ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

Ngày đăng: 10-11-2016

11,509 lượt xem

MỤC LỤC ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT 

 

 

MỤC LỤC.. 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU.. 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH.. 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.. 8

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 9

1. Xuất xứ của dự án. 22

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM... 23

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM... 25

4. Tổ chức thực hiện ĐTM... 31

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.. 33

1.1 Tên dự án. 33

1.2 Chủ dự án. 33

1.3 Vị trí địa lý của dự án. 33

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án (phương án lựa chọn). 36

1.4.1 Mô tả mục tiêu của dự án. 36

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án. 36

1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án. 38

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành. 41

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị 46

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án  47

1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án. 57

1.4.8 Vốn đầu tư. 62

1.4.9 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 62

1.4.10 Tình hình hoạt động của Nhà máy đạm Phú Mỹ. 96

1.5 Công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. 98

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 66

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên. 66

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 66

2.1.2 Điều kiện về khí tượng. 67

2.1.3 Điều kiện thủy văn. 69

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý. 70

2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học. 80

2.1.6 Các thay đổi môi trường tự nhiên so với thời điểm xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. 88

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 88

2.2.1 Điều kiện về kinh tế Thị trấn Phú Mỹ. 88

2.2.2 Điều kiện về xã hội Thị trấn Phú Mỹ. 92

2.2.3 Tình hình hoạt động của KCN Phú Mỹ 1. 94

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 106

3.1 Đánh giá tác động. 106

3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án. 106

3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng. 106

3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án. 120

3.1.4 Đánh giá tác động trong giai đoạn khác của dự án. 138

3.1.5 Tác động do các rủi ro, sự cố. 138

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. 144

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰCVÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.. 146

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường  146

4.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị 146

4.1.2 Trong giai đoạn xây dựng. 146

4.1.3 Trong giai đoạn vận hành. 148

4.1.4 Trong các giai đoạn khác. 156

4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố. 156

4.2.1 Trong giai đoạn chuẩn bị 156

4.2.2 Trong giai đoạn xây dựng. 156

4.2.3 Trong giai đoạn vận hành. 158

4.2.3.3 Điện và an toàn. 163

4.2.4 Trong các giai đoạn khác. 166

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.. 167

5.1 Chương trình quản lý môi trường. 167

5.1.1 Quản lý môi trường giai đoạn xây dựng Dự án. 167

5.1.2 Quản lý môi trường giai đoạn Dự án đi vào hoạt động. 167

5.2 Chương trình giám sát môi trường. 177

5.2.1 Trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng. 177

5.2.2 Trong giai đoạn đi dự án đi vào hoạt động. 177

5.2.3 Kinh phí giám sát môi trường. 179

CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.. 183

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.. 183

1. Kết luận. 184

2. Kiến nghị 185

3. Cam kết 185

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO.. 188

PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 188


DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

 

Bảng 1. 1 Hệ thống và công suất thiết kế. 36

Bảng 1. 2 Các phân xưởng của dự án. 37

Bảng 1. 3 Quy hoạch sử dụng đất 38

Bảng 1. 4 Danh mục máy móc thiết bị 46

Bảng 1. 5 Tiêu hao nguyên liệu, tiện ích để sản xuất 1 tấn H2O2 (100%). 47

Bảng 1. 6 Yêu cầu khí nguyên liệu đầu vào. 48

Bảng 1. 7 Tiêu chuẩn chất lượng Ethyl Anthraquinone. 48

Bảng 1. 8 Tiêu chuẩn chất lượng xúc tác theo công nghệ LRICI. 48

Bảng 1. 9 Tiêu chuẩn chất lượng hydrocarbon thơm nặng theo công nghệ LRICI. 49

Bảng 1. 10 Tiêu chuẩn chất lượng Trioctyl Phosphate theo công nghệ LRICI. 49

Bảng 1. 11 Tiêu chuẩn chất lượng H3PO4. 49

Bảng 1. 12 Tiêu chuẩn chất lượng K2CO3. 50

Bảng 1. 13 Tiêu chuẩn chất lượng Al2O3. 50

Bảng 1. 14 Tính chất của không khí công nghệ và không khí điều khiển. 51

Bảng 1. 15 Các thông số công nghệ của khí N2 cung cấp cho xưởng H2O2. 51

Bảng 1. 16 Thành phần phân tích các mẫu khí nguyên liệu từ nhà máy đạm Phú Mỹ. 55

Bảng 1. 17 Nguồn nguyên liệu khác, hóa chất và xúc tác. 56

Bảng 1. 18 Chất lượng sản phẩm H2O2. 57

Bảng 1. 19 Kế hoạch thực hiện dự án. 58

Bảng 1. 20 Tổng mức đầu tư của dự án. 62

Bảng 1. 21 Nhân sự cho phân xưởng nước oxy già. 64

Bảng 1. 22 Nguyên nhiên liệu sử dụng của Nhà máy đạm Phú Mỹ. 97

Bảng 1. 23 Lượng nước làm mát tại Nhà máy đạm Phú Mỹ. 101

Bảng 1. 24 Biện pháp xử lý khí thải tại Nhà máy đạm Phú Mỹ. 102

Bảng 2. 1 Vị trí lấy mẫu môi trường không khí 70

Bảng 2. 2 Kết quả đo đạc các yếu tố khí tượng. 71

Bảng 2. 3 Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí 71

Bảng 2. 4 Vị trí lấy mẫu nước mặt 73

Bảng 2. 5 Kết quả phân tích chất lượng nước sông Thị Vải 74

Bảng 2. 6 Kết quả chất lượng nước sông Thị Vải của Trung tâm quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tháng 12/2010. 76

Bảng 2. 7 Vị trí lấy mẫu nước ngầm.. 77

Bảng 2. 8 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm.. 77

Bảng 2. 9 Vị trí lấy mẫu đất 79

Bảng 2. 10 Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 79

Bảng 2. 11 Vị trí lấy mẫu thủy sinh. 80

Bảng 2. 12 Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh khu vực cảng Phú Mỹ. 81

Bảng 2. 13 Mật độ tế bào và loài ưu thế thực vật phiêu sinh khu vực cảng Phú Mỹ. 82

Bảng 2. 14 Cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở Sông Thị Vải 82

Bảng 2. 15 Mật độ cá thể và loài ưu thế Động vật nổi tại các điểm khảo sát ở Sông Thị Vải 84

Bảng 2. 16 Thành phần loài động vật đáy trong khu vực khảo sát 85

Bảng 2. 17 Mật độ phân bố và loài ưu thế động vật đáy trong khu vực khảo sát 87

Bảng 3. 1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng. 106

Bảng 3. 2 Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn thi công xây dựng. 107

Bảng 3. 3 Tóm tắt mức độ tác động trong giai đoạn thi công xây dựng. 107

Bảng 3. 4 Ước tính nồng độ bụi phát sinh trong quá trình đào đắp đất 109

Bảng 3. 5 Tải lượng ô nhiễm từ quá trình bốc dỡ, xây dựng. 110

Bảng 3. 6 Tải lượng ô nhiễm do khí thải giao thông. 111

Bảng 3. 7 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường. 113

Bảng 3. 8 Nồng độ các chất ô nhiễm chỉ thị trong nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại 113

Bảng 3. 9 Các nguồn gây tác động môi trường  không liên quan đến chất thải 116

Bảng 3. 10 Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công. 117

Bảng 3. 11 Các nguồn tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án. 120

Bảng 3. 12 Tóm tắt lượng nguyên vật liệu và sản phẩm xuất nhập trong sản xuất 122

Bảng 3. 13 Hệ số phát thải của xe tải 20 tấn. 122

Bảng 3. 14 Tải lượng của các chất ô nhiễm.. 123

Bảng 3. 15 Ước tính thải lượng khí thải thất thoát trong dây chuyền sản xuất oxy già. 123

Bảng 3. 16 Nồng độ oxy già phơi nhiễm trong không khí 125

Bảng 3. 17 Nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. 127

Bảng 3. 18 Thải lượng của nguồn nước sản xuất 128

Bảng 3. 19 Thời gian bán hủy của H2O2 trong môi trường nước. 129

Bảng 3. 20 Dự báo thành phần rác thải sinh hoạt 130

Bảng 3. 21 Các loại chất thải công nghiệp phát sinh. 131

Bảng 3. 22 Các loại chất thải nguy hại 131

Bảng 3. 23 Thời gian chịu được tiếng ồn tối đa của tai người 133

Bảng 3. 24 Tổng hợp đánh giá tác động môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành  136

Bảng 3. 25 Danh mục hóa chất và đánh giá mức độ nguy hiểm.. 140

Bảng 3. 26 Đánh giá phương pháp sử dụng. 144

Bảng 4. 1 Công đoạn phát sinh khí thải và phương pháp xử lý. 148

Bảng 4. 2 Các tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy. 160

Bảng 5. 1 Chương trình quản lý môi trường. 169

Bảng 5. 2 Kinh phí giám sát không khí xung quanh. 179

Bảng 5. 3 Kinh phí giám sát khí thải 180

Bảng 5. 4 Kinh phí giám sát nước thải công nghiệp. 180

Bảng 5. 5 Kinh phí giám sát không khí xung quanh. 181

Bảng 5. 6 Tổng kinh phí dành cho giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng. 182

Bảng 5. 7 Tổng kinh phí dành cho giám sát môi trường trong giai hoạt động. 182

 

 

DANH MỤC HÌNH ẢNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

 

 

Hình 1. 1 Hai vị trí mà Nhà thầu tư vấn xem xét đề xuất 34

Hình 1. 2 Vị trí khu đất dự kiến xây dựng xưởng sản xuất nước oxy già. 35

Hình 1. 3 Sơ đồ tổng quát của phương pháp anthraquinone. 43

Hình 1. 4 Sơ đồ khối các yếu tố đầu vào đầu ra của xưởng ôxy già. 54

Hình 1. 5 Sơ đồ dòng nguyên liệu cho phân xưởng sản xuất ôxy già. 55

Hình 1. 6 Tiến độ thực hiện dự án. 61

Hình 1. 7 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án. 63

Hình 1. 8 Cơ cấu tổ chức cho phân xưởng nước ôxy già. 64

Hình 2. 1 Cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở Sông Thị Vải 83

Hình 2. 2 Biến động số lượng loài động vật nổi tại các điểm khảo sát Sông Thị Vải 83

Hình 2. 3 Mật độ cá thể Động vật nổi tại các điểm khảo sát ở Sông Thị Vải 84

Hình 2. 4 Số lượng loài của mỗi nhóm trong khu vực khảo sát 86

Hình 2. 5 Số lượng loài động vật đáy phân bố tại mỗi điểm thu mẫu. 86

Hình 2. 6 Mật độ phân bố động vật đáy tại mỗi điểm thu mẫu. 87

Hình 4. 1 Phương án xử lý nước thải 149

Hình 4. 2 : Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất và đánh giá hiệu quả xử lý. 151

Hình 4. 3 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sau khi cải tạo nâng cấp. 153

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

 

BIZA

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CTR

Chất Thải Rắn

CTNH

Chất Thải Nguy Hại

CTCP

Công Ty Cổ Phần

ĐPM

Đạm Phú Mỹ

ĐTM

Đánh Giá tác Động Môi Trường

H2O2

Nước Oxy già

KCN

Khu công nghiệp

KTTV

Khí tượng thủy văn

KTXH

Kinh tế xã hội

PCCC

Phòng Cháy Chữa Cháy

PVFCCo

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu Chuẩn Xây Dựng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TM&DV

Thương Mại Và Dịch Vụ

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XLNT

Xử Lý Nước Thải

%kl

Phần trăm khối lượng

 

 

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

 

 

 

1. Nội dung chính của dự án:

- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxy già.

- Công suất dự án: 30.000 tấn/năm H2O2 nồng độ 27,5% khối lượng.

- Chủ đầu tư: Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần.

- Địa điểm thực hiện dự án: Trong khuôn viên Nhà máy đạm Phú Mỹ - KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Sản phẩm của dự án:

+ H2O2 nồng độ 27,5% khối lượng.

+ H2O2 nồng độ 35% khối lượng.

+ H2O2 nồng độ 50% khối lượng.

- Số lượng công nhân và nhân viên: 57 người.

- Tổng vốn đầu tư: 421,98 tỷ đồng.

Sự hình thành dự án sẽ tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động được đánh giá như sau:

2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án

2.1 Trong giai đoạn xây dựng

a).   Không khí

-         Ô nhiễm bụi do hoạt động đào móng, đào mương đặt ống cấp thoát nước.

-         Ô nhiễm bụi do hoạt động bốc dỡ, trộn nguyên vật liệu, thi công các hạng mục công trình.

-         Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển.

-         Ô nhiễm do tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công.

b).   Nước thải

-         Nước mưa chảy tràn.

-         Nước thải sinh hoạt của công nhân.

-         Nước thải từ các hoạt động xây dựng.

-         Dầu mỡ thải.

c).   Chất thải rắn

-         Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân.

-         Chất thải rắn xây dựng thông thường (gạch, ngói vỡ; sắt thép, cốp pha…).

-         Chất thải rắn có nguy hại: Dầu mỡ thải, Các loại khác (Cao su, Pin, sơn…), Hóa chất, dung môi.

d).   Ảnh hưởng giao thông

e).   Gây ô nhiễm chéo giữa các công trình đang hoạt động và đang xây dựng.

f).     An ninh trật tự tại khu vực dự án.

g).   Cơ sở hạ tầng trong khu vực.

h).   Ảnh hưởng của hoạt động xây dựng Dự án đến hoạt động sản xuất của nhà máy Đạm Phú Mỹ.

2.2 Trong giai đoạn hoạt động

a).     Không khí

-         Tác động môi trường do khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm.

-         Tác động môi trường do khí thải từ dây chuyền sản xuất oxy già.

b).     Nước thải

-         Nước mưa chảy tràn.

-         Tác động môi trường từ nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt, Q = 12 m3/ngày

-         Tác động môi trường từ nguồn phái sinh nước thải sản xuất, Q = 71,04 m3/ngày.

c).     Chất thải rắn

-         Chất thải rắn sinh hoạt thông thường: thực phẩm dư thừa, lon, hộp, thùng giấy, giẻ lau,… khoảng 57 kg/ngày (1kg/người/ngày).

-         Chất thải không nguy hại: Các loại xúc tác thải công nghiệp nguy hại phát sinh như xúc tác Pd thải, oxit nhôm hoạt tính thải và các loại chất thải nguy hại khác như bóng đèn bị hư hỏng, pin sử dụng trong đồng hồ, các thiết bị điều khiển điện tử, ổn áp, bình ắc-quy, đồ điện tử, điện gia dụng, hộp mực in...

-         Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất như: các loại thùng đựng hóa chất, bụi từ hệ thống xử lý, chai lọ thuốc bỏ, giẻ lau dính dầu nhớt, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, thuốc quá hạn sử dụng hoặc thuốc không đạt chất lượng, hoá chất thải ra từ phòng thí nghiệm. Khối lượng khoảng 0,2 tấn/tháng.

d).     Tác động môi trường của nguồn ồn và rung

e).     Tác động môi trường do nhiệt thừa

f).       Tác động tích lũy của dự án phân xưởng sản xuất oxy già với tác động của Nhà máy đạm hiện hữu

2.3 Tác động do các rủi ro, sự cố

a). Các rủi ro sự cố cháy nổ

b). Các rủi ro sự cố liên quan hoá chất

c). Các rủi ro sự cố liên quan đến thiên tai

d). Sự cố của hệ thống xử lý nước thải

3. Biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của dự án

3.1  Trong giai đoạn xây dựng

a). Đối với nguồn gây chất thải dạng lỏng

-         Nước thải sinh hoạt của công nhân có lưu lượng không lớn (2,25 m3/ngày) nhưng nồng độ ô nhiễm cao. Lượng nước thải phát sinh ít, do đó công nhân sẽ dùng chung nhà vệ sinh với Nhà máy Đạm hiện hữu nhằm tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư và tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

-         Nước thải quá trình xây dựng phát sinh từ quá trình trộn bê tông, đào đất: Nước thải này sẽ được dẫn vào hố lắng trước khi vào hệ thống thoát nước của KCN Phú Mỹ 1 tránh ứ đọng nước thải trong quá trình thi công.

-         Dầu thải từ quá trình thi công sẽ được chủ đầu tư thu gom và hợp đồng xử lý bởi đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại. Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để thu gom và xử lý dầu thải này.

-         Nước mưa chảy tràn:

Thời gian thi công tương đối dài và khu vực Dự án có lưu lượng mưa trung bình khá cao nên chủ đầu tư sẽ áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu, xây dựng rãnh thoát nước mưa trước để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của nước mưa. Nước mưa chảy tràn sẽ được thoát vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Phú Mỹ 1.

Tập trung thu gom rác thải, đất đá và thu gom hàng ngày để tránh tình trạng rửa trôi theo nước mưa.

b). Đối với nguồn gây chất thải dạng khí

+ Bụi, khí thải:

-         Bụi từ quá trình chuẩn bị sân bãi, nền móng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà máy, nhà xưởng: Giảm thiểu bụi phát sinh bằng cách che chắn toàn bộ khu vực thi công tránh phát tán bụi.

-         Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, thiết bị. Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong những ngày nắng nóng để giảm lượng bụi trong không khí.

-         Khí thải từ các phương tiện giao thông: Đây là các nguồn thải động nên rất khó quản lý. Chỉ có thể giảm bớt các tác động bằng cách yêu cầu các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm nhiều chạy vào ban đêm (nhưng phải kết thúc trước 22h đêm). Đồng thời bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, hạn chế di chuyển nhiều lần ngang qua khu vực dân cư.

+ Tiếng ồn, rung động:

Tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công, quá trình vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng: Rất khó quản lý nguồn gây ô nhiễm này chỉ có thể giảm thiểu bằng các biện pháp sau:

-         Giảm thiểu tác động đến người dân bằng cách cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm (đổ bê tông…) hoặc giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe. Lắp đặt bộ phận giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, khí nén…

-         Để giảm ồn còn cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công.

-         Các thiết bị thi công phải có chân đế để hạn chế độ rung.

-         Máy đóng cọc là nguồn gây rung lớn, chúng có thể gây hại cho các công trình bên trong nhà máy Đạm Phú Mỹ và các nhà máy lân cận. Do đó bố trí các vị trí gây rung xa các đối tượng nhạy cảm.

+  Nhiệt dư:

Nhiệt dư từ các máy móc thi công, quá trình trải nhựa đường: Vì nguồn nhiệt này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân nên biện pháp giảm thiểu là trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động theo đúng quy định cho cán bộ và công nhân tham gia thi công tại hiện trường như quần áo bảo hộ (có phản quang), mũ, kính, giày.

c). Đối với nguồn gây chất thải dạng rắn

+ Đối với rác sinh hoạt:

Sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công phát sinh khoảng 25 kg/ngày, bố trí thùng rác tại nơi thi công và yêu cầu không xả rác bừa bãi nơi công trường. Tập trung rác vào thùng chứa có dung tích 120 lít và được thu gom, xử lý 2 – 3 ngày 1 lần bởi Công ty công trình đô thị địa phương.

+ Rác từ quá trình xây dựng:

Đất, đá, thép vụn, xà bần, vữa, xi măng… bao gồm:

-         Xà bần sẽ được thu gom và vận chuyển ra khỏi công trường theo đúng quy định.

-         Các loại sắt thép vụn được thu gom và bán lại các cơ sở tái chế.

-         Các loại rác như bao giấy (bao xi măng), thùng nhựa, dây nhựa… sẽ được tách riêng để bán cho cho cơ sở tái chế.

+ CTNH từ quá trình xây dựng:

Được công ty thu gom và bảo quản chung với CTNH của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Hiện tại, Nhà máy Đạm Phú Mỹ thực hiện thu gom và bảo quản riêng các chất thải nguy hại, định kỳ thuê Công ty TNHH Môi Trường Tươi Sáng Việt Nam đến vận chuyển đem đi xử lý đúng qui định.

3.2 Trong giai đoạn vận hành

3.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do khí thải

a)     Biện pháp giảm thiều tác động do khí thải từ phương tiện vận chuyển

Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa định kỳ hiệu quả đốt cháy nhiên liệu của động cơ xe tải, container... Ngoài ra, sử dụng nguồn nhiên liệu đạt tiêu chuẩn cho các phương tiện vận chuyển, bêtông hóa các tuyến đường giao thông bên trong khu vực bến cảng và nhà xưởng để tránh gây ra bụi bẩn.

Trong khâu bốc dỡ nguyên vật liệu, để bảo vệ sức khỏe công nhân cần phải trang bị áo quần bảo hộ và khẩu trang đúng qui cách lao động.

b)     Biện pháp giảm thiểu tác động do khí thải và nhiệt thừa từ dây chuyền sản xuất

Qua phần đánh giá tác động ở chương 3, thành phần khí thải chủ yếu của phân xưởng là các khí H2, O2, N2; hơi hydrocacbon thơm và hơi H2O2. Trong đó:

-         Các khí H2, O2, N2 không phải là thành phần khí gây ô nhiễm nên sẽ được tuần hoàn trở lại nhà máy đạm để thải ra ngoài theo ống khói của nhà máy.

-         Nồng độ phơi nhiễm H2O2 trong phân xưởng được đánh giá là thấp không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ công nhân viên nên có thể thải ra môi trường mà không cần giài pháp xử lý đặc biệt. Tuy nhiên, nhà xưởng được thiết kế thông thoáng, đảm bảo thông gió để hạn chế tác động đến công nhân.

-         Riêng với hydrocacbon thơm được đánh giá có tải lượng không đáng kể và hầu hết đã được thu hồi trong dây chuyền sản xuất.

3.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do nước thải

Sau khi xem xét tính chất của từng loại nước thải, báo cáo đề xuất phương án xử lý như sau:

 

 

 

 

 

 

 

-         Nước thải sinh hoạt của nhà máy với lưu lượng khoảng 12 m3/ngày sẽ được đấu nối về hệ thống xử lý nước thải sau khi cải tạo và nâng công suất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ để xử lý.

-         Nước thải nhiễm dầu do có lưu lượng rất ít chỉ khoảng 2 m3/lần xả và chỉ xả khoảng 2-3 lần/năm nên sẽ được nhập chung với nước thải sản xuất nhiễm hóa chất lưu lượng khoảng 2,96 m3/h ~ 71,04 m3/ngày đêm để đưa vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất của phân xưởng oxy già.

3.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do chất thải rắn

a. Chất thải sinh hoạt

-               Tổng lượng rác thải phát sinh: khoảng 57 kg/ngày

-               Tại mỗi văn phòng, đơn vị trong phân xưởng tự trang bị các thùng chứa rác sinh hoạt.

-               Hàng ngày, nhân viên vệ sinh sẽ đến thu gom và đưa về khu lưu chứa chất thải tập trung hiện hữu của Nhà máy đạm Phú Mỹ.

-               Chất thải sinh hoạt được chuyển ra ngoài xử lý thông qua hợp đồng với đơn vị có chức năng là Công ty Công trình Đô thị Huyện Tân Thành. Hiện nay, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã thuê Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Đô Thị Huyện Tân Thành định kỳ đến thu gom và vận chuyển xử lý chất thải sinh hoạt theo quy định.

b. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại: chủ yếu là các xúc tác thải  như xúc tác Paladium, xúc tác oxit nhôm hoạt tính và các chất thải nguy hại khác.

Đối với xúc tác Paladium (xúc tác của công đoạn hydro hoá):

Sau một thời gian vận hành, xúc tác hydro hoá cần được tái sinh để khôi phục lại hoạt tính xúc tác và tăng hiệu suất chuyển hóa, quá trình tái sinh tiến hành trong điều kiện toàn dây chuyền công nghệ vận hành bình thường. Phần thiết bị chứa xúc tác cần tái sinh sẽ được cô lập khỏi dây chuyền, trong khi dây chuyền công nghệ vẫn hoạt động sản xuất bình thường. Xúc tác được tái sinh bằng hơi nước, hơi nước tái sinh đi qua thiết bị ngưng tụ, dung dịch ngưng tụ chảy vào thùng thu hồi, sau đó đưa về công đoạn pha chế để thu hồi dung dịch hoạt động, phần còn lại được chuyển về khu vực xử lý nước thải. Sau khi kết thúc tái sinh xúc tác bằng hơi nước, sử dụng khí nitơ sau khi đã được lọc để thổi khô xúc tác. Chất thải lỏng phát sinh từ công đoạn hydro hóa được đưa về hệ thống xử lý nước thải sản xuất của phân xưởng.

Đối với xúc tác oxit nhôm hoạt tính (xúc tác của công đoạn hydro hoá hoặc công đoạn xử lý sau):

Nhìn chung loại chất thất thải này có khả năng tái chế để làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất khác, đặc biệt là ngành sản xuất nhôm do đó có thể bán cho các đơn vị có chức năng xử lý hay tái chế chất thải nguy hại đến thu gom.

Đối với chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại nói chung:

-         Tổ chức quản lý các lọai chất thải nguy hại theo đúng qui định của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.

-         CTR công nghiệp và nguy hại riêng biệt được lưu chứa trong khu vực riêng biệt. Các chất thải nguy hại phải có từng thùng đựng riêng đối với mỗi loại có ghi nhãn báo hiệu và nắp đậy.

-         Nhân viên chuyên trách về môi trường cập nhật số liệu CTR công nghiệp và nguy hại mỗi ca sản xuất theo biểu mẫu qui định, lập sổ theo dõi CTR.

-         Lập qui chế bàn giao phế phẩm, phế liệu tái chế giữa nhân viên phụ trách môi trường, nhân viên kho lưu chứa. Tất cả lượng CTR công nghiệp và nguy hại xuất ra Nhà máy đều được kiểm tra chéo giữa các bộ phận: Lãnh đạo; Môi trường; Kho; Bảo vệ đảm bảo không sơ sót trong quản lý.

-         Đăng ký mới sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

-         Riêng đối với các bao bì chứa hóa chất, Xưởng sẽ thỏa thuận với đơn vị cung ứng hàng đến thu gom (Giao sản phẩm, hàng hóa thu lại bao bì).

-         Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại (có giấy phép hành nghề) đến thu gom đưa đi xử lý. Hiện tại, Nhà máy Đạm Phú Mỹ thực hiện thu gom và bảo quản riêng các chất thải nguy hại của nhà máy, định kỳ thuê Công ty TNHH Môi Trường Tươi Sáng Việt Nam đến vận chuyển đem đi xử lý đúng qui định.

3.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do chất thải rắn

-         Thiết bị tạo tiếng ồn nhỏ sẽ được lựa chọn càng nhiều càng tốt trong thiết kế và được lắp đặt trong nhà (quạt và bơm ít ồn).

-         Khu vực sản xuất được bố trí cách biệt với khu vực văn phòng.

-         Bố trí các máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất một cách hợp lý, tránh khả năng gây ồn cùng một lúc vì nó sẽ làm tăng độ ồn lên rất nhiều.

-         Những khu vực có mức ồn cao được xây tường bao che và cách âm. Trang bị thiết bị bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân làm việc tại khu vực gây ồn.

-         Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị.

-         Cây xanh xung quanh khu vực nhà xưởng và trong khuôn viên Dự án tạo cảnh quan đồng thời giúp thanh lọc không khí, hạn chế tiếng ồn, nhiệt dư. Dự án sẽ tiến hành trồng cây xanh ở các khu vực như sau: xung quanh phân xưởng chính, khu vực văn phòng chính, khu vực nhà ăn đảm bảo diện tích cây xanh chiếm > 20%.

Tiếng ồn tạo ra từ mỗi quy trình sau khi đã được xử lý bằng thiết bị giảm thanh, được tường nhà che chắn và ở một khoảng cách nhất định sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định.

3.2.5 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố

a. Biện pháp quản lý an toàn chung

Tuân thủ theo quy định thông tư 43/2010/TT-BCT ngày 29/12/2010 của Bộ công thương về việc quy định công tác quản lý an toàn trong ngành công thương.

b. Biện pháp phòng cháy chữa cháy

An toàn phòng chống cháy nổ trong các nhà máy là một công việc quan trọng, luôn được quan tâm, xem xét, đặc biệt là hệ thống phòng cháy chữa cháy. Thông thường, hệ thống phòng cháy, chữa cháy là một bộ phận của hệ thống Chống cháy trong nhà máy và là một hệ thống hoạt động độc lập. Bộ phận này bao gồm tất cả các hệ thống phòng cháy và chữa cháy bằng nhiều cách khi xảy ra cháy.

c. Biện pháp điện và an toàn

Ngoài hệ thống điện thông thường còn lắp đặt thêm hệ thống cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp cho các thiết bị chủ chốt, cũng cần cung cấp một nguồn điện đặc biệt.

Hệ thống chiếu sáng trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo chiếu sáng các phần quan trọng và các lối thoát.

Ngoài ra còn lắp đặt các hệ thống chống sét và chống tĩnh điện để đảm bảo an toàn trong nhà máy.

d. Biện pháp quản lý, lưu trữ và sử dụng an toàn hoá chất

-            Đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất hoá chất.

-            Đảm bảo yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.

-            Đảm bảo công tác cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm.

-            Đảm bảo công tác bao gói hoá chất.

-            Các hoá chất, đặc biệt là hoá chất nguy hiểm phải có phiếu an toàn hóa chất.

e. Biện pháp an toàn lao động

-            Huấn luyện người lao động về an toàn đúng nội dung, tài liệu, thời gian theo quy định của pháp luật.

-            Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, quần áo bảo hộ lao động cho công nhân.

-            Chuẩn bị các biện pháp sơ cứu y tế tại phân xưởng.

f. Phòng chống sự cố từ hệ thống xử lý nước thải

Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chế độ làm việc bình thường của hệ thống xử lý nước thải:

-            Hệ thống điện bị ngắt đột ngột;

-            Hệ thống đường ống bị nghẹt hoặc vỡ;

-            Nước thải tăng đột ngột;

-            Hệ thống bơm hư hỏng.

            Khi hệ thống điện bị ngưng nước thải sẽ theo mương dẫn vào thẳng ra nguồn tiếp nhận. Sự cố này rất hiếm khi xảy ra, chủ yếu là do nguyên nhân đường dây dẫn vào hệ thống điện của trạm. Tuy nhiên, trong Dự án xây dựng hệ thống xử lý cũng có hạng mục máy phát điện dự phòng, đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động được trong trường hợp điện lưới có sự cố.

            Khi hệ thống đường ống bị nghẹt hoặc vỡ  thì phải dựa  tài liệu hướng dẫn về sơ đồ công nghệ của toàn bộ trạm xử lý và cấu tạo của từng công trình để xác định nguyên nhân hệ thống bị nghẹt. Trong lúc hoạt động hệ thống có thể bị vỡ thì người vận hành phải dừng hệ thống bơm và khóa van dẫn nước. Sau khi đường ống mới được thay phải thiết kế lại trụ đỡ vì trụ đỡ có thể là nguyên nhân phá vỡ đường ống. Tuy vậy, xác xuất để xảy ra trường hợp vỡ ống là rất khó xảy ra, bởi toàn bộ hệ thống đường ống bơm trong dự án đều được chế tạo bằng Inox 304, hay HDPE chống chịu ăn mòn nước thải, độ chịu áp lớn gấp khoảng 20 lần áp suất hoạt động của đường ống trong điều kiện bình thường.

            Khi hệ thống bơm thoát nước không hoạt động, cần ngắt van, ngắt điện, mở bơm dự phòng, tiến hành sửa chữa để tránh ngưng trệ hệ thống hoạt động. Cũng như bất kỳ motor nào khác khi hoạt động motor truyền động có thể hết than chì, rò rỉ điện rất nguy hiểm. Và khi không được bôi trơn định kỳ motor phát ra tiếng ồn, lâu ngày có thể cháy động cơ. Trong hệ thống xử lý được thiết kế luôn có 2 motor luân phiên hoạt động, và máy thổi khí luôn có sẵn một máy dự phòng. Do đó khi một motor bị hỏng phải được sữa chữa kịp thời trong khi motor còn lại sẽ tiếp tục hoạt động.

Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành hệ thống xử lý, để hạn chế xảy ra các sự cố như rò rỉ hoặc tràn nước ra ngoài, tắt nghẽn các đường ống dẫn … cần phải thường xuyên làm sạch đường ống, kiểm tra mực nước trong các bồn, bể; đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì các đường ống dẫn và thiết bị, máy móc.

4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường

4.1 Chương trình quản lý môi trường

4.1.1 Quản lý và kiểm soát khí thải

Trong quá trình vận hành của phương tiện giao thông và hoạt động của máy phát điện dự phòng trong trường hợp mất điện sẽ sản sinh ra khí thải như: SO2, NO2, CO và các khí độc hại khác. Đồng thời, hoạt động sản xuất của Nhà máy sẽ phát sinh ra khí thải, bụi, hydrocarbon … Do đó, Nhà máy sẽ có biện pháp xử lý và kiểm soát khí thải cụ thể đã được trình bày ở chương 4.

4.1.2 Quản lý và kiểm soát nước thải

Hoạt động của Xưởng sản xuất H2O2 làm phát sinh nước thải sinh hoạt từ hoạt động của các cán bộ công nhân viên. Nhà máy thực hiện chương trình quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt định kỳ mỗi năm 4 lần đúng theo quy định và có biện pháp xử lý thích hợp nếu nước thải chưa đạt tiêu chuẩn xả thải. Các biện pháp xử lý đã được trình bày ở chương 4.

4.1.3 Quản lý và kiểm soát việc thải bỏ chất thải rắn

Khi Dự án đi vào hoạt động thì sẽ phát sinh chất thải rắn. Nhà máy sẽ kiểm soát chặt chẽ, không cho xả thải rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Quy định về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể công nhân viên và kiểm soát lượng rác thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất bằng các biện pháp phù hợp.

4.2 Chương trình giám sát môi trường

4.2.1 Giám sát chất thải

a) Khí thải

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại ống khói phát tán khí thải.

- Chỉ tiêu giám sát: Bụi, SO2, NO2, CO, HC.

- Tần suất giám sát : 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.

b) Nước thải

Do nước thải sinh hoạt của Dự án sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Đạm Phú Mỹ nên chương trình giám sát nước thải chỉ tiến hành giám sát nước thải sản xuất.

- Vị trí giám sát: tại tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sản xuất.

- Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, BOD5, COD, Dầu mỡ khoáng, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Al, Fe, Tổng Coliforms.

- Tần suất giám sát : 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 24:2009/BTNMT, cột B, Kq = 1,1; Kf = 1,1.

4.2.1       Giám sát môi trường xung quanh

a.        Giám sát không khí xung quanh

Kết hợp chương trình giám sát của Nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện hữu, vị trí giám sát môi trường không khí xung quanh được đề xuất như sau:

- Vị trí giám sát:

+ 01 vị trí bên ngoài hàng rào, chính giữa Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

- Chỉ tiêu giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, Độ ồn, bụi, SO2, NOx, CO, NH3, HC, VOC.

- Tần suất giám sát : 06 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BNTMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT.

b.        Giám sát nước mặt

Chương trình giám sát của Nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện hữu chưa giám sát chất lượng nước mặt nên cần thiết bổ sung giám sát nước mặt với các vị trí sau:

- Vị trí giám sát:

+ 01 vị trí tại thượng lưu sông Thị Vải cách điểm xả thải của KCN Phú Mỹ I 500m.

+ 01 vị trí tại hạ lưu sông Thị Vải cách điểm xả thải của KCN Phú Mỹ I 500m.

- Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, BOD5, COD, TSS, Amoni, N-NO3-, N-NO2-, P-PO43-, Clorua, Phenol tổng, As, Pb, CN, Cr (VI), Hg, Cu, Zn, Fe, Tổng dầu, mỡ, Tổng Coliforms.

- Tần suất giám sát : 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1.

c.        Giám sát nước ngầm

Chương trình giám sát của Nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện hữu chưa giám sát chất lượng nước ngm nên cần thiết bổ sung giám sát nước ngầm với các vị trí sau:

- Vị trí giám sát:

+ 01 vị trí trong khuôn viên Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

+ 01 vị trí tại khu vực dân cư cách dự án 500m.

- Chỉ tiêu giám sát: pH, độ cứng, TS, N-NO2-, N-NO3-, Cyanua, SO42-, Chì, Đồng, Kẽm, Asen, Sắt, Coliforms.

- Tần suất giám sát : 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT.

5. Kết luận, kiến nghị và cam kết

§   Kết luận

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng công trình xưởng sản xuất nước ôxy già thuộc KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được thực hiện đầy đủ theo mẫu hướng dẫn nêu trong Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết và toàn diện của Dự án đầu tư xây dựng công trình xưởng sản xuất nước ôxy già có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:

a. Dự án mang lại lợi ích kinh tế xã hội, bao gồm:

- Dự án được thưc hiện ở vị trí thuận lợi, phù hợp với quy hoạch phát triển của thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại thị trấn Phú Mỹ nói riêng và đáp ứng nhu cầu cung cấp nước Oxy già (H2O2) cho phát triển công nghiệp nói chung, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nhiều công ăn, việc làm cho người dân tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

b. Dự án mang lại một số vấn đề bất lợi cho kinh tế, xã hội, bao gồm:

- Gia tăng nguy cơ kẹt xe, tai nạn giao thông;

- Gia tăng nguy cơ tệ nạn xã hội, an ninh trong vùng.

c. Dự án mang lại bất lợi cho môi trường, bao gồm:

- Hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án chưa bị ô nhiễm về không khí, đất và nước ngầm trừ chất lượng nước mặt đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Đây là các thông số môi trường cho phép đánh giá những diễn biến và thay đổi trong chất lượng môi trường tại khu vực dự án dưới các tác động tiêu cực do hoạt động thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.

- Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và môi trường nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường. Các tác động đó cụ thể là:

+ Gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của người dân tại khu vực dự án do xây dựng và hoạt động của dự án;

+ Gây ô nhiễm môi trường không khí do khí thải, bụi và tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án;

+ Gây ô nhiễm nguồn nước do nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và nước thải công nghiệp từ việc hoạt động lâu dài của dự án;

+ Gây ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng,   chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.

d. Các phương án khống chế ô nhiễm môi trường mà Dự án sẽ thực hiện:

- Báo cáo đã nhận dạng, đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công và vận hành. Mức độ, quy mô của những tác động đã xác định trong chương 3 cho thấy các tác động xấu từ trong giai đoạn thi công và vận hành tương đối nhỏ. Đồng thời các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng chống và ứng cứu sự cố, rủi ro môi trường được đưa ra từ nghiên cứu thực tiễn, do đó nó mang tính khả thi cao. Các tác động xấu đến môi trường từ dự án (đã nêu ở chương 3) đã có biện pháp xử lý thích hợp (đã trình bày trong chương 4).

- Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu vực dự án, chủ đầu tư sẽ đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM dự án này nhằm bảo đảm đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quy định, bao gồm:

+ Phương án khống chế ô nhiễm không khí;

+ Phương án khống chế ô nhiễm do ồn rung;

+ Phương án xử lý nước thải sinh hoạt;

+ Phương án xử lý nước thải sản xuất;

+ Phương án khống chế ô nhiễm do chất thải rắn;

+ Đảm bảo diện tích cây xanh (≥ 20%), các biện pháp cải thiện điều kiện vi khí hậu, các biện pháp vệ sinh an toàn lao động và các biện pháp phòng chống sự cố môi trường (cháy nổ,...).

Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM này là những biện pháp khả thi, có thể đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam đã được ban hành.

§   Kiến nghị

Kiến nghị các cơ quan Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục giám sát và giúp đỡ về mặt chuyên môn.

§   Cam kết

Trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án, chủ đầu tư cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải, xử lý các chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định cụ thể như sau:

-         Chủ Dự án sẽ thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng và khi Dự án đi vào hoạt động.

-         Sẽ triển khai thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình xử lý môi trường theo đúng tiến độ đã trình bày trong chương 1 nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, đảm bảo hệ thống sẽ được vận hành khi dự án đi vào hoạt động.

-         Ngoài ra, để làm tốt công tác bảo vệ môi trường tự nhiên của khu vực, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Chủ dự án cam kết thực hiện một cách nghiêm túc các biện pháp phòng chống, khống chế, xử lý ô nhiễm và giám sát như đã trình bày trong nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, tuyệt đối tuân thủ các quy định và quy chế về bảo vệ môi trường.

-         Chủ Dự án cam kết sẽ thực hiện việc đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường nếu xảy ra các sự cố, rủi ro môi trường.

-         Chủ Dự án cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam, nếu để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường.

-         Chủ Dự án sẽ phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi Dự án kết thúc vận hành.

a. Cam kết thực hiện các biện pháp BVMT trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng:

-         Cam kết sử dụng nhà vệ sinh lưu động phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, bùn từ hệ thống nhà vệ sinh sẽ được hợp đồng xử lý đúng quy định.

-         Cam kết che chắn công trường trong quá trình thi công đảm bảo môi trường không khí xung quanh đạt QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.

-         Cam kết độ ồn đảm bảo Tiêu chuẩn tiếng ồn - Bộ Y tế số: 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 và QCVN 26:2010/BTNMT.

-         Cam kết trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho công nhân và đảm bảo các biện pháp an toàn cho công nhân trong quá trình thi công trên công trường.

b. Cam kết thực hiện các biện pháp BVMT trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động:

-         Cam kết xử lý khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B trước khi thải ra môi trường xung quanh

-         Cam kết xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất đạt tiêu chuẩn xả thải của KCN Phú Mỹ I trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

-         Cam kết đấu nối nước thải sinh hoạt về hệ thống xử lý nước thải hiện hữu (đang thi công cải tạo nâng công suất) của Nhà máy đạm Phú Mỹ.

-         Thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn theo đúng quy định tại nghị định 59/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn.

-         Đối với chất thải nguy hại cam kết thực hiện theo đúng Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.

-         Đối với môi trường vệ sinh lao động cam kết đảm bảo theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế.

-         Cam kết đảm bảo chất lượng môi trường không khí xung quanh đạt QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.

-         Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

-         Cam kết thực hiện các chương trình quản lý và giám sát môi trường. Chương trình giám sát  sẽ được phối hợp chặt chẽ với chương trình giám sát của Nhà máy đạm Phú Mỹ.

Cam kết hoàn thành các công trình xử lý môi trường trước khi Dự án đi vào hoạt động và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận theo đúng qui định.

Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.

XEM THÊM ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha