ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG THEO GIẢ ĐỊNH

Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trên thế giới. Trong báo cáo này sử dụng một số phương pháp giả định đánh giá các tác động môi trường của Dự án đến môi trường.

Ngày đăng: 15-07-2016

3,049 lượt xem

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trên thế giới. Trong báo cáo này sử dụng một số phương pháp đánh giá các tác động môi trường của Dự án đến môi trường. 
3.1. Phương pháp khảo sát thực địa (investigation)
Phương pháp này được tiến hành trong tháng 04/2010 tại khu vực thực hiện Dự án (Bệnh viện Thống Nhất, Phường 7, Quận Tân Bình). Nội dung khảo sát bao gồm:
 Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… và hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án.
 Đo đạc, lấy mẫu không khí, nước thải.
 Quan sát hiện trường và ghi chép các nhận xét trực quan về các khu vực thực hiện Dự án.
 Thu thập, tổng hợp các số liệu và tài liệu liên quan đến khu vực Dự án.
3.2.  Phương pháp phỏng đoán (forecasting)
Dựa trên những tài liệu quốc tế và những Dự án có hoạt động tương tự kết hợp với kinh nghiệm để phỏng đoán các tác động có thể có của Dự án đến môi trường và KT- XH theo thời gian và không gian.
3.3.  Phương pháp danh mục (Checklist)
Mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của Dự án đến từng vấn đề môi trường được thể hiện trong bảng liệt kê. Bao gồm:
 Liệt kê đơn giản, chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương ứng với một hoạt động phát triển.
 Liệt kê có mô tả, cùng với liệt kê các nhân tố môi trường có thuyết minh về sự lựa chọn các nhân tố đó, phương pháp thu thập, đo đạc số liệu đã ghi vào danh mục.
 Liệt kê có ghi mức tác động tới từng nhân tố môi trường, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức tác động của từng loại hoạt động đối với từng nhân tố.
 Liệt kê có trọng số của tác động, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm độ đo của tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố môi trường.
 Danh mục dạng câu hỏi, gồm những câu hỏi liên quan đến những khía cạnh môi trường cần được đánh giá.
Như vậy một bảng danh mục được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của Dự án và cho phép đánh giá sơ bộ mức tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất.
Phương pháp danh mục được xây dựng theo từng giai đoạn khác nhau của Dự án, trên cơ sở đó định hướng các nội dung nghiên cứu tác động chi tiết.
Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử sụng trong chương 3 để liệt kê các tác động có thể xảy ra khi thực hiện Dự án đối với các thành phần môi trường xung quanh. Phương pháp này giúp việc đưa ra các biện pháp khắc phục tác động thích hợp hơn.
3.4. Phương pháp đánh giá nhanh (Quick assessment)
Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạn thảo, được Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO) ban hành năm 1993, đã được áp dụng để tính tải lượng chất thải.
Phương pháp này được xây dựng dựa trên việc thống kê tải lượng và thành phần chất thải của nhiều Dự án trên khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm. Nhờ có phương pháp này, có thể xác định được tải lượng và nồng độ trung bình cho từng hoạt động của Dự án mà không cần đến thiết bị đo đạc hay phân tích. 
Ngoài vai trò dùng để đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm nước, khí… các hoạt động của Dự án, phương pháp này còn dự báo mức độ, tác động đến môi trường do lan truyền nước thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó.
Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp đánh giá nhanh được sử sụng trong chương 3 để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm như bụi, khí thải sinh ra trong quá trình vận chuyển, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Phương pháp này giúp tính toán được lượng chất thải phát sinh ở mức độ nào để từ đó có biện pháp giảm thiểu thích hợp.
3.5. Phương pháp ma trận môi trường (matrix)
Phương pháp ma trận môi trường phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hoạt động liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường trên trục tung, hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét các quan hệ nhân quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chung dựa trên sự đánh giá định lượng các tác động riêng lẻ trên từng nhân tố. Có thể phân biệt các phương pháp ma trận cụ thể sau:
• Phương pháp ma trận tương tác đơn giản: Trục hoành ghi các hành động, trục tung ghi các nhân tố môi trường nào thì được đánh dấu x, biểu thị có tác động, nếu không thì thôi. Có thể xem phương pháp này là một dạng danh mục môi trường cải tiến, đồng thời xem xét nhiều tác động trên cùng một tài liệu.
• Phương pháp ma trận có định lượng hoặc định cấp. Trên các ô của ma trận không chỉ ghi các tác động không hay có, mà phải ghi mức độ và tầm quan trọng của các tác động đó. Theo qui ước của Leopold, thì mức tác động được đánh giá theo 10 cấp. Không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất ghi 10 điểm. Tầm quan trọng của nhân tố môi trường cũng được ghi theo 10 cấp. Hết sức quan trọng được điểm 10, ít quan trọng nhất được điểm 1. Việc cho điểm dựa vào cảm tính của người đánh giá, hoặc nhóm chuyên gia đánh giá. 
Tầm quan trọng của các yếu tố môi trường đối với hoạt động phát triển được xác định bằng cách lấy ý kiến của các chuyên gia, dựa theo ma trận tương tác giữa các yếu tố môi trường với nhau. Một yếu tố có khả năng tác động đến nhiều yếu tố khác được xem là quan trọng hơn những yếu tố ít ảnh hưởng đến các yếu tố khác.
Mức độ tác động đến chất lượng môi trường của từng yếu tố được biểu thị bằng mối quan hệ giữa độ đo của yếu tố đó với chỉ tiêu về chất lượng môi trường.
Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp ma trận được sử sụng trong chương 3 để đánh giá mức độ quan trọng của các tác động có thể xảy ra khi thực hiện Dự án đối với các thành phần môi trường xung quanh. Phương pháp này cũng giúp việc đưa ra các biện pháp khắc phục tác động thích hợp hơn.

3.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
1/ Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước ngầm
 Phương pháp lấy mẫu
Các mẫu nước ngầm được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11:1992) (Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm).
 Bảo quản mẫu
Các mẫu được bảo quản trong thùng đá và được giữ lạnh ở nhiệt độ dưới 40C  và được bảo quản theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) (Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn bảo quản mẫu).
 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích các mẫu nước ngầm dựa theo Tiêu chuẩn Việt Nam. (TCVN), phương pháp chuẩn cho phân tích nước và nước thải (SMEWW), Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Cộng đồng Mỹ (APHA). 

XEM TIN TIẾP THEO VỀ MÔI TRƯỜNG

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha