock” rồi sử dụng lực đẩy để đầu khoan chuyển hướng dần đạt được phương ngang với độ sâu định trước theo thiết kế. Sau đó tiếp tục hành trình đi ngang bằng kỹ thuật xoay – đẩy đầu khoan cho đến điểm chuyển hướng đi lên. Tiếp tục điều chỉnh độ nghiêng đầu khoan theo góc “12 clock” và sử dụng lực đẩy đầu khoan để tiến về điểm mục tiêu định sẵn. Trong quá trình khoan, dung dịch khoan được bơm xuống để bôi trơn và gia cố lỗ khoan. Kiểm soát việc điều khiển hướng dựa vào cơ chế bất đối xứng của mũi khoan gắn trên đầu khoan. Toàn bộ tín hiệu phục vụ định hướng chuyển động của đầu khoan được xác định bởi bộ phát sóng (transmitter) nằm trong đầu khoan, bộ phát sóng này phải liên tục hoạt động trong suốt quá trình khoan và đảm bảo đưa được tín hiệu đi xa tối thiểu 25m.

Sau khi công tác đào và giá cố chống sạt lở hố khoan và hố tiếp nhận hoàn thành, tiến hành lắp đặt máy khoan và thi công khoan dẫn hướng theo trình tự sau

ü Lắp đặt giàn đế đỡ.

ü Lắp đặt máy khoan dẫn huớng

ü Cố định máy vào nền đất

ü Lắp đặt các thiết bị phụ trợ cho máy khoan

ü Gắn cảm biến đầu dò vào mũi khoan, kiểm tra thiết bị đo khoảng cách

ü Lắp mũi khoan vào máy

ü Nối ống dẫn áp lực từ máy bom vào máy khoan

ü Xác định vị trí khoan, huớng khoan và đánh dấu tuyến khoan

ü Tiến hành khoan bằng máy khoan dẫn huớng tại các vị trí đã đánh dấu

ü Trong suốt quá trình khoan, hệ thống DCI – F5 được sử dụng để điều khiển đầu mũi khoan, đảm bảo mũi khoan đi đúng tuyến khoan, song song với mặt duờng và độ sâu theo yêu cầu đề ra.

ü Trong suốt quá trình khoan một chất lỏng chuyên dụng Bentonite được sử dụng để làm mát, bôi trơn mũi khoan và ổn định đất xung quanh lỗ khoan. Ðồng thời máy bom sẽ hút tại hố thu bùn để đảm bảo nuớc và dung dịch khoan không chảy nguợc vào lỗ khoan.

 

Khoan dẫn hướng

 

1.2 Công tác khoan mở rộng kích thước lỗ

Khoan phá ngược mở rộng đường khoan (backreaming):

 

 

Kỹ thuật mở rộng đường khoan.

Sau khi hoàn tất công tác khoan định hướng, đầu khoan và mũi khoan TriHawk sẽ được thay thế bằng đầu phá ngược (reamer). Áp dụng kỹ thuật xoay-kéo đưa đầu phá đi ngược trở về máy khoan theo một tốc độ phù hợp với các tầng địa chất đường khoan đi qua cùng với một lượng dung dịch khoan có hàm lượng tương thích bơm vào để tạo ra đường hầm phục vụ kéo ống 12".

Đầu phá ngược có tác dụng mở rộng đường khoan thành một đường hầm có kích thước đủ để kéo thành công đường ống lồng D 12" (tối thiểu bằng 150% đường kính ống, tương đương D450 mm). Việc vận hành đầu phá phải tuân thủ quy trình được tính toán dựa trên báo cáo địa chất công trình nhằm đảm bảo độ bền vững thành vách của đường hầm để duy trì lượng dung dịch khoan bên trong có chất lượng tốt trong thời gian ít nhất 7 ngày. Việc duy trì độ ổn định của đường hầm và chất lượng dung dịch khoan bên trong đóng vai trò quyết định đến thành công của công đoạn kéo ống D305, đặc biệt đối với đường khoan chiều dài lớn.

Dung dịch khoan sử dụng cho công trình

Dung dịch khoan là thành phần quan trọng quyết định thành công của công tác khoan. Về cơ bản, dung dịch khoan là một hỗn hợp của nước, bentonite và các chất phụ gia. Lượng bentonite sử dụng được tính toán dựa trên các thông số địa chất công trình và đường kính, chiều dài đường khoan.

Dung dịch khoan có các chức năng sau:  

o  Cắt phá, trộn đất, đá, cát trong đường hầm nơi đầu khoan, đầu phá đi qua khi được bơm nén với áp lực cao.

o Thiết lập và duy trì độ ổn định đường hầm (tránh sụp hầm).

o Bôi trơn đầu khoan, đầu phá và cần khoan, giảm tập trung nhiệt trên các dụng cụ này.

o Vận chuyển đất, đá, cát trong đường hầm ra ngoài.

Với vùng địa chất nhiễm mặn hoặc độ pH cao, một số thành phần phụ gia được bổ sung để hạn chế sự suy giảm các các chức năng này:

Một đặc tính quan trọng khác của dung dịch khoan là có thể tái sử dụng được thông qua việc sử dụng thiết bị tái chế.

Kéo đường ống thép D 12" (pulling back):

Kỹ thuật kéo ống.

Ống thép được kéo bằng lực truyền từ máy khoan thông qua kết cấu đầu phá ngược gắn với 1 khớp xoay bằng kỹ thuật xoay – kéo cần khoan đưa dần về phía máy khoan. Dung dịch khoan được bơm vào đường hầm với chế độ phù hợp giúp giảm thiểu ma sát lên thân ống, ngăn ngừa khả năng sụp hầm.

Việc kéo ống được tiến hành với biểu thời gian được hoạch định kỹ càng đến từng chi tiết phù hợp với chiều dài đường khoan và phải được tiến hành liên tục, tuyệt đối không có thời gian dừng. Chiều dài khoan càng lớn, sự thay đổi các tầng địa chất càng nhiều dẫn đến nguy cơ tăng tải lên thân ống càng cao. Dung dịch khoan phải được tính toán cẩn thận để luôn đảm bảo chuyển động dọc thân ống giúp bôi trơn, giảm khả năng kẹt trong quá trình kéo ống.

Các thông số quá trình kéo ống thường không ổn định do đó người chịu trách nhiệm kỹ thuật luôn phải tính đến trường hợp tải kéo tăng và dự phòng sẵn phương án thay đổi dung dịch khoan, tốc độ kéo. Trường hợp tải tăng lên trong quá trình kéo nếu không chuyển ngay sang chế độ kéo khác và dừng, giữ nguyên hiện trạng, trong thời gian 1-2h áp suất dư trong đường hầm sẽ giảm xuống, tiết diện đường hầm dần co lại và hiện tượng bó ống xảy ra sẽ làm tăng đột biến sức cản. Trong 7-10h tiếp theo khả năng bó chặt đường ống là 90% và sau 12h từ khi ngừng do không có giải pháp sẽ không thể kéo được ống, bước tiếp theo bắt buộc phải cắt bỏ tuyến ống khoan lại đường khác.

Sau khi hoàn tất công tác khoan định hướng, đầu khoan và mũi khoan dẫn hướng sẽ được thay thế bằng đầu phá ngược. Áp dụng kỹ thuật xoay-kéo đưa đầu phá đi ngược trở về máy khoan theo một tốc độ phù hợp với các tầng địa chất đường khoan đi qua cùng với một lượng dung dịch khoan có hàm lượng tương thích bơm vào để tạo ra đường hầm phục vụ kéo ống thép D 12".

Đầu phá ngược có tác dụng mở rộng đường khoan thành một đường hầm có kích thước đủ để kéo thành công kéo ống thép D 12". Việc vận hành đầu phá phải tuân thủ quy trình được tính toán dựa trên báo cáo địa chất công trình nhằm đảm bảo độ bền vững thành vách của đường hầm để duy trì lượng dung dịch khoan bên trong có chất lượng tốt trong thời gian ít nhất 7 ngày. Việc duy trì độ ổn định của đường hầm và chất lượng dung dịch khoan bên trong đóng vai trò quyết định đến thành công của công đoạn kéo ống thép D 12", đặc biệt đối với đường khoan chiều dài lớn. Trình tự khoan mở rộng như sau

ü Tháo mũi khoan, lắp đầu phá và ống khoan. Vận hành máy khoan dẫn huớng kéo ống về để mở rộng kích thuớc lỗ khoan.

ü Quá trình khoan mở rộng đuợc thực hiện cho đến khi đuờng kính lỗ khoan đạt được kích thuớc mong muốn để kéo ống lồng.

ü  Trong suốt quá trình khoan một chất lỏng chuyên dụng Bentonite được sử dụng để làm mát, bôi trơn mũi khoan và ổn định đất xung quanh lỗ khoan. Ðồng thời máy bơm sẽ hút tại hố thu bùn để đảm bảo nuớc và dung dịch khoan không chảy nguợc vào lỗ khoan.

 

Khoan mở rộng

1.3 Công tác kéo ống lồng 

Ống lồng được kéo bằng lực truyền từ máy khoan thông qua kết cấu đầu phá ngược gắn với 1 khớp xoay bằng kỹ thuật xoay – kéo cần khoan đưa dần về phía máy khoan. Dung dịch khoan được bơm vào đường hầm với chế độ phù hợp giúp giảm thiểu ma sát lên thân ống, ngăn ngừa khả năng sụp hầm.

Việc kéo ống được tiến hành với biểu thời gian được hoạch định kỹ càng đến từng chi tiết phù hợp với chiều dài đường khoan và phải được tiến hành liên tục, tuyệt đối không có thời gian dừng. Chiều dài khoan càng lớn, sự thay đổi các tầng địa chất càng nhiều dẫn đến nguy cơ tăng tải lên thân ống càng cao. Dung dịch khoan phải được tính toán cẩn thận để luôn đảm bảo chuyển động dọc thân ống giúp bôi trơn, giảm khả năng kẹt trong quá trình kéo ống.

Các thông số quá trình kéo ống thường không ổn định do đó người chịu trách nhiệm kỹ thuật luôn phải tính đến trường hợp tải kéo tăng và dự phòng sẵn phương án thay đổi dung dịch khoan, tốc độ kéo. Trường hợp tải tăng lên trong quá trình kéo nếu không chuyển ngay sang chế độ kéo khác và dừng, giữ nguyên hiện trạng, trong thời gian 1-2h áp suất dư trong đường hầm sẽ giảm xuống, tiết diện đường hầm dần co lại và hiện tượng bó ống xảy ra sẽ làm tăng đột biến sức cản. Trong 7-10h tiếp theo khả năng bó chặt đường ống là 90% và sau 12h từ khi ngừng do không có giải pháp sẽ không thể kéo được ống, bước tiếp theo bắt buộc phải cắt bỏ tuyến ống khoan lại đường khác. Trình tự kéo ống lồng như sau

ü Hàn đầu kéo vào ống lồng

ü Lắp đặt các thiết bị phụ trợ (bao cát, con lăn...) phục vụ việc kéo ống

ü Ống lồng đuợc đặt lên thiết bị phụ trợ bằng xe cẩu chuyên dụng

ü Gắn mũi doa vào đầu ống khoan

ü Gắn đầu mũi doa vào đầu kéo ống lồng.

ü Ống lồng đuợc kéo ngược về với chất lỏng trợ lực chuyên dụng Bentonite.

ü Sau khi kéo ống lồng vào khoảng 100m, đoạn ống công nghệ thứ 2 bọc ống lồng sẽ được đặt lên thiết bị phụ trợ bằng xe cẩu. Tiến hành hàn ống lồng thứ 2 vào ống lồng thứ nhất. Tiếp tục thực hiện cho đến khi đạt được chiều dài tuyến ống ngầm như thiết kế.

 

Kéo ống lồng

1.4 Công tác thu dọn vệ sinh và hoàn trả mặt bằng

Sau khi hoàn thành công tác kéo ống, hàn đấu nối công tác hoàn trả mặt bằng được thực hiện như sau:

ü Đất hoặc cát được lấp theo từng lớp với chiều dày không quá 25cm và được lu lèn đảm bảo thiết kế trước khi đắp lớp tiếp theo.

ü Việc lấp đất được tiến hành bằng máy kết hợp thủ công và cơ giới và đảm bảo an toàn trong suốt thời gian thi công.

ü Hoàn trả mặt bằng đến đúng bằng cao độ mặt bằng hiện hữu.

ü Tiến hành thi công hoàn trả vỉa hè như hiện trạng ban đầu

ü Tiến hành trồng cỏ hoàn trả mặt bằng như hiện trạng ban đầu.

ü Đất đá dư thừa sau khi hoàn trả mặt bằng đường vận chuyển ra khỏi công trường.

2.0 BIỆN PHÁP ANTĐ, VSMT, PCCN và an ninh CÔNG TRƯỜNG

2.1 Quy định chung

Đơn vị thi công sẽ có một bộ phận chuyên trách tổ chức, kiểm tra an toàn lao động theo đúng quy phạm kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng;

Tại công trường có bảng ghi tên công trình, tên đơn vị thi công…bảng nội quy quy định của công trường về công tác an toàn lao động;

Toàn bộ cán bộ, công nhân phải được học nội qui công trường, an toàn lao động, điều lệnh phòng cháy chữa cháy trước khi thi công;

Giới thiệu quy trình thi công cho các hộ, đơn vị kế sát công trình thi công, lưu ý các công tác có nguy cơ mất an toàn, các giải pháp phòng chống của đơn vị thi công;

Khi xảy ra sự cố phải báo ngay cho các cơ quan có liên quan và khẩn trương tổ chức xử lý bằng lực lượng, điều kiện có sẵn tại công trường.

2.2 An ninh

Thành lập đội bảo vệ công trường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng an ninh của khu vực để đề ra nội quy công trường và thường xuyên tuần tra khu vực công trường.

Thời gian làm việc được quản lý chặt chẽ, chỉ có công nhân do yêu cầu của công vệc mới được phép ra khỏi phạm vi công trường nhằm tránh ảnh hưởng tới sản xuất.

Cán bộ công nhân được tuyển chọn phục vụ cho công trình là những người có lý lịch rõ ràng, không vi phạm kỷ luật và nội quy của công ty.

Các trường hợp gây rối trật tự trị an hoặc có quan hệ móc ngoặc với các thành phần xấu ở bên ngoài sẽ bị cho thôi việc.

2.3 Vệ sinh môi trường

Trong quá trình xây dựng có thể dẫn đến ảnh hưởng môi trường, bao gồm các nguồn gây ô nhiễm như sau:

ü Ô nhiễm bụi đất, đá gây tác động trực tiếp tới công nhân tại công trường;

ü Ô nhiễm từ chất thải của các phương tiện vận tải,  xe máy thi công;

ü Ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện vận tải,  xe máy thi công.

ü Thường xuyên dọn dẹp mặt bằng công trường, hàng ngày tổ chức 01 nhóm công nhân thực hiện thường xuyên việc dọn dẹp cây, ván vụn, xà bần…các thiết bị, vật tư thi công sẽ được thu dọn về kho hoặc để đúng nơi quy định sau mỗi ngày làm việc;

ü Đất dư thừa trong quá trình thi công, nhà thầu sẽ tổ chức vận chuyển ra khỏi công trường và đổ đúng nơi quy định.

2.4 Phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông nội bộ

ü Công tác PCCC được đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình thi công. Phòng cháy là hệ thống các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra; hạn chế đám cháy lan rộng; thực hiện dập tắt đám cháy có hiệu quả; tạo điều kiện đảm bảo thoát người và tài sản được an toàn.

ü Thực hiện đúng quy trình an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công tại khu vực công trường.

ü Phổ biến quy định an toàn về PCCC của tuyến ống dẫn khí cho toàn bộ cán bộ và công nhân tham gia thi công.

ü Luôn có ít nhất 2 bình chữa cháy tại khu vực thi công.

ü Cấm tuyệt đối các cán bộ và công nhân tham gia thi công không được hút thuốc tại khu vực thi công.

ü Lấy số điện thoại nóng liên hệ với các đơn vị PCCC để phòng trong trường hợp xảy ra sự cố.

a. Biện pháp về tổ chức

Tuyên truyền, giáo dục, vận động công nhân viên trong đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh PCCC của Nhà nước, điều lệ nội quy an toàn phòng cháy bằng các hình thức: Học tập, huấn luyện, khẩu hiệu…

Phổ biến và tập huấn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy trên phạm vi toàn công trường.

b. Biện pháp kỹ thuật

Bố trí các thiết bị và tiêu lệnh phòng cháy và chữa cháy.

Nơi đặt vật liệu dễ cháy, xăng dầu, bình hơi, hay thiết bị có áp lực,… phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định về phòng chống cháy nổ; có hàng rào cách ly, có biển báo cấm lửa, cấm người không phận sự đến gần, đồng thời phải bố trí các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chống cháy thích hợp (bình chữa cháy, bể chứa nước, cát).

Không bố trí hệ thống điện ngang kho chứa vật liệu dễ gây cháy nổ.

Tuân thủ nghiêm ngặt an toàn điện trên công trường. Các thiết bị như aptomat, cầu dao, công tắc phải để nơi thuận tiện, an toàn khi sử dụng, có hộp kín bảo vệ và biển báo hiệu.

c. Các biện pháp nghiêm cấm

Cấm hút thuốc, uống rượu trong giờ làm việc trên phạm vi công trường;

Cấm dùng lửa, đánh lửa ở những nơi cấm lửa hoặc gần chất dễ cháy;

Cấm hàn cắt nơi cấm lửa/tích lũy nhiều nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm và các chất dễ bắt cháy.

Bố trí khu vực có chứa vật liệu dễ cháy cuối hướng gió, ở chỗ thấp.

Bảo đảm khoảng cách chống cháy.

Khi xảy ra cháy, bảo vệ báo cháy ngay lập tức cho công an PCCC (gọi 114).

Tổ chức cho công nhân chữa cháy.

Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo trên công trường có đầy đủ các phương tiện và dụng cụ chữa cháy, các nguồn nước dự trữ tự nhiên hoặc các bể chứa.

Bảo đảm đường sá đủ rộng cho xe cứu hỏa có thể đến gần đám cháy, đến các nguồn nước.

2.5 An toàn lao động

An toàn cho người, thiết bị, vật tư trong suốt quá trình chuẩn bị và thi công.

An toàn công trình đang xây dựng và các công trình lân cận.

Khi tiến hành thi công, phải chấp hành nghiêm túc “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng” theo TCVN 5308-91 .

Tổ chức học tập nội quy an toàn lao động cho toàn thể CBCNV thi công công trình theo đúng thông tư số 08 và thông tư số 23 của Bộ luật lao động. Triển khai thực hiện đúng nghị định 06/CP của Chính phủ và các điều luật quy định tại chương 9 Bộ luật lao động. Đây là điểu kiện bắt buộc. Sau khi học tập, cá nhân phải ký tên vào biên bản rồi mới được làm việc. Trên công trường bố trí một chuyên trách an toàn lao động, đồng thời tổ chức mạng lưới an toàn viên là các kỹ thuật, tổ trưởng, đội trưởng. Lập sổ theo dõi ATLĐ.

Công nhân, cán bộ công trường được tổ chức lớp tập huấn học an toàn trong thi công do cán bộ chuyên trách thực hiện.

Ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây sự cố tai nạn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc gây bệnh nghề nghiệp.

Thực hiện các quy định về quy phạm kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. Lập sổ nhật ký ATLĐ và thực hiện đầy đủ thống kê, khai báo, điều tra, phân tích nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn khi làm việc trên hành lang an toàn của tuyến ống.

Sử dụng công nhân làm việc trên công trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công việc được giao về tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ bậc thợ và chứng chỉ học tập an toàn lao động.

Bảo đảm tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động: Nhà vệ sinh, nơi trú mưa nắng, nước uống đảm bảo vệ sinh, nơi sơ cứu và cấp cứu tai nạn.

Thường xuyên bố trí nhân viên an toàn lao động có mặt tại hiện trường để kiểm tra nhắc nhở CBCNV trực tiếp thi công trên công trường thực hiện đúng nội quy ATLĐ.

Công nhân làm việc trên công trường phải được trang bị bảo hộ lao động tối thiểu: giày cứng, nón bảo hộ, kính, bao tay, đồng phục lao động riêng của nhà thầu.

Tất cả thiết bị điện, dây dẫn điện sử dụng phải được kiểm tra đạt yêu cầu an toàn điện trước khi sử dụng trên công trường.

Xem thêm khoan ngầm HDD

 

 

 

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.com; www.minhphuongcorp.net;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha