Hiện trạng nghề nuôi chim yến và những tồn tại trong kỹ thuật nuôi chim yến

Tóm lại, Cho đến khi chưa giải quyết xong bài toán thức ăn cho chim Yến thì nghề nuôi chim yến còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phải là cuộc chơi cho những người nghèo và những người không thích sự mạo hiểm.

Ngày đăng: 19-09-2016

2,629 lượt xem

Hiện trạng nghề nuôi chim yến và những tồn tại trong kỹ thuật nuôi chim yến

A-Thức ăn, sự tồn vong của nghề nuôi chim yến:

Trong điều kiện môi trường sống bị thu hẹp, nạn phá rừng trầm trọng và việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho các loài côn trùng bị tận diệt, thức ăn chim yến ngày càng cạn kiệt. Trong khi đó Việt Nam lại có mức độ tăng trưởng nhà nuôi Yến  200% mỗi năm. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của nhà yến ngày càng giảm. Hiện tại tỉ lệ thành công chỉ còn trên dưới 20% và mức độ càng giảm dần theo mức độ tăng trưởng của nhà nuôi yến trong tương lai. Việc bổ sung thức ăn cho chim Yến là điều không thể tránh khỏi nếu muốn tồn tại trong tương lai.Nhưng việc cung cấp thức ăn cho chim Yến không phải đơn giản do chúng chỉ kiếm ăn trong khi bay lượn, vì thế các loại thức ăn không có cánh gần như bị loại bỏ, số ít còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đã có những đề tài nghiên cứu về thức ăn cho chim yến nhưng lại vướng rào cản chống đối của các nhà sinh vật học.Theo họ  việc nuôi những côn trùng có hại là nguy cơ dẫn đến sự hủy diệt hệ sinh thái do mất cân bằng sinh học. Thực tế cho thấy chưa ai đánh giá tác hại của của việc chúng thoát ra thiên nhiên khi chim yến không tiêu thụ hết lượng thức ăn này.

Tồn tại một nghịch lý là trong khi các nhà nuôi yến mong đợi côn trùng càng có nhiều càng tốt thì các nhà trồng trọt lại tiêu diệt các loại côn trùng này một cách triệt để nhằm bảo vệ mùa màng. Sự thành công của nghề nuôi yến tỉ lệ nghich với sự thành công của ngành nông nghiệp.Hệ quả là nghề nuôi yến càng phát triển về số lượng thì sự thành công càng giảm dần theo sự phát triển đó. Trên các trang mạng Việt Nam xuất hiện các thông tin của TS Nguyễn Khoa Diệu Thu nói về khảo nghiệm về thức ăn của chim yến, Việc khảo nghiệm 1 nơi sau đó kết luận thành phần thức ăn của chim là không khách quan. Bởi chim yến ăn những côn trùng nơi nó sinh sống và môi trường sinh học nơi sinh ra loài côn trùng đó. Không thể khẳng định chúng ăn con này bao nhiêu % hay hoàn toàn không ăn loài côn trùng khác. Chính cách hiểu này làm cho những nhà nuôi Yến bị bó hẹp trong tư duy sáng tạo để tìm ra loại côn trùng có sẳn ở địa phương. Bên cạnh đó đã có thông tin nuôi ruồi dấm để dẫn dụ chim yến, quá trình thực hiện không khả thi do các yếu tố khách quan tác động đến môi trường nuôi chim yến.

Tóm lại, Cho đến khi chưa giải quyết xong bài toán thức ăn cho chim Yến thì nghề nuôi yến còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phải là cuộc chơi cho những người nghèo và những người không thích sự mạo hiểm.

B-Công nghệ nuôi chim yến, mỗi người , mỗi kiểu kỹ thuật nuôi chim yến

Theo chân những người tập tành học hỏi nghề nuôi yến tôi tham gia khóa đào tạo tại 1 công ty yến sào có tiếng ở Sài Gòn, khóa đào tạo diễn ra khá đơn điệu và nặng mùi thuyết giáo, Diễn giả cứ thao thao những giá trị vượt trội của nghề và cứ như thể là cả đất nước này sắp giàu đến nơi nếu mọi người đều tin và làm theo ông ta. Có những phản biện nhỏ đều được giải thích nặng thuyết duy tâm. Khi mà trong đám đông đang hừng hực theo đuổi những giá trị thành công thì thiểu số phản biện bị rơi vào lạc lõng và không thể nêu lên những quan ngại của mình.
Kết thúc buổi “Diễn thuyết “ là những hợp đồng được ký kết , trong thành phần đó 90% là những chiếc áo cổ trắng, những cái đàu hói bóng bẫy và có cả những chiếc cặp táp đựng hồ sơ đi kèm…

Tôi tìm hiểu sâu hơn thì được biết vị diễn giả kia vốn xuất thân từ anh thợ sửa điện tử, trong dịp tình cờ sửa ampli cho 1 nhà nuôi yến ông ta nảy sinh ý định chuyển nghề, nghề dạy nghề, rồi được 1 vị nguyên thủ đỡ đầu anh ta nổi lên như 1 chuyên gia thực thụ. Bên trong phòng hợp không thấy nói đến sự thất bại, nhưng để có thêm thông tin đa chiều , tìm hiểu trên mạng, mọi thứ sẽ được phơi bày. Để cho công bằng trong nhận định, tôi tìm hiểu thêm ở các công ty nuôi yến trong vai trò cung cấp thức ăn cho nhà Yến. Gần 10 công ty tôi tìm hiểu tất cả đều có mẫu số chung, thất bại là do ý trời...Mọi người tham gia theo tin đồn,mà tin đồn ở Việt Nam thì nhiều vô kể và không ai chịu trách nhiệm với những gì mình phát biểu. Chưa có một khảo cứu chung cho nhà yến  từ cấu trúc, vật tư , âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm …. Sự thành công của nhà yến có rất nhiều yếu tố tác động, mỗi yếu tố có 1 mức độ tác động khác nhau mà người nuôi gần như không nắm rỏ. Đơn cử như hướng cửa ra vào phải mở theo hướng đông hay đông nam, lý giải cho điều này là do ánh sáng chiếu vào nhà vào ban sáng đánh thức chim đi ăn…Nhưng có rất nhiều nhà hướng Tây vẫn có chim về làm tổ , thậm chí còn đông đúc hơn những nhà có hướng đông. Câu hỏi tại sao vẫn bị bỏ ngõ, và cách lý giải cho việc này theo hướng duy tâm là hợp lý nhất. Thêm nữa , vị trí làm tổ của chim cũng xuất phát nhiều quan điểm khác nhau mà chưa ai chịu ai, người thì cho rằng làm bằng bê tông thì tối ưu, nhưng số khác lại cho làm bằng gỗ thì tối ưu.Trường phái nào cũng chứng minh cụ thể sự thành công của mình, và người đi sau chỉ biết mò mẫm và chờ đợi, đôi khi đã có sự thất bại nhưng lại được giấu kín không công khai.

C-Quản lý nhà yến , những thách thức với người nuôi chim yến

Để cho ngành nuôi yến trở thành 1 ngành nông nghiệp công nghệ cao cần phải có các chuyên gia thực thụ tham gia vào khảo cứu 1 cách tỉ mỉ. Phải giải thích mọi tác động trên cơ sở khoa học để tìm ra mẫu số chung cho cho sự thành công. Vì giá trị đầu tư cho một nhà yến là không nhỏ. Hiện tại, để vận hành một nhà yến,mọi thao tác đều dựa vào sức người, với cái nhìn của những ông chủ trong ngành nuôi yến thì vài cái sensor đo nhiệt độ và độ ẩm , mấy cái máy làm ẩm và phun sương, cái hẹn giờ bật tắt âm thanh hay vài cammera quan sát là đã xem như đã tự động 1 phần. Việc ra vào nhà yến việc điều chỉnh các thông số về độ ẩm cũng như tác động lên đó bằng con người đều dẫn đến những hành động chủ quan mà chúng ta không thể cho là chính xác được. Điều này lý giải tại sao cùng một công nghệ nhưng ở chổ này thành công mà ở chổ khác lại thất bại.

Các thông số về môi trường tương tác qua lại lẫn nhau, chúng phải được xác định một cách chính xác thông qua máy móc , và phải có 1 bài toán chung cho các trường hợp để quyết định của con người phải tuân theo một giá trị đã được kiểm chứng. Điều này không thể thực hiện đối với công nghệ quản lý nhà yến hiện nay. Các số liệu rời rạc và bị bỏ mất rất nhiều vì không có nơi lưu trữ, điều đó dẫn đén thiếu cơ sở dữ liệu để phân tích hầu tìm ra nguyên nhân của thất bại. Bên cạnh đó nhân viên quản lý nhà yến phải là người thân tín , vì giá trị của tổ yến là không nhỏ so với mức lương mà họ được nhận. Việc quản lý cùng lúc hàng trăm nhà yến hiện nay là không thể do các chủ đầu tư chưa thật sự quan tâm đến khâu tự động hóa kỹ thuật nuôi chim yến.

 

D-Xã hội hóa nghề  nuôi chim yến, thách thức đến từ phương pháp thực hiện

Bất cứ ngành nghề nào muốn phát triển nó đều cần đến sự tham gia của toàn xã hội, hiện tại, nghề yến chỉ dành chi 1 bộ phận nhỏ những người giàu có và có vốn nhàn rổi , bởi chưa có tổ chức tài chính nào tham gia vào lĩnh vực này bởi những nguyên nhân.

1- Phương pháp luận ngay từ lúc xây dựng đã thiếu vững chắc, việc thu hút yến đến làm tổ là điều kiện tiên quyết dẫn đén thành công bị đánh đồng với trò may rủi, có quá nhiều lý do cho sự thất bại nhưng lại không có biện pháp ngăn ngừa rủi ro này. Trong kinh doanh , rủi ro xãy ra đều có thể đo lường và đưa ra biện pháp đề phòng, thậm chí cả thiên tai lũ lụt còn có thể đề phòng thông qua bảo hiểm. Còn nghề yến, mọi yếu tố đều đến từ thiên nhiên, cả con giống và thức ăn.Mà thiên nhiên thì luôn luôn biến động khôn lường. Bởi thế không ai chắc rằng , con đường mình đang đi là đúng. Mọi thứ vận hành như trò chơi may rủi, khó lường…

2- Buôn có bạn, bán có phường, muốn xã hội hóa nghề này phải có được 1 cộng đồng đủ mạnh để chia sẽ những thành công cũng như thất bại. Đôi khi là sự giúp sức về tài chính.

Người nuôi yến hiện nay không có hàng xóm, không có bạn trong nghành.Người nuôi yến luôn vấp phải sự phản kháng của hàng xóm và bản thân họ cũng lo lắng hàng xóm tham gia vào nghành, đặt biệt là có một ông hàng xóm nào đó manh nha xây ngôi nhà yến bên cạnh. Như đã nêu ở trên, chim yến sống nhờ hoàn toàn vào thức ăn trong tự nhiên, trong khi đó thức ăn trong tự nhiên thì ngày càng thu hẹp mà lực lượng đàn yến ngày càng tăng.Sự tăng trưởng của nhà yến phải đi đôi với tăng trưởng thức ăn và môi trường sống thì mới đúng với quy luật tự nhiên.Nhưng không, nhà yến thì phát triển ồ ạt mà thức ăn của chúng lại ngày càng thu hẹp. Điều này lý giải tại sao người nuôi yến không có hàng xóm, vì sự thành công của người này là nguy cơ thất bại của người kia. Trong một ngành nghề mà sự mâu thuẫn đối kháng luôn rình rập đến mức sống còn thì không có sự tương trợ chia sẽ để phát triển.Những bí mật luôn được giấu kín và không tận dụng được nguồn lực của số đông đang hoạt động trong nghành.

3- Chưa có một mô hình chuẩn để có thể thu hút ngành ngân hàng vào cuộc. Qua khảo sát các công ty tư vấn, việc vay vốn ngân hàng là điều tối kỵ đối với nghề nuôi yến. Nếu đây là sự thật thì ngành nuôi không có cơ may phát triển lành mạnh như mong muốn, mà nó chỉ là sân chơi cho nhà giàu.

Giải pháp cho nghề nuôi chim yến

1- Tự động hóa ngôi nhà yến với kỹ thuật nuôi chim yến

Hiện tại, ngành nông nghiệp của các quốc gia tiên tiến như Israel  đã tự động hóa gần như hoàn toàn, họ kiểm soát từng giọt nước tưới cho cây. Điều này lý giải tại sao họ thành công trong nông nghiệp mặc dù quốc gia họ toàn sa mạc.
 

xem thêm tin tức

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha