Kê hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu ơ cảng nội địa

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cảng nội địa và cảng quốc tế cho công tác phòng chống hiệu quả tại hiện trường

Ngày đăng: 20-07-2022

666 lượt xem

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cảng nội địa và cảng quốc tế

LỜI NÓI ĐẦU

        Có thể khẳng định rằng hiện nay hoạt động khai thác và chế biến dầu khí được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.Tuy nhiên nếu phát triển không bền vững thì những hậu quả đối với môi trường là rất lớn. Đáng nói mỗi năm hoạt động dầu khí đã gây ô nhiễm khá nghiêm trọng môi trường nước biển, trong đó nổi bật nhất là các sự cố tràn dầu.

          Sự cố tràn dầu là một rủi ro tiềm tàng trong các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu. Nó có thể xuất phát từ nguyên nhân do kỹ thuật vận chuyển, đường ống, thiết bị dẫn, chứa dầu không được đảm bảo hoặc do thiên tai gây nên. Và như đã đề cập sự cố tràn dầu có tác động không hề nhỏ đến môi trường xung quanh, nó đe dọa sự tồn tại, phát triển của các hệ sinh thái biển. Bên cạnh đó nó cũng trực tiếp gây thiệt hại về kinh tế, đời sống của các tổ chức cá nhân sinh sống và có các hoạt động phát triển ven sông, ven biển.,... Đặc biệt một khi sự cố này xảy ra thì rất lâu mới có thể khắc phục triệt để.

         Vậy nên phòng và ngăn ngừa cũng như khắc phục sự cố tràn dầu là rất cấp thiết. Hơn nữa để đảm bảo công tác ngăn ngừa, xử lý sự cố tràn dầu được chủ động, nhanh chóng, hiệu quả, các cơ sở được quy định tại Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động Ứng phó Sự cố tràn dầu phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt.

        Thực hiện pháp luật của Việt Nam về phòng chống ô nhiễm dầu cũng như góp phần bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh, Công ty CPHH Vedan Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân và Công ty CP Tư vấn Đầu tư Công trình Hàng Hải Việt Nam tiến hành xây dựng “Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu” cho Cảng Vedan – Phước Thái thuộc Công ty CPHH Vedan Việt Nam.

          Báo cáo “Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu” là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá công tác bảo vệ môi trường của Công ty. Đồng thời đây cũng là cơ sở để Công ty nắm rõ quy trình xử lý sự cố nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm thiểu thiệt hại về lợi ích kinh tế cho Công ty.

        Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu (UPSCTD) của Cơ sở được xây dựng nhằm đảm bảo việc thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ để tổ chức ứng cứu, khắc phục,…. cũng như các bước thực hiện để phối hợp với các đơn vị liên quan khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Kế hoạch được xây dựng dựa trên tình hình hoạt động của cơ sở và đưa ra các tình huống giả định bám sát với thực tế có thể xảy ra. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa và đề ra các phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với SCTD và giảm thiểu tối đa các tác hại ô nhiễm môi trường. Đồng thời, kế hoạch này cũng xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc phối hợp ứng phó SCTD và xử lý các tình huống, các bước công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, cách xử lý tình huống,…) khi SCTD xảy ra.

       Nội dung và trình tự các bước thực hiện Kế hoạch UPSCTD được tuân thủ theo đúng quy định của Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động Ứng phó Sự cố tràn dầu.

v Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cảng nội địa và cảng quốc tế
Cơ sở pháp lý để thực hiện kế hoạch 

-  Luật Bảo vệ môi trường Số 72/2020/QH14 của Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2020 hiệu lực thi hành 01/01/2022.

-  Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH13 ngày 29/06/2001.

-  Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

-  Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015.

-  Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015.

-  Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/06/2015
của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

-  Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

-  Nghị định 03/2015/NĐ-CP 6/1/2015 của chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.

-  Nghị định 155/2016/NĐ-CP 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-  Nghị định 55/2021/NĐ-CP ngày 24/05/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 155/2016/NĐ-CP 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-  Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.

-  Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

-  Biên bản kiểm tra hệ thống phòng cháy và chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH-Công an tỉnh Đồng Nai.

-  Biên bản họp đánh giá rút kinh nghiệm quá trình diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu, PCCC&CHCN ngày 08/12/2021 của cảng Vedan Phước Thái năm 2021.

-  Hợp đồng dịch vụ số 0109/2019/HVS-VEDAN tháng 9/2019 ứng phó sự cố tràn dầu giữa Công ty CPHH Vedan Việt Nam và Công ty CP Dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân.

-  Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.

-  Danh sách thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu 2022.

-  Danh sách tham gia tập huấn UPSCTD tháng 06 và tháng 12 năm 2021.

-  Cam kết tài chính.

 Mục đích

A. Lý do lập lại kế hoạch UPSCTD

Năm 2017, Công ty CPHH Vedan Việt Nam xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho hoạt động của Cảng Phước Thái và đã được phê duyệt kế hoạch UPSCTD theo Quyết định số 74/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 09 tháng 01 năm 2017. Theo Điều 6 của quyết định số 74/QĐ-UBND Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày ký trong thời hạn 05 năm kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt. Sau 5 năm, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam phải xây dựng lại kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

B. Mục đích chính của Kế hoạch UPSCTD

Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là cung cấp cho các cá nhân và đơn vị có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ SCTD đến môi trường tiếp nhận;

Mục đích chính của Kế hoạch ƯPSCTD là thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ SCTD có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu;

Việc xây dựng Kế hoạch nhằm cung cấp thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng phó nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại về con người, môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do tác động của SCTD gây ra.

Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong hoạt động của
Cảng Phước Thái. Công ty CPHH Vedan Việt Nam đã xây dựng bản kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho hoạt động của cơ sở nhằm ngăn ngừa và khắc phục khi xảy ra sự cố tràn dầu, cụ thể:
- Cung cấp những thông tin và hướng dẫn cần thiết để sẵn sàng ứng phó với các sự cố tràn dầu một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và các bước triển khai ứng cứu cần thiết khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
- Hướng dẫn các biện pháp, kỹ thuật ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
- Giảm thiểu tối đa những thiệt hại cho con người và tài sản, thiết bị cũng như các tác động có hại đến môi trường tại khu vực Cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ SCTD có thể xảy ra trong phạm vi của Cảng.
- Đảm bảo sẵn sàng các nguồn lực chuyên nghiệp làm nòng cốt ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế tại Cảng.

Mục tiêu cụ thể:

- Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

- Xác định, đánh giá các nguồn tiềm ẩn sự cố tràn dầu cũng như quy trình, cơ cấu tổ chức ứng phó của cơ sở.

- Đánh giá và hoàn thiện về năng lực trong hoạt động ứng phó sự cố, chỉ đạo/chỉ huy ứng phó và huy động nguồn lực của các cơ sở cũng như cơ quan quản lý;

- Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời và có hiệu quả của BCH ƯPSCTD của cơ sở đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về môi trường và kinh tế đến mức tối thiểu.

- Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Đảm bảo công tác hướng dẫn đào tạo, tập huấn diễn tập cho lực lượng ứng phó của cơ sở, sẵn sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

1.2. Yêu cầu - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cảng nội địa và cảng quốc tế cho công tác phòng chống hiệu quả tại hiện trường

Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng nguồn lực ứng phó tràn dầu của cơ sở.

- Nhận diện được các đối tượng, khu vực có khả năng cao gây ra sự cố tràn dầu.

- Nhận diện được tổ chức, lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.

- Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra tại cơ sở và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.

- Phân công hợp lý nhiệm vụ cho các thành viên, phòng ban liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

- Đảm bảo các công tác về thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó, công tác hậu cần, y tế,… cho các lực lượng tham gia ứng phó.

- Thành lập và tổ chức hoạt động cho BCH ƯPSCTD của cơ sở.

A. Về nội dung chính của kế hoạch UPSCTD

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được xây dựng dựa trên việc giả định các tình huống sát với tình hình thực tế, phù hợp với lực lượng tham gia, phương tiện, trang thiết bị hiện có của đơn vị ứng phó Doanh nghiệp Hải Vân được hợp đồng với Cảng Vedan - Phước Thái thuộc Công ty CPHH Vedan Việt Nam theo hợp đồng kinh tế số 0109/2019/HVS- VEDAN (đính kèm trong Phụ lục 3).

Nội dung của báo cáo được thực hiện theo các yêu cầu, quy định chung của Quyết
định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ về việc
ban hành quy chế hoạt động UPSCTD như:
- Mục đích yêu cầu của báo cáo Kế hoạch UPSCTD
- Đánh giá tình hình hoạt động của cơ sở đồng thời chỉ ra nguyên nhân, khối lượng khả năng dầu tràn.
- Tổ chức lực lượng, trang thiết bị ứng phó sự cố
- Dự kiến các tình huống có khả năng xảy ra
- Nhiệm vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị
- Công tác đảm bảo
- Tổ chức chỉ huy

B.   Về phạm vi áp dụng của kế hoạch

* Phạm vi về không gian áp dụng:

Kế hoạch ƯPSCTD được thực hiện trên phạm vi 02 cầu cảng (01 cầu hàng lỏng 12.000 DWT; 01 cầu hàng khô 10.000 DWT) trên sông Thị Vải, Đồng Nai với mọi quy mô tràn dầu có thể xảy ra tại khu vực Cảng và nguyên nhân xảy ra sự cố là do các sai sót trong quá trình tiếp nhận tàu thuyền cập, rời cảng của cảng Vedan – Phước Thái.

    * Phạm vi về thời gian áp dụng:
Ngay sau khi kế hoạch được cơ quan có chức năng phê duyệt.
        * Phạm vi về mức độ ứng cứu:
- Kế hoạch UPSCTD xem xét đến tất cả các khả năng gây tràn dầu trong mọi hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động của Cảng.
- Kế hoạch này quy định vai trò, trách nhiệm của tổ chức, các nhân, các bước triển khai ứng trực trong trường hợp có sự cố.
- Kế hoạch này hướng dẫn có biện pháp, kỹ thuật ứng cứu và đánh giá các tác động.
- Tuân thủ các tác động nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ cháy nổ, những thiệt hại về người cũng như tài sản, thiết bị của cơ sở cũng như khu dân cư lân cận.
       C. Đối tượng áp dụng
Kế hoạch này xây dựng cho các đối tượng là CBCNV của Cảng Vedan - Phước Thái, đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp mà cảng ký hợp đồng là Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải biển Hải Vân và các đối tượng có liên quan khác trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Công ty CPHH Vedan Việt Nam đặt tại cây số 72, Quốc lộ 51, Ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai .Vị trí này cách Trung tâm TP.Hồ Chí Minh 70 km và Vũng Tàu 60 km theo đường bộ. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 120 ha. Với vị trí giáp giới như sau:

ü Phía Đông: giáp Quốc lộ 51 đoạn từ Biên Hòa đi Vũng Tàu.

ü Phía Tây:  giáp sông Thị Vải, cảng Gò Dầu.

ü Phía Nam: giáp KCN Gò Dầu.

ü Phía Bắc: giáp rạch Quán Chim chảy ra sông Thị Vải.

Cảng Vedan - Phước Thái nằm trong khuôn viên Công ty CPHH Vedan Việt Nam, vị trí địa lý như sau:

- Tọa độ: 107 000’51” E và 10039’40” N.

- Nằm bên bờ sông Thị Vải thuộc phần đất của Công ty CPHH Vedan Việt Nam và được ngăn cách với công ty bởi hàng rào thép gai có 01 cổng duy nhất vào cảng từ Nhà máy.

- Hạ lưu là cảng Gò Dầu A; thượng lưu là vùng quay trở và khu neo tàu.

Cảng Vedan - Phước Thái là cảng chuyên dùng Quốc tế nên có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 12.000 DWT của nhiều quốc tịch khác nhau vào cập cảng xếp dỡ hàng hóa để phục vụ sản xuất và xuất khẩu của nhà máy. Bình quân mỗi tháng có từ 50 – 60 lượt tàu ra vào cập cảng, trong số đó chủ yếu là phương tiện thủy nội địa chiếm đến 90%.

Từ Cảng Vedan - Phước Thái có thể kết nối đến các tuyến vận tải thủy nội địa trọng yếu sau:

Sông Thị Vải bắt nguồn từ khu vực Long Phước và chạy gần như song song với Quốc Lộ 51 và đổ ra vịnh Gành Rái. Dọc theo bờ sông đã và đang có nhiều cầu cảng được xây dựng, có những cầu cảng có thể nhận tàu có tải trọng đến 110.000DWT và cho phép tàu tới 160.000DWT giảm tải ra vào.

Hệ thống sông Lòng Tàu - Nhà bè kết nối các khu công nghiệp TP. HCM. Hệ thống sông Đồng Nai kết nối đến các khu công nghiệp các  tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương,…)

Hệ thống sông Vàm Cỏ kết nối đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Danh sách cán bộ và nhân viên Đội ƯPSCTD của

Cảng Vedan –Phước Thái

STT

Họ Tên

Chức vụ

Chức danh trong đội

Ghi chú

1

Đỗ Văn Hoà

Phụ tá giám đốc

Chỉ huy hiện trường

Chỉ huy chung hiện trường

2

Nguyễn Văn Quốc

Trưởng bộ phận cảng

Phó chỉ huy hiện trường

Chỉ huy tổ ứng phó sự cố tràn dầu

3

Nguyễn Hòang Dũ Em

Chuyên viên (kiêm phụ trách tổ bảo vệ)

Ủy viên hậu cần

Chỉ huy tổ PCCC, an ninh và cứu hộ cứu nạn

4

Nguyễn Tấn Quốc

Tổ trưởng bảo vệ

Đội viên

Phụ trách bảo vệ an ninh, an tòan khu vực cảng

5

Nguyễn Tấn Anh

Tổ trưởng bảo vệ

Đội viên

6

Nguyễn Thanh Phong

Tổ trưởng bảo vệ

Đội viên

7

Lê Trọng Nghĩa

Nhân viên bảo vệ

Đội viên

8

Trương Văn Dũng

Nhân viên bảo vệ

Đội viên

9

Lê Văn Tư

Nhân viên bảo vệ

Đội viên

10

Trần Ngọc

Nhân viên bảo vệ

Đội viên

11

Võ Xuân Tân

Nhân viên bảo vệ

Đội viên

12

Lê Xuân Thắng

Nhân viên bảo vệ

Đội viên

13

Đỗ Văn Viễn

Tài xế xe cẩu

Đội viên

Phụ trách công tác cứu hộ cứu nạn

14

Nguyễn Văn Bình

Tài xế xe cẩu

Đội viên

15

Nguyễn Thành Chánh

Tài xế xe cẩu

Đội viên

16

Đỗ Văn Khánh

Tổ trưởng thao tác

Đội viên

Phụ trách xử lý, thu gom dầu tràn, PCCC

17

Hứa Văn An

Tổ trưởng thao tác

Đội viên

18

Lê Văn Sơn

Tổ trưởng thao tác

Đội viên

19

Vũ Trường Sơn

Nhân viên thao tác

Đội viên

20

Châu Phú Qúy

Nhân viên thao tác

Đội viên

21

Nguyễn Đình Linh

Nhân viên thao tác

Đội viên

 Nhận xét: Công ty cũng đã tổ chức đào tạo tập huấn kỹ năng ƯPSCTD cho Đội ƯPSCTD tại Cảng Vedan - Phước Thái nên khi xảy ra sự cố mọi người đều hiểu vai trò và nhiệm vụ của mình cũng như biết cách sử dụng các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho ƯPSCTD. Đồng thời, Cảng đã chủ động dán bảng thông tin liên hệ của các cơ quan quản lý liên quan đến sự cố tràn dầu ở vị trí dễ quan sát, theo dõi. Do đó, công tác ƯPSCTD tại Cảng sẽ được thực hiện lưu loát và hiệu quả khi có sự cố xảy ra trong phạm vi ứng phó của cơ sở.

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cảng nội địa và cảng quốc tế cho công tác phòng chống hiệu quả tại hiện trường

 

Hình 13: Bảng thông tin liên lạc các cơ quan quản lý liên quan đến sự cố tràn dầu

B.Trang thiết bị

Danh mục trang thiết bị UPSCTD

Để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động tại cơ sở, Cảng Vedan - Phước Thái đã chủ động đầu tư một số trang thiết bị cần thiết trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu quy mô nhỏ như sau:

Bảng 10: Trang thiết bị ứng phó SCTD của Cảng Vedan - Phước Thái

STT

Tên thiết bị

Số lượng

1

Phao quây hút dầu

12 sợi x 6m

2

Hóa chất tẩy dầu

500 lít

3

Súng phun áp lực

01 bộ

4

Bơm màng hút dầu gom

01 bộ

5

Thùng phuy chứa dầu 200 lít

04 thùng

 

Những trang thiết bị này được chứa tại nhà kho riêng biệt đặt ngay tại Cảng để thuận tiện huy động trong quá trình xảy ra sự cố có diện tích 12 m2 (dài x rộng x cao = 3m x 4m x 2,5m). 

Vị trí các Cảng trong khu vực lân cận Cảng Vedan - Phước Thái

Đối với các cảng lân cận còn lại, hầu hết các cơ sở chưa đầu tư các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu, hoặc chỉ có một số trang thiết bị nhỏ mang tính chất xử lý nội bộ. Phương án xử lý hiện nay là hợp đồng với Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân, là đơn vị có chức năng và đủ điều kiện tổ chức hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu quy mô cấp cơ sở. Định kỳ Cảng Vedan - Phước Thái sẽ cử người để liên lạc và cập nhật các trang thiết bị, cũng như xây dựng các phương án phối hợp với các đơn vị nói trên.

2.3.2.2. Lực lượng phương tiện từ đơn vị dịch vụ

Để đảm bảo hiệu quả ứng cứu khi có sự cố xảy ra Công ty đã ký kết hợp đồng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu với Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân (đính kèm tại phụ lục 3 của báo cáo).
Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân là công ty chuyên hoạt động về dịch vụ ứng cứu SCTD, có đầy đủ trang thiết bị và nhân lực ứng cứu.
Theo đó, Về lực lượng, phương tiện ứng cứu của Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân dùng để thực hiện UPSCTD tại Cảng Vedan – Phước Thái được thể hiện như sau:

Lực lượng, phương tiện đối với sự cố tràn dầu cấp I (dưới 20 tấn dầu tràn)

Lực lượng:

Đội ứng phó bao gồm 08 người đảm nhận những chức danh sau:

Bảng 12: Cơ cấu đội hình dịch vụ ứng cứu SCTD cấp cơ sở

STT

Chức danh

Số lượng (người)

01

Đội trưởng – Phụ trách Hàng hải và hiện trường

01

02

Phụ trách vận hành máy, triển khai thiết bị

01

03

Thợ vận hành

02

04

Thuyền viên

04

Tổng cộng

08

Trang thiết bị

Bảng 13: Danh mục thiết bị UPSCTD cấp cơ sở của đơn vị dịch vụ ứng cứu

STT

Loại thiết bị

Thông số kỹ thuật

Số lượng

01

Phao quây tự nổi tròn XL750

260mm phần nổi

400mm phần chìm                                       

200m

02

Hệ thống bơm nước hút dầu tràn từ mặt nước sông lên sà lan/thùng chứa

10 m3/h

01

03

Vật liệu thấm

Tấm thấm dầu, bột hóa chất

Tính theo thực tế sử dụng

04

Thùng chứa tạm thời

Vật liệu PVC, 4.500 L

02

05

Tàu ứng phó sự cố

Tàu lai kéo, rải phao, máy chính tối thiểu 900 CV

01

06

Cano ứng phó sự cố tràn dầu chuyên dụng

Cano cao tốc tuần tra, rải phao máy chính từ 120CV, cứu hỏa, 150HP, tốc độ thiết kế 30 km/h (hoặc loại tương đương)

01

07

Phương tiện thông tin

Máy VHF cầm tay

Điện thoại cầm tay

03

04

08

Trang thiết bị an toàn làm việc (áo phao, phao cứu hộ, áo bảo hộ chống dầu)

Được trang bị đầy đủ

 

09

Các công cụ/ phương tiện khác

Được trang bị đầy đủ

 

Lực lượng, phương tiện đối với sự cố tràn dầu cấp II, III (trên 20 tấn dầu tràn)

Lực lượng

- Đội ứng phó bao gồm 18 người đảm nhận những chức danh như bên dưới;

- Lực lượng ứng cứu được huy động thêm từ Vũng Tàu, Sài Gòn, Liên doanh với
công ty khác,…

-  Chuyên viên về ứng cứu các sự cố ô nhiễm dầu/sản phẩm dầu mỏ

Bảng 14: Cơ cấu đội hình dịch vụ ứng cứu SCTD cấp khu vực

STT

Chức danh

Số lượng (người)

01

Đội trưởng phụ trách hiện trường

01

02

Phụ trách hàng hải

03

03

Phụ trách vận hành máy, triển khai thiết bị

05

04

Thợ vận hành

04

05

Thuyền viên

04

06

Chuyên viên môi trường

01

Tổng cộng

18

Ø Trang thiết bị

Bảng 15: Danh mục thiết bị UPSCTD cấp khu vực của đơn vị dịch vụ

STT

Loại thiết bị

Thông số kỹ thuật

Số lượng

01

Phao quây tự nổi tròn XL750

260mm phần nổi

400mm phần chìm                                       

200m

02

Hệ thống bơm nước hút dầu tràn từ mặt nước sông lên sà lan/thùng chứa

30 m3/h

01

03

Vật liệu thấm

Tấm thấm dầu, bột hóa chất

Tính theo thực tế sử dụng

04

Thùng chứa tạm thời

Vật liệu PVC, 4.500 L

04

05

Phương tiện chứa chất thu gom được

Sà lan sức chứa 800 m3

01

06

Tàu ứng phó sự cố

1. Tàu lai kéo, rải phao, máy chính tối thiểu 900 CV.

2.  Tàu lai kéo, rải phao, cứu hỏa, trực sự cố, máy chính từ 900CV

 

 

04

07

Cano ứng phó sự cố tràn dầu chuyên dụng

Cano tuần tra, rải phao máy chính từ 120CV

01

2.3.3. Lực lượng, phương tiện tham gia hỗ trợ ứng cứu

Trường hợp khi sự cố ứng cứu vượt quá khả năng kiểm soát của Cảng Vedan – Phước Thái và đơn vị dịch vụ, đại diện Cảng kịp thời tiến hành khẩn trương triển khai các quy trình ứng cứu đồng thời báo cáo đến Ủy ban nhân dân tỉnh để trực tiếp chỉ đạo ứng phó.

Danh sách ban thông tin ban chỉ đạo của tỉnh (ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH– Công an tỉnh, cảng vụ hàng hải Đồng Nai, sở tài nguyên môi trường, ủy ban nhân dân huyện Long Thành, Công an, Quân đội, sở Công thương, Sở giao thông vận tải, ủy ban nhân dân xã Phước Thái,…) và các đơn vị có liên quan.

* Về hỗ trợ kỹ thuật ứng cứu
- Trung tâm ứng phó SCTD miền nam NASOS
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai
* Về hỗ trợ nguồn nhân lực tham gia ứng cứu, bảo đảm an toàn an ninh, hậu
cần,…
- UBND xã Phước Thái;
- Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai;
- Lực lượng thuộc Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH – Công an tỉnh;
- Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành và địa phương.
*  Về trang thiết bị hỗ trợ ứng cứu
      Về trang thiết bị hỗ trợ ứng cứu sẽ được cơ quan chức năng huy động từ các đơn vị
ứng cứu chuyên nghiệp. Cơ chế phối hợp ứng cứu sự cố theo từng cấp độ được thể hiện dưới bảng sau:

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cảng nội địa và cảng quốc tế cho công tác phòng chống hiệu quả tại hiện trường


                        Bảng 16: Cơ chế phối hợp ứng phó sự cố theo từng cấp độ

Cấp

Mô tả và phân loại

Nguồn lực ứng phó

Thời gian
triển khai

Cơ chế ứng phó

 

1

Cấp cơ sở
Các SCTD có thể được kiểm soát bằng nguồn lực tại chỗ,
không gây nguy hiểm ngay cho cộng đồng, tài sản và môi trường.

- Nguồn lực tại chỗ
- Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân

Trong vòng
2h

Chỉ đạo: Cảng Vedan - Phước Thái
Phối hợp: Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân

 

 

2

Cấp khu vực

Các SCTD cần thêm nguồn lực hỗ trợ của tỉnh hoặc bên ngoài, có thể gây tác động đến các khu vực nhạy cảm và các công trình lân cận

- Nguồn lực tại chỗ

- Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân

- Nguồn lực từ các cảng lân cận

- Nguồn lực từ các cơ quan nhà nước

Trong vòng 24h

- Chỉ đạo: UBND tỉnh Đồng Nai
- Phối hợp:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai

+ Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai
+BCH PCTT&TKCN tỉnh
+ Lực lượng thuộc Công
an tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC CNCH-Công an tỉnh;
+ Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của các Bộ,ngành và địa phương liên quan.
+ Cảng Vedan – Phước Thái
+ Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân.

 

 

2.3.4. Khả năng ứng phó

Với lực lượng ứng phó của doanh nghiệp Hải Vân luôn sẵn sàng có mặt ngay tại cầu cảng trong vòng 60 phút huy động cùng với lực lượng tại chỗ của cảng sẵn sàng ứng phó các tình huống tràn dầu và PCCC; bên cạnh đó với những qui trình về an toàn, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được đồng thời có những nguồn lực bên ngoài khác có thể hỗ trợ; có thể khẳng định rằng Cảng Vedan - Phước Thái sẽ huy động được các nguồn lực để ứng phó tới mức dưới 20 tấn trong vòng 2 giờ và trên 20 tấn đến dưới 500 tấn triển khai quây chặn dầu trong vòng 24 giờ , từ 500 tấn trở lên tiến hành tiếp cận hiện trường trong vòng 48 giờ theo đúng yêu cầu của Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu đã ban hành qua quyết định 12/2021/QĐ-TTg.

2.4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao

2.4.1. Các khu vực có khả năng xảy ra sự cố

Cảng Vedan Phước Thái thuộc Công ty CPHH Vedan Việt Nam nằm trên sông Thị Vải, cầu cảng phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm theo đường giao thông thủy. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất diễn ra trên đất liền không sử dụng các nguồn năng lượng là dầu, chỉ sử dụng khí thiên nhiên, than đá nên không xảy ra các sự cố tràn dầu trên bờ. Do đó, các nguyên nhân tiềm tàng có thể gây ra sự cố tràn dầu tại Cảng được xác định trong quy trình đánh giá rủi ro bao gồm:

Bảng 17: Các nguyên nhân tiềm tàng có thể gây ra sự cố tràn dầu tại Cảng

STT

Trường hợp

Nguyên nhân

Đánh giá

1

Nguy cơ tràn dầu từ các hoạt động của các cơ sở lân cận sang.

Các cơ sở lân cận hoạt động xảy ra sự cố tràn dầu trên sông, và vệt dầu có nguy cơ lan truyền vào khu vực thủy diện cảng Vedan - Phước Thái

Từ các quy mô hoạt động của các cảng, và việc lan truyền này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, thì sự cố tràn dầu có khả năng xảy ra với:

- Tần suất từ thấp đến trung bình

- Quy mô sự cố mức nhỏ: dưới 20 tấn dầu tràn.

2

Nguy cơ tràn dầu do tàu gây ra khi đang lưu thông trong khu vực thủy diện cảng hoặc các khu nước lân cận

Chở hàng quá tải cho phép dẫn đến chìm tàu gây tràn dầu.

- Tàu lưu thông không đúng theo tuyến luồng qui định dẫn đến va chạm, gây tai nạn đường thủy và tràn dầu.

- Định hướng lưu thông sai hoặc gặp sự cố hỏng máy, bánh lái, gây va chạm dẫn đến chìm tàu.

- Vỏ hoặc khoang chứa nguyên, nhiên liệu trong tàu thuyền bị rò rỉ, hoặc xuống cấp sau một thời gian sử dụng làm hỏng cấu trúc.

- Các sự cố rò rỉ đường ống trong quá trình tàu dầu tiến hành chuyển tải, sang mạn tàu khác;

- Lưu thông trong điều kiện thời tiết xấu, các 3sự cố do thiên tai: sụt lún, động đất,… gây chìm tàu.

- Đâm va giữa các tàu tại khu neo do đứt neo, tuột neo gây hư hỏng hoặc chìm tàu làm tràn dầu, cháy nổ xăng dầu.

- Mắc cạn gây phá hỏng chìm tàu dầu hoặc tràn dầu tàu hàng.

- Tình trạng kỹ thuật của các phương tiện vận tải thủy không đảm bảo an toàn, không được đầu tư thích hợp cho công tác duy trì bảo dưỡng cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tai nạn hàng hải gây ra SCTD.

 

Từ các hoạt động hàng hải ở khu vực thủy diện cảng Vedan - Phước Thái cho thấy mật độ lưu thông của tàu thuyền là rất lớn, lượng thải dầu, hàng hóa, nhiên liệu dầu trên tàu là nguy cơ tràn dầu với:

-Tần suất xảy ra từ trung bình đến cao

-Quy mô sự cố dầu tràn  có khả năng từ mức nhỏ: dưới 20 tấn đến 500 tấn dầu tràn.

 

3

Nguy cơ tràn dầu từ các sai sót trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu của tàu với phương tiện cung cấp cập mạn tàu và qui trình tàu thuyền cập, rời cảng Vedan - Phước Thái

Thực hiện tiếp nhận dầu của tàu và tiếp nhận tàu thuyền khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải địa phương, gây ra các sự cố đâm va giữa các tàu hoặc đâm va vào cầu cảng gây sự cố tràn dầu:

- Việc chuẩn bị ống nối, mặt bít nối ống và thao tác bơm nhiên liệu không đúng quy trình gây rò rỉ hoặc bể ống gây tràn dầu.

- Thực hiện tiếp nhận tàu thuyền khi cầu cảng chưa chuẩn bị sẵn sàng để xảy ra tai nạn đâm va vào vật cản, đâm va vào các phương tiện đường thủy khác.

- Bộ phận phụ trách điều động tàu thuyền của cảng không thực hiện theo đúng những quy định của cảng Vedan - PhướcThái trong “Quy định kiểm soát tàu hàng ra vào khu bến cảng chuyên dùng cảng Phước Thái” (được đính kèm trong Phụ lục) gây ra các tai nạn khác dẫn đến sự cố tràn dầu

 

Từ các hoạt động của cảng, chủ yếu là thực hiện trao đổi hàng hóa là hóa chất, không có hàng hóa là các sản phẩm nguồn gốc từ dầu thô, và có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng có tải trọng đến 12.000DWT, ước tính tổng lượng dầu dự trữ và hoạt động trên tàu lớn nhất  khoảng 500 m3, nguy cơ sự cố tràn dầu có khả năng xảy ra trong trường hợp này có:

 -Tần xuất là từ thấp đến trung bình

-Quy mô sự cố mức nhỏ: dưới 20 tấn đến 500  tấn dầu tràn.

 

4

Nguy cơ tràn dầu từ hoạt động của cảng:

Tàu lưu thông ra vào, neo đậu ở vị trí vùng thủy diện của càng

- Tai nạn va đâm của các phương tiện thủy
với nhau.
- Va đâm giữa tàu và cầu cảng trong quá
trình lưu thông ra vào.
- Tràn dầu sự cố từ tàu lưu thông ra vào
cảng ảnh hưởng đến khu vực cảng.

 

-Tần xuất là từ thấp đến trung bình

- Quy mô sự cố mức nhỏ: dưới 20 tấn đến 500  tấn dầu tràn.

 

5

Nguy cơ tràn dầu do hoạt động bơm cấp dầu từ tàu/sà lan qua tàu/sà lan ở vị trí vùng thủy diện của cảng

- Làm tăng số lượng tàu thuyền hoạt động,
tăng khả năng phát sinh sự cố.
- Tràn dầu từ sự cố của các phương tiện,
thiết bị nạo vét

 

- Quy mô sự cố mức nhỏ: dưới 20 tấn đến 500  tấn dầu tràn.

 

6

Nguy cơ tràn dầu do thiên tai thời tiết bất thường ở khu vực bến cảng và khu vực cung cấp nhiên liệu

Dầu tràn do ảnh hưởng của thiên tai như
bão, động đất, sóng thần…

 

- Quy mô sự cố mức nhỏ: dưới 20 tấn đến 500  tấn dầu tràn.

 

7

Nguy cơ tràn dầu do hoạt động duy tu nạo vét định kỳ ở khu vực vùng thủy diện của cảng

- Làm tăng số lượng tàu thuyền hoạt động,
tăng khả năng phát sinh sự cố.
- Tràn dầu từ sự cố của các phương tiện,
thiết bị nạo vét

 

- Quy mô sự cố mức nhỏ: dưới 20 tấn đến 500  tấn dầu tràn.

 

8

Nguy cơ tràn dầu do hoạt động xuất/nhập nhiên liệu tại khu vực bồn chứa

- Sự cố rò rỉ đường ống, sai sót thao tác kỹ
thuật trong quá trình xuất/nhập nhiên liệu.
- Bơm quá tải két chứa của bồn, máy phát
- Lỗi kỹ thuật, người vận hành gây tai nạn
tại khu vực bồn chứa.
- Sự cố cháy nổ.

 

- Quy mô sự cố mức nhỏ: dưới 20 tấn đến 500  tấn dầu tràn.

 

9

Nguy cơ tràn dầu do cháy nổ

-Công tác phòng cháy chữa cháy ( Các quy định PCCC, Trang thiết bị PCCC, qui định về giám sát an toàn) không tốt, gây cháy nổ và tràn dầu

- Quy mô sự cố mức nhỏ: dưới 20 tấn đến 500  tấn dầu tràn.

 

10

Nguy cơ tràn dầu do rò rỉ dầu

- Do trên tuyến đường ống dẫn dầu từ bồn chứa tới các phương tiện, do lỗi của đường ống, van, bơm,....

 

Khả năng xảy
ra rất thấp, vì đã tính toán đến hệ số an toàn công nghệ;

Quy mô sự cố mức nhỏ: vài chục đến vài trăm lít dầu.

 

 

 

Ngoài ra, các nguy cơ và mức độ tràn dầu còn tùy thuộc vào những yếu tố sau:

- Tình trạng trọng tải của tàu.

- Vị trí va chạm.

- Năng lượng tác động khi va chạm.

- Đặc tính của vỏ tàu bị thủng là thân kép hay đơn.

- Điều kiện thời tiết, khí hậu, chế độ dòng chảy, thủy triều tại thời điểm xảy ra sự cố

Tác động giữa hóa chất với nhau khi xảy ra sự cố làm rò rỉ hoặc vỡ các đường ống dẫn hóa chất tại Cầu Cảng số 01: Cầu hàng lỏng – 12.000 DWT như sau:

· Dung dịch NH3

NH3 là chất khí không màu, mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí. Khí NH3 tan rất nhiều trong nước 1 lít nước ở 20 độ C hòa tan được khoảng 800 lít khí NH3

NH3 là một bazơ yếu và có các tính chất hóa học của bazơ như sau: làm quỳ tím hóa xanh, tác dụng với nước, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối. Ngoài ra, còn có tính khử và khả năng tạo phức cao .Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất

· Natri hiđroxit NaOH

Natri hiđroxit là chất rắn, không trong suốt, màu trắng, hút ẩm rất mạnh, nóng chảy ở 322 độ C tan dễ dàng và nhiều trong nước .Quá trình tan trong nước của NaOH phát nhiệt nhiều.

 Natri hiđroxit là bazơ mạnh, khi tan trong nước tạo dung dịch kiềm mạnh và có các tính chất hóa học như sau: làm quỳ tím hóa xanh, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối.

· Axit sunfuric H2SO4

 Axit sunfuric là chất lỏng không màu, sánh như dầu thực vật, không bay hơi, không mùi , khối lượng riêng 1,68 g/ml, sôi ở 337 độ C

Axit sunfuric đặc hút nước rất mạnh, làm tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Do vậy, để pha loãng axit sunfuric, người ta chỉ được phép cho trẻ từ từ một dòng nhỏ axit đặc vào nước mà không được làm ngược lại.

Axit sunfuric loãng có các tất cả những tính chất của một axit mạnh: làm đỏ quỳ tím, tác dụng với bazơ, với occit bazơ, với nhiều muối.

 Axit sunfuric loãng oxi hóa những kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

 Nếu kim loại có nhiều số oxi hóa khi tác dụng với axit sunfuric loãng, kim loại chỉ đạt đến số oxi hóa thấp ví dụ

 Khác với dung dịch loãng, axit sunfuric đặc, nóng oxi hóa cả một số kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại như ( Cu, Ag, Hg) và nhiều phi kim như ( C , S , P).

Nhìn chung hóa chất ở đây là các dung dịch NH3, H2SO4 ,NaOH , khi có các sự cố rò rỉ hoặc vỡ đường ống xảy ra thì chủ yếu xảy ra các phản ứng sau:

2NH3+H2SO4 => (NH4)2SO4

NAOH + H2SO4=>NA2SO4 + H2O

  Đối với các dung dịch NH3 và NAOH đều có tính bazơ nên phản ứng giữa các dung dịch này và H2SO4 là phản ứng trung hòa tạo ra muối dễ tan trong nước và khi tan phân li hoàn toàn tạo thành các ion NH4+, Na+, SO42-

Khi đó, công ty sẽ ngay lập tức triển khai các phương án theo Giấy nghiệm thu công trình đủ điều kiện về PCCC số 298/PC07-PC ngày 11/03/2020  và kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan đã phê duyệt theo Quyết định số 3474/QĐ-BCT ngày 28/12/2020 ( đính kèm tại phụ lục).

Trên cơ sở những mối nguy tràn dầu chính đã liệt kê, kế hoạch sẽ đưa ra một số sự cố tràn dầu điển hình để từ đó tính toán các quá trình phong hóa đồng thời đưa ra những kế hoạch hành động phù hợp cho từng phương án.

Sự cố tràn dầu được phân theo số lượng dầu tràn ở 3 mức từ nhỏ, trung bình đến lớn, cụ thể:

1. Sự cố tràn dầu nhỏ (mức nhỏ) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn dưới 20 m3 (tấn);

2.  Sự cố tràn dầu trung bình (mức trung bình) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn từ 20 m3 (tấn) đến 500 m3 (tấn);

3. Sự cố tràn dầu lớn (mức lớn) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn lớn hơn 500 m3 (tấn).

Việc phân loại mức độ sự cố tràn dầu để xây dựng kế hoạch ứng phó và xác định mức độ đầu tư trang thiết bị, nguồn lực để chuẩn bị sẵn sàng, ứng phó kịp thời đối với các cấp độ ứng phó khác nhau.

Với nguồn lực hiện có và kết hợp với Công ty CPDV- VTB Hải Vân chúng tôi đủ khả năng ứng phó ở mức độ 3.

2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu
       Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở Ban lãnh đạo Cảng
Vedan Phước Thái luôn đặt tư tưởng "Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả" trong công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu. Tuy nhiên trong quá trình khai thác cảng, chúng tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
*  Thuận lợi
- Khu vực Cảng thoáng, thuận lợi cho các phương tiện ra vào ứng phó sự cố.
- Công ty đã liên kết với đơn vị có chức năng hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu để cùng tham gia hỗ trợ ứng phó khi có sự cố xảy ra.
- Công ty đã đầu tư một số trang thiết bị đặt tại cơ sở để thuận lợi trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.
* Khó khăn
        Khi xảy ra sự cố tại khu vực bến cảng đây là khu vực vùng nước của cảng do đó
khả năng vệt dầu lan rộng là rất nhanh nếu không có biện pháp ứng cứu kịp thời sẽ gây
ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh vật dưới nước của sông Thị Vải.

 

III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

3.1. Tư tưởng chỉ đạo

Tư tưởng chỉ đạo: Ứng phó sự cố tràn dầu cần tuân thủ phương châm “4 tại chỗ” là lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ và “3 sẵn sàng” là chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

3.1.1. Chủ động phòng ngừa

Trong ứng phó sự cố tràn dầu, công tác quan trọng nhất là phòng ngừa không để sự
cố xảy ra. Do đó để phòng ngừa sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của cơ sở, Cảng
Vedan Phước Thái đã xây dựng những quy trình, quy định về an toàn. Các công tác xuất nhập nhiên liệu, kiểm soát công nghệ, bảo trì bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo những rủi ro có thể xảy ra đã được kiểm soát đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với các khu vực có khả năng cao gây ra sự cố. Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa các sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động.

3.1.2. Ứng phó kịp thời

Đi đôi với công tác chủ động phòng ngừa thì việc sẵn sàng tổ chức ứng phó kịp thời
khi có sự cố xảy ra là công tác hết sức quan trọng đòi hỏi công tác tổ chức triển khai ứng phó sự cố cần phải có quy trình cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng nhanh chóng
đến từng đối tượng tham gia ứng cứu và các đơn vị tham gia phối hợp ứng cứu. Mặt khác Đội ứng cứu phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, được tham gia các khóa
học tập huấn, huấn luyện, diễn tập thực tế để nâng cao khả năng phản ứng trong quá trình ứng phó,...
Ngoài ra công tác đảm bảo thời gian trong hoạt động ứng cứu sự cố cũng hết sức quan trọng. Căn cứ theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Chính phủ Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, khi xảy ra SCTD Chủ cơ sở phải huy động kịp thời nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra SCTD dưới 20 tấn phải triển khai quây chặn dầu trong vòng thời gian 02 giờ.
Đối với sự cố cấp khu vực (lượng dầu tràn từ 20 tấn đến 500 tấn): Trong trường hợp sự cố xảy ra ở quy mô cấp khu vực vượt quá khả năng ứng phó thì đại diện Cảng thực hiện triển khai các công tác ứng cứu ban đầu như quy trình thông báo, ứng cứu sự cố cấp cơ sở, đồng thời thông báo tới UBND tỉnh Đồng Nai để nhận chỉ đạo trực tiếp các hoạt động ứng cứu theo quy trình ứng phó sự cố tràn dầu của Tỉnh.

Theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Chính phủ Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, khi lượng dầu tràn trên 20 tấn đến dưới 500
tấn triển khai quây chặn dầu trong vòng 24 giờ.

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu cảng nội địa và cảng quốc tế cho công tác phòng chống hiệu quả tại hiện trường

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha