hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Ngày đăng: 20-07-2022
658 lượt xem
Việc tham vấn với sự tham gia của chính quyền địa phương ở khu vực Dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM, nhằm thu thập các ý kiến phản hồi để có cơ sở đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án đến môi trường và thiết lập một chương trình quản lý môi trường trong suốt quá trình thực hiện Dự án đồng thời tăng tối đa lợi ích kinh tế - xã hội của Dự án. Các mục tiêu của việc tham vấn cộng đồng phục vụ công tác lập báo cáo ĐTM bao gồm:
Chia sẻ đầy đủ các thông tin về phạm vi Dự án và các ảnh hưởng của nó.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc xác định các tác động môi trường của Dự án.
Thu thập thông tin về các nhu cầu cũng như các phản ứng của người dân và chính quyền địa phương đối với việc có mặt của Dự án và các đề xuất nhằm giảm thiểu tác động môi trường của Dự án.
Việc thực hiện tham vấn ý kiến cộng đồng được thực hiện thông qua sự góp ý của chính quyền địa phương cụ thể như sau:
Công ty TNHH A đã gửi văn bản …kèm theo bản tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Khai thác đât làm vật liệu san lấp” đến UBND xã B.
UBND xã B trên đã có văn bản thống nhất các vấn đề được đề xuất tại báo cáo ĐTM, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện những nội dung đã cam kết.
Công ty A đã gởi văn bản … về việc đề nghị UBND xã B phối hợp tổ chức cuộc họp tham vấn lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động môi trường trực tiếp bởi dự án. Theo đó, UBND xã đã tổ chức mời … hộ dân chịu tác động trực tiếp bởi dự án (các hộ có diện tích đất tại khu vực dự án và các hộ nằm trên tuyến đường vận tải ngoài mỏ); có … hộ tham dự; diễn biến cuộc họp như sau:
- Tại cuộc họp, đại diện UBND xã đồng chủ trì cuộc họp cùng với đại diện chủ đầu tư, thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự.
- Đại diện chủ đầu tư chia sẻ với cuộc họp về thông tin dự án, về quy trình triển khai thực hiện dự án và công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đơn vị tư vấn thay mặt Chủ đầu tư trình bày tóm tắt báo cáo ĐTM của dự án gồm các nội dung của dự án, các tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực.
- Các cá nhân đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ dự án đã thảo luận, trao đổi về các vấn đề mà chủ dự án đã trình bày tại cuộc họp. Trong đó tập trung về các vấn đề ô nhiễm môi trường và yêu cầu chủ dự án phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
· Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng:
…..
· Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng:
…….
· Kiến nghị đối với chủ dự án:
………
……..
hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh). Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: UBND tỉnh xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ hoặc chưa được tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định theo quy định (trừ các dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước), cơ quan thẩm định từ chối tiếp nhận hồ sơ và có văn bản thông báo cho tổ chức/cá nhân. Bước 3. Thẩm định hồ sơ: 3.1. Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và hồ sơ đã được tham vấn trên trang thông tin điện tử theo quy định (trừ các dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước) - Thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định. - Trong quá trình thẩm định (trong trường hợp cần thiết), cơ quan thẩm định tiến hành các hoạt động: kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia. - Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định tới tổ chức/cá nhân với kết quả là 01 trong các trường hợp sau đây: (1) thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; (2) thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; (3) không thông qua. 3.2. Thẩm định hồ sơ sau khi họp hội đồng - Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức/cá nhân (trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định) phải hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do tổ chức/cá nhân gửi đến, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tiếp tục thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả - Cơ quan thường trực thẩm định trình UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến. Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do. - UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định. - Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Tối đa là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND tỉnh (quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường). - Thời điểm thông báo kết quả: trong thời hạn thẩm định. - Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định. - Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Tối đa là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND tỉnh (quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường). - Thời điểm thông báo kết quả: trong thời hạn thẩm định. - Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: không quy định. - Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Tối đa là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND tỉnh (quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường). - Thời điểm thông báo kết quả: trong thời hạn thẩm định. - Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: tối đa 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
Liên hệ tư vấn:
|
Gửi bình luận của bạn